Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, ngủ sâu và đủ giấc kích thích não bộ, giúp trẻ thông minh và sáng tạo hơn. Do vậy, cha mẹ cần biết chuẩn thời gian ngủ của bé để chăm sóc sức khỏe bé yêu tối ưu nhất.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bé thông minh nhờ ngủ đủ
- Bé thông mình nhờ ngủ
đủ
- Thiếu ngủ, kém ngủ... chính là một trong những 'hung thần' kìm hãm
sự phát triển tối ưu của trẻ.
Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh, ngủ sâu và đủ giấc kích thích não bộ, giúp trẻ thông minh và
sáng tạo hơn. Do vậy, cha mẹ cần biết chuẩn thời gian ngủ của bé để chăm
sóc sức khỏe bé yêu tối ưu nhất.
1 – 4 tuần tuổi
Những ngày đầu sơ sinh, vì chưa có nhịp thức – ngủ tự nhiên, còn lẫn lộn
ngày và đêm (ngủ dài ban ngày, thức dài ban đêm) nên trẻ ngủ theo nhu cầu.
Thường trẻ ngủ 15 - 16h/ngày, thậm chí 20h/ngày, nhưng giấc ngủ dài nhất
chỉ kéo dài 4h – 5h.
- Những ngày đầu sơ sinh, vì chưa có nhịp thức - ngủ tự nhiên nên trẻ thường
ngủ theo nhu cầu
Song, có bé 1-2 tuần tuổi lại thức khá lâu, sau đó mới yên tĩnh lại. Đó là do
hệ thần kinh của bé chưa phát triển. Vì vậy, cha mẹ cũng không cần quá lo
lắng.
1 – 4 tháng tuổi
Từ 6 tuần tuổi, bé bắt đầu ý thức và hình thành thói quen ngủ dễ dàng hơn.
14 - 15h/ngày là thời gian ngủ cẩn thiết của bé. Giấc ngủ dài nhất của trẻ kéo
dài khoảng 6h và không còn lẫn lộn giữa ngày và đêm.
4 – 12 tháng tuổi
Để đảm bảo sự phát triển tối ưu, bé ở độ tuổi này cần ngủ 13 - 15h/ngày,
nhưng hầu hết trẻ đến 11 tháng tuổi chỉ ngủ khoảng 12h.
Sau 6 tháng, trẻ bắt đầu chú ý đến xung quanh: cái tủ, chiếc xe máy, tấm ảnh
treo trên tường, đồ chơi bày xung quanh chỗ nằm... Các thứ này đôi khi làm
trẻ mất tập trung. Tất nhiên cũng có một vài trường hợp đặc biệt, nhịp thức -
ngủ hình thành sớm.
1 - 3 tuổi
Độ tuổi này, bé cần ngủ 12 – 14h/ngày. Khi bé 18 tháng tuổi, giấc ngủ ngắn
- 1 - 3h sẽ giảm xuống 1 lần trong ngày.
Điểm đáng lưu ý, nhiều trẻ ở độ tuổi này hay gặp vấn đề về giấc ngủ như
chống lại việc đi ngủ và thức giấc vào ban đêm, kèm theo những nỗi sợ hãi
và những cơn ác mộng vào ban đêm rất phổ biến.
Khi biết đi, trẻ có sự độc lập và ý muốn riêng, khả năng nhận thức xã hội
cũng can thiệp rất lớn vào giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, những đòi hỏi và trí
tưởng tượng của trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khó ngủ vào ban đêm.
3 - 6 tuổi
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, nên dành 10 – 12h/ngày để ngủ. Tuy nhiên, trẻ lứa
tuổi này thường rất khó ngủ và hay thức dậy giữa đêm. Với sự phát triển của
trí tưởng tượng chúng thường sợ hãi bóng đêm và hay gặp ác mộng, hoặc
mộng du... do vậy, người lớn cần đặc biệt lưu ý, nếu không sẽ tác động xấu
đến giấc ngủ của trẻ.
7 – 12 tuổi
Giai đoạn tiền dậy thì, trẻ cần ngủ 10 - 11h/ngày. Trẻ bắt đầu quan tâm
nhiều hơn đến truyền hình, internet, các phương tiện truyền thông và bắt đầu
sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffeine - tất cả những điều này đều có
thể dẫn đến việc khó ngủ, mất ngủ, gặp ác mộng và bị gián đoạn trong giấc
ngủ. Đặc biệt, xem TV gần giờ đi ngủ ảnh hưởng đến sức đề kháng trước khi
đi ngủ,lo lắng và ngủ ít giờ hơn.
- Vấn đề về giấc ngủ và các rối loạn phổ biến ở độ tuổi này làm trẻ khó ngủ,
ngủ kém và không đủ giấc. Điều này dẫn đến việc thay đổi tâm trạng, hành
vi như hiếu động thái quá, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.
12 – 18 tuổi
Độ tuổi này trẻ cần 8 – 9h/ngày. Đặc biệt, đến tuổi dậy thì, giấc ngủ cần thiết
cho con trẻ hơn bao giờ hết. Ngủ đúng và ngủ đủ sẽ kích thích chiều cao của
trẻ phát triển tối đa, bảo vệ sức khỏe và tinh thần luôn thảo mái.