intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh Gout

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh gout là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh Gout theo y học cổ truyền là: Thấp nhiệt uẩn kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh Gout

  1. Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh Gout
  2. Bệnh gout là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh Gout theo y học cổ truyền là: Thấp nhiệt uẩn kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt. Đờm ngưng trở lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu. Phong thấp hàn, huyết ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng.
  3. Người bị bệnh gout phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn: Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như: Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê… Phủ tạng động vật như: Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc… Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn… Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như: Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt… cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch… Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh… các chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến. Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh. Bệnh nhân gout có tầm vóc trung bình 50kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày. Đồ uống:
  4. Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như: Rượu, bia, cơm rượu, nếp than… Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout. Giảm các đồ uống có tính toan như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận. Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gout: Thức ăn có lợi: Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric. Đồ uống có lợi: Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2.5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Nên uống nước khoáng không gaz có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2