Biến động thành phần loài và mật độ tảo silic phù du ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn, phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 5
download
Đề tài “Biến động thành phần loài và mật độ tảo silic phù du ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn, phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm góp phần xây dựng cơ sở cho việc đánh giá đa dạng loài tảo silic ở đầm Sam - Chuồn nói riêng và đầm phá Việt Nam nói chung. Đồng thời tạo cơ sở để đánh giá biến động môi trường của thủy vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biến động thành phần loài và mật độ tảo silic phù du ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn, phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
- BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ TẢO SILIC PHÙ DU Ở VÙNG NUÔI SÁO KHOANH ĐẦM SAM - CHUỒN, PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN TRẦN THẢO CHI Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế TÔN THẤT PHÁP Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Qua quá trình khảo sát, chúng tôi đã xác định được 267 taxon bậc loài và dưới loài tảo silic phù du. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài và mật độ tảo tại các điểm khảo sát ngoài lạch cao hơn trong vùng nuôi sáo khoanh. Tại các điểm khảo sát trong vùng nuôi sáo khoanh, thành phần loài và mật độ tảo giảm theo hướng từ ngoài vào bờ, thành phần loài và mật độ tảo ở trong ô nuôi thấp hơn ngoài thuỷ đạo. Theo thời gian, thành phần loài vào mùa khô cao hơn mùa mưa, mật độ tảo cao vào các tháng I, II, III, IV/2014. Mật độ tảo được quyết định bởi 4 chi tảo ưu thế: Thalassionema, Leptocylindrus, Chaetoceros, Pseudo-nitzschia. Bên cạnh đó, thành phần loài và mật độ tảo còn thể hiện mối tương quan với các yếu tố môi trường như độ mặn, độ trong, N-NO-3, P-PO43-. Từ khóa: tảo silic phù du, đầm Sam - Chuồn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tảo silic phù du là thành phần chính của thực vật phù du, là mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn ở các thủy vực nên chúng là một trong các sinh vật sản xuất quan trọng bậc nhất trong hệ sinh thái nước. Đây là nguồn thức ăn phong phú cho các loại ấu trùng, các loài động vật thân mềm ăn lọc, các loài cá bột nên có vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Các yếu tố môi trường nước có ảnh hưởng sâu sắc đến biến động thành phần loài cũng như sự phân bố của tảo silic nên những hiểu biết về tảo là cần thiết để đánh giá tiềm năng cho một hệ sinh thái nước. Hiện nay, áp lực quá trình sản xuất, khai thác tài nguyên tại đầm Sam - Chuồn đã gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến những hệ quả xấu, làm biến đổi chất lượng nước và giảm đáng kể tính đa dạng sinh học của đầm. Theo đó, các cơ hội sử dụng tài nguyên thủy sản của đầm sẽ hạn chế và mất dần đi trong tương lai. Từ những vấn đề trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Biến động thành phần loài và mật độ tảo silic phù du ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn, phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm góp phần xây dựng cơ sở cho việc đánh giá đa dạng loài tảo silic ở đầm Sam - Chuồn nói riêng và đầm phá Việt Nam nói chung. Đồng thời tạo cơ sở để đánh giá biến động môi trường của thủy vực. 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Tảo Silic phù du (Planktonic diatom). - Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng V/2013 đến tháng IV/2014. - Địa điểm nghiên cứu: Vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn thuộc địa bàn thị trấn Thuận An, phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 231-237
- 232 NGUYỄN TRẦN THẢO CHI – TÔN THẤT PHÁP Số điểm thu mẫu: gồm 12 kí hiệu từ Đ1 đến Đ12, bắt đầu từ cửa biển Thuận An đi vào vùng nuôi sáo khoanh (Hình 1). Trong đó, điểm Đ11 và Đ12 là hai điểm bổ sung chỉ được thu mẫu từ tháng XI/2013 đến tháng IV/2014 nhằm so sánh sự phân bố thành phần loài, mật độ tảo trong ô nuôi và ngoài thủy đạo. Hình 1. Vị trí thu mẫu tại vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn - Phương pháp nghiên cứu: Thu mẫu bằng vợt phytoplankton có dường kính mắt lưới 20µm. Mỗi tháng thu mẫu một lần. Các thông số nhiệt độ, độ mặn, độ trong được đo trực tiếp tại điểm thu mẫu. Trong đó, nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, độ mặn được đo bằng máy đo độ mặn REF-211, độ trong đo bằng đĩa secchi. Các thông số pH, các muối dinh dưỡng N-NO3-, P-PO43- được phân tích tại phòng thí nghiệm Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế. Phân tích mẫu bằng kính hiển vi Olympus, CH40, BX51. Đếm mẫu bằng buồng đếm Sedgewick-Rafter. Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm thống kê PRIMER 5. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân bố thành phần loài của tảo silic phù du ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn, phá Tam Giang - Cầu Hai 3.1.1. Phân bố của tảo silic phù du theo không gian Qua quá trình khảo sát đã ghi nhận 276 taxon bậc loài và dưới loài tảo silic phù du ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn. Số lượng taxon trung bình hiện diện mỗi điểm khảo sát dao động từ 13-90 taxon. Xét sự phân bố số lượng taxon ở các điểm nằm trên đường lạch (vùng nước sâu, nằm phía bờ đông của phá) và đường thủy đạo nhận thấy: số lượng taxon ở lạch cao hơn vùng nuôi và tăng dần theo các vị trí xa cửa biển; ở các thủy đạo trong vùng nuôi thì số lượng taxon giảm theo hướng từ hướng đông sang tây (đi từ ngoài vào bờ) (Biểu đồ 1).
- BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ TẢO SILIC PHÙ DU... 233 Số lượng taxon trong các ô nuôi luôn thấp hơn so với các điểm khảo sát ở ngoài thủy đạo (Biểu đồ 2). Biểu đồ 1. Biến động số lượng taxon qua các Biểu đồ 2. Biến động số lượng taxon bậc loài và điểm khảo sát nằm trên đường lạch và đường thủy dưới loài qua các điểm khảo sát trong ô nuôi và đạo ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn ngoài thủy đạo Phân tích nhóm dựa trên chỉ số giống nhau Bray-Curtis về thành phần loài theo không gian có thể chia khu vực nghiên cứu thành 3 vùng (Biểu đồ 3): - Vùng I gồm các điểm từ Đ1 đến Đ5. Nhóm loài tiểu biểu cho vùng này là: Thalassiosira nordenskioeldii, Asteromphalus flabellatu, A. heptactis, Chrysanthemodiscus floriatus, Stephanopyxis palmeriana, Coscindiscus marginatus, Actinoptychus senarius, Hydrosera triquetra, H. hauckii, H. membranaceus, H. Sinensis, Chaetoceros aequatorialis, C. didymu… ; - Vùng II gồm các điểm Đ6, Đ9 và Đ10. Nhóm loài tiêu biểu cho vùng là: Thalassiosira bramaputrae, Podosira stelligera, Licmophora debilis, L. sp., L. echrenbergi, Psammodictyon panduriforme, Navicula meniscus, N. lanceolata… ; - Vùng III gồm điểm Đ7 và Đ8. Nhóm loài tiêu biểu cho vùng là: Podosira stelligera, Biddulphia alternans, B. titianna, Corethron criophilum, Chaetoceros peruvianus, Fragilaria crotonensis, Gomphonema louisiananum, Parlibellus delognei… Biể u đồ 3. Biể u đồ hình cây về sự tương đồ ng giữa các điể m khảo sát 3.1.2. Phân bố của tảo silic phù du theo thời gian Xét theo thời gian, qua 12 đợt khảo sát cho thấy số lượng taxon bậc loài và dưới loài vào các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa. Trong đó: các tháng có số lượng taxon trung bình thấp là tháng IX, X, XI, XII/2013, số lượng taxon tung bình dao động từ 27-36 taxon và thấp nhất là tháng IX (27 taxon); các tháng có số lượng taxon trung bình ở mức trung bình là tháng VI/2013, tháng I, II/2014, số lượng taxon trung bình dao động từ 42-44 taxon; các tháng có số lượng taxon trung bình cao là tháng V, VII, IX/2013, tháng III, IV/2014, số lượng taxon trung bình dao động từ 49-64 taxon và cao nhất là tháng IV (64 taxon) (Biểu đồ 4).
- 234 NGUYỄN TRẦN THẢO CHI – TÔN THẤT PHÁP Biểu đồ 4. Biến động số lượng loài qua 12 tháng nghiên cứu ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn 3.2. Mật độ của tảo silic phù du ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn, phá Tam Giang - Cầu Hai 3.2.1. Biến động mật độ tảo theo không gian Mật dộ tảo silic phù du ở vùng nghiên cứu dao động từ 40-308.120 tb/l. Mật độ tảo trung bình ở vùng lạch cao hơn vùng nuôi sáo khoanh, ở lạch mật độ tăng theo vị trí xa cửa biển; đối với vùng nuôi sáo khoanh, mật độ tảo giảm dần theo hướng vào gần bờ phá (Biểu đồ 5). Mật độ tảo trung bình ở thủy đạo giữa các ao nuôi luôn cao hơn trong ô nuôi (Biểu đồ 6). Biể u đồ 5. Biến động mật độ tảo trung bình qua Biểu đồ 6. Biến động mật độ tảo trung bình qua các điểm khảo sát nằm trên đường lạch và các điểm khảo sát trong ô nuôi và ngoài thủy đạo đường thủy đạo ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn 3.2.2. Biến động mật độ tảo silic theo thời gian Về biến động mật độ tảo silic phù du theo thời gian ghi nhận: Các tháng có mật độ tảo trung bình thấp là tháng V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII/2013 với mật độ tảo dao động từ 537-5.981 tb/l, tháng V có mật độ tảo thấp nhất (537tb/l); các tháng có mật độ tảo trung bình cao là tháng I, II, III, IV/2014 với mật độ tảo dao động từ 13.662-96.019 tb/l, tháng III tảo đạt mật độ cao nhất (96.019tb/l) (Biểu đồ 7). So sánh sự biến động mật độ tảo silic phù du ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn với vùng đầm An Xuân cũng thuộc phá Tam Giang [1] và vùng hạ lưu sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) [3] thấy rằng: tại đầm An Xuân, mật độ tảo trung bình cao nhất rơi vào tháng I (106.969 tb/l) do chi Asterionellopsis quyết định và mật độ thấp nhất vào tháng II (2.647 tb/l); trong khi ở hạ lưu sông Gianh, mật độ tảo trung bình cao nhất cũng rơi vào tháng I (11.277 tb/l) nhưng do chi Nitzschia
- BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ TẢO SILIC PHÙ DU... 235 quyết định và mật độ thấp nhất rơi vào tháng XI (263 tb/l). Như vậy, mỗi vùng nghiên cứu có sự biến động mật độ tảo theo thời gian khác nhau và do các chi tảo khác nhau quyết định. Biể u đồ 7. Biế n động mật độ tảo trung bình qua các tháng nghiên cứu ở vùng nuôi sáo khoanh đầ m Sam - Chuồn 3.2.3. Các nhóm tảo ưu thế về mật độ Kết quả phân tích cho thấy mật độ tảo silic phù du ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn được quyết định bởi sự phát triển ưu thế của các loài tảo thuộc 4 chi: Thalassionema, Leptocylindrus, Chaetoceros, Pseudo-nitzschia. Trong đó, chi Pseudo-nitzschia là chi chiếm ưu thế nhất trong vùng nghiên cứu và quyết định mật độ tảo của vùng. Sự ưu thế của tảo Pseudo-nitzschia cũng được Nguyễn Thị Anh Đào ghi nhận ở đầm Sam - Chuồn (2010) [2]. Do đó, nếu dựa vào sự ít biến đổi về sự phát triển của các loài tảo silic phù du chiếm ưu thế thì có thể nói rằng môi trường tại vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn chưa có biến đổi lớn trong vòng 5 năm trở lại đây. Biể u đồ 8. Biế n động mật độ trung bình các chi Biể u đồ 9. Biế n động mật độ trung bình các chi tảo ưu thế theo không gian ở vùng nuôi sáo tảo ưu thế theo thời gian ở vùng nuôi sáo khoanh khoanh đầm Sam - Chuồn đầm Sam - Chuồn 3.3. Quan hệ giữa đa dạng thành phần loài và mật độ tảo silic phù du với một số yếu tố môi trường Kết quả khảo sát bước đầu ghi nhận: - Về mối quan hệ giữa đa dạng thành phần loài với các yếu tố môi trường:
- 236 NGUYỄN TRẦN THẢO CHI – TÔN THẤT PHÁP + Theo không gian: độ mặn, độ trong, PO43- có mối tương quan thuận chặt với đa dạng thành phần loài với hệ số tương quan r lần lượt là 0,73; 0,77; 0,78 còn NO3- thể hiện mối tương quan nghịch chặt (r = -0,67). + Theo thời gian: độ mặn có mối tương quan thuận chặt với đa dạng thành phần loài (r = 0,86). + Các yếu tố mối trường còn lại chưa thể hiện rõ mối tương quan với đa dạng thành phần loài. Bên cạnh đó, đa dạng thành phần loài tảo silic ở vùng nuôi sáo khoanh đầm Sam - Chuồn còn bị hạn chế khá rõ bởi sự phát triển ưu trội của một số loài tảo giáp Gonyaulax, Alexandrium. - Về mối quan hệ giữa mật độ tảo với các yếu tố môi trường: + Theo không gian: độ mặn và độ trong có mối tương quan thuận với mật độ tảo. Trong đó, mật độ tương quan với độ mặn ở mức trung bình (r = 0,65) và tương quan chặt với độ trong (r = 0,71). + Các yếu tố mối trường còn lại chưa thể hiện rõ mối tương quan với mật độ tảo. Biểu đồ 10. Mối tương quan giữa số lượng loài Biểu đồ 11. Mối tương quan giữa mật độ tảo với với các muối dinh dưỡng N-NO3-, P-PO43- theo độ mặn và độ trong theo không gian không gian 4. KẾT LUẬN - Số lượng taxon tảo silic phù du có xu hướng giảm dần khi đi từ cửa biển vào trong lạch. Số lượng taxon trong vùng nuôi sáo khoanh thấp hơn ngoài lạch và càng gần bờ số lượng taxon càng giảm. Số lượng taxon trong ô nuôi luôn thấp hơn ngoài thủy đạo. Xét theo thời gian thấy rằng số lượng taxon các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa. Đa dạng thành phần loài giảm khi xuất hiện sự phát triển ưu thế của tảo giáp Gonyaulax, Alexandrium. - Mật độ tảo trung bình cao vào các tháng I, II, III, IV/2014 và thấp vào các tháng còn lại. Mật độ tảo được quyết định bởi các loài thuộc 4 chi: Thalassionema, Leptocylindrus, Chaetoceros, Pseudo-nitzschia. Mâ ̣t đô ̣ tảo ở ngoài lạch cao hơn vùng nuôi sáo khoanh, càng vào gần bờ mật độ tảo càng giảm và mật độ tảo trong ô nuôi thấp hơn ngoài thủy đạo. - Thành phần loài và mật độ tảo thể hiện mối quan hệ với yếu tố độ mặn, độ trong, N-NO3-, P-PO43-. Ngoài ra, sự đa dạng thành phần loài còn chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển ưu thế của tảo giáp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đoàn Thị Ngọc Anh (2013). Thành phần loài và mật độ tảo silic phù du ở đầm An Xuân, phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ Sinh ho ̣c, Trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m, Huế .
- BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ TẢO SILIC PHÙ DU... 237 [2] Nguyễn Thị Anh Đào (2010). Nghiên cứu mối quan hệ giữa thành phần loài và mật độ tảo silic phù du với một số yếu tố môi trường ở đầm Sam Chuồn, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt, Đà Lạt. [3] Đặng Thi ̣ Lê ̣ Xuân (2012). Nghiên cứu thành phầ n loài và mật độ tảo Silic phù du ở hạ lưu sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, Luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ Sinh ho ̣c, Trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m, Huế . Title: MODIFYING SPECIES COMPOSITION AND DENSITY OF PLANKTONIC DIATOM IN NET ENCLOSURE AQUACULTURE AREA IN SAM - CHUON LAGOON, TAM GIANG - CAU HAI LAGOON, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: Through observing process, 267 taxa planktonic diatoms in species and subspecies are listed. The researching result shows that planktonic diatoms species composition and density at “lach” (stream) is higher than those at net enclosure area. At the net enclosure area, the species composition and algae density decrease toward near the lagoon bank; the species composition and density in net enclosure “ponds” are lower than those in waterways. By the time, the species composition in dry season is higher than that rainy season, the high density are falled in January, February, March, April/2014. The algae destiny is decided by 4 dominated genus algaes: Thalassionema, Leptocylindrus, Chaetoceros, Pseudo-nitzschia. Besides that, species component and algae density also express the interrelation with some environment elements such as: the salty, water transparency, N-NO3-, P-PO43-. Key words: Planktonic diatoms, Sam - Chuon lagoon NGUYỄN TRẦN THẢO CHI Học viên Cao học, chuyên ngành Thực vật học, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0122 746 6667, Email: thaochi1890@gmail.com TÔN THẤT PHÁP Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thành phần loài tôm phân bố ở Thành Phố Cần Thơ
4 p | 327 | 42
-
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật không xương sống ở hồ Phú Ninh tỉnh Quảng Nam
0 p | 120 | 5
-
Biến động thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch trên cây hoa hồng ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
9 p | 66 | 5
-
Ứng dụng GIS thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2017 – 2019
11 p | 47 | 5
-
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố động vật đáy trong hệ sinh thái vùng biển Vũng Áng - Hà Tĩnh
9 p | 23 | 5
-
Thành phần loài và phân bố của rong biển trên các rạn san hô ở vịnh Nha Trang
10 p | 13 | 4
-
Đa dạng thành phần loài hải sản bắt gặp trong các nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh
11 p | 11 | 3
-
Đa dạng thành phần loài thực vật phù du khu vực bãi bồi ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
7 p | 8 | 3
-
Đa dạng thành phần loài họ cá mú (Serranidae) và ghi nhận bổ sung cho một số khu vực biển, đảo Việt Nam
10 p | 15 | 3
-
Thành phần loài và vai trò của động vật đáy trong nuôi trồng thủy sản vùng biển Kiên Giang
11 p | 17 | 3
-
Thành phần loài và sự phân bố của động vật nổi trong vuông tôm rừng ngập mặn tại Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
12 p | 11 | 3
-
Tương quan giữa sự thay đổi độ mặn và thành phần loài tảo giáp (Dinophyta) ở vùng cửa sông Mỹ Thanh, Sóc Trăng
9 p | 55 | 2
-
Thành phần loài tảo, vi khuẩn lam, chất lượng môi trường nước hồ Thiền Quang, thành phố Hà Nội năm 2010 và năm 2021-2022
8 p | 10 | 2
-
Biến động thành phần loài và mật độ trứng cá, cá con họ cá mối (Synodontidae) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam
8 p | 36 | 2
-
Thành phần loài cá rạn san hô vùng biển Việt Nam
6 p | 89 | 2
-
Thành phần loài và phân bố của rong biển ở vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên
12 p | 23 | 2
-
Thành phần loài và hoạt chất sinh học của hải miên ở vùng biển Nam Trung bộ, Việt Nam
9 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn