Báo cáo: Tìm hiểu tổng quan dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Phần 2
lượt xem 43
download
Báo cáo: Tìm hiểu tổng quan dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Phần 2 giới thiệu tới các bạn những nội dung về phương thức quản lý và giám sát chất lượng xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Tìm hiểu tổng quan dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Phần 2
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 PHẦN II PHƢƠNG THỨC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2. Qua việc xem xét quá trình quản lý, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng EPC của tổng thầu SEC tại công trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và tham khảo một số quy định của Nhà nước, xin đúc rút ra một số nội dung về công tác quản lý và giám sát chất lượng công trình nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 như sau: 1. TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu chung Chủ đầu tư công trình là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với đại diện là Ban quản lý Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân (EVN TPMB Vinh Tan). Tư vấn cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 2 (PECC2). Các giai đoạn thực hiện dự án có sự tham gia thực hiện của nhiều nhà thầu Việt Nam và nước ngoài: Báo cáo lập dự án đầu tư do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 2 (PECC2) lập. Gói thầu EPC nhà máy điện giao cho Tập đoàn điện khí Thượng Hải (SEC). Công trình Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 nằm trong Trung tâm điện lực Vĩnh Tân thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là Trung tâm điện lực lớn nhất cả nước với 4 nhà máy tổng công suất khoảng 5600 MW. Công trình được thiết kế, xây dựng theo các tiêu chuẩn Quốc tế và phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có công suất 2x644 MW, đấu nối với sân phân phối 500/220kV sử dụng công nghệ lò hơi đốt than phun, tuần hoàn tự nhiên, turbine ngưng hơi kiểu truyền thống. 1.2 Cơ sở pháp lý về công tác quản lý và giám sát chất lƣợng Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2005 của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định của Chính phủ số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và Nghị định sữa đổi, bổ sung số 49/2008 ngày 18/04/2008 của Chính phủ về Quản lý chất lượng Công trình xây dựng. Nghị đinh của Chính phủ số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 371:2006 - Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng. Tiêu chuẩn Việt Nam 5637-1991: Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dụng. Tiêu chuẩn 5639-1991: Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong-nguyên tắc cơ bản. Người thực hiện: Dương Viết Chương 146
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 Hợp đồng EPC được ký kết giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng thầu Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (SEC). Thông tư 08/2003/TT-BXD về hướng dẫn nội dung và quản lý hợp đồng Tổng thầu EPC Và các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn của EVN và quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành khác. 1.3 Mục tiêu Công tác quản lý và giám sát chất lượng công trình xây dựng (QL&GSCL) nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Bảo đảm chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường đề ra. - Bảo đảm công trình được xây dựng hoàn thành theo đúng các tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và Quốc tế được phép hoặc bắt buộc áp dụng cho công trình. - Hạn chế chi phí phát sinh, đảm bảo giá trị quyết toán công trình trong phạm vi giá trị hợp đồng EPC đã ký và tổng dự toán được duyệt. - Bảo vệ tối đa quyền lợi của Chủ đầu tư như quy định trong hợp đồng. - Đảm bảo chấp hành đầy đủ các văn bản pháp luật, quy định của Nhà nước Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án. - Bảo đảm việc cải tiến liên tục các công tác quản lý chất lượng để tăng hiệu quả của công việc thực hiện dự án. - Nâng cao năng lực quản lý hợp đồng Tổng thầu EPC: khảo sát, thiết kế, mua sắm, xây lắp, nghiệm thu của lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật Việt Nam nhằm giảm thiểu chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài. 1.4 Đối tƣợng áp dụng Toàn bộ các công việc, dịch vụ tham gia vào quá trình thực hiện gói thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, cụ thể như sau: - Thiết kế bản vẽ thi công. - Mua sắm, chế tạo, vận chuyển, tập kết, lưu kho và bảo quản vật tư thiết bị. - Công tác chuẩn bị/thực hiện thi công xây lắp - Công tác hoàn thành đưa công trình vào sử dụng (chạy thử, bàn giao). - Công tác bảo hành công trình. 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 2.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án Người thực hiện: Dương Viết Chương 147
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 2.2 Ban quản lý Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân Nhiệm vụ chính của Ban QLDA Ban QLDA đại diện cho Chủ đầu tư trong công tác Quản lý chất lượng công trình xây dựng có các nhiệm vụ chính sau: - Kiểm tra các điều kiện để khởi công công trình/hạng mục công trình theo quy định hiện hành. - Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Tồng thầu và các nhà thầu phụ tham gia thi công công trình so với Hồ sơ chào thầu EPC, Hồ sơ dự thầu EPC và Hợp đồng EPC đẵ ký. - Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu kỹ thuật và thiết bị lắp đặt vào công trình do Tổng thầu và các nhà thầu phụ thực hiện theo yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệt. - Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu quá trình thi công công trình theo các giai đoạn xây dựng, đảm bảo công việc giám sát thi công xây lắp của Ban QLDA phải thường xuyên, liên tục, có hệ thống tại hiện trường và trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí chính: chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường. Trên cơ sở các nhiệm vụ đã nêu ở trên và phù hợp với hợp đồng tư vấn với PECC2 đã ký, Ban QLDA có quyền sử dụng hiệu quả tư vấn PECC2 để thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát hợp đồng EPC 3. QUẢN LÝ GIÁM SÁT HỢP ĐỒNG EPC Hợp đồng EPC (Engineering Procurement Construction) là hợp đồng tổng thầu bao gồm các công việc khảo sát, thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và thi công lắp đặt hoàn thành công trình nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Như vậy để bảo đảm chất lượng, tiến độ của các hạng mục công trình/công trình, Chủ đầu tư luôn quản lý và giám sát quá trình thực hiện của Nhà thầu. 3.1 Quản lý và giám sát công tác khảo sát bổ sung (nếu có) Người thực hiện: Dương Viết Chương 148
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 3.1.1 Cơ sở pháp lý - Quyết định giao nhiệm vụ công tác - Hợp đồng EPC (Thỏa thuận và các phụ lục, Điều khoản-điều kiện, Thỏa thuận nguyên tắc xử lý, Hồ sơ chào thầu EPC và hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư). - Tài liệu pháp lý liên quan (Hồ sơ năng lực, trang thiết bị, sơ đồ phối hợp, nhân sự, giấy phép hành nghề…) đến nhà thầu phụ thực hiện công việc khảo sát bổ sung do Tổng thầu cung cấp - Quy chuẩn, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật được phép áp dụng. - Các quy đinh về phòng chống cháy nổ, an toàn, vệ sinh môi trường đối với dự án. Thiết kế kỹ thuật-Tổng dự toán được duyệt. - Các yêu cầu khác của Chủ đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác 3.1.2 Lực lƣợng tham gia của Chủ đầu tƣ - Ban QLDA nhiệt điện Vĩnh Tân - Tư vấn giám sát của Chủ đầu tư (PECC2) 3.1.3 Tổ chức thực hiện - Tổng thầu chịu trách nhiệm giám sát công tác khảo sát xây dựng do nhà thầu phụ (nếu có) thực hiện. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải được Tổng thầu EPC đánh giá, nghiệm thu, lập thành biên bản, thuyết minh báo cáo khảo sát phải đầy đủ các nội dung theo quy định hiện hành, phải thỏa mãn yêu cầu về thủ tục pháp lý (đơn vị khảo sát, các chữ ký và dấu…) trước khi trình cho Ban QLDA - Yêu cầu về nội dung công tác giám sát của Chủ đầu tư đối với công tác khảo sát bổ sung. Ban QLDA phối hợp với Tổng thầu EPC thực hiện các công việc sau: + Kiểm tra các điều kiện để cho phép khởi công, kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát xây dựng so với hồ sơ hợp đồng về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí nghiệm của nhà thầu khảo sát + Kiểm tra sự phù hợp của các chứng chỉ thiết bị khảo sát, thiết bị thí nghiệm so với yêu cầu công việc và phù hợp với các tiêu chuẩn khảo sát được công nhận. + Theo dõi kiểm tra sơ đồ vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Đối chiếu với kết quả khảo sát trong giai đoạn TKKT để đánh giá một cách toàn diện công việc. Kết quả theo dõi, kiểm tra phải được ghi chép vào nhật ký khảo sát xây dựng của Tổng thầu. + Theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện việc khảo sát so với tiến độ đề ra trong hợp đồng. Người thực hiện: Dương Viết Chương 149
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 + Theo dõi và yêu cầu Tổng thầu và nhà thầu phụ (nếu có) khảo sát xây dựng thực hiện công tác phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong khu vực khảo sát. + Đối chiếu, xác nhậ khối lượng công việc tại hiện trường so với khối lượng trong hợp đồng để phục vụ công tác thanh quyết toán - Tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng + Cơ sở để nghiệm thu Biên bản nghiệm thu nội bộ giữa Tổng thầu EPC và nhà thầu phụ thực hiện công việc khảo sát bổ sung phục vụ thiết kế bản vẽ thi công trên cơ sở đáp ứng các quy định hiện hành. Báo cáo kết quả khảo sát bổ sung phục vụ thiết kế bản vẽ thi công + Yêu cầu về nội dung nghiệm thu Đánh giá chất lượng khảo sát bổ sung so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế bản vẽ thi công và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng. Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát bổ sung theo quy đinh có thể tham khảo tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 và nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về Quản lý chất lượng Công trình xây dựng + Yêu cầu về thành phần tham gia nghiệm thu Tổng thầu EPC trực tiếp nghiệm thu. Nhà thầu phụ thực hiện công việc khảo sát bổ sung. Ban QLDA/tư vấn PECC2 kiểm tra công tác nghiệm thu giữa Tổng thầu và nhà thầu phụ 3.2 Quản lý và giám sát công tác Thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) 3.2.1 Cơ sở pháp lý - Quyết định giao nhiệm vụ công tác - Thiết kế kỹ thuật được duyệt - Hợp đồng EPC (Thỏa thuận và các phụ lục, Điều khoản-Điều kiện, Hồ sơ mời thầu EPC của Chủ đầu tư, hồ sơ dự thầu của nhà thầu…) - Quy chuẩn, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật được phép áp dụng. - Các quy định về phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh môi trường đối với dự án - Các yêu cầu khác của Chủ đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác - Báo cáo kết quả khảo sát bổ sung phục vụ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt. 3.2.2 Lực lƣợng tham gia của Chủ đầu tƣ - Ban QLDA nhiệt điện Vĩnh Tân phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) - Tư vấn PECC2 thẩm tra TKBVTC 3.2.3 Tổ chức thực hiện Người thực hiện: Dương Viết Chương 150
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 Yêu cầu chung đối với Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) - Thuyết minh phải giải thích đầu đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế. - Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để thi công xây dựng công trình. Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, gười đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu phụ thiết kế cũng như dấu của Tổng thầu EPC. - Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế phải được đóng thành từng tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài Quy trình xem xét, kiểm tra, phê duyệt TKBVTC - Trước khi thực hiện công tác thiết kế Tổng thầu phải trình cho Chủ đầu tư quy trình phối hợp thực hiện. Việc phối hợp trong công tác xem xét, chấp thuận các sản phẩm TKBVTC do Tổng thầu/thầu phụ thiết kết sẽ căn cứ theo chỉ dẫn của quy trình phối hợp được hai bên thỏa thuận. - Tổng thầu sẽ trình tài liệu thiết kế như yêu cầu trong Hợp đồng EPC. Nội dung và hình thức của hồ sơ được Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt theo quy trình như sau (Xem hình vẽ Lưu đồ xem xét, phê duyệt TKBVTC) - Các bản vẽ và các tài liệu thiết kế do Tổng thầu trình để phê duyệt phải được đóng dấu “For Approval”. - Sau khi tài liệu thiết kế của Tổng thầu được Chủ đầu tư/Tư vấn xem xét trong thời gian quy định kể từ ngày nhận. Chủ đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho Tổng thầu với một trong các tình trạng như sau: + “Approved”: Các tài liệu thiết kế sau khi xem xét mà không có nhận xét và ý kiến, Chủ đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho Tổng thầu là tài liệu đã được chấp nhận. Đồng thời Tổng thầu được phép tiến hành chế tạo, lắp đặt trước theo các bản vẽ và tài liệu đã được duyệt; + Hoặc “Approved with Comments”: Các tài liệu thiết kế sau khi xem xét mà Chủ đầu tư có một số nhận xét và ý kiến, Chủ đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho Tổng thầu là tài liệu cơ bản đã được chấp nhận có kèm theo một số ý kiến, nhận xét. Trong trường hợp, Tổng thầu sẽ cập nhật, chỉnh sửa lại theo các nhận xét, góp ý đã được nêu ra và trình lại để phê duyệt trong thời gian quy định sau khi Tổng thầu nhận được thông báo trả lời của Chủ đầu tư. Nếu Tổng thầu không đồng ý với các ý kiến của Chủ đầu tư thì sẽ trả lời bằng công văn để Chủ đầu tư xem xét. Đồng thời, Tổng thầu được phép tiến hành chế tạo, lắp đặt trước theo tài liệu đã phê duyệt ngoại trừ các chổ cần chỉnh sửa đã chỉ ra; Người thực hiện: Dương Viết Chương 151
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 Lưu đồ xem xét, phê duyệt TKBVTC Người thực hiện: Dương Viết Chương 152
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 + Hoặc “Returned for Correction”: Các tài liệu thiết kế sau khi xem xét sẽ được chỉ ra tất cả các điểm cần được sửa lại. Các nhận xét, góp ý loại này của Chủ đầu tư phải được Tổng thầu cập nhật, hiệu chỉnh và trình duyệt lại trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Vì vậy, Tổng thầu phải chỉnh sửa, cập nhật các tài liệu và trình lại để Chủ đầu tư phê duyệt theo trình tự đã đề cập ở trên; + Hoặc “Rejected”: Nếu các tài liệu thiết kế không tuân thủ theo các yêu cầu của Hợp đồng về nội dung, quy mô, chất lượng, các tài liệu/bản vẽ này sẽ không được chấp nhận và sẽ được trả lại cho Tổng thầu để thiết kế lại. Các tài liệu này phải được Tổng thầu trình lại để phê duyệt theo quy trình đã đề cập ở trên; + Hoặc “Accepted for Information”: Các tài liệu thiết kế sau khi xem xét theo ý kiến của Chủ đầu tư việc phê duyệt tài liệu là không cần thiết, Chủ đầu tư sẽ thông báo cho Tổng thầu là tài liệu được chấp nhận để tham khảo; - Sau khi tài liệu thiết kế ở tình trạng “Approved”, Tổng thầu, trong thời gian quy định, phải in lại các tài liệu này và đóng dấu “Final, For Approved for Construction” và trình lại cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư trong thời gian quy định sẽ kiểm tra, phê duyệt và đóng dấu “Approved for Construction”. Công tác xây lắp và chế tạo sẽ được tiến hành tuân theo các tài liệu và bản vẽ sau cùng này. - Trong quá trình thi công, Chủ đầu tư và Tổng thầu đều có thể thỏa thuận bất kỳ thay đổi nào (nếu có) đối với tài liệu đã được phê duyệt. Mọi sự thay đổi hoặc sửa chữa, nếu được yêu cầu trước khi thi công, phải được Tổng thầu đệ trình lại để phê duyệt. - Ngoài ra, các tài liệu phục vụ thi công, lắp đặt không cần phê duyệt cung cấp theo yêu cầu của Hợp đồng phải được Tổng thầu đóng dấu “For Reference”. Tuy nhiên, các tài liệu này vẫn phải được Chủ đầu tư xem xét, góp ý và thông báo cho Tổng thầu xử lý theo quy trình phê duyệt như mô tả nêu trên Nội dung xem xét, kiểm tra phê duyệt tài liệu TKBVTC Việc thẩm tra, phê duyệt thiết kế tùy thuộc vào từng chuyên ngành, từng hạng mục cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét cần lưu ý các điểm sau: - Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế phải đầy đủ theo quy định hiện hành được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài. - Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện, theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. - Bản vẽ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như công nghệ, kết cấu, kiến trúc, cấp thoát nước, điện, điều khiển, thống gió, cứu hỏa…phải hợp bộ, hoàn thiện, đầy đủ, không mâu thuẫn - Bản vẽ không được thiếu nét, không có những sai sót. Người thực hiện: Dương Viết Chương 153
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Công trình do nhiều đơn vị thiết kế thì các bản vẽ vẫn phải thống nhất, không có sai lệch. - Các kích thước hình học, vị trí mặt bằng, tim, cốt tại bản vẽ tổng mặt bằng và các bản vẽ triển khai chi tiết khác phải thống nhất với nhau - Nhà thầu thi công phải có tập bản vẽ điển hình mà thiết kế quy định để sử dụng trong thi công. - Các bản vẽ đường ống công nghệ, đường điện, trang thiết bị, đường vận chuyển tới công trường và giữa chúng với nhau phải thống nhất, được bố trí hợp lý. - Bản vẽ thi công phải bảo đảm phù hợp với quy định về vệ sinh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, môi sinh, môi trường… Nghiệm thu hồ sơ TKBVTC - Tổng thầu EPC chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế và phải bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại. - Sản phẩm thiết kế phải được Chủ đầu tư nghiệm thu và xác nhận Thay đổi thiết kế Thiết kế đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau: - Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế - Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án. 3.3 Quản lý và giám sát công tác cung ứng và chế tạo vật tƣ, thiết bị 3.3.1 Cơ sở pháp lý - Quyết định giao nhiệm vụ công tác. - Hợp đồng EPC (Thỏa thuận và các phụ lục, Điều khoản-Điều kiện, Hồ sơ mời thầu EPC của Chủ đầu tư, hồ sơ dự thầu của nhà thầu…) - Thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt - Quy chuẩn, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật được phép áp dụng. - Kế hoạch thanh tra và thử nghiệm (Inspection & Test Plan – ITP) tại xưởng được phê duyệt. - Quy trình chế tạo, thí nghiệm tại xưởng, QA/QC được phê duyệt. - Các yêu cầu khác của Chủ đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác. 3.3.2 Lực lƣợng tham gia của Chủ đầu tƣ - Ban QLDA nhiệt điện Vĩnh Tân Người thực hiện: Dương Viết Chương 154
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Tư vấn PECC2 (nếu hợp đồng quy định) 3.3.3 Tổ chức thực hiện Kiểm tra, giám sát công tác mua sắm, thanh tra chế tạo vật tƣ, thiết bị Kiểm tra và giám sát công tác mua sắm và chế tạo vật tư, thiết bị do Tổng thầu/Nhà thầu phụ cung cấp theo yêu cầu của hợp đồng, Thiết kế, bao gồm: - Kiểm tra công tác lựa chọn nhà cung cấp/chế tạo vật tư, thiết bị do Tổng thầu EPC thực hiện trên cơ sở danh sách các nhà cung cấp/chế tạo vật tư, thiết bị đã được phê duyệt. Tổng thầu EPC có trách nhiệm phải trình tất cả các tài liệu, thông tin cần thiết để chứng minh rằng việc lựa chọn các nhà cung cấp/chế tạo vật tư, thiết bị đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng EPC đã ký kết như nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật, tiến độ cung cấp… - Việc theo dõi, kiểm soát các nhà thầu phụ, nhà chế tạo, nhà cung cấp thiết bị vật tư phải được các nhóm/tổ lập theo biểu mẫu hợp lý. - Kiểm tra và thẩm tra các kế hoạch đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng của Tổng thầu, Nhà cung cấp/Nhà thầu phụ Kiểm tra, xem xét/góp ý các tài liệu bóc tách vật tư, các đặt hàng về mua sắm và các danh sách vật tư, thiết bị; - Kiểm tra kế hoạch thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm xác định chất lượng của vật tư, thiết bị của các Nhà cung cấp/Nhà chế tạo tại xưởng. - Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liêu tiêu hao trước và trong khi sử dụng trên công trường của Tổng thầu/Nhà thầu phụ - Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của Nhà sản xuất: Mỗi vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình đều phải mới hoàn toàn chưa qua sử dụng, có đầy đủ chứng nhận chất lượng, chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng theo đúng quy định trong hợp đồng và tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa. - Kiểm tra hồ sơ chế tạo, thử nghiệm thiết bị phù hợp với đặc tính kỹ thuật, thiết kế, quy trình gia công, chế tạo, thử nghiệm, QA/QC được phê duyệt theo kế hoạch của Tổng thầu, Thầu phụ và Nhà cung ứng/Nhà cung cấp vật tư thiết bị, đồng thời tham gia giám sát/chứng kiến quá trình chế tạo, thử nghiệm đó theo kế hoạch thanh tra, thử nghiệm ITP đã được duyệt. - Việc kiểm tra, giám sát/chứng kiến nêu trên của Chủ đầu tư sẽ không giải thoát trách nhiệm của Tổng thầu đảm bảo chất lượng máy móc thiết bị và vật tư phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng. - Vật tư, thiết bị không đáp ứng chất lượng và đặc tính kỹ thuật như yêu cầu trong Hợp đồng, thiết kế được duyệt, không có chứng chỉ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng sẽ không được sử dụng vào công trình. Trường hợp vật tư, thiết bị do Tổng thầu/các nhà thầu phụ sản xuất hoặc cung cấp theo Hợp đồng cũng phải đảm bảo quy định này. - Kiểm tra các tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo trì, sửa chữa và lắp đặt của nhà sản xuất, chế tạo. Người thực hiện: Dương Viết Chương 155
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Kiểm tra phương án vận chuyển, bảo quản vật tư, thiết bị của Tổng thầu và các Nhà thầu phụ/Nhà cung cấp: Mỗi loại vật tư, thiết bị đòi hỏi phương án vận chuyển, bảo quản trong quá trình vận chuyển. Công việc giám sát, kiểm tra phương án vận chuyển vật tư, thiết bị nhằm kiểm soát được ngày từ đầu chất lượng của chúng, đồng thời cũng cảnh báo cho Tổng thầu/Nhà cung cấp thực hiện đúng quy định, quy trình về vận chuyển và phương án bảo quản khi đưa tới công trường và nơi tập kết. Kiểm tra vật tƣ, thiết bị khi tập kết đến chân công trình - Kiểm tra danh mục vật tư, thiết bị - Kiểm tra quy cách bảo quản, đóng gói. - Kiểm tra biện pháp, phương thức bốc xếp, vận chuyển vật tư, thiết bị - Kiểm tra giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng của nhà sản xuất. Giấy chứng nhận xuât xứ hàng hóa được Phòng Thương mại của nước sản cuất cấp. Danh mục hàng hóa được nêu chi tiết của mỗi kiện hàng đã được đóng gói. Đơn bảo hiểm vận chuyển. Hồ sơ nhập khẩu, tờ khai hải quan…phải tuân theo đúng quy định và thông lệ quốc tế. - Kiểm tra danh mục các tài liệu kỹ thuật: Tài liệu chỉ dẫn lắp đặt, tài liệu/quy trình nghiệm thu và thử nghiệm đo thông số vận hành bảo đảm, Tài liệu hướng dẫn vận hành, Tài liệu hướng dẫn bảo trì - Việc kiểm tra phải lưu ý vật tư thiết bị cũ, không rõ nguồn gốc, các hồ sơ đi kèm không đầy đủ và kiên quyết không chấp nhận cũng như không cho phép đưa vào công trường. Trường hợp phải xử lý hư hỏng hoặc khuyết tật thì phải làm rõ nguyên nhân, sự thiệt hại về tài chính và trách nhiệm người giải quyết. - Kiểm tra bằng mắt thường đối với hiện trạng bên ngoài để phát hiện các hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc khuyết tậ bên ngoài, bằng thí nghiệm vật tư thiết bị tại hiện trường với các khuyết tật bên trong. - Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình thì Chủ đầu tư có quyền kiểm tra vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng. - Đối với vật tư, thiết bị lưu kho tại công trường, trước khi sử dụng phải biết tình trạng chất lượng của chúng. Do nhiều vật liệu có đặc tính bị giảm chất lượng theo thời gian như xi măng, sơn, sắt, thép để lâu đã bị han gỉ…Tổng thầu/Thầu phụ phải có kế hoạch quy định việc lấy mẫu thí nghiệm để xác định lại chất lượng vật tư kỹ thuật lưu kho lâu ngày; công tác thí nghiệm này cũng phải do các phòng thí nghiệm hợp chuẩn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận tiến hành. 3.4 Quản lý và giám sát công tác thi công xây lắp 3.4.1 Cơ sở pháp lý - Quyết định giao nhiệm vụ công tác. - Hợp đồng EPC (Thỏa thuận và các phụ lục, Điều khoản-Điều kiện, Hồ sơ mời thầu EPC của Chủ đầu tư, hồ sơ dự thầu của nhà thầu…) Người thực hiện: Dương Viết Chương 156
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt (Các bản vẽ thiết kế chi tiết phục vụ thi công xây lắp, tài liệu thiết kế tổ chức thi công, các quy trình lắp đặt, nghiệm thu, chạy thử…) - Quy chuẩn, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật được phép áp dụng. - Các quy định về phòng chống cháy nổ, an toàn, vệ sinh môi trường đối với dự án. - Các yêu cầu khác của Chủ đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác. 3.4.2 Lực lƣợng tham gia của Chủ đầu tƣ - Ban QLDA nhiệt điện Vĩnh Tân. - Tư vấn PECC2 3.4.3 Tổ chức thực hiện Quản lý và giám sát giai đoạn chuẩn bị thi công - Kiểm tra các điều kiện đã chuẩn bị để khởi công xây dựng: Tổng thầu EPC và các nhà thầu phụ chỉ được khởi công khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do Chủ đầu tư và Tổng thầu thỏa thuận + Có giấy phép xây dựng + Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt. + Có hợp đồng tham gia xây dựng công trình + Có đủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình + Có biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng. - Kiểm tra sự phù hợp điều kiện năng lực của Tổng thầu EPC và các Nhà thầu phụ so với Hợp đồng EPC + Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường + Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng, quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình + Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình + Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình. - Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu xây lắp lập theo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm thiết kế đã ghi trong hợp đồng giao nhận thầu thiết kế. - Kiểm tra điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn thi công cho công trình và an toàn cho các công trình lân cận. Người thực hiện: Dương Viết Chương 157
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Kiểm tra vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình (bao gồm vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ). Việc sử dụng đúng vật tư, vật liệu và thiết bị (nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật, chủng loại, chất lượng, đủ số lượng) sẽ là tiền đề cơ bản đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do Tổng thầu/Nhà thầu cung cấp theo yêu cầu của hợp đồng. - Kiểm tra công tác chuẩn bị máy móc, thiết bị thi công: + Sự phù hợp với hợp đồng (về chủng loại thiết bị). + Sự phù hợp với biện pháp tổ chức thi công mà các bên đã thống nhất + Tính năng kỹ thuật. + Thời hạn sử dụng theo hợp chuẩn + Các quy định về thực hiện biện pháp an toán khi vận hành + Các vấn đề khác có liên quan. - Kiểm tra mốc trắc đạc. - Kiểm tra tình hình chuẩn bị nhân lực: + Lực lượng lao động kỹ thuật đã tập kết tới công trường + Sự phù hợp với Hợp đồng, sự phù hợp với biểu đồ nhân lực trong tổng tiến độ thi công. + Phương thức tổ chức lao động của đơn vị thi công: Bộ máy tổ chức hợp lý, có đủ quyền lực để điều khiển và kiểm soát chất lượng, có hệ thống bảo đảm chất lượng hoạt động có hiệu quả. Đội ngũ công nhân lành nghề, tự giác thực hiện công việc, kỷ luật lao động chặt chẽ. Mỗi công trình/hạng mục công trình có người chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, có kế hoạch đảm bảo chất lượng… Quản lý và giám sát giai đoạn thi công xây lắp Yêu cầu chung: - Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình - Kiểm tra biện pháp an toàn lao động cho công trình và an toàn cho các công trình lân cận do Tổng thầu EPC và các nhà thầu phụ lập. - Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của Chủ đầu tư theo mẫu hoặc biên bản kiểm tra theo quy định. - Kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng các công việc (xây, lắp), từng bộ phận, giai đoạn xây lắp, từng hạng mục công trình và công trình. - Xác nhận bản vẽ hoàn công. - Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định hiện hành. - Tập hợp kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng. Người thực hiện: Dương Viết Chương 158
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh. - Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng. - Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thi công xây dựng công trình. - Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng của Tổng thầu/Nhà thầu thi công xây dựng công trình như phát hiện thiết bị thi công, nhân lực, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật quy định trong hợp đồng EPC thì phải tiến hành lập biên bản sai phạm với Tổng thầu và yêu cầu khắc phục hậu quả, các biện pháp cụ thể như sau: + Yêu cầu doanh nghiệp xây dựng phải sử dụng thiết bị thi công, nhân lực theo đúng cam kết đã nêu trong hợp đồng giao nhận thầu xây lắp. + Không cho phép đưa vào sử dụng trong công trình vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị không phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách, không phù hợp với công nghệ, chưa qua kiểm tra kiểm định + Lập biên bản khi Tổng thầu/thầu phụ vi phạm các điều kiện đảm bảo chất lượng công trình, an toàn thi công xây lắp và vệ sinh môi trường. + Từ chối nghiệm thu các sản phẩm của công tác thi công xây lắp, các giai đoạn xây lắp, chạy thử thiết bị không đảm bảo chất lượng. Lý do từ chối phải thể hiện bằng văn bản. + Trước khi nghiệm thu những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình, nếu phát hiện các dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thì Ban QLDA có thể thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng đánh giá để làm cơ sở nghiệm thu. - Tham gia cùng Tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các Nhà thầu phụ. - Lập báo cáo sự cố (nếu có). Đối với công tác giám sát chất lƣợng thi công xây lắp tại hiện trƣờng - Kiểm tra, thống nhất về biện pháp tổ chức thi công xây lắp, quy trình và chỉ dẫn thực hiện từng khâu công tác của Tổng thầu trình, bảo đảm phù hợp với Hợp đồng và các yêu cầu do luật pháp quy định. - Kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị lắp đặt sẽ sử dụng vào công trình theo đúng những quy định tại các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật được áp dụng. Chỉ cho phép Nhà thầu sử dụng vào công trình những vật tư, thiết bị lắp đặt đảm bảo chất lượng. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ toàn bộ hoạt động xây lắp của Tổng thầu, bảo đảm mọi khâu công tác đều được thi công theo đúng bản vẽ thi công được duyệt và tiêu chuẩn quy phạm được áp dụng. Người thực hiện: Dương Viết Chương 159
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Đảm bảo trước khi tiến hành công việc tiếp theo thì công việc trước đó phải được cán bộ giám sát của Chủ đầu tư cũng Tư vấn kiểm tra, xác nhận, theo đúng trình tự công nghệ xây lắp. - Kiểm tra lực lượng lao động, máy móc thiết bị thi công do Tổng thầu bố trí tại mỗi khâu công tác, đảm bảo phù hợp với biện pháp và tiến độ thi công đã được các bên thống nhất. Thông báo và yêu cầu Tổng thầu kịp thời bổ sung tại những nơi không phù hợp, giám sát Tổng thầu trong việc khắc phục vấn đề này. - Kiểm tra, đôn đốc Tổng thầu thực hiện họp chuẩn đối với các máy móc, thiết bị đo lường đang sử dụng tại các cơ sở sản xuất chế tạo. - Đôn đốc nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật trong thi công xây lắp, đảm bảo tránh được sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ hoàn thành công trình. Khi phát hiện có sai phạm thì lập biên bản sai phạm thông báo và kiến nghị ngay để Tổng thầu khắc phục. - Thống nhất với nhà thầu về các giải pháp bổ sung để hiệu chỉnh biện pháp tổ chức thi công xây lắp (đã được các bên thống nhất) khi thực tế hiện trường phát sinh những vấn đề không phù hợp với điều kiện đã dự kiến, tính toán (điều kiện địa chất thay đổi, sạt lở, thời tiết khắc nghiệt…). - Kiểm tra các báo cáo, các tài liệu về chất lượng do Tổng thầu cung cấp theo quy định của hợp đồng. - Kiểm tra, đánh giá về kết quả thử nghiệm và các danh sách các thử nghiệm, chất lượng các công việc hoàn thành và tham gia nghiệm thu theo quy định hiện hành. - Thẩm tra cơ sở pháp lý của các giai đoạn xây dựng công trình trước khi chạy thử nghiệm theo quy định. - Định kỳ báo cáo Lãnh đao Ban/Phòng về tình hình chất lượng công trình. - Thu thập, bảo quản, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến chất lượng công trình theo quy định hiện hành. Đối với công tác giám sát công tác thí nghiệm, thử nghiệm và hiệu chỉnh: - Kiểm tra các cơ sở thí nghiệm, thử nghiệm về: Phạm vi hoạt động, các điều kiện, năng lực hành nghề và sự hợp chuẩn các thiết bị theo quy định hiện hành. - Kiểm tra và thống nhất chương trình, quy trình thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm của Tổng thầu, bảo đảm mọi vật tư, thiết bị lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng đều có chứng chỉ chất lượng, được kiểm tra hoặc thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm phù hợp với quy định của nhà sản xuất, chế tạo và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng. - Theo dõi, kiểm tra công việc thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm (theo chương trình đã thống nhất) của Tổng thầu tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm, bảo đảm công tác thí nghiệm chính xác, tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. - Kiểm tra các báo cáo kết quả thí nghiệm, thử nghiệm do Tổng thầu tiến hành. Khi có nghi vấn thì đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Trường Người thực hiện: Dương Viết Chương 160
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 hợp cần thiết có thể kiến nghị Lãnh đạo ban mời bên thứ ba thực hiện thí nghiệm phúc tra. Đối với công tác giám sát khối lƣợng thi công xây lắp - Theo dõi, thống kê, cập nhật danh mục và khối lượng các công việc hoàn thành theo thời gian quy định (ngày, tuần, tháng, quý, năm). - Thực hiện việc đo đạc thực tế, kết hợp với bản vẽ hoàn công, tính toán xác nhận khối lượng các công việc đã thi công xong làm căn cứ để thanh toán chi phí cho tổng thầu - Báo cáo lãnh đạo trước khi xác nhận những khối lượng phát sinh (có ghi rõ nguyên nhân) để phục vụ giải quyết khi thanh toán chi phí với Tổng thầu. - Định kỳ báo cáo Lãnh đạo Ban/Phòng về khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Đối với công tác giám sát tiến độ thi công xây lắp: - Theo dõi, thống kê và cập nhật kết quả hoạt động thi công xây lắp tại hiện trường, xác định được thời điểm bắt đầu và kết thúc của các công tác xây lắp. - Kiểm tra đối chiếu, so sánh phương tiện, thiết bị thi công, lực lượng lao động đang hoạt động trên hiện trường với quy định trong biện pháp, tiến độ thi công xây lắp, kịp thời phát hiện những vấn đề không phù hợp, kiến nghị các bên liên quan giải quyết. - Báo cáo Lãnh đạo Ban/Phòng và thông báo với Tổng thầu về tình hình chậm trễ tại các khâu công tác so với tiến độ quy định. Đối với công tác giám sát an toàn trong thi công xây lắp: - Kiểm tra, thống nhất nội quy đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây lắp của Tổng thầu, trong đó bao gồm: + An toàn khi vận chuyển vật tư, thiết bị, may móc ở trong và ngoài công trường. + An toàn cho người tiến hành hoạt động xây lắp tại các vị trí, môi trường, điều kiện, địa hình khác nhau. + An toàn phòng chống cháy nổ + An toàn cho máy móc thiết bị + An toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận + Việc bố trí cán bộ giám sát của nhà thầu tại hiện trường + Trang bị phòng hộ lao động + Kiểm tra việc thực hiện nội quy an toàn của Tổng thầu tại tất cả các khâu công tác trên hiện trường xây lắp. + Thông báo, nhắc nhở Tổng thầu khi phát hiện những trường hợp vi phạm nội quy an toàn, giám sát việc khắc phục. + Kiểm tra đôn đốc Tổng thầu trong việc bố trí cán bộ giám sát an toàn, bảo đảm đúng nội quy an toàn quy định Người thực hiện: Dương Viết Chương 161
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 + Cùng các bên liên quan nghiên cứu, xác định nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động hoặc máy móc, thiết bị, thống kê tổn thất và lập hồ sơ theo quy định hiện hành. + Tham dự các cuộc họp rút kinh nghiệm về thực hiện nội quy an toàn với các bên liên quan trên công trường. Đối với công tác giám sát việc bảo vệ môi trƣờng trong thi công xây lắp: - Kiểm tra, thống nhất biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây lắp của Tổng thầu. - Kiểm tra việc thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường của Tổng thầu, bảo đảm hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, sinh thái và xã hội. - Thông báo, nhắc nhở tổng thầu khi phát hiện những trường hợp không tuân thủ biện pháp bảo vệ môi trường, kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục. - Kiểm tra việc phục hồi môi trường, sinh thái tự nhiên sau khi kết thúc công tác thi công công trình của Tổng thầu/nhà thầu phụ. - Tham gia cùng với các cơ quan chức năng về quản lý môi trường trong các đợt kiểm tra tại công trường (nếu có). - Nghiên cứu tài liệu đánh giá tác động môi trường của dự án, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tham gia cùng với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trong việc kiểm tra, xác nhận tình trạng môi trường trước khi nghiệm thu, đưa công trình vào khai thác sử dụng. - Báo cáo Lãnh đạo Ban/Phòng đồng thời thông báo cho Tổng thầu về việc thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường Đối với công tác giám sát thực hiện hợp đồng - Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện Hợp đồng bảo đảm đúng các điều khoản quy định. Khi có thay đổi hoặc phát sinh (về khối lượng, điều kiện thi công…), cán bộ giám sát cùng với Tư vấn, Tổng thầu lập biên bản xác định hiện trạng, nguyên nhân và báo cáo Lãnh đạo Ban - Kiểm tra, xem xét các khiếu nại của Tổng thầu và thống kê, báo cáo, đề xuất biện pháp giải quyết gửi Lãnh đạo Ban/Phòng - Theo dõi, thống kê các yếu tố đã làm ảnh hưởng đến công tác thi công xây lắp như: Thời tiết, cung cấp vật tư, thiết bị lắp đặt, cung cấp điện, nước, ách tắc giao thông, thay đổi thiết kế, ngừng thi công (thời gian và nguyên nhân)… - Theo dõi thống kê, tổng hợp về những vi phạm hợp đồng của Tổng thầu kèm theo những tổn thất và báo cáo Lãnh đạo Ban để xử lý khi quyết toán, thanh lý hợp đồng. - Tham gia giải quyết các khiếu nại của nhà thầu khi có Lãnh đạo Ban yêu cầu Giám sát trong giai đoạn hoàn thành đƣa công trình vào khai thác sử dụng Giám sát trong giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng gồm những công việc chính sau đây: Người thực hiện: Dương Viết Chương 162
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Xem xét và phê duyệt các quy trình thí nghiệm, thử nghiệm, chạy thử thiết bị, chạy thử tổng hợp và chạy thử thách nhà máy. - Theo dõi việc thực hiện chương trình thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm thiết bị và hệ thống công nghệ của Tổng thầu. - Thẩm tra tính sẵn sàng của hệ thống và thiết bị trước khi chạy thử để đảm bảo tất cả các hệ thống và thiết bị được khởi động an toàn - Theo dõi quá trình chạy thử tổng hợp-chạy thử thách và thí nghiệm xác định các thông số đảm bảo như quy định trong hợp đồng - Phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan khác trong suốt giai đoạn chạy thử. - Xem xét và phê duyệt các quy trình và sổ tay vận hành và bảo trì (O&M) - Thẩm tra danh sách các khiếm khuyết của Nhà thầu EPC và đảm bảo Nhà thầu EPC sẽ giải quyết tất cả các khiếm khuyết trước khi cấp chứng chỉ chấp nhận tạm thời - Kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình - Đánh giá toàn diện chất lượng của công trình (về xây dựng, về thiết bị công nghệ) - Tham gia nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng theo quy định hiện hành Tổ chức nghiệm thu công trình Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là dự án thuộc nhóm A, căn cứ theo các Quy định hiện hành về Quản lý đầu tư xây dựng và Quản lý chất lượng công trình xây dựng thì Hội đồng nghiệm thu nhà nước về các công trình xây dựng sẽ kiếm tra xem xét công tác nghiệm thu của Chủ đầu tư và trực tiếp nghiệm thu hoàn thành công trình và cho phép đưa vào khai thác vận hành. Khi chuẩn bị khởi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư tiến hành thỏa thuận với Tổng thầu để ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cơ sở. Hội đồng nghiệm thu cơ sở có trách nhiệm giúp Hội đồng nghiệm thu nhà nước tổ chức thực hiện công tác nghiệm thu theo quy định. 3.5 Quản lý và Giám sát chất lƣợng giai đoạn bảo hành công trình 3.5.1 Cơ sở pháp lý - Quyết định giao nhiệm vụ công tác. - Hợp đồng EPC, điều khoản quy định về bảo hành công trình xây dựng. - Các quy định về phòn chống cháy nổ, an toàn, vệ sinh môi trường được phép áp dụng, - Tài liệu hướng dẫn bảo hành công trình của Tổng thầu và nhà chế tạo thiết bị - Các yêu cầu khác của Chủ đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác 3.5.2 Lực lƣợng tham gia của Chủ đầu tƣ - Ban QLDA nhiệt điện Vĩnh Tân Người thực hiện: Dương Viết Chương 163
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 3.5.3 Tổ chức thực hiện Các yêu cầu chung - Thời hạn bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được quy định như sau: + Thời gian bảo hành công trình: theo Hợp đồng đã ký kết + Tổng thầu thi công xây dựng công trình/nhà thầu cung ứng thiết bị công trình chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được Ban QLDA xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành. Trách nhiệm của Ban QLDA và Tổng thầu về bảo hành công trình xây dựng a. Đối với Ban QLDA - Kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, nếu phát hiện hư hỏng lập biên bản và phát văn bản yêu cầu Tổng thầu thi công xây dựng công trình/nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế. Trường hợp tổng thầu/nhà thầu phụ không đáp ứng được việc bảo hành thì Ban QLDA có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện. Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành công trình xây dựng. - Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của Tổng thầu thi công xây dựng/nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng - Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho Tổng thầu thi công xây dựng công trình/nhà thầu cung ứng thiết bị công trình. b. Đối với Tổng thầu/Nhà thầu cung ứng thiết bị công trình: - Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của Chủ đầu tư và phải chịu mọi phí tổn khắc phục - Từ chối bảo hành công trình xây dựng và thiết bị công trình hư hỏng không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hay do Chủ đầu tư sử dụng thiết bị, công trình xây dựng sai quy trình vận hành Yêu cầu đối với công tác lập báo cáo trong quá trình GSCLXDCT Báo cáo của bộ phận giám sát - Các nhóm/tổ hàng ngày ghi Nhật ký công trình của Chủ đầu tư. - Tổ trưởng các bộ phận chuyên môn hàng ngày/hàng tuần (hoặc thời gian theo quy định của Lãnh đạo Ban/Phòng) lập báo cáo với Trưởng bộ phận giám sát (Phòng Kỹ thuật-Giám sát) các công việc được phân công chính như sau: + Kết quả kiểm tra các điều kiện để chuẩn bị khởi công + Kết quả kiểm tra điều kiện năng lực xây dựng của Tổng thầu EPC và các Nhà thầu phụ phù hợp với Hợp đồng đã ký kết. + Công tác chuẩn bị nhân lực, thiết bị thi công của Tổng thầu + Tiến độ, khối lượng, chất lượng và tình trạng xem xét tài liệu thiết kế chi tiết, thiết kế bản vẽ thi công Người thực hiện: Dương Viết Chương 164
- Báo cáo tìm hiểu Tổng quan Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 + Tiến độ và chất lượng mua sắm vật tư, thiết bị (vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình) + Báo cáo việc tuân thủ hệ thống Quản lý chất lượng của Tổng thầu + Chất lượng, khối lượng và tiến độ các công tác xây lắp, nghiệm thu và chạy thử + Báo cáo kịp thời khi phát hiện các sai phạm nghiêm trọng về chất lượng công trình xây dựng của Tổng thầu/Thầu phụ + Báo cáo về việc tuân thủ các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường trong thi công + Báo cáo kịp thời các vi phạm Hợp đồng của Tổng thầu kèm theo những tổn thất. 4. Chức năng nhiệm vụ của Kỹ thuật-Giám sát bộ phận công nghệ (Nhóm Điện, Nhóm Cơ) tại công trƣờng. Qua quá trình thực tập tại Nhóm Điện thuộc Phòng Kỹ thuật-Giám sát tại công trường, xin rút ra được một số chức năng, nhiệm vụ chính của Bộ phận công nghệ (Nhóm Điện và Nhóm Cơ khí) như sau: 4.1 Chức năng chính: Bộ phận công nghệ (Nhóm Điện và Nhóm Cơ khí) thuộc Phòng Kỹ thuật-Giám sát có chức năng phối kết hợp với các Phòng/Bộ phận của Ban QLDA giúp Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban phụ trách (theo sự phân công và ủy quyền) trong việc thực hiện quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế, kỹ thuật từ khâu chuẩn bị triển khai dự án, thực hiện dự án cho đến nghiệm thu, chạy thử và bàn giao công trình đưa vào sử dụng của dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (sau này) thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. 4.2 Nhiệm vụ chung: - Soạn thảo, xem xét và xử lý các tài liệu kỹ thuật phần Công nghệ, là đầu mối nhận và xử lý các hồ sơ tài liệu kỹ thuật công nghê tại hiện trường theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Ban QLDA. - Quản lý, giám sát việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án tại công trường. Cụ thể bao gồm: giám sát quá trình thực hiện, giám sát an toàn, chất lượng, kiểm tra khối lượng công việc thực hiện theo hợp đồng kinh tế và theo các qui định hiện hành của Nhà nước từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn nghiệm thu, bàn giao công trình. Đôn đốc các nhà thầu thực hiện công việc theo đúng tiến độ toàn bộ dự án. Quản lý công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường, cũng như các công tác khác có liên quan theo quy định của pháp luật; - Phối hợp với đơn vị tư vấn quản lý, giám sát toàn bộ các vấn đề kỹ thuật xây dựng và các vấn đề khác của dự án nhằm đảm bảo chất lượng, khối lượng và tiến độ đề ra; Người thực hiện: Dương Viết Chương 165
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại Công ty Cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công
117 p | 494 | 117
-
Báo cáo: Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc
78 p | 630 | 113
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu Firewall
30 p | 488 | 104
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Quá trình lắp đặt và bảo dưỡng mạng FTTH của SPT
37 p | 419 | 90
-
Báo cáo: Tìm hiểu nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4
146 p | 473 | 85
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Tìm hiểu hoạt động của Xí nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu PISICO
46 p | 437 | 76
-
Bài báo cáo: Tìm hiểu về phần mềm đồ họa Adobe Photoshop CS5
27 p | 524 | 71
-
Báo cáo: Lập trình cho PIC bằng CCS ver 3.242 MICROSOFT WORD
32 p | 222 | 50
-
Báo cáo: Tìm hiểu bao bì trong công nghệ sản xuất bia
50 p | 486 | 42
-
Báo cáo tìm hiểu quy trình tổng hợp phenolbarbital
28 p | 227 | 39
-
Báo cáo: Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất Tôm tẩm TM đông IQF tại Công ty INCOMFISH
143 p | 219 | 38
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công ty cổ phần giao nhận vận tải Kepler
35 p | 276 | 38
-
TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
10 p | 325 | 35
-
Báo cáo: Tìm hiểu hệ điều hành trên Smartphone - ĐH KHTN TP.HCM
76 p | 187 | 30
-
Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh: Tìm hiểu một số kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Vận tải và cung ứng xăng dầu
68 p | 121 | 30
-
Báo cáo: Tìm hiểu về mạng với windown server 2008
9 p | 183 | 21
-
Báo cáo thực tập: Tổng hợp thực tập Công ty sản xuất kim loại màu (Công ty TNHH Ngọc Thiên)
55 p | 107 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn