GROUP HỌC Y CÙNG DANH
ĐÁP ÁN
TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP VI SINH 2025
TẬP 1
(Lưu hành nội bộ)
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, mọi sai sót mong được lượng giá bỏ qua.
Năm học 2024-2025
1
MỤC LỤC
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VI KHUẨN - VIRUS...........................................................................3
BÀI 2: ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VỚI NHIỄM TRÙNG; KHÁNG NGUYÊN - KHÁNG
THỂ........................................................................................................................................... 8
BÀI 3: KHÁNG SINH VỚI VI KHUẨN - THUỐC KHÁNG VIRUS.............................. 11
BÀI 4: PSEUDOMONAS AERUGINOSA (TRỰC KHUẨN MỦ XANH).......................14
BÀI 5: CHLAMYDIA SPP.................................................................................................... 18
BÀI 6: STAPHYLOCOCCI - STREPTOCOCCI (CẦU KHUẨN GÂY BỆNH).............20
BÀI 7: NEISSERIA GONORRHOEAE (LẬU MÔ CẦU) - NEISSERIA
MENINGITIDIS (NÃO MÔ CẦU)...................................................................................... 23
BÀI 8: ENTEROBACTERIALES (VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT)................................... 26
BÀI 9: CAMPYLOBACTER JEJUNI - VIBRIO CHOLERAE (PHẨY KHUẨN TẢ) -
HELICOBACTER PYLORI.................................................................................................28
BÀI 10: CÁC VI KHUẨN KỴ KHÍ SINH NHA BÀO....................................................... 33
BÀI 11: CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE (VI KHUẨN GÂY BỆNH BẠCH
HẦU)........................................................................................................................................37
BÀI 12: BORDETELLA PERTUSSIS (VI KHUẨN GÂY BỆNH HO GÀ).....................40
BÀI 13: HAEMOPHILUS INFLUENZAE..........................................................................42
2
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VI KHUẨN - VIRUS
Câu 1: Thành phần nào sau đây chỉ có ở vi khuẩn Gram dương?
A. Peptidoglycan. B. Lông. C. Teichoic acid D. Diaminopimelic acid.
Câu 2: Chất nào sau đây giúp vi khuẩn ở dạng nha bào có khả năng đề kháng với nhiệt độ?
A. Mycolic acid. B. Calcium dipicolinate.
C. Polysaccharide. D. Lipid A.
Câu 3. Chủng Escherichia coli đột biến không thể tăng trưởng lâu dài ở môi trường có chứa
đường, muối khoáng, ammonium chloride. Tuy nhiên nó có thể tăng trưởng nếu trong môi
trường này có thêm chất methionine. Chất methionine được gọi là:
A. Nguồn sulfur. B. Yếu tố tăng trưởng.
C. Nguồn tăng trưởng. D. Nguồn nitrogen
Câu 4:. Sự đề kháng cao với nhiệt độ của trực khuẩn sinh nha bào là do nó tồn tại ở trạng thái
khô và có một lượng lớn chất:
A. Acid Diaminopimelic. B. Calcium dipicolinate.
C. Lipid A D. Acid D-Glutamic
Câu 5: Ngoại độc tố của vi khuẩn có đặc điểm sau:
A. Có thể điều chế thành kháng độc tố.
B. Chỉ có ở vi khuẩn Gram (+)
C. Bản chất là lipid.
D. Dễ bị hủy bởi nhiệt.
Câu 6: Cấu trúc cơ bản của virus gồm:
A. ADN và capsid. B. Lõi acid nucleic và vỏ protein.
C. Capsid và vỏ bao. D. Nhân, capsid và màng bào tương
Câu 7: Cách thức xâm nhập của virus vào tế bào ký chủ [Chọn câu SAI]:
A. Bám lên màng tế bào ký chủ nhờ thụ thể cảm thụ.
B. Nhờ enzym của vi-rút giúp chúng khuếch tán vào bên trong tế bào.
C. Xâm nhập vào tế bào ký chủ nhờ cơ chế ẩm bào.
D. Phóng thích vật chất di truyền DNA/ RNA vào tế bào ký chủ.
Câu 8: Về tính chất của virus có cấu trúc vỏ capsid hình xoắn ốc, câu nào sau đây ÐÚNG?
A. Tất cả virus có vỏ capsid xoắn ốc đều được xếp loại trong cùng một họ.
B. Cấu trúc vỏ capsid xoắn ốc được tìm thấy đầu tiên ở virus DNA
C. Tất cả virus có vỏ capsid xoắn ốc đều có vỏ bọc.
D. Vỏ capsid xoắn ốc không chứa lõi acid nucleic thường được tạo ra tế bào bị nhiễm
virus..
Câu 9: Về hiện tượng hủy hoại tế bào do virus gây ra, câu nào sau đây ÐÚNG khi nói về sự thay
đổi của tế bào khi nhiễm virus?
A. Là một đặc trưng của bệnh nhiễm trùng do virus.
B. Rất hiếm khi tế bào bị chết.
C. Có thể thành lập tế bào khổng lồ.
D. Chỉ có thể thấy được hình ảnh này qua kính hiển vi điện tử.
Câu 10: Có thể dùng những phương pháp sau đây để xác định mầm bệnh là virus, NGOẠI
TRỪ:
A. Nuôi cấy trong môi trường thạch máu.
B. Thử nghiệm ngăn ngưng kết hồng cầu.
C. Thử nghiệm PCR.
D. Thử nghiệm ELISA.
Câu 11: Về đặc trưng của lõi acid nucleic virus, câu nào sau đây ÐÚNG?
A. Virus chứa cả hai loại DNA và RNA.
3
B. Vài loại virus có cấu trúc lõi là các đoạn gene..
C. Acid nucleic tinh chế của bất kỳ loại virus nào cũng có khả năng gây bệnh.
D. Kích thước bộ gene của các virus gây bệnh cho người đều tương tự nhau.
Câu 12: Về sự sinh sản của virus, NGOẠI TRỪ?
A. Virus bám lên bề mặt tế bào ký chủ tại thụ thể thích hợp.
B. Thời gian sao chép cần thiết cho một chu kỳ tăng trưởng của virus từ 1 – 5 phút.
C. Virus sao chép bên trong tế bào
D. Virus hoàn chỉnh giải phóng ra khỏi tế bào bằng cách nảy chồi .
Câu 13: Có thể dùng những phương pháp sau đây để xác định mầm bệnh là virus, NGOẠI
TRỪ:
A. Nuôi cấy virus trong phôi gà, tế bào Hela
B. Phản ứng ngưng kết hạt (latex)
C. Phương pháp Real time PCR
D. Phương pháp lai huỳnh quang
Câu 14: Về tính chất của virus có cấu trúc vỏ capsid hình xoắn ốc, câu nào sau đây ÐÚNG?
A. Tất cả virus có vỏ capsid xoắn ốc đều được xếp loại trong cùng một họ.
B. Cấu trúc vỏ capsid xoắn ốc được tìm thấy đầu tiên ở virus DNA
C. Tất cả virus có vỏ capsid xoắn ốc đều có vỏ bọc.
D. Giữ ổn định hình thái và kích thước virus.
Câu 15: Đặc điểm sinh học của lõi acid nucleic của virus, chọn câu ĐÚNG:
A. Virus chứa cả 2 loại DNA và RNA.
B. Chiếm 5% trọng lượng của virus.
C. Acid nucleic quyết định kháng nguyên đặc hiệu của virus.
D. Kích thước bộ gene của các virus gây bệnh cho người đều tương tự nhau
Câu 16: Virus gây bệnh nào có cấu trúc hình xoắn ốc?
A. Cúm B. Bại liệt C. Dại D. Quai bị
Câu 17: Capsule của vi khuẩn cấu tạo từ:
A. Polysaccharide B. Phospholipid C. Peptidoglycan D. Lipoprotein
Câu 18: Hình dưới đây cho thấy được cấu trúc vách tế bào của 1 nhóm vi khuẩn, đó là nhóm vi
khuẩn nào?
A. Vi khuẩn gram (+) B. Vi khuẩn gram (-)
C. Vi khuẩn kháng acid-cồn D. Vi khuẩn không điển hình
Câu 19: Hình dưới đây cho thấy được cấu trúc vách tế bào của 1 nhóm vi khuẩn, đó là nhóm vi
khuẩn nào?
4
A. Vi khuẩn gram (+) B. Vi khuẩn gram (-)
C. Vi khuẩn kháng acid-cồn D. Vi khuẩn không điển hình
Câu 20: Hình dưới đây cho thấy được cấu trúc vách tế bào của 1 nhóm vi khuẩn, đó là nhóm vi
khuẩn nào?
A. Vi khuẩn gram (+) B. Vi khuẩn gram (-)
C. Vi khuẩn kháng acid-cồn D. Vi khuẩn không điển hình
Câu 21: Trong giai đoạn bào tử, phức hợp acid dipicolinic-calcium:
A. Tác động làm nước trong bào tử ở trạng thái liên kết.
B. Ngăn chặn sự biến tính của protein.
C. Ổn định thành phần acid nucleic của bào tử.
D. Bất hoạt enzym
Câu 22: Ribosome có tiểu đơn vị bé và tiểu đơn vị lớn của E.coli:
A. 50S và 70S B. 70S và 80S C. 30S và 50S D. 30S và 80S
Câu 23: Về vi sinh vật, câu nào sau đây SAI:
A. Các vi sinh vật có cấu tạo rất đơn giản
B. Được chia thành 2 nhóm là vi khuẩn và virus
C. Thường phải sử dụng kính hiển vi để quan sát
D. Là những sinh vật có kích thước nhỏ
Câu 24: Các hình dạng cơ bản của vi khuẩn là:
A. Hình thẳng, hình cong, hình xoắn
B. Hình tròn, hình thẳng, hình cong
C. Hình cầu, hình que, hình cong
D. Hình cầu, hình trụ, hình cầu dục
Câu 25: Đơn vị thường dùng đo kích thước virus là:
A. Milimet (mm) B. Micromet (μm) C. Picomet (pm) D. Nanomet (nm)
Câu 26: Chọn câu SAI, về điều kiện môi trường giúp vi khuẩn phát triển và sinh trưởng:
A. Nhiệt độ B. Ánh sáng C. pH D. Oxy
Câu 27: Chọn câu SAI, về đặc tính của vỏ vi khuẩn:
A. Giúp vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào
5