intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyện CV

Chia sẻ: Chen Truong Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1.071
lượt xem
427
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình xin việc, kỹ năng phỏng vấn và kỹ năng viết CV đều quan trọng như nhau. Nhà tuyển dụng có nhận ra bạn trong số hàng tá đơn xin việc hay không, tất cả đều do kỹ năng viết CV của bạn quyết định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyện CV

  1. Chuyện CV (Cập Nhật: 16­05­2008) 
  2. Trong quá trình xin việc, kỹ năng phỏng vấn và kỹ năng viết CV đều quan  trọng như nhau. Nhà tuyển dụng có nhận ra bạn trong số hàng tá đơn xin  việc hay không, tất cả đều do kỹ năng viết CV của bạn quyết định.  Dưới đây là những câu chuyện mà một chuyên viên trong lĩnh vực nhân sự từng  gặp phải, hi vọng chúng có thể giúp bạn tránh được những lỗi "chết người" khi viết  CV:  CV là gì?  Sau khi tìm việc trên mạng, một ứng viên gửi thẳng email đến nhà tuyển dụng,  ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng. Ứng viên trẻ tuổi này ghi hẳn mấy dòng mời  gọi: “… đi kèm email này là công văn của tôi, mong quí công ty xem xét…”. Thực  tế, cụm từ CV quá quen thuộc, nhưng ít ai hiểu đúng nghĩa của nó: CV (curriculum   vitae, bản tóm tắt quá trình công tác). Thay vì cứ lờ đi (nếu không rõ nghĩa), ứng  viên này đã cho rằng đó là viết tắt của từ “công văn”… Một số ứng viên khác còn  nghĩ đây là từ công việc, chuyên viên… mà ra.    Văn phong của “thế giới phẳng” Một ứng viên thế hệ 8X mô tả bản thân rất “ấn tượng”: “Vô cùng năng động, đầy  creative, có khả năng chịu áp lực cao, rất ambitious…”. Khi nói đến nguyện vọng  của mình, một ứng viên khác viết: “Suốt thời gian theo học các khóa nâng cao  nghiệp vụ tại XXX, tôi đã nắm vững mô hình kinh doanh rùi, với kinh nghiệm và sự  hỉu bít đó, tôi tin chắc sẽ đưa doanh thu quí công ty đạt mức mong đợi”.  Ngày nay, các bạn trẻ có khuynh hướng “chêm” tiếng Anh và ngôn ngữ chat vào  giao tiếp. Quen miệng, dẫn đến quen tay, cứ thế ngôn ngữ “tây, ta, thế giới phẳng”  theo đó "bay" vào CV. Nhà tuyển dụng nghĩ ngay: chủ nhân của nó là người cẩu  thả.  Chuyện từ mức lương “Lương hiện tại: 300 USD; lương mong muốn: 600 USD…”. Với kinh nghiệm hiện  tại của ứng viên, nhà tuyển dụng đánh giá ngay đòi hỏi tăng lương hơn gấp đôi  này hoàn toàn vô lý. Trái lại, có một CV đã viết: “Mức lương hiện tại: 500 USD;  mức lương mong muốn: 300 USD”. Tại sao ứng viên này lại tự “hạ giá” mình  xuống những 200 USD khi mà theo thời gian kinh nghiệm phải được tích lũy ngày  càng nhiều (đó là chưa kể lạm phát và vật giá ngày càng tăng)?  Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ “suy diễn”: hoặc ứng viên vừa bị mất việc nên  cần tìm chỗ làm gấp hoặc ứng viên không đủ tự tin vào năng lực của mình. Thậm  chí họ có thể nghĩ ứng viên này đang “kê khống” mức lương hiện tại để nhà tuyển  dụng nhanh chóng đáp ứng mức lương mới đúng như mong muốn của anh ta.  “Đánh bóng” hình ảnh quá đáng Một CV viết: “Một nhà quản lý có sức khỏe dồi dào, tràn đầy nhựa sống, sẵn sàng 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2