Đề bài: Cảm nhận về hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong truyện Rừng xà nu của <br />
Nguyễn Trung Thành<br />
<br />
Bài Làm<br />
<br />
Tây Nguyên từ lâu đã trở thành một nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu nghệ sĩ sáng tạo <br />
cho nghệ thuật. Trong số đó có tác giả Nguyễn Trung Thành đã mang tới cho chúng ta tác <br />
phẩm cây xà nu để chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của Tây Nguyên, cụ thể là những <br />
nét đẹp về thiên nhiên và con người. Trong tác phẩm này, nổi bật nhất vẫn là phẩm chất <br />
của Tnú, tiêu biểu nhất là đôi bàn tay của anh.<br />
<br />
Có thể nói, hình ảnh đôi bàn tay Tnú mang tới cho người đọc một ấn tượng rất lớn, không <br />
những thế, nó còn mang ý đồ nghệ thuật của tác giả muốn gửi gắm qua đó. Đó là một <br />
hình ảnh thực sự đẹp. Đôi bàn tay ấy cũng có một cuộc đời, cuộc đời ấy giống như cả <br />
cuộc đời của Tnú vậy. Cũng có những lúc anh hùng nhưng cũng phải chịu nhiều đau <br />
thương mất mát. Thế nhưng cho tới cuối cùng thì bàn tay ấy cũng giết chết biết bao nhiêu <br />
kẻ thù đê báo thù cho tất cả những đau thương mà nó cũng như chủ nhân của nó phải <br />
chịu.<br />
<br />
Bàn tay ấy đầu tiên đã cùng Mai học chữ trong rừng, bàn tay ấy nhanh nhẹn cầm những <br />
bức thư liên lạc để vượt qua mọi gian nan thử thách với những vòng vay của giặc để <br />
mang tới cho những người cán bộ ở trong rừng. Qua đây chúng ta có thể thấy được hình <br />
ảnh đôi bàn tay ấy thật đẹp, nhỏ nhắn đáng yêu nhưng cũng không kém phần dũng cảm.<br />
<br />
Bàn tay ấy còn gan góc cầm đá đập vào đầu của Tnú khi học không học được, cứ mỗi lần <br />
học chữ này lại quên chữ kia. Chính hình ảnh bàn tay ấy đã làm nổi bật lên hình ảnh <br />
người anh hùng Tây Nguyên ngay từ lúc còn bé đã mang tới một tư tưởng lớn và khi <br />
không học được chữ thì lại sợ rằng mình không thể giúp ích cho đất nước cho nên mới <br />
dùng chính bàn tay của mình để trừng trị mình.<br />
<br />
Không những thế, đôi bàn tay ấy còn mang một vẻ đẹp lớn đó là vẻ đẹp của sự gan dạ <br />
nữa. Chính đôi bàn tay ấy vạch rừng vượt thời gian để mang thư mật tới cho những <br />
người cộng sản và ngay cả khi bị bắt thì đôi bàn tay đó cũng không ngần ngại chỉ thẳng <br />
vào bụng mà nói “cộng sản ở đây này”.<br />
<br />
Mặc cho những lần chỉ tay ấy lại chằng chịt vết dao chém. Có thể nói vẻ đẹp của Tnú <br />
qua đôi bàn tay đó lại được hiện lên rất kiên cường, đó là vẻ đẹp của sự gan góc, quả <br />
cảm không hề sợ những tên giặc trước mặt mình.<br />
<br />
Và bàn tay đó khi lớn lên còn cầm cả tay Mai để hẹn hò. Đó chính là bàn tay dịu dàng, ấm <br />
áp dắt Mai đi tới những hạnh phúc và yêu thương.<br />
<br />
Cái đêm mẹ con Mai bị tra tấn cho tới chết thì chính bàn tay ấy cũng là cánh tay đỡ lấy vợ <br />
mình, có thể nói đó là một cánh tay vững chãi và đầy sự yêu thương.<br />
<br />
Và khi bị bọn giặc bắt, chúng bỏ giẻ vào bàn tay ấy tẩm nhựa xà nu mà đốt cháy cả mười <br />
đầu ngón tay bốc lên giống như ngọn đuốc. Đây chính là hình ảnh đau thương nhưng lại <br />
đẹp nhất trong cuộc đời. Nó đẹp bởi nó chịu nhiều thương đau nhưng không bao giờ chết, <br />
không bao giờ chịu khuất phục.<br />
<br />
Bàn tay ấy tuy không còn nguyên vẹn nữa nhưng nó còn đẹp hơn bởi vì bàn tay ấy cho tới <br />
sau này vẫn có thể cầm chắc tay súng và giết chết biết bao nhiêu quân giặc và cũng chính <br />
bàn tay đó đã giết chết thằng Dục để báo thù cho mẹ con Mai.<br />
<br />
Như vậy, qua đây chúng ta có thể thấy được hình ảnh đôi bàn tay của Tnú là một chi tiết <br />
nghệ thuật thực sự đặc sắc. Có thể thấy rằng bàn tay ấy cũng có cả một cuộc đời như <br />
Tnú vậy: hiền lành, gan dạ, biết yêu thương,, chịu nhiều đau thương và rồi cuối cùng nó <br />
vẫn hoạt động như một đôi bàn tay bình thường. Bàn tay ấy không chỉ giết giặc mà còn <br />
để đưa cơm cho cán bộ và cũng là bàn tay yêu thương dắt Mai đi tới bến bờ hạnh phúc <br />
của tình yêu.<br />