intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm đo lường cảm biến: Đo vị trí, dịch chuyển

Chia sẻ: Phạm Tới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

379
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu hỏi trắc nghiệm đo lường cảm biến: Đo vị trí, dịch chuyển bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm của chương đo vị trí, dịch chuyên thuộc môn học đo lường cảm biến nhằm giúp sinh viên cũng cố lại các kiến thức được học về đo vị trí và dịch chuyển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm đo lường cảm biến: Đo vị trí, dịch chuyển

  1. Chương 3: ĐO VỊ TRÍ, DỊCH CHUYỂN 1. Trong điện thế kế đo dịch chuyển có con chạy chuyển động thẳng phương trình chuyển đổi là một hàm số có tính chất: a/ Tuyến tính b/ Phi tuyến c/ Hàm mũ d/ Bậc hai 2. Điện thế kế đo dịch chuyển được phân loại thuộc loại cảm biến nào a/ Tích cực b/ Thụ động c/ Số d/ Rời rạc 3. Vì sao khi đo kích thước và dịch chuyển bằng cảm biến biến trở người ta thường phân cực cho cảm biến với dòng điện rất nhỏ. a/ Vì dòng điện lớn gây sai số lớn b/ Vì kích thước dây quấn biến trở thường rất nhỏ c/ Vì biến trở có giá trị rất nhỏ d/ Vì quan hệ điện trở – điện áp là tuyến tính khi dòng điện nhỏ 4. Cảm biến đo dịch chuyển dùng điện dung dựa vào nguyên lý: a/ Điện dung thay đổi do điện áp giữa 2 bản cực thay đổi b/ Điện dung thay đổi do điện trường giữa 2 bản cực thay đổi c/ Điện dung thay đổi do vị trí giữa 2 bản cực thay đổi d/ Điện dung thay đổi do dòng điện giữa 2 bản cực thay đổi 5. Cảm biến đo dịch chuyển dùng điện dung theo nguyên lý tiết diện thực thay đổi là do: a/ Hai bản cực dịch chuyển theo hướng vuông góc với bản cực b/ Hai bản cực dịch chuyển theo hướng song song với bản cực c/ Lớp điện môi giữa hai bản cực dịch chuyển d/ Tổn hao điện môi giữa hai bản cực thay đổi 6. Cảm biến đo dịch chuyển dùng điện dung được phân loại thuộc loại cảm biến nào a/ Số b/ Rời rạc c/ Tích cực d/ Thụ động 7. Cảm biến đo dịch chuyển dùng điện dung theo nguyên lý khoảng cách hai bản cực thay đổi có phương trình chuyển đổi là hàm số có dạng: a/ Tuyến tính b/ Hàm mũ c/ Phân số d/ Bậc hai 8. Phương trình chuyển đổi của cảm biến đo dịch chuyển dùng điện dung dựa trên nguyên lý khoảng cách hai bản cực thay đổi có dạng nào (với S: tiết diện bản cực; a: chiều rộng bản cực, d: khoảng cách 2 bản cực)  0 X  0 S  aX  a/ C  b/ C  d d X 0 S  S c/ C  d/ C  0 d X 9. Phương trình chuyển đổi của cảm biến điện dung có bản cực vuông đo khoảng dịch chuyển X theo nguyên lý tiết diện bản cực thay đổi có dạng nào? (Với S: tiết diện bản cực; a: chiều Trang 1/8
  2. rộng bản cực, d: khoảng cách 2 bản cực) a S Chiều di d chuyển X  0 X  0 S  aX  a/ C  b/ C  d d X 0 S  S c/ C  d/ C  0 d X 10. Độ nhạy chủ đạo của cảm biến điện dung đo sự dịch chuyển theo nguyên lý khoảng cách bản cực thay đổi có đặc điểm gì a/ Là hằng số b/ Tăng khi khoảng cách tăng c/ Giảm khi khoảng cách tăng d/ Lúc tăng lúc giảm tùy thuộc khoảng cách 11. Độ nhạy chủ đạo của cảm biến điện dung có bản cực hình vuông đo sự dịch chuyển theo nguyên lý tiết diện bản cực thay đổi có đặc điểm gì a/ Là hằng số b/ Tăng khi khoảng cách tăng c/ Giảm khi khoảng cách tăng d/ Lúc tăng lúc giảm tùy thuộc khoảng cách 12. Cảm biến đo dịch chuyển dùng điện cảm theo nguyên lý khoảng cách khe hở không khí thay đổi (bỏ qua từ trở lõi thép và phần ứng) có phương trình chuyển đổi dạng: a/ Tuyến tính b/ Hàm mũ c/ Phân số d/ Bậc hai 13. Cảm biến đo khoảng dịch chuyển X dùng điện cảm theo nguyên lý khoảng cách khe hở không khí thay đổi (bỏ qua từ trở lõi thép và phần ứng) có phương trình chuyển đổi dạng: W 2 0 X W 2 X 0S a/ L  b/ L  d d X 2  0S W 2  0S c/ L  d/ L  d X 14. Độ nhạy chủ đạo của cảm biến điện cảm đo sự dịch chuyển theo nguyên lý khoảng cách khe hở không khí thay đổi (bỏ qua từ trở lõi thép và phần ứng) có đặc điểm gì a/ Là hằng số b/ Giảm khi khoảng cách tăng c/ Tăng khi khoảng cách tăng d/ Lúc tăng lúc giảm tùy thuộc khoảng cách Trang 2/8
  3. 15. Người ta thường dùng cảm biến đo dịch chuyển dùng điện cảm theo nguyên lý khoảng cách khe hở không khí thay đổi mắc theo kiểu vi sai vì lý do: a/ Tăng độ nhạy và tăng độ tuyến tính b/ Chống nhiễu c/ Tăng giá trị điện cảm d/ Giảm giá trị điện cảm 16. Cảm biến đo sự dịch chuyển dùng điện cảm dựa vào nguyên lý: a/ Tác động dịch chuyển làm thay đổi từ thẩm mạch từ dẫn đến từ trở khe hở không khí thay đổi. Do đó, từ trở tổng mạch từ cũng thay đổi làm giá trị điện cảm của cuộn dây thay đổi theo. b/ Tác động dịch chuyển làm thay đổi khoảng cách khe hở không khí dẫn đến từ trở khe hở không khí thay đổi. Do đó, từ trở tổng mạch từ cũng thay đổi làm giá trị điện cảm của cuộn dây thay đổi theo. c/ Tác động dịch chuyển làm thay đổi tiết diện khe hở không khí dẫn đến từ trở khe hở không khí thay đổi. Do đó, từ trở tổng mạch từ cũng thay đổi làm giá trị điện cảm của cuộn dây thay đổi theo. d/ Tác động dịch chuyển làm thay đổi điện trở cuộn dây dẫn đến giá trị điện cảm của cuộn dây thay đổi theo. 17. Một máy gia công khuôn mẫu có cảm biến xác định dịch chuyển của dao cắt là một biến trở thẳng với thông số đường kính dây điện trở 0,02[mm], chiều dài cực đại là 50cm ứng với điện trở 1000[], dòng điện định mức của cảm biến là 1[mA]. Điện áp ngõ ra của cảm biến khi dao cắt dịch chuyển một khoảng 20[cm] là bao nhiêu: a/ 1[V] b/ 5[V] c/ 0,4[V] d/ 4[V] 18. Một máy gia công khuôn mẫu có cảm biến xác định dịch chuyển của dao cắt là một biến trở thẳng với thông số đường kính dây điện trở 0,02[mm], chiều dài cực đại là 50cm ứng với điện trở 1000[], dòng điện định mức của cảm biến là 1[mA]. Điện trở ngõ ra của cảm biến khi dao cắt dịch chuyển một khoảng 30[cm] là bao nhiêu: a/ 300[] b/ 400[] c/ 500[] d/ 600[] 19. Một cảm biến xác định dịch chuyển là một biến trở thẳng với thông số đường kính dây điện trở 0,02[mm], chiều dài cực đại là 20cm ứng với điện trở 2000[], dòng điện định mức của cảm biến là 10[mA]. Ngưỡng độ nhạy của cảm biến này là bao nhiêu: a/ 0,01[mm] b/ 0,02[mm] c/ 0,01[mm] d/ 0,02[mm] 20. Cấu tạo cảm biến biến áp vi sai LVDT đo dịch chuyển gồm: a/ Cuộn dây sơ cấp, lõi thép di chuyển theo chuyển động cần đo, 2 cuộn dây thứ cấp có số vòng bằng nhau mắc nối tiếp ngược chiều b/ Cuộn dây sơ cấp, lõi thép di chuyển theo chuyển động cần đo, 2 cuộn dây thứ cấp có số vòng bằng nhau mắc nối tiếp cùng chiều Trang 3/8
  4. c/ Cuộn dây sơ cấp, lõi thép cố định, 2 cuộn dây thứ cấp có số vòng bằng nhau mắc nối tiếp ngược chiều d/ Cuộn dây sơ cấp, lõi thép di chuyển theo chuyển động cần đo, 2 cuộn dây thứ cấp có số vòng bằng nhau mắc song song cùng chiều 21. Nguyên lý hoạt động của cảm biến dịch chuyển dùng biến áp vi sai a/ Lõi thép di chuyển theo tác động cần đo làm từ thông cảm ứng trên 2 cuộn dây thứ cấp thay đổi, dẫn đến điện áp cảm ứng trên 2 cuộn dây thay đổi. Kết quả điện áp ra của mạch thứ cấp máy biến áp thay đổi theo. b/ Lõi thép di chuyển theo tác động cần đo làm từ trở mạch từ thay đổi, dẫn đến điện cảm 2 cuộn dây thứ cấp thay đổi. Kết quả điện áp ra của mạch thứ cấp máy biến áp thay đổi theo. c/ Lõi thép di chuyển theo tác động cần đo làm điện trở trên 2 cuộn dây thứ cấp thay đổi. Kết quả điện áp ra của mạch thứ cấp máy biến áp thay đổi theo. d/ Lõi thép di chuyển theo tác động cần đo làm từ thông cảm ứng trên 2 cuộn dây thứ cấp thay đổi, dẫn đến từ thẩm mạch từ thứ cấp thay đổi. Kết quả điện áp ra của mạch thứ cấp máy biến áp thay đổi theo. 22. Một cảm biến biếp áp vi sai đo sự dịch chuyển có độ nhạy chủ đạo là 24[mV/mm] được dùng để đo khoảng dịch chuyển từ 0,5[cm] đến 1,4[cm]. Điện áp ra của cảm biến trong trường hợp này thay đổi trong khoảng nào a/ 50120[mV] b/ 50336[mV] c/ 1233,6[mV] d/ 120336[mV] 23. Một cảm biến đo khoảng cách là điện thế kế tuyến tính có chiều dài cực đại là 15[cm] tương ứng với giá trị điện trở là 20[k]. Điện áp ngõ ra của điện thế kế tại vị trí 3[cm] là 2[V]. Hãy cho biết giá trị điện áp nguồn cung cấp và giá trị điện trở ngõ ra cảm biến? a/ 6[V]; 4[k] b/ 10[V]; 15[k] c/ 10[V]; 4[k] d/ 15[V]; 4[k] 24. Mục đích cảm biến tiệm cận dùng để: a/ Đo khoảng cách b/ Phát hiện có hay không có vật c/ Đo sự dịch chuyển d/ Hiển thị kết quả đo 25. Đối tượng cảm biến tiệm cận điện cảm có thể phát hiện là: a/ Kim loại b/ Chất lỏng c/ Chất rắn d/ Vật bất kỳ 26. Đối tượng cảm biến tiệm cận điện dung có thể phát hiện là: a/ Kim loại b/ Chất lỏng c/ Chất rắn d/ Vật bất kỳ 27. Định nghĩa khoảng cách phát hiện của cảm biến tiệm cận a/ Là khoảng cách trung bình từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể phát hiện được b/ Là khoảng cách tối thiểu từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể phát hiện được Trang 4/8
  5. c/ Là khoảng cách xa nhất từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể phát hiện được d/ Là khoảng cách cài đặt từ đầu cảm biến tới vị trí vật chuẩn mà cảm biến có thể phát hiện được 28. Cảm biến tiệm cận điện cảm phát hiện vật dựa vào nguyên lý: a/ Cuộn dây của mạch dao động LC tạo ra trường điện từ ở đầu cảm biến. Khi một vật kim loại đi vào vùng cảm biến, một dòng điện xoáy được sinh ra trên bề mặt vật và làm giảm biên độ dao động của trường điện từ. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự giảm biên độ này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến. b/ Cuộn dây của mạch dao động LC tạo ra trường điện từ ở đầu cảm biến. Khi một vật kim loại đi vào vùng cảm biến, giá trị điện cảm của cuộn dây sẽ thay đổi. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự thay đổi này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến. c/ Cuộn dây của mạch dao động LC tạo ra trường điện từ ở đầu cảm biến. Khi một vật không phải kim loại đi vào vùng cảm biến, một dòng điện xoáy được sinh ra trên bề mặt vật làm giảm biên độ dao động của trường điện từ. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự giảm biên độ này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến. d/ Tụ điện của mạch dao động tạo ra trường điện từ ở đầu cảm biến. Khi một vật kim loại đi vào vùng cảm biến, điện môi giữa bản cực tụ điện thay đổi và làm giảm biên độ dao động của trường điện từ. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự giảm biên độ này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến. 29. Cảm biến tiệm cận điện dung phát hiện vật dựa vào nguyên lý: a/ Bản cực của tụ điện tạo ra vùng điện trường ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào vùng cảm biến, một dòng điện xoáy được sinh ra trên bề mặt vật làm giá trị điện dung thay đổi. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự thay đổi điện dung này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến. b/ Bản cực của tụ điện tạo ra vùng từ trường ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào vùng cảm biến, cường độ từ trường sẽ thay đổi. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự thay đổi này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến. c/ Bản cực của tụ điện tạo ra vùng trường điện từ ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào vùng cảm biến, một dòng điện xoáy được sinh ra trên bề mặt vật và làm giảm biên độ dao động của trường điện từ. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự giảm biên độ này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến. d/ Bản cực của tụ điện tạo ra vùng điện trường ở đầu cảm biến. Khi có vật đi vào vùng cảm biến, điện môi giữa các bản cực thay đổi dẫn đến giá trị điện dung thay đổi. Mạch phát hiện sẽ phát hiện ra sự thay đổi điện dung này và báo chuyển trạng thái ngõ ra cảm biến. 30. Chuyển đổi điện dung hoạt động như hình dưới có phương trình chuyển đổi là: a. C(x) = 0 w[1 l - (2 - 1 )x] Trang 5/8
  6. b. C(x) = 0 w[2 l - (2 - 1 )x] c. C(x) = 0 w[2 l - (1 - 2 )x] d. C(x) = 1 w[2 l - (2 - 1 )x] 31. Chuyển đổi điện cảm có cấu tạo như hình dưới có giá trị điện cảm xác định bởi: a. L = n2 /(R/0cr + 2d/0r2 + R/0Art) b. L = n2 /(R/0cr2 + 2d/0r + R/0Art) c. L = n2 /(R/0cr2 + 2d/0r2 + R/0Art) d. L = n2 /(R/0cr2 + 2d/0r2 + R/0At) 32. LVDT có đặc tính vào – ra như hình dưới là: a. LVDT xoay chiều. b. LVDT môt chiều. c. LVDT điện áp ngõ vào không đổi. d. Tất cả đều sai. 33. Thông số nào phù hợp với cảm biến LVDT: a. Phạm vi dịch chuyển 0,2 inch; độ nhạy 37mV/V/0.001” b. Phạm vi dịch chuyển 0,5 inch; độ nhạy 78mV/V/0.001” c. Điện áp cung cấp 1 – 7 V RMS; nhiệt độ hoạt động -4 - 50C. d. Tất cả đều đúng. 34. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu phát hiện sản phẩm dưới đây: a. Cảm biến quang dạng khuếch tán. b. Cảm biến tiệm cận điện dung. c. Cảm biến siêu âm. d. Tất cả đều đúng. Trang 6/8
  7. 35. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu đo độ dày cuộn giấy dưới đây: a. Cảm biến quang dạng khuếch tán. b. Cảm biến tiệm cận điện cảm. c. Cảm biến siêu âm. d. Tất cả đều đúng. 36. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu kiểm tra nắp chai (bằng nhựa) dưới đây: a. Cảm biến quang dạng khuếch tán. b. Cảm biến tiệm cận điện dung. c. Cảm biến siêu âm. d. Tất cả đều đúng. 37. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu kiểm tra nắp chai (bằng kim loại) dưới đây: a. Cảm biến quang dạng khuếch tán. b. Cảm biến tiệm cận điện dung. c. Cảm biến tiệm cận điện cảm. d. Tất cả đều đúng. 38. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu kiểm tra thanh chắn đóng dưới đây: a. Cảm biến quang dạng khuếch tán. b. Cảm biến tiệm cận điện dung. c. Cảm biến siêu âm. d. Tất cả đều đúng. 39. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu phát hiện vị trí buồng thang dưới đây: a. Cảm biến quang dạng khuếch tán. b. Cảm biến tiệm cận điện cảm. c. Cảm biến siêu âm. d. Tất cả đều đúng. Trang 7/8
  8. 40. Xác định loại cảm biến có thể sử dụng cho yêu cầu đếm sản phẩm dưới đây: a. Cảm biến quang dạng khuếch tán. b. Cảm biến tiệm cận điện dung. c. Cảm biến tiệm cận điện cảm. d. Tất cả đều đúng. Trang 8/8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2