Bệnh sốt xuất huyết
lượt xem 3
download
Trong thời gian gần đây, tại Việt Nam của chúng ta thường xảy ra những thiên tai như mưa lũ, lụt lội... Đặc biệt là vào những mùa mưa kéo dài từ tháng 7, tháng 8 cho đến tháng 10, thì những vùng đất như Đồng Bằng Sông Cửu Long, như miền Trung hoặc miền Tây của Việt Nam đều phải hứng chịu những trận mưa bão ngập lụt và xình lầy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh sốt xuất huyết
- Bệnh sốt xuất huyết BS Trần Trung Chỉnh Trong thời gian gần đây, tại Việt Nam của chúng ta thường xảy ra những thiên tai như mưa lũ, lụt lội... Đặc biệt là vào những mùa mưa kéo dài từ tháng 7, tháng 8 cho đến tháng 10, thì những vùng đất như Đồng Bằng Sông Cửu Long, như miền Trung hoặc miền Tây của Việt Nam đều phải hứng chịu những trận mưa bão ngập lụt và xình lầy. Và cũng do vậy, mà một số những bệnh tật cũng từ đó mà phát sinh, trong đó có bệnh Sốt Xuất Huyết là một thứ bệnh được xem là bệnh đáng sợ nhất. Chứng bệnh này đã lây lan ra sao, và làm thế nào để người dân trong vùng lụt lội ấy có thể tránh được chứng bệnh này? Kính mời qúi thính giả hãy cùng với Bình Nguyên đi tìm câu trả lời qua cuộc trao đổi của Bình Nguyên với Bác sĩ Trần Trung Chỉnh . Thưa Bác sĩ ở Việt Nam bây giờ đang là mùa mưa, và Bác sĩ có nói với Bình Nguyên rằng: mùa mưa là mùa dễ sinh sản ra muỗi mòng và do đó nhất định sẽ có rất nhiều đồng bào của chúng ta sẽ hoặc là đã và đang bị bệnh sốt rét cũng như bị bệnh Sốt Xuất Huyết. Nhân đây, xin Bác sĩ có thể giải thích tại sao bệnh Sốt Xuất Huyết lại bành
- trướng vào mùa mưa, mà không phải là mùa nắng, thưa Bác sĩ? Là tại vì sốt xuất huyết là bệnh truyền bằng con muỗi. Con muỗi này thì người ta nói là nó chích vào ban ngày. Ở đâu mà có muỗi nhiều thế? Ở những xứ tương đối , kém phát triển không có điều kiện, hoặc là đương mở mang thì vấn đề phòng bệnh cũng còn đương gặp nhiều những khó khăn. Bình Nguyên cũng nhớ là từ những vũng nước mưa, thì nở những con lăng quăng, những con lăng quăng đó sau này nó trở thành những con muỗi - Những con muỗi đó nó có thể gây ra bệnh sốt xuất huyết hay là những loại muỗi nào khác, thưa Bác sĩ? Con muỗi đặc biệt đó nó không phải giống con muỗi đòn sóc đâu. Muỗi thì nó có nhiều loại muỗi; nhưng mà con muỗi đó nó đặc biệt khó mà diễn tả lắm vì là bình thường thì mình không biết con muỗi nào với con muỗi nào, thì nó chuyên môn lan truyền những bệnh sốt xuất huyết tại vì nó truyền là truyền con virus, tức con “siêu vi trùng” . Con muỗi đòn sóc thì nó truyền sốt rét, thì con muỗi này nó truyền con virus, nó siêu vi trùng để mà gây ra bệnh sốt xuất huyết, nó đốt mình, nó cắn mình. Nó chứa con virus đó rồi cho nên nó lan truyền nhanh chóng lắm. Xin Bác sĩ cho biết là triệu chứng nào xảy ra khi mình bắt đầu bị sốt xuất huyết? Triệu chứng là nó xảy ra một cách đột ngột, nó sốt cao, người ta tính trung bình khoảng 39 độ rưỡi cho tới 41 độ . Nhưng mà tôi thấy bên nhà, phần lớn thì nó xảy ra ở trẻ em. Những mùa sốt rét đó thì bệnh nhân nằm la liệt - một giường có khi nằm 2 cháu, khi nằm tới 3 cháu mà cũng không đủ chỗ nữa, thế thì lại cho nằm ra ngoài cả hành lang. Ngoài sốt ra thì mấy em có thể bị nhức đầu, nhưng mà có mấy em nhỏ nó không có nhức đầu, nó chỉ khóc thôi, không có nói. Đại khái là nó nổi lên những đốm đỏ, và có khi nó nổi lan ra hết cả tay chân mình mẩy, rồi sau đó thì nó có những triệu chứng khác, chẳng hạn như ói mửa. Có những trường hợp chảy máu nặng hơn, thì nó có thể chảy máu tất cả
- mọi nơi, bị trụy tim mạch, đau bụng nhiều nơi, có khi chảy máu ngoài đường ruột, hay làm cho các em nhỏ nó bị giựt kinh. Tôi đã thấy trường hợp mà người ta nói rằng có điều trị đó thì 3% tử vong, còn không đó thì tới 50% tử vong, là nặng lắm đó. Thưa như Bác sĩ vừa nói thì bệnh sốt xuất huyết rất là nguy hiểm, vậy có cách nào để có thể trừ khử được những loại muỗi gây ra những bệnh sốt xuất huyết đó không, thưa Bác sĩ? Vấn đề là các nước đang phát triển có phương tiện hay không ? Hoặc là về trình độ giáo dục của dân chúng. Đó là cả một chương trình rộng lớn. Chẳng hạn như bây giờ, mình đừng có tạo ra những vũng nước thì sẽ không có chỗ để cho muỗi sanh - những chỗ nào mà có mương , rãnh thì mình đổ những loại dầu để cho con lăng quăng nó không có thể sống được, hoặc là khi đi ngủ thì mình dùng mosquito net, tức là mình dùng mùng. Người ta đã chế ra những loại thuốc để chặn đứng sự sinh sản của những con vi trùng viêm gan B, viêm gan C hay là con siêu vi trùng bệnh Aid - Sida , nhưng người ta chưa có thuốc để giết Con siêu vi trùng về sốt xuất huyết . Những vùng như là vùng Đồng Tháp Mười chẳng hạn, Bình Nguyên có nghe nói ở đó là quê hương của muỗi, thế thì làm sao để có thể diệt được những đám muỗi như vậy? Đó rất là khó tại vì đầm lầy quá nhiều. Thế thì những nơi xa xôi hẻo lánh như vậy, theo Bác sĩ thì người ta nên có những cách nào để có thể trừ khử, có thể ngăn cản sự sinh xôi nảy nở của muỗi thưa Bác sĩ? Những chỗ mà đầm lầy trong vùng Đồng Tháp Mười đó thì rất là nhiều. Những phương tiện mà goị là phòng ngừa chắc cũng là khó khăn chứ không phải là không. Tôi không biết ở trong những vùng như thế thì mình có biện pháp gì phòng ngừa hay không? Khi mà con muỗi nó đã chích một người bệnh nào đó, rồi khi mà nó bay qua lại chích một người khác thì có phải là nó đem bệnh từ người này qua
- người khác? Đúng như vậy, điều đó rất là chắc chắn. Đặc biệt là khi nói về chuyện sốt xuất huyết. Con muỗi đó nó truyền sốt xuất huyết cũng giống như con muỗi đòn sóc nó truyền bệnh sốt rét. Singapore, Thái Lan nó có thể xảy ra ở người lớn đó. Cũng như là ở bên Nam Dương, Mã Lai, tức là những vùng nước Châu Á nói chung là đều có thể có sốt xuất huyết. Người ta sang nước biển, đại khái một số những thứ mà mình có thể giải quyết những vấn đề suy tim mạch, áp xuất huyết bị thấp, nếu thiếu máu người ta truyền máu, hoặc là người ta truyền một thứ gọi là tiểu cầu, tại vì trong những trường hợp sốt xuất huyết, tiểu cầu thường giảm ; một Hội chứng gọi là Hội chứng đông máu trong lòng mạch máu lan truyền, là tại vì trong chứng bệnh đó thì cơ thể mình nó dùng hết hay là hết tất cả những chất đông máu. Chất đông máu của mình có từ một cho đến mười hai, hoặc là mười ba yếu tố đông máu. Nó đi theo một hệ thống giống như là đi theo thác suối, nó đi từ 1 cho tới 12, 13 . Bây giờ trong cơ thể mình nó dùng hết những chất đông máu đó rồi thì mình không còn yếu tố để mà giúp cho máu nó đông được nữa thì bắt đầu mình bị chảy máu, chảy mọi nơi, chảy trong ruột, có thể chảy trong phổi, chảy trong óc. Cho nên nhiều khi cứu được em bé đó rồi thì hậu chứng tổn thương não của em bé đó vẫn còn kéo dài rất lâu. Ở Mỹ bệnh sốt xuất huyết rât là hiếm, tại vì đây là xứ ôn đới, xứ lạnh thì con muỗi nó sống khó khăn hơn. Nhưng mà đã có một số báo cáo là bệnh sốt xuất huyết đã xuất hiện dọc theo biên giới của Texas với Mexico, tức là nằm về phía Nam . Đặc biệt là Cuba, thì người ta nói rằng có năm sốt xuất huyết lên tới hơn 100 ngàn người. Những xứ Trung Mỹ như là Nikaragua, Costa Rica cũng có báo cáo sốt xuất huyết rất nhiều. Dĩ nhiên những vùng đó là vùng nhiệt đới. Ở Mỹ này cũng có rải rác báo cáo về sốt xuất huyết là do những người họ đi du lịch vào những xứ nhiệt đới, họ mang những sốt xuất huyết về đây, những trường hợp đó gọi là những trường hợp cá biệt, tức là không phải là mình từ đây có muỗi sinh ra nhưng là mang từ những nơi khác về.
- Thưa Bác sĩ phần mà nói về sốt xuất huyết, Bác sĩ có ý kiến gì đối với đồng bào của chúng ta đang ở xứ nhiệt đới, thì họ có cách nào để mà ngăn ngừa? Trở lại vấn đề phòng ngừa, tốt nhất vẫn là làm thế nào đừng để cho con muỗi nó cắn, đừng có để cho nước đọng, mình phải kiếm cách để mình ngăn ngừa chuyện đó. Còn những chỗ nào có vũng nước lớn, bên nhà mình có ao nhiều lắm. Thì mình đổ dầu, hay là cái gì đó để cho con muỗi nó không thể sống được và những con lăng quăng không thể thở được. Còn ở thành phố thì phần lớn mình ngủ mùng, rồi mặc những loại quần áo dầy để cho con muỗi nó không thể đốt . Rất cảm ơn Bác sĩ Trung Chỉnh trong cuộc tiếp xúc tìm hiểu vừa qua với Bác sĩ về chứng bệnh Sốt Xuất Huyết, trong chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống. Có lẽ đây cũng là một chứng bệnh mà chúng ta rất quan tâm vì nó rất nguy hiểm phải không thưa bác sĩ? Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ và Bình Nguyên xin hẹn gặp lại Bác sĩ trong chương trình kỳ tới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bệnh sốt xuất huyết Dengue
75 p | 647 | 101
-
Bài giảng Dịch tễ học các bệnh lây theo đường máu, bệnh sốt xuất huyết Dengue
37 p | 478 | 82
-
Bài giảng Bệnh sốt xuất huyết - Bs Lê Duy Bắc
18 p | 415 | 81
-
Bài giảng Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) trẻ em
9 p | 642 | 51
-
thông tin giáo dục sức khỏe - Bệnh Sốt xuất huyết và cách phòng
5 p | 574 | 39
-
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng
5 p | 246 | 31
-
Bài giảng Phòng bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chưa có vắc xin dự phòng
43 p | 190 | 26
-
Bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em - PGS.TS Đoàn Thị Ngọc Diệp
8 p | 113 | 8
-
Bệnh sốt xuất huyết trẻ em: Chẩn đoán - điều trị - cách chăm sóc
7 p | 49 | 6
-
Bài giảng Sốt xuất huyết
30 p | 40 | 6
-
Bài giảng Phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue ở người lớn
13 p | 34 | 5
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết Dengue
55 p | 15 | 5
-
Bài thuốc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
4 p | 110 | 4
-
Bài giảng Bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em
8 p | 46 | 3
-
Bài giảng Dịch tễ học sốt xuất huyết - BSCKII: Nguyễn Trung Nghĩa
99 p | 90 | 3
-
Bài giảng Ứng dụng công nghệ huyết học Mindray trong theo dõi và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue
22 p | 11 | 3
-
Bài giảng Bệnh sốt xuất huyết Dengue - ThS. BS. Trần Đăng Khoa
37 p | 6 | 2
-
Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn