intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩn thận khi trẻ nôn ói bất thường

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

84
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trào ngược dạ dày - thực quản là nguyên nhân gây ra tình trạng nôn, trớ ở trẻ, thường gặp ở trẻ còn đang bú mẹ. Không nên chủ quan khi trẻ nôn, trớ Bác sĩ Bùi Thu Hương, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết trào ngược dạ dày - thực quản (TNDDTQ) là hiện tượng tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa còn non nớt. Từ 12 đến 18 tháng trở đi, đa phần trẻ sẽ tự ổn định mà không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩn thận khi trẻ nôn ói bất thường

  1. Cẩn thận khi trẻ nôn ói bất thường Trào ngược dạ dày - thực quản là nguyên nhân gây ra tình trạng nôn, trớ ở trẻ, thường gặp ở trẻ còn đang bú mẹ. Không nên chủ quan khi trẻ nôn, trớ Bác sĩ Bùi Thu Hương, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết trào ngược dạ dày - thực quản (TNDDTQ) là hiện tượng tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa còn non nớt. Từ 12 đến 18 tháng trở đi, đa phần trẻ sẽ tự ổn định mà không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc kỹ có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bé C., 6 tháng tuổi, ở Hoài Đức (Hà Nội) thường xuyên nôn, trớ sau khi ăn. Dù ăn sữa hay ăn bột, bé đều nôn ra hết, có ngày bé trớ đến 4 - 5 lần. Đã 6 tháng tuổi mà bé mới chỉ nặng 6 kg. Đi khám, bé được các bác sĩ chẩn đoán là bị TNDDTQ. Theo bác sĩ Phan Thị Hiền, phụ trách đơn vị nội soi, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, những trường hợp như bé C. không phải là hiếm. Rất nhiều bà mẹ cho rằng trẻ nôn, trớ là chuyện bình thường nên chủ quan, không đưa trẻ đi khám. Bác sĩ Hiền cho biết, thông thường trong quá trình nuốt, cơ thắt thực quản dưới (là phần cuối cùng của thực quản tiếp nối với dạ dày) mở ra để thức ăn đi từ thực quản đến dạ dày và đóng lại sau khi nuốt để tránh thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Ở những người bình thường, cơ thắt thực quản dưới có thể giãn nở khoảng dưới 5 giây sau khi nuốt tạo nên biểu hiện
  2. ợ sau khi ăn. Đó là đợt trào ngược dạ dày thực quản sinh lý. Do ở trẻ nhỏ, áp lực cơ thắt thực quản dưới thấp nên thường gây ra hiện tượng trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Khi trẻ ở độ tuổi biết đi (12 - 18 tháng tuổi), cơ chế chống trào ngược mới hoàn thiện dần. Vì vậy, nếu trẻ vẫn tăng cân tốt, ăn ngủ bình thường thì đó chỉ là TNDDTQ sinh lý, sẽ tự ổn định khi trẻ 1 tuổi mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ có kèm theo các dấu hiệu như trẻ nuốt đau, nuốt khó hoặc trẻ khóc khi ăn, quấy khóc liên tục mà không thể dỗ được, trẻ ngủ không yên giấc, chậm tăng cân thì có thể là dấu hiệu của TNDDTQ bệnh lý. Ngoài ra nếu trẻ không nôn trớ nhưng lại có các biểu hiện như viêm đường hô hấp tái diễn, sâu răng, hơi thở hôi cũng là những biểu hiện gợi ý của TNDDTQ, cần đưa đến bác sĩ để điều trị. Hình minh họa Không để trẻ nằm ngay sau khi ăn
  3. Theo bác sĩ Hiền, đa phần hiện tượng TNDDTQ gặp ở trẻ nhỏ là sinh lý, chỉ cần lưu ý đến các chăm sóc cho trẻ là có thể làm giảm được các triệu chứng. Các bác sĩ khuyến cáo không nên để trẻ nằm ngay sau khi ăn. Nên đặt trẻ với tư thế nằm ngửa, nghiêng trái, đầu cao 30 độ so với mặt giường. Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, tránh các nguyên nhân chèn ép ổ bụng như bỉm, quần áo, các đai buộc quá chặt. Tăng độ quánh của thức ăn, chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa, hạn chế ăn về đêm, sau khi bú xong, cha mẹ có thể vỗ đằng sau lưng cho trẻ ợ hơi để hạn chế trào ngược. Trẻ cũng cần tránh các thức ăn như chocolate, bạc hà, cam thảo, đồ uống có ga…. Các bà mẹ cần chú ý rằng TNDDTQ bệnh lý có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm loét thực quản, hẹp thực quản… Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu nôn trớ kéo dài tái diễn hoặc cấp tính, nên đi khám để xác định TNĐTQ sinh lý hay bệnh lý để có phương pháp điều trị thích hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2