TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74A, Số 5, (2012), 141-150<br />
<br />
CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG CỦA FUCOIDAN VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM<br />
KHÁC ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ RONG MƠ (SARGASSUM) THỪA THIÊN HUẾ<br />
Trần Thị Văn Thi, Lê Trung Hiếu, Lê Thị Lành<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
Tóm tắt. Trong bài báo này, fucoidan cùng với các sản phẩm khác như alginate, laminaran,<br />
mannitol, các hợp chất màu chlorophyll, carotenoid đã được tách chiết từ rong mơ<br />
(Sargassum) và cấu tạo của chúng đã được xác nhận bằng UV-Vis, IR,<br />
<br />
13<br />
<br />
C-NMR. Các<br />
<br />
thông số chất lượng của fucoidan được xác định bằng phương pháp phenol-axit sulfurictrắc quang, Kjeldahl, F-AAS, ICP-MS, tạo dẫn xuất-GC-MS… đã cho thấy fucoidan đạt<br />
yêu cầu của sản phẩm thương mại.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Rong mơ (Sargassum) là một loài rong thuộc ngành rong nâu (Phaeophyta),<br />
sống tập trung ở vùng ven biển, tại các vùng có bãi đá ngầm. Thành phần chính của<br />
rong mơ là các polysaccaride (cellulose, alginate, laminaran, fucoidan) [2], ngoài ra còn<br />
có mannitol, gibberellin, cytokinin,… và nhiều loại vitamin.<br />
Việt Nam có bờ biển trải dài với nhiều bãi đá ngầm, thích hợp cho sự phát triển<br />
của nhiều loài rong, trong đó có rong mơ với trữ lượng đáng kể (khoảng 35000 tấn/năm<br />
[4]) và đa dạng về loài (khoảng 78 loài [4], [5]). Tuy nhiên, nguồn lợi này vẫn chưa<br />
được chú ý khai thác ở nước ta. Tại Thừa Thiên Huế, vẫn chưa có số liệu cụ thể đánh<br />
giá trữ lượng của rong mơ nhưng đã có một số tài liệu cho biết chúng tập trung nhiều tại<br />
vùng biển Lăng Cô [5].<br />
Nguồn lợi mà rong mơ đem lại cho thế giới rất lớn. Các sản phẩm truyền thống<br />
của nó là mannitol (35000 tấn/năm), alginate (hàng triệu tấn/năm) [1]. Trong khoảng<br />
chục năm gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện rong mơ có chứa một thành phần<br />
quan trọng khác, đó chính là fucoidan với những hoạt tính sinh học quí giá như chống<br />
đông cục máu, kháng khuẩn, kháng virut (kể cả virut HIV), chống nghẽn tĩnh mạch, chống<br />
ung thư,... [6]. Fucoidan là một polysaccaride sulfat phân cực, có thành phần chính là L – fucose, thường chứa nhóm sulfat ở vị trí 2 hoặc 4. Ngoài ra, còn chứa một lượng<br />
nhỏ các đường đơn như galactose, xylose, mannose,…và axit guluconic.<br />
<br />
<br />
<br />
Công trình được hoàn thành với sự tài trợ về kinh phí của Đề tài khoa học công nghệ trọng điểm của Bộ<br />
Giáo dục và Đào tạo.<br />
141<br />
<br />
142<br />
<br />
Các thông số chất lượng của fucoidan và một số sản phẩm khác…<br />
<br />
Hiện nay, trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu<br />
tách chiết riêng lẻ alginate, fucoidan, mannitol. Tuy nhiên, chưa có công bố nào về việc<br />
xây dựng qui trình tách chiết đồng thời các sản phẩm có giá trị trong rong mơ. Nghiên<br />
cứu của chúng tôi hướng đến mục tiêu này.<br />
2. Thực nghiệm<br />
2.1. Thu và xử lý mẫu rong mơ<br />
Bốn loài rong mơ được thu hái vào thời vụ đầu tháng 5/2006, tháng 5/2008 và<br />
tháng 5/2009 ở vùng biển Lăng Cô – Thừa Thiên Huế. Mẫu rong sau khi thu hái về<br />
được phân loại, rửa sạch bằng nước máy, đem phơi khô rồi sấy khô ở 600C trong 3 giờ,<br />
giã vụn và bảo quản. Các mẫu rong được định danh tại Khoa Sinh học – Trường Đại<br />
học Khoa học Huế, gồm 4 loài sau:<br />
- Mẫu A: loài Sargassum henslowianum C. Ag. Ex J. Ag (Rong mơ Henslow)<br />
- Mẫu B: loài Sargassum heterocystum Mont (Rong mơ dị nang)<br />
- Mẫu C: loài Sargassum gracile J. Ag (Rong mơ mịn)<br />
- Mẫu D: loài Sargassum polycystum C. Ag (Rong mơ nhiều phao)<br />
Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu một mẫu hỗn hợp (không phân loài).<br />
2.2. Tiến hành tách chiết và tinh chế các hợp chất có trong rong mơ<br />
Qui trình tách chiết fucoidan và các hợp chất khác trong rong mơ được tiến hành<br />
qua các giai đoạn sau:<br />
2.2.1. Tách mannitol, chất màu chlorophyll, carotenoid và các chất ít phân cực<br />
khác:<br />
Dung môi được sử dụng cho giai đoạn này là cồn 960. Sau đó, tiến hành chưng<br />
cất thu hồi cồn để tái sử dụng.<br />
Tiến hành tách mannitol thô, tinh chế bằng cách kết tinh lại và kết tinh phân<br />
đoạn nhiều lần để loại chất màu và muối ăn.<br />
Tinh chế chất màu bằng ete petrol, sử dụng sắc ký cột dùng hệ dung môi<br />
cloroform/metanol với các tỷ lệ khác nhau để phân lập thành hỗn hợp các chlorophyll<br />
và hỗn hợp các carotenoid.<br />
2.2.2. Chiết tổng fucoidan, laminaran và alginate theo thứ tự bằng các dung môi<br />
phân cực khác nhau<br />
- Dung dịch NaCl 0,05 M, nhiệt độ 80-85 0C<br />
- Dung dịch HCl 0,01 M, nhiệt độ phòng<br />
- Dung môi Na2CO3 3 %, nhiệt độ 70-75 0C<br />
<br />
TRẦN THỊ VĂN THI, LÊ TRUNG HIẾU, LÊ THỊ LÀNH<br />
<br />
143<br />
<br />
2.2.3. Tách alginate ra khỏi dịch chiết chứa fucoidan, laminaran và thu hồi<br />
alginate<br />
- Đối với dịch chiết NaCl và HCl: dùng tác nhân là muối CaCl2 để tạo kết tủa<br />
Ca-alginate<br />
- Đối với dịch chiết Na2CO3: tách alginate ra khỏi dịch chiết dưới dạng kết tủa<br />
axit alginic<br />
- Chuyển aginate về dạng Na-alginate bằng tác nhân Na2CO3 2,1% và tinh chế<br />
2.2.4. Kết tủa fucoidan và laminaran bằng C2H5OH 960: Sử dụng cồn 960 để kết<br />
tủa laminaran và fucoidan từ dịch chiết, lọc lấy kết tủa, sau đó hòa tan kết tủa bằng<br />
nước cất<br />
2.2.5. Kết tủa fucoidan bằng CTAB 3%: Cho từ từ CTAB 3% và dịch chứa<br />
laminaran và fucoidan để kết tủa fucoidan dưới dạng CTAB-fucoidan. Lọc lấy kết tủa<br />
và thu dịch chứa laminaran<br />
2.2.6. Thu hồi laminaran từ dịch chiết và tinh chế: Sử dụng C2H5OH 960 để kết<br />
tủa laminaran rồi tinh chế bằng cách thẩm tách<br />
2.2.7. Chuyển kết tủa CTAB-fucoidan sang Na-fucoidan và tinh chế sản phẩm:<br />
Sử dụng dung dịch NaCl 3 M để chuyển fucoidan về dạng Na-fucoidan. Sau đó tinh chế<br />
sản phẩm bằng cách thẩm tách.<br />
2.3. Định tính các sản phẩm thu được bằng các phương pháp phổ<br />
- Phổ UV-Vis được ghi trên máy UV-Vis (T800).<br />
- Phổ IR được ghi trên máy Shimadzu FT-IR 8010 M<br />
- Phổ<br />
môi là D2O<br />
<br />
13<br />
<br />
C-NMR được ghi trên máy Bruker Advance 500-NMR ở 3430C, dung<br />
<br />
2.4. Xác định các chỉ tiêu đặc trưng cho thông số chất lượng của fucoidan<br />
2.4.1. Xác định hàm lượng sulfate của fucoidan bằng phương pháp khối lượng:<br />
Sử dụng tác nhân BaCl2 0,1 M để tạo kết tủa BaSO4 với sản phẩm đã thủy phân của<br />
fucoidan. Sau đó định lượng BaSO4 rồi suy ra hàm lượng sulfate có trong mẫu<br />
2.4.2. Xác định tổng carbohydrate trong fucoidan theo phương pháp phenolsulfuric [5]<br />
2.4.2.1. Xây dựng đường chuẩn<br />
- Cân chính xác 0,1000 gam D-Glucose cho vào bình định mức 100 ml rồi định<br />
mức bằng nước cất, nồng độ D-Glucose là 1 mg/ml (1000 g/ml).<br />
- Lấy 50 ml dung dịch trên pha thành 500 ml, nồng độ D-Glucose là 100 g/l.<br />
- Lần lượt lấy 0; 25; 50; 75; 100 ml dung dịch Glucose trên pha thành 100 ml,<br />
<br />
144<br />
<br />
Các thông số chất lượng của fucoidan và một số sản phẩm khác…<br />
<br />
thu được dãy dung dịch D-Glucose có nồng độ là 0; 25; 50; 75; 100 g/ml.<br />
- Mỗi mẫu lấy 1 ml cho vào ống nghiệm có nút đậy, thêm vào mỗi ống nghiệm 1<br />
ml dung dịch phenol 5%, 5 ml H2SO4 đậm đặc, lắc đều các ống nghiệm.<br />
- Đặt các ống nghiệm vào cốc nước sôi 2 phút rồi làm lạnh ở nhiệt độ phòng 30 phút.<br />
- Đo độ hấp thụ quang của các dung dịch này ở bước sóng 490 nm, ta thu được<br />
các giá trị A1, A2, A3, A4, A5.<br />
- Từ kết quả thu được, ta xây dựng đường chuẩn.<br />
2.4.2.2. Đo mẫu thực<br />
- Cân chính xác 0,2500 gam fucoidan thành phẩm hòa tan và định mức thành 25<br />
ml bằng nước cất, nồng độ fucoidan là 10 mg/ml (10000 g/ml).<br />
- Lấy 0,75 ml dung dịch trên pha thành 100 ml, nồng độ 75 g/ml.<br />
- Lấy 1 ml dung dịch trên cho vào ống nghiệm có nút đậy, thêm 1 ml dung dịch<br />
phenol 5%, 5 ml H2SO4 đậm đặc, lắc đều ống nghiệm. Đặt ống nghiệm vào cốc nước sôi<br />
2 phút rồi làm lạnh ở nhiệt độ phòng 30 phút.<br />
- Đo mật độ quang của dung dịch này ở bước sóng 490 nm. Dựa vào phương<br />
trình đường chuẩn, suy ra tổng carbohydrat có trong mỗi mẫu fucoidan hoặc alginate<br />
hay laminaran.<br />
2.4.3. Xác định hàm lượng protein trong sản phẩm fucoidan: Sử dụng phương<br />
pháp Kjehdal để xác định hàm lượng nitơ, từ đó suy ra hàm lượng protein có trong mẫu<br />
thông qua biểu thức liên hệ giữa hàm lượng nitơ và protein (% protein = % N x 6,25<br />
[5]).<br />
2.4.4. Xác định hàm lượng kim loại trong sản phẩm fucoidan<br />
Xác định hàm lượng các kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ ngọn<br />
lửa (F-AAS) và phương pháp khối phổ plasma cao tần cảm ứng (ICP-MS) tại phòng thí<br />
nghiệm Vật liệu, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội và được<br />
xác định đối chứng tại Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng 2, Đà Nẵng.<br />
2.4.5. Xác định thành phần monosaccharide của fucoidan bằng phương pháp<br />
tạo dẫn xuất và ghi GC-MS [9]<br />
2.4.5.1. Nguyên tắc: Thủy phân fucoidan thành các monosaccharide, chuyển các<br />
monosaccharide sang dẫn xuất alditol acetate, rồi định tính và định lượng bằng GC–MS.<br />
2.4.5.2. Tiến hành<br />
- Thủy phân fucoidan: Mẫu fucoidan khô (2 mg) cho vào ống nghiệm có nút vặn,<br />
thêm vào 0,2 mg inositol, 3 ml acid trifloroacetic 2 M, tiến hành thủy phân trong 2 giờ ở<br />
120oC. Cho bay hơi đến khô trong dòng khí nitơ ở nhiệt độ 40oC rồi thêm 5 ml MeOH<br />
<br />
TRẦN THỊ VĂN THI, LÊ TRUNG HIẾU, LÊ THỊ LÀNH<br />
<br />
145<br />
<br />
cho bay hơi, lặp lại hai lần.<br />
- Khử sản phẩm thủy phân của fucoidan: Cho vào ống nghiệm có chứa sản phẩm<br />
fucoidan đã thủy phân, 3 ml NaBH4 0,25 M vừa pha trong NH4OH 1 M rồi để yên 30<br />
phút ở 20oC. Thêm vào hỗn hợp phản ứng 5 ml acid acetic 10% trong MeOH, cho bay<br />
hơi đến khô, lặp lại hai lần. Cho vào ống nghiệm 5 ml MeOH, bay hơi đến khô, lặp lại<br />
hai lần.<br />
- Acetyl hóa sản phẩm khử: Cho vào ống nghiệm trên 2 ml dung dịch anhydride<br />
acetic:pyridin = 1:1 (v/v) ở 100oC trong 20 phút. Cho bay hơi hỗn hợp phản ứng, thêm<br />
vào 5 ml toluene, cho bay hơi đến khô, lặp lại hai lần.<br />
- Chiết sản phẩm đã acetyl hóa bằng etyl acetate.<br />
- Xác định thành phần đường bằng GC–MS trên máy Gas Chromatograph Mass<br />
Spectrometer Shimadzu GCMS–QP 2010 với cột DB-5 tại Trung tâm kiểm nghiệm<br />
Thuốc-Thực phẩm-Mỹ phẩm Huế. Chương trình nhiệt độ là: 65oC, giữ 1 phút, tăng đến<br />
250oC với tốc độ gia nhiệt là 8oC/phút, giữ 10 phút, tổng thời gian ghi là 34 phút/mẫu..<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Hàm lượng các hợp chất tách được từ các loài rong khác nhau<br />
Hàm lượng các sản phẩm đã tách ra từ các loài rong được trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Hàm lượng các hợp chất tách chiết được từ các loài rong mơ Thừa Thiên Huế<br />
<br />
Các<br />
Hàm lượng các hợp chất (%)<br />
mẫu<br />
rong Chlorophyll Carotenoid Mannitol Laminaran Alginate<br />
<br />
Fucoidan<br />
<br />
A<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
5,56<br />
<br />
3,72-3,85<br />
<br />
21,22-21,99<br />
<br />
5,36-5,44<br />
<br />
B<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
8,94<br />
<br />
3,76-3,81<br />
<br />
23,68-25,49<br />
<br />
6,97-6,99<br />
<br />
C<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
12,66<br />
<br />
4,15-4,26<br />
<br />
16,84-18,04<br />
<br />
7,57-7,79<br />
<br />
D<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
9,47<br />
<br />
4,27-4,42<br />
<br />
35,15-41,61<br />
<br />
8,36-8,43<br />
<br />
Hỗn<br />
hợp<br />
<br />
0,32<br />
<br />
1,23<br />
<br />
11,84<br />
<br />
3,78-3,95<br />
<br />
28,89-30,03<br />
<br />
6,79-6,97<br />
<br />
Ghi chú: (-): không khảo sát.<br />
<br />
Hàm lượng mannitol trong các mẫu rong nghiên cứu tương đối cao so với các tài<br />
liệu tham khảo, cao nhất là mẫu C (12,66%). Hàm lượng alginate dao động trong<br />
khoảng 16,84-41,63% so với nguyên liệu khô, trong đó cao nhất là loài D (Sargassum<br />
polycystum C. Ag.) (41,63%), cao hơn so với kết quả mà các tác giả khác đã công bố<br />
trước đây [4]. Hàm lượng fucoidan trong các mẫu rong dao động trong khoảng 5,368,43%, cao nhất cũng là mẫu D (8,43%). Hàm lượng laminaran thấp hơn so với các tài<br />
liệu tham khảo (3,72-4,42%) [2].<br />
<br />