intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyện Về Bảo Tượng A Di Đà Chùa Phật Tích

Chia sẻ: Nguyen Thuy Quy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

141
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phiên bản pho tượng A Di Đà tại Bảo tàng Mỹ thuật VN. NDĐT- Hiện ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang trưng bày 2 phiên bản pho tượng Phật A Di Đà nổi tiếng tại Chùa Phật Tích. Nhưng ít ai biết được giữa hai "phiên bản" này lại có nhiều chi tiết sai khá cơ bản đối với nguyên bản hiện đặt tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyện Về Bảo Tượng A Di Đà Chùa Phật Tích

  1. Chuyện Về Bảo Tượng A Di Đà Chùa Phật Tích
  2. Viết bởi Nam Hưng Phiên bản pho tượng A Di Đà tại Bảo tàng Mỹ thuật VN. NDĐT- Hiện ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang trưng bày 2 phiên bản pho tượng Phật A Di Đà nổi tiếng tại Chùa Phật Tích. Nhưng ít ai biết được giữa hai "phiên bản" này lại có nhiều chi tiết sai khá cơ bản đối với nguyên bản hiện đặt tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh. A Di Đà - bảo tượng cổ nhất Việt Nam Để tìm hiểu chúng tôi đã tìm gặp nhà điêu khắc, họa sỹ Nguyễn Thiện, ông nguyên là Trưởng phòng Phục chế, trang trí trưng bày của Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, đồng thời cũng là người chỉ huy trực tiếp tham gia đúc phiên bản pho tượng A Di Đà hiện đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
  3. Ông Thiện cho biết: "Pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích có niên đại 1057, là một công trình điêu khắc cổ, đẹp bởi tỷ lệ và dáng vẻ thanh thoát mềm mại thể hiện sự tinh hoa ở điêu khắc đá thời Lý, có vị thế vô cùng quan trọng đối với nền mỹ thuật, xứng đáng là một kiệt tác, một báu vật của nghệ thuật Phật giáo Việt Nam. A Di Đà được coi là bảo vật quốc gia, đã được Trung tâm kỷ lục Việt Nam công nhận là kỷ lục Phật giáo. Tượng được tạc bằng đá xanh nguyên khối, có kích thước tương đối lớn, cao 1,85m, nếu tính cả bệ là 2,7m. Thân tượng biểu đạt một vị Phật đang ngồi tọa thiền, mắt khép hờ trong thiền định, khí sắc thanh tịnh tươi nhuần. Vẻ mặt thể hiện nội tâm cân bằng giữa động và tĩnh. Đầu tượng kết tóc xoắn ốc, vầng trán mở rộng thể hiện trí tuệ, tuổi thọ vô lượng. Hai bên má đầy đặn trông phúc hậu, nhân ái. Hai tai dài rộng, dái tai tròn mọng chảy sệ xuống. Sống mũi thẳng, nảy nở, thể hiện
  4. sự bao dung rộng lượng. Thân tượng mặc áo pháp rộng rãi, cách điệu kiểu lá sen, những nếp áo mảnh đồng thời cũng là gân lá sen, bàn tay trái đặt lên lòng bàn tay phải, nương nhẹ vào đan điền làm nên nét uyển chuyển. Hai chân xếp bằng theo lối kiết già vững chãi. Chiêm bái pho tượng chính là để cảm nhận và thực tập triết lý sống thanh tịnh, từ bi, hỉ xả muôn đời bất diệt...". Ông Thiện bùi ngùi, đáng tiếc là trong kháng chiến chống Pháp, bức tượng đã bị bắn gẫy phần đầu và cổ nên tính nguyên vẹn của nó đã bị mai một do khi phục dựng lại không còn theo nguyên bản. Bởi thế, khi tiến hành phục chế các phiên bản trưng bày tại bảo tàng quốc gia hiện nay có phần khác nhau. Và sự khác nhau giữa hai "phiên bản"
  5. Theo họa sỹ, nhà điêu khắc Nguyễn Thiện, chính vì pho tượng có chiếm vị thế quan trọng đối với nền mỹ thuật nên ngay từ sau khi thực dân Pháp rút 1954, năm 1956-1957, Bộ Văn hóa- Thông tin đã cho tiến hành phục chế lại pho tượng để trưng bày phục vụ công tác nghiên cứu, thăm quan và học tập. Tuy nhiên, theo họa sỹ Nguyễn Thiện trong hai "phiên bản duy nhất" của pho tượng A Di Đà hiện đặt tại 2 bảo tàng lớn là Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lại có sự khác nhau? Phiên bản pho tượng A Di Đà tại bảo tàng lịch sử VN. Lý giải về sự khác nhau giữa hai phiên bản này, ông Thiện cho biết: Năm 1956-1957, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là cơ quan đầu tiên tiến hành phục dựng và đúc phiên bản đầu tiên
  6. pho tượng. Những người tham gia đều là họa sỹ, nhà điêu khắc được đào tạo khá bài bản và cộng tác nhiều năm với Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp. Công việc làm khuôn pho tượng được những người thợ lành nghề làm không có gì đáng bàn, nhưng đến khâu hoàn thiện thì gặp khá nhiều khó khăn. Vì đây là bức tượng cổ thời Lý, có giá trị và chiếm vị thế trong nền mỹ thuật nên phục chế đúc phiên bản cần độ chính xác cao, phải tuân thủ tính khoa học nguyên vẹn theo nguyên mẫu. Do pho tượng nguyên mẫu tại Chùa Phật Tích bị phá hủy trong kháng chiến, phần đầu và cổ trong quá trình phục dựng đã không còn như ban đầu, nên khi hoàn thiện phiên bản pho tượng tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã lúng túng khi xử lý phần cổ và tai pho tượng. Thay vì phục dựng theo nguyên mẫu, những người tham gia đã làm sai hai chi tiết quan trọng là phần cổ và tai bức tượng phật. Ở phần cổ pho tượng những người có trách nhiệm khi đó đã cho tiến hành phục dựng bằng cách "vạch" ra ba "nét ngang"
  7. nên vô hình đã biến cổ pho tượng không còn là "cổ kiêu ba ngấn" nữa mà thành "bốn ngấn" sai cả về ước lệ, sai cả về nhân chủng học. Tương tự phần tai pho tượng, theo tài liệu của Viễn đông Bác cổ lưu giữ thì "hai tai dài rộng, dái tai tròn mọng chảy sệ xuống", nhưng ở bức phiên bản đã biến "dái tai" của đức phật "xoắn tít" và "chạm dính" vào phần vai. Chính cố họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung khi ấy còn công tác tại bảo tàng đã phát hiện ra chi tiết sai đó. Ông đã nhiều lần trao đổi với và chỉ ra sự sai sót để những người có trách nhiệm khi đó sửa nhưng rốt cuộc hơn 50 năm đã trôi qua, Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn trưng bày phiên bản có chi tiết sai đó. Pho tượng A Di Đà “nguyên mẫu” tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh.
  8. Thật may mắn, năm 1962 khi thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam để sửa cái sai đó, cố họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung khi đó được chỉ định là Viện trưởng đầu tiên đã gọi tôi lên giao nhiệm vụ, phải thực hiện đúc lại phiên bản pho tượng Phật A Di Đà đúng theo nguyên mẫu. Ông Cung cũng nói rõ đó là một trong những hiện vật cần phải có trước khi Bảo tàng mở cửa phục vụ vào năm 1966. Họa sỹ Nguyễn Thiện nói tiếp: Để thực hiện nhiệm vụ tôi đã phải lục tìm kho tư liệu cũ tại Thư viện Khoa học xã hội nguyên là Trung tâm lưu trữ của Viện Viễn Đông Bác cổ. Phải thừa nhận công tác lưu trữ của người Pháp để lại khá tốt. Tôi đã không khó khăn khi tìm được những công trình nghiên cứu ghi chép tỉ mỉ, các bức ảnh tư liệu chụp về ngôi chùa Phật Tích và đặc biệt là những bức ảnh đen trắng chuẩn mực các góc pho tượng Phật A Di Đà của người Pháp chụp trước Cách mạng tháng Tám trước khi bị phá hủy. Cùng với việc dùng chính khuôn đúc pho tượng tại Bảo tàng
  9. Lịch sử, kết hợp đối chiếu với tài liệu và căn cứ vào những bức ảnh tư liệu quý đó, sau hơn 3 tháng thi công liên tục, chúng tôi đã đúc ra một "phiên bản A Di Đà" chuẩn mực dưới sự chỉ huy, giám sát trực tiếp của cố họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung. Có thể nói với phiên bản này, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã trở thành nơi lưu giữ, trưng bày duy nhất "phiên bản" có những chi tiết đảm bảo tình nguyên vẹn so với nguyên mẫu "bảo tượng" - báu vật quốc gia đặt tại chùa Phật Tích. Ông Thiện cũng tỏ ra băn khoăn khi đề cập đến việc tới đây, để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh sẽ cho tiến hành quy hoạch tổng thể chùa Phật Tích, trong đó có việc dựng một Đại Phật Thành cao 27m theo nguyên mẫu pho tượng A Di Đà của chùa. nên khi tiến hành "phiên bản" bức Đại Phật Thành cần có sự đối chiếu bằng cứ liệu khoa học chính xác để tránh lặp lại một phiên bản có những chi tiết sai không đáng có.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2