intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

124
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp cơ thể phòng tránh một số bệnh. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư Với những kiến thức về y học hiện nay, ta được biết bệnh ung thư xuất hiện khi có sự biến đổi ở các gien chịu trách nhiệm hồi phục và phát triển tế bào. Những thay đổi này là nguyên nhân của sự tương tác giữa các yếu tố chủ thể gien và các tác nhân bên ngoài, và chúng có thể được phân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư

  1. Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư
  2. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp cơ thể phòng tránh một số bệnh. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư Với những kiến thức về y học hiện nay, ta được biết bệnh ung thư xuất hiện khi có sự biến đổi ở các gien chịu trách nhiệm hồi phục và phát triển tế bào. Những thay đổi này là nguyên nhân của sự tương tác giữa các yếu tố chủ thể gien và các tác nhân bên ngoài, và chúng có thể được phân loại như sau: Tác nhân vật lý gây ung thư: Tia cực tím (UV), tia phóng xạ… Tác nhân hóa học khói: Thuốc lá, các chất bảo quản, các chất nhuộm màu, các chất diệt cỏ, các kim loại nặng như chì, asen, sắt, a-mi-ăng…
  3. Tác nhân sinh học: Nhiễm virus viêm gan B, C; virus HPV; vi khuẩn Helicobacter Pylori và vật ký sinh Schistosomes; ngộ độc thực phẩm do các độc tố mycotoxin như aflatoxin. Hút thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến ung thư phổi và gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác. Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) cũng xếp 19 chất vào danh mục các chất có khả năng gây ung thư. Danh sách 19 chất có khả năng gây ung thư gồm: 1. Chì và các hợp chất chì 2. Indium phosphide: dùng trong ngành điện tử sản xuất tivi màn hình phẳng 3. Cobalt với cacbua vonfram: chế tạo kim loại nặng 4. Titanium dioxide: trong ngành mỹ phẩm 5. Khói hàn 6. Sợi gốm chịu nhiệt 7. Khí thải Diesel 8. Carbon đen: trong ngành chế tạo mực viết 9. Styrene-7, 8-oxide và styrene: trong khói thuốc lá, gỗ 10. Propylene oxide: chế tạo chất dẻo, gây tổn hại ADN 11. Formaldehyde: tăng tỷ lệ mắc ung thư máu 12. Acetaldehyde: một dạng dung môi 13. Dichloromethane, methylene chloride (DCM): dung môi được dùng để tẩy sơn, chất nhờn 14. Trichloroethylene (TCE): dùng để tẩy nhờn kim loại, 15. Tetrachloroethylene (perc, tetra, PCE): hóa chất làm sạch
  4. 16. Cloroform: trong nước uống được khử trùng bằng clor 17. Polychlorinated biphenyls (PCBs): hóa chất làm ô nhiễm không khí 18. Di (2-ethylhexyl), phthalate (DEHP): dùng trong các sản phẩm nhựa vinyl và mỹ phẩm 19. Atrazine: hóa chất diệt cỏ. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng với bệnh nhân ung thư Mặc dù nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải. Nhưng người ta đã có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy chế độ ăn uống cũng góp phần gây ra bệnh ung thư, tái phát ung thư và có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Chế độ ăn uống từ nguồn thực phẩm chế biến sẵn thiếu rau quả và trái cây tươi cũng là một yếu tố rủi ro gây ung thư. Chúng ta đã có những khuyến cáo về việc 1 số đồ hộp, nước uống đóng lon, đóng chai có cồn, các chất bảo quản, dư lượng hoóc môn và chất bảo vệ thực vật vượt quá ngưỡng cho phép là những tác nhân gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Vì vậy cần lựa chọn thực phẩm phù hợp cho từng giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm không chỉ phụ thuộc vào chủng loại mà còn phụ
  5. thuộc vào kỹ thuật trồng trọt, chăm bón, chế biến và bảo quản chúng. Các nhà khoa học tại khoa Y của trường Đại học Harvard đã theo dõi hơn 90.000 phụ nữ ở độ tuổi 26-49 từ năm 1991 tới 2003. Cứ 4 năm một lần, nhóm nghiên cứu hỏi những người tham gia về thói quen ăn uống và tất cả những bệnh mà họ mắc phải trong thời gian đó. Tới năm 2003, hơn 1.000 người trong số đó bị ung thư vú. Các chuyên gia nhận thấy những phụ nữ ăn thịt đỏ ở mức bình quân 150g mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú cao gần gấp đôi những người chỉ dùng 300g mỗi tuần hoặc ít hơn. Eunyoung Cho, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng chính hoóc môn hoặc những hợp chất có tác dụng giống như hoóc môn là tác nhân kích thích sự phát triển của ung thư vú, thông qua cơ chế gắn các thực thể hoóc môn vào các khối u. Muốn nâng cao chất lượng điều trị, phòng ngừa tái phát, di căn, không chỉ hoàn toàn dựa vào phẫu thuật, hóa, xạ trị ở bệnh viện mà còn cần điều trị hỗ trợ nhằm nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách ăn uống và sử dụng thảo dược hợp lý. Tuy nhiên tùy từng loại bệnh, từng giai đoạn và sức khỏe của mỗi người bệnh để đưa ra biện pháp phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0