
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa
lượt xem 1
download

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật "Nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa" trình bày các nội dung chính sau: Những biểu hiện của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa; Bàn luận về đặc trưng, giá trị của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------***---------- NGUYỄN THỊ TRÂM ANH NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐỒ TRANG SỨC CHAMPA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH - 2024
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------***---------- NGUYỄN THỊ TRÂM ANH NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐỒ TRANG SỨC CHAMPA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 Người hướng dẫn khoa học 1. GS.TS Trương Quốc Bình 2. TS. Phạm Hữu Công TP. HỒ CHÍ MINH - 2024
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu tham khảo, phụ lục minh họa là trung thực, khách quan và có xuất xứ rõ ràng. Những nhận xét và kết luận của luận án được rút ra trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu thành văn, thực địa và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2024 Tác giả luận án
- iii DANH MỤC VIẾT TẮT 1. ATL: Ảnh tư liệu 2. D: Demension (chiều, khối) 3. EFEO: Escole francaise d’Extrê-Orient, Viện Viễn đông Bác cổ 4. HCM: Hồ Chí Minh 5. M: mét 6. MT: Mỹ thuật. 7. NCS: Nghiên cứu sinh 8. NST: Nhà sưu tập 9. Nxb: Nhà Xuất Bản 10. Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 11. TLTK: Tài liệu tham khảo 12. TK: Thế kỷ 13. Tr: Trang 14. TS: Tiến Sĩ 15. UNESCO: United Nation Educational Scientific and Cultural Organization, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc
- iv THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM LIÊN QUA ĐẾN TRANG SỨC CHAMPA 1. Vương miện: Charơng (Cha răng) 2. Vòng đeo cổ: Kaung takwai (Kong Takôi) 3. Vòng đeo tay: Kwơc tangin (Kon Tagin) 4. Hoa tai: Bơng tangi (Pawnh tangi) 5. Thắt lưng: Talei kaing (Talay kaing) 6. Nhẫn: Karah (Karah) 7. Nhẫn vàng: Karah mưh (Karah mư) 8. Trâm cài tóc: Jamơw (Cha mâu) 9. Tràng hạt: Bajap (Bachap) (Trích theo Từ điển Việt-Chăm của tác giả Bùi Khánh Thế năm 1996 [96])
- v DANH MỤC PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG THỐNG KÊ, MÔ TẢ PL1A. Danh sách các bảng thống kê mô tả .................................................................. 169 PL1.B1. Danh sách Thống kê sơ bộ đồ trang sức Champa (Từ TK 2- TK 17) NCS khảo sát thực tế ............................................................................................................. 169 PL1.B2. Danh sách phân loại và mô tả nhóm trang sức vương miện, mũ miện và mũ .... 190 PL1.B3. Danh sách phân loại và mô tả nhóm trang sức trâm, lược cài tóc, búi chụp tóc ... 195 PL1.B4. Danh sách phân loại và mô tả nhóm trang sức khuyên tai và bông tai .......... 199 PL1.B5. Danh sách phân loại và mô tả nhóm vòng cổ, dây chuyền ............................ 206 PL1.B6. Danh sách phân loại và mô tả nhóm hạt chuỗi .............................................. 206 PL1.B7. Danh sách phân loại và mô tả nhóm trang sức bắp tay, cổ tay ...................... 211 PL1.B8. Danh sách phân loại và mô tả nhóm trang sức vòng eo, bụng ....................... 213 PL1.B9. Danh sách phân loại và mô tả nhóm trang sức ghim cài................................ 215 PL1.B10. Danh sách phân loại và mô tả nhóm trang sức nhẫn .................................... 216 PL1B. Hồ sơ giám định cổ vật của NST Đào Danh Đức (Trang sức Champa được sử dụng trong luận án) ....................................................................................................... 218 PL2. Hình ảnh minh họa đồ trang sức Champa ........................................................... 242 PL3. Một số đồ án Vector motif trang trí tiêu biểu đồ trang sức Champa ................... 307
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................................... iii DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................................. v DANH SÁCH CÁC BẢNG THỐNG KÊ, MÔ TẢ ............................................................... v MỤC LỤC..................................................................................................................................... vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3 2.1 Mục đích ................................................................................................................................. 3 2.2 Nhiệm vụ ................................................................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 4 3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................................................... 4 3.3 Phạm vi không gian ............................................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 4 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 7 6. Đóng góp của luận án .............................................................................................................. 8 7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................................... 10 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................................... 10 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về mỹ thuật, lịch sử mỹ thuật liên quan đến nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa .................................................................................................. 10 1.1.2 Mỹ học và nghệ thuật ...................................................................................................... 15 1.1.3 Nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật trang trí Champa ............................................. 18 1.1.4 Trang sức và nghệ thuật tạo hình, phong cách nghệ thuật Champa ....................... 20 1.1.5 Những công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan khác ......................................... 22 1.2 Cơ sở lý luận ........................................................................................................................ 24 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài .............................................................................. 24 1.2.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài............................................................................................... 30 1.2.3 Lý thuyết văn hóa vùng và giao lưu tiếp biến văn hóa ............................................. 37 1.2.4 Một số hướng tiếp cận liên ngành khác ....................................................................... 43 1.3 Khái quát về đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 49 1.3.1 Khái quát về nghệ thuật tạo hình Champa ................................................................... 50 1.3.2. Khái quát nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa................................................ 53 CHƯƠNG 2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ........................ 59
- vii ĐỒ TRANG SỨC CHAMPA .................................................................................................. 59 2.1 Biểu hiện nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa qua đề tài, kiểu thức, thủ pháp trang trí.......................................................................................................................................... 59 2.1.1 Đề tài trang trí ................................................................................................................... 59 2.1.2 Hình thức trang trí, kỹ thuật và chất liệu .................................................................... 83 2.2 Biểu hiện nghệ thuật tạo hình trên các nhóm trang sức Champa ............................... 89 2.2.1 Biểu hiện nghệ thuật tạo hình nhóm trang sức trên đầu............................................ 89 2.2.2 Biểu hiện nghệ thuật tạo hình nhóm trang sức trên thân .......................................... 97 CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN VỀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ ................................ 106 CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐỒ TRANG SỨC CHAMPA ................................. 106 3.1 Bàn luận về những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa .. 106 3.1.1 Yếu tố địa văn hóa .......................................................................................................... 106 3.1.2 Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo .......................................................................................... 107 3.1.3 Yếu tố chính trị xã hội và kinh tế ................................................................................ 112 3.1.4 Yếu tố chủ thể sáng tạo ................................................................................................. 117 3.2 Đặc trưng lịch sử của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa ............................. 119 3.2.1 Đặc trưng về chủ đề và nội dung ................................................................................. 119 3.2.2 Đặc trưng về hình thức thể hiện, chất liệu và kỹ thuật chế tác .............................. 120 3.3 Những giá trị của đồ trang sức Champa ...................................................................... 137 3.3.1 Giá trị thẩm mỹ ............................................................................................................... 137 3.3.2 Giá trị văn hóa - nghệ thuật .......................................................................................... 137 3.3.3 Giá trị văn hóa tâm linh ................................................................................................. 138 3.3.4 Những đóng góp của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa đối với nghệ thuật trang sức Việt Nam................................................................................................................... 140 3.4 Định hướng bảo vệ và phát huy các giá trị nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa ....................................................................................................................................... 145 3.4.1 Định hướng bảo vệ các giá trị nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa ........... 146 3.4.2 Định hướng phát huy các giá trị nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa ....... 148 KẾT LUẬN................................................................................................................................ 152 DANH MỤC.............................................................................................................................. 156 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .......................................................... 156 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................. 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 157
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong kho tàng di sản văn hoá phong phú và đa dạng của quốc gia dân tộc Việt Nam, các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm - một bộ phận hữu cơ của cộng đồng các dân tộc, có vị trí hết sức quan trọng. Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, mang đậm bản sắc tộc người, tồn tại và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử trên dải đất miền Trung Việt Nam. Có nguồn cội từ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa hình thành và phát triển rực rỡ trên cơ sở kế thừa nhiều yếu tố truyền thống bản địa của văn hóa Sa Huỳnh rồi hội nhập nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, đặc biệt là tiếp thu những ảnh hưởng sâu đậm của văn minh Ấn Độ. Chính vì vậy, cho đến nay, các di sản văn hóa Champa không chỉ là bộ phận hữu cơ quan trọng của văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng mà còn là những bằng chứng cụ thể và sinh động trong tiến trình giao lưu văn hóa của nhân loại. Từ cuối thế kỷ XIX, văn hoá Champa đã được nhiều học giả nước ngoài, đặc biệt là người Pháp quan tâm nghiên cứu. Họ đã tiến hành nhiều đợt khảo sát sưu tầm những di tích kiến trúc và điêu khắc Champa. Tiêu biểu năm 1898 với việc phát hiện khu di tích Mỹ Sơn, việc nghiên cứu Champa càng được đẩy mạnh. Những nghiên cứu giai đoạn này đạt nhiều thành tựu đáng kể và đặt nền móng cơ bản cho những giai đoạn sau. Tuy vậy, những nghiên cứu của người Pháp chỉ tập trung vào các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và bia ký. Giai đoạn này hầu như không ai quan tâm nghiên cứu đời sống sinh hoạt của cư dân qua di tích và di vật khảo cổ học. Từ sau ngày đất nước thống nhất (năm 1975), việc nghiên cứu văn hoá Champa được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực và chủ yếu do các nhà nghiên cứu Việt Nam tiến hành. Tuy nhiên, cho đến năm 1985, vẫn chỉ là những cuộc điều tra sưu tầm với hai cuộc khai quật nhỏ của Đại học Tổng hợp Hà Nội và các mảng, các đề tài nghiên cứu còn rất hạn hẹp. Hầu như chúng ta chưa có ý niệm gì về nơi cư trú, về đời sống sinh hoạt, về các ngành nghề thủ công, về cơ cấu kinh tế của cư dân. Từ sau năm 1985, đặc biệt từ thập kỷ 90 trở lại đây, tình hình nghiên cứu Champa được đẩy mạnh lên một bước mới. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các thế hệ học giả đi trước, những người nghiên cứu giai đoạn này đã bổ sung và hoàn thiện hơn kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực đã được thực hiện trước đây như: kiến trúc, điêu khắc, văn bia…. Dưới góc độ khảo cổ học, họ đã triển
- 2 khai nhiều đề tài mới như: khai quật các di chỉ cư trú, nghiên cứu đô thị, thành cổ, thương cảng, việc sản xuất đồ gốm, đồ trang sức và các ngành nghề thủ công khác, kỹ thuật trị thuỷ và sử dụng nước, đời sống tâm linh…. Vương quốc Champa nổi tiếng trong thư tịch với những đồ kim hoàn lộng lẫy bằng vàng, bạc, thuỷ tinh, đá quý…song chứng cứ từ các cuộc khai quật khảo cổ học tại các địa điểm cư trú hầu như không cung cấp bất cứ tư liệu xác thực nào. Điều này là trở ngại lớn cho việc tìm hiểu đời sống nghệ thuật và tâm linh của cư dân. Chúng ta chỉ biết qua ghi chép và qua các sưu tập tư nhân, rất khó xác định chính xác nguồn gốc xuất xứ và niên đại. Chính vì vậy, việc đi sau nghiên cứu về trang sức Champa nói chung và nghệ thật tạo hình đồ trang sức Champa ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Về cơ bản, đồ trang sức là những sản phẩm trang trí, làm đẹp cho hình thức bên ngoài đã được loài người sử dụng như là một loại hình nghệ thuật thể hiện tính cách và sở thích cá nhân, biểu hiện sự quyền lực, đẳng cấp, địa vị… Vì vậy bản thân trang sức đã bao gồm tính thẩm mỹ và được các nghệ nhân luôn tạo tác trong tâm thế phải đẹp. Trên cơ sở đó, đồ trang sức được nghệ nhân tạo ra bằng ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình và trang trí trên bề mặt vật thể dựa trên những nhu cầu cụ thể về công năng sử dụng. Đồ trang sức Champa cũng vậy, dù được tạo bởi nhiều chất liệu khác nhau như: vàng, bạc, đồng, đá, thuỷ tinh, vỏ sò, vỏ ốc nhưng vẫn theo một tâm thế như trên. Tuy nhiên, trang sức Champa đã tạo nên một nghệ thuật mang nét riêng, đặc sắc và ấn tượng vì được kế thừa truyền thống văn hóa Sa Huỳnh cộng với sự tiếp thu nghệ thuật Ấn Độ và đặc biệt là thể hiện trung thực tính địa phương. Từ đó các nghệ nhân Champa đã làm nên một hệ thống trang sức đa dạng và phong phú để lại qua sử sách, lưu truyền miệng và qua hàng trăm sản phẩm, vật phẩm còn lưu lại đến ngày nay. Các sản phẩm đã từng được sử dụng trên các bộ phận của cơ thể người đương thời hoặc trên tượng thờ như: mũ miện đội trên đầu, trâm, chụp tóc, cột tóc, hoa tai, vòng cổ, chuỗi hạt đeo trên thân, vòng, dây chuyền trên cổ tay và bắp tay, trên chân, ghim cài trên y phục, chuỗi hạt quấn trên cơ thể… Tất cả các trang sức với hình dáng đặc trưng trên đều đến từ nghệ thuật tạo hình và mang giá trị văn hóa nghệ thuật ẩn chứa những chủ đề, ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân sinh cũng như ý nghĩa tôn giáo…của vương quốc Champa cần được nghiên cứu.
- 3 Việc làm rõ những vấn đề nói trên của trang sức Champa từ khi lập quốc đến khi suy vong là một đề tài khoa học có tính liên ngành trong đó lý luận và lịch sử mỹ thuật của chuyên ngành thiết kế trang sức cần được thực hiện. Tuy nhiên thực trạng hiện nay là những hiện vật trang sức Champa nói trên còn lại không nhiều, không tập trung, trong các bảo tàng nhà nước thì rất ít ỏi, tại các sưu tập tư nhân thì nhiều hơn nhưng nguy cơ tản mác, mất mát là rất lớn nên việc nghiên cứu loại hình này là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề, NCS chọn “Nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa ” làm đề tài luận án với mong muốn góp phần giải mã những giá trị nghệ thuật của văn minh Champa ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích - Khẳng định đặc trưng của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa thông qua việc: thống kê, mô tả, phân tích và so sánh với một số nghệ thuật tạo hình trang sức đương thời hoặc sau này. - Đánh giá nghệ thuật chế tác, trang trí trang sức Champa với các dạng thức, tạo hình, bố cục, ý nghĩa, các yếu tố tâm linh, giá trị tinh thần… - Những đóng góp của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa vào di sản nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp bảo quản và bảo tồn nghệ thuật trang sức Champa. 2.2 Nhiệm vụ - Hệ thống hoá nguồn tài liệu liên quan, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu của đề tài. - Giải mã một số yếu tố trang trí của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa qua đó nhận diện nghệ thuật tạo hình và đặc trưng của nó qua từng phân kỳ lịch sử. - Xây dựng luận cứ khoa học góp phần đánh giá nghệ thuật chế tác, nghệ thuật trang trí cũng như xác định đóng góp của nghệ thuật đồ trang sức Champa đối với nghệ thuật đồ trang sức Việt Nam. - Định hướng bảo vệ, phát huy các giá trị nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa.
- 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Hiện vật đồ trang sức Champa đã được phát hiện nói chung, đặc biệt là hiện vật tại các bảo tàng và một số sưu tập tư nhân dưới góc nhìn của nghệ thuật tạo hình như: đường nét, hình khối, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, hoa văn, đồ án trang trí, bố cục, phong cách, thủ pháp, kĩ thuật thực hiện… 3.2 Phạm vi thời gian Vương quốc Champa từ khi lập quốc từ thế kỷ thứ II đến khi suy tàn khoảng thế kỷ thứ XVII 3.3 Phạm vi không gian Vương quốc Champa từ khu vực Quảng Bình đến Bình Thuận, đặc biệt những nơi phát hiện hiện vật trang sức; những nơi trưng bày và lưu giữ hiện vật Champa tại Việt Nam (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Bảo tàng điêu khắc Chăm - Đà Nẵng, Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, Các sưu tập cổ vật của một số nhà sưu tập tư nhân sở hữu hiện vật trang sức Champa trong toàn quốc Việt Nam hiện nay). 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án được xác định thuộc chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, vì vậy để đạt được mục đích của luận án cần phải sử dụng các phương pháp tiếp cận liên ngành và một số phương pháp nghiên cứu khoa học của các lĩnh vực như mỹ học, văn hoá học, sử học, dân tộc học, khảo cổ học… Cụ thể như sau: Phương pháp phân tích Mỹ thuật học Đây là phương pháp chính của luận án, với đối tượng nghiên cứu là “trang sức” thì phân tích mỹ thuật qua ngôn ngữ hình, khối, chất liệu, bố cục, motif, nhịp điệu… Phương pháp này giúp biện luận về tư tưởng trong sáng tác nghệ thuật của người Champa về nguyên lý, yếu tố tạo hình của từng loại trang sức, mối quan hệ giữa hình tượng nghệ thuật và ý nghĩa của nó trên các loại trang sức với mục đích sử dụng, mối quan hệ giữa hình thức tạo hình với nội dung và công năng của từng loại.
- 5 Phương pháp điền dã NCS thực hiện nhiều chuyến khảo sát thực địa, nghiên cứu các điểm đã phát hiện và những nơi đang lưu giữ hiện vật trang sức Champa như tại các di tích, bảo tàng, nhà sưu tập có hiện vật trang sức Champa. NCS đến những nơi lưu giữ hiện vật Sa Huỳnh, Óc Eo và trang sức triều Nguyễn để so sánh và đối chiếu từ đó sẽ có cái nhìn bao quát, rút ra được những nhận xét phù hợp trong luận án. Phương pháp khảo sát thực địa này được thực hiện theo hai bước: bước đầu là tiếp xúc, quan sát; tiếp theo là khảo tả theo nhóm công năng, hình dạng, đặc điểm nhận diện. Đây là phương pháp giúp NCS thu thập thông tin, kiểm chứng thực tế phục vụ cho nội dung luận án. Phương pháp nghiên cứu lịch sử, tra cứu tư liệu thành văn Hiện tại vương quốc Champa đã không còn, số lượng hiện vật không nhiều và phần lớn không nguyên vẹn. Vì vậy phương pháp nghiên cứu lịch sử, tra cứu tư liệu là để xác định được bối cảnh và nguyên nhân, hoàn cảnh môi trường, văn hóa xã hội và con người tác động đến quá trình sáng tạo và chủ đề trong từng tác phẩm. Tuy nhiên những tác phẩm viết về trang sức Champa hiện nay rất hiếm chủ yếu trong những phát hiện về khảo cổ học; việc tập hợp các tư liệu này là một nhiệm vụ được bàn luận trong tổng quan tình hình nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho luận án có cái nhìn bao quát về phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian để từ đó khẳng định giá trị nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp điều tra xã hội học lấy ý kiến nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà sưu tập. Đây là một trong những phương pháp nhằm thu nhận nguồn thông tin, kiến thức; học tập kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, kế thừa và phát triển trên nền tảng kiến thức của các chuyên gia trong lĩnh vực gần với hướng nghiên cứu của luận án. Phương pháp phỏng vấn sâu được trao đổi theo kịch bản theo từng giai đoạn nghiên cứu và đối tượng cụ thể: - Phỏng vấn các cán bộ bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng - Phỏng vấn cán bộ bảo tàng Lịch sử Quốc gia - Phỏng vấn cán bộ bảo tàng Lịch sử Tp.HCM
- 6 - Phỏng vấn cán bộ bảo tàng tổng hợp Bình Định - Gặp gỡ trao đổi với các Nhà sưu tập ( Danh sách Nhà sưu tập theo phụ lục 1) - Phỏng vấn Nhà nghiên cứu tại nơi phát hiện hiện vật Gặp gỡ, tìm hiểu, trao đổi với cán bộ bảo tàng, các nhà sưu tập, các nhà nghiên cứu về đồ trang sức Champa, tiếp cận các ý kiến và quan điểm của họ. Điều này giúp cho NCS chọn lọc thông tin trong việc hệ thống hóa, đánh giá và đề xuất biện pháp bảo quản - bảo tồn trang sức Champa. Phương pháp thống kê, phân loại Luận án với một số lượng lớn về hiện vật và đa dạng về chủng loại trang sức được lưu giữ đa phần tại nhà sưu tập tư nhân trong và ngoài nước thì phương pháp thống kê, phân loại sẽ giúp cho NCS sắp xếp một cách khoa học theo từng thời kỳ tương ứng theo phân kỳ lịch sử, từng giai đoạn, theo từng chủng loại khác nhau. Các bảng thống kê từng loại hình giúp NCS tìm ra những đặc trưng của các loại trang sức qua phân tích các chi tiết cụ thể. Phương pháp so sánh đối chiếu Các bảng so sánh với những hiện vật trước và cùng thời kỳ như nghệ thuật trang sức Óc Eo, trang sức Sa Huỳnh, trang sức thời Nguyễn… giúp NCS có những nhận định về đặc điểm tạo hình, kiểu mẫu, thủ pháp, hoa văn trang trí của các hiện vật trang sức Champa qua các giai đoạn lịch sử. Từ đó có được những cơ sở khoa học để đưa ra những đánh giá và quan điểm về phong cách trang trí của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa. Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa Việc tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như: tài liệu cổ sử, tài liệu nước ngoài, sách báo, tạp chí, các bản dịch song ngữ, nguồn internet… về trang sức Champa, sẽ cung cấp cho NCS cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu, các nhận định khoa học về nội dung nghiên cứu. NCS tập hợp cơ sở dữ liệu, hệ thống hóa các loại đồ trang sức để có một cái nhìn tổng quát và phân thành hai dạng cơ bản mang tính chất định tính và định lượng cụ thể. Đối với mỗi loại thông tin khác nhau thì có thể áp dụng phương pháp phân tích và
- 7 phương pháp logic để bổ sung các nguồn tư liệu cần thiết xây dựng nội dung luận án, phân tích các đặc điểm, đặc trưng của từng loại trang sức trên từng vị trí của cơ thể. Phương pháp quy nạp - tiếp cận liên ngành Từ những nguyên lý chung trong nghệ thuật tạo hình Champa, luận án đúc kết các quy luật tạo hình trên đồ trang sức về chất liệu, hoa văn, motif và thông điệp qua từng hiện vật. Trong quá trình nghiên cứu mỹ thuật cổ, cần có những cái nhìn tổng quan đa chiều, đa diện vì những di sản, những giá trị hoa văn trang trí trên từng hiện vật thể hiện tư tưởng thẩm mỹ; yếu tố tâm linh và phồn thực của người Champa nên phải tiếp cận góc nhìn từ văn hoá học, văn hóa dân gian, sử học, dân tộc học, khảo cổ học, cổ vật học và cả sinh vật học, thực vật học… Với hướng tiếp cận liên ngành này, NCS phân tích các yếu tố nghệ thuật để giải thích cho các biểu tượng trong tạo tác trang sức, giải mã những hoa văn, motif trong trang sức Champa qua từng thời kỳ lịch sử. Tất cả những phương pháp và hướng tiếp cận trên được sử dụng xuyên suốt trong luận án để bổ trợ cho nhau. Xét về mức độ quan trọng, tất cả các phương pháp được áp dụng đều là những viên gạch nền trong quá trình xây dựng nội dung luận án. Tuy nhiên phương pháp phân tích Mỹ thuật học vẫn đóng vai trò quan trọng nhất vì mục tiêu của luận án là nhận diện, tìm ra các đặc trưng và giá trị của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa theo đúng chuyên ngành Lý luận và Lịch sử mỹ thuật. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi 1: Yếu tố lịch sử, địa - văn hoá nào làm nên nét riêng của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa? Giả thuyết 1: Yếu tố địa lý, văn hoá, tập quán sống tại vùng duyên hải Trung bộ. Yếu tố lịch sử: giao lưu tiếp biến văn hóa của Champa với văn hoá Ấn Độ và sự kế thừa văn hoá Sa Huỳnh đã góp phần tạo nên nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa đặc trưng về kiểu dáng, hoa văn, chất liệu với dấu ấn riêng. Câu hỏi 2: Biểu hiện nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa là gì? Giả thuyết 2: Biểu hiện nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa qua đề tài, kiểu thức, thủ pháp trang trí. Mỗi đề tài trang trí, đồ án hoa văn đều mang nét bản địa, yếu tố tín ngưỡng và tính thẩm mỹ tạo nên giá trị riêng của nghệ thuật tạo hình. Đây là
- 8 phương thức truyền đạt mang tính ký hiệu hay cũng có thể gọi là các yếu tố của nghệ thuật tạo hình - trang trí được kết hợp với cảm xúc, mong muốn của nghệ nhân sẽ tạo nên một tổng hoà tín hiệu đem đến giá trị nghệ thuật của loại hình trang sức Champa. Từ đây có thể đưa ra nhận định là nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa đã đạt đến đỉnh cao. Câu hỏi 3: Đặc trưng nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa là gì? Giả thuyết 3: Đặc trưng của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa chứa đựng ngôn ngữ tạo hình riêng và đặc sắc khi tiếp nhận nghệ thuật Ấn Độ nhưng vẫn kế thừa tính bản địa giàu truyền thống, tích đọng nhiều giá trị mỹ thuật có ý nghĩa cả về mặt vật chất và tinh thần. Nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa đa dạng về chất liệu, phong phú về chủng loại và mỗi đồ án trang trí mang một nét riêng, có tính mỹ thuật, yếu tố tâm linh, yếu tố phồn thực và đặc biệt nghệ thuật tạo hình trang sức đã tô điểm cho trang trí tượng tròn và các trang trí khác của vương quốc Champa. 6. Đóng góp của luận án Về mặt khoa học Luận án hệ thống hoá và bổ sung nội dung nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa vào lịch sử trang sức Việt Nam thông qua việc phát hiện đặc trưng và các giá trị nghệ thuật giàu mỹ cảm về tạo tác; ẩn chứa các thông điệp về tư tưởng, tín ngưỡng, thể hiện tính bản địa, tính truyền thống của đồ trang sức này. Những đặc trưng của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa được biểu hiện qua nội dung và hình thức đã mang lại giá trị văn hóa, giá trị mỹ thuật của một loại hình làm đẹp trên cơ thể người. Nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa đã có một số đóng góp về hoa văn, kiểu dáng đối với nghệ thuật trang sức Việt Nam. Về mặt thực tiễn Luận án góp phần xây dựng giáo trình giảng dạy về chuyên ngành thiết kế trang sức; trang sức Champa; lịch sử mỹ thuật Champa; văn hoá Champa và các đề tài nghiên cứu có liên quan đến chuyên ngành trang sức. Luận án cung cấp các hình ảnh dạng vector giúp cho các họa sĩ, nhà thiết kế có thể vận dụng vào thực tiễn công việc.
- 9 Luận án mô hình hoá một số hiện vật, xây dựng dữ liệu bảo tàng ảo bằng phương pháp Photogrammetry (sử dựng phần mềm 3D scan hiện vật) tái hiện hiện vật theo không gian ba chiều. Luận án đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu chung cho chuyên ngành, cho công tác quản lý bảo tồn, phục dựng các hiện vật trang sức Champa. Đây là một công trình nghiên cứu mới về nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa bằng những hình ảnh, khảo tả tổng hợp trên cơ sở khoa học trong điều kiện kỹ thuật hiện tại với những hiện vật trang sức Champa đã được phát hiện tính đến thời điểm hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 170 trang được chia thành ba phần: Trong phần đầu có mục lục (02 trang), danh mục chữ viết tắt (01 trang); Thuật ngữ, khái niệm liên quan đến trang sức Champa (01 trang); Danh mục phụ lục (01 trang); Phần Mở đầu (10 trang); Phần Nội dung nghiên cứu chia thành ba chương (tổng số 143 trang) gồm: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài (47 trang). Chương 2. Những biểu hiện của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa (48 trang). Chương 3. Bàn luận về đặc trưng, giá trị của nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa (45 trang). Phần kết luận (04 trang). Tài liệu tham khảo (11 trang). Phụ lục 1A: bảng biểu (37 trang). Phụ lục 1B: Hồ sơ giám định cổ vật của NST Đào Danh Đức (Trang sức Champa được sử dụng trong luận án) (24 trang) Phụ lục 2: Hình ảnh minh hoạ đồ trang sức Champa (70 trang). Phụ lục 3: Một số đồ án Vector motif trang trí tiêu biểu đồ trang sức Champa (09 trang)
- 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về mỹ thuật, lịch sử mỹ thuật liên quan đến nghệ thuật tạo hình đồ trang sức Champa Những sử liệu, tài liệu mỹ thuật, tư liệu văn hóa, dân tộc học của các học giả Pháp trong những thập niên đầu của Thế kỷ XX là nguồn cơ sở quan trọng góp phần nghiên cứu, nhận diện nghệ thuật tạo hình, các yếu tố trang trí, tính thẩm mỹ của các hiện vật trang sức Champa. Đầu tiên năm 1928 có Tác phẩm Le Royaume de Champa (Vương quốc Champa) của tác giả Georges Maspero, Nhà xuất bản Van Ouest (Paris) [136] bằng tiếng Pháp. Tác phẩm Vương quốc Champa được Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, Trung tâm tại Hà Nội tổ chức bản thảo và xuất bản năm 2020 bằng tiếng Việt [137]. Tác phẩm Vương quốc Champa là nguồn tư liệu có giá trị về mặt lịch sử, tác phẩm gồm mười chương nói về nguồn gốc, xứ sở, các triều đại, các cuộc chiến tranh từ buổi đầu sơ khai đến suy tàn và diệt vong; nhiều dữ liệu quý giá về văn hoá, dân tộc học, khảo cổ và nghệ thuật. Để có được tác phẩm này tác giả Gorges Maspero đã dựa vào chủ yếu vào hai nguồn sử liệu quan trọng nhất là văn khắc cổ bằng chữ Sanskrit và chữ Champa cổ được chuyển ngữ bởi các chuyên gia lớn về cổ ngữ thời bấy giờ; nguồn tư liệu thứ hai là các thư tịch cổ của Trung Hoa và Việt Nam đề cập tới vùng đất và cư dân thuộc miền Trung Việt Nam ngày nay. Đối với đề tài của luận án đây là tài liệu quan trọng và cần thiết về mặt dữ liệu, dữ kiện, ý tưởng giúp NCS có cái nhìn cận cảnh về lịch sử nguồn gốc dân tộc, quá trình hình thành phát triển, chiến tranh và sự suy tàn. Tác phẩm của G.Maspero là sự đóng góp rất lớn về mặt sử liệu đối với nghiên cứu Champa, tác phẩm là một công trình quan trọng đã phác hoạ một lịch sử hoàn chỉnh và nối tiếp liên tục của vương quốc Champa từ buổi đầu sơ khai đến giai đoạn suy tàn và diệt vong. Tác phẩm L’art du Champa (Ancien Annam) Et Son E’volution năm 1942 của tác giả Philippe Stern [143], tài liệu được Bảo tàng Lịch sử quốc gia dịch lại năm
- 11 2022 có tên Nghệ thuật Champa [Trung kỳ xưa] và quá trình diễn tiến [144]. Tác phẩm có giá trị về mặt phân kỳ lịch sử, phong cách nghệ thuật Champa. Đây là nguồn tài liệu tham khảo chính của luận án gồm hai phần: phần thứ nhất về mặt bối cảnh lịch sử, quá trình diễn tiến của nghệ thuật Champa theo những công trình nghiên cứu. Tác giả đã tập hợp những tư liệu theo từng giai đoạn, qua từng thời kỳ và các công trình điêu khắc tương ứng cũng như sự diễn tiến của trang trí trong nghệ thuật Champa đặt biệt trên các vòm cửa, cột trụ, bộ diềm. Phần thứ hai là những đặc trưng chủ yếu của các phong cách Champa và các dữ liệu để xác lập niên biểu. Ngoài ra tác giả còn chỉ ra mối quan hệ giữa nghệ thuật Champa với nghệ thuật bên ngoài. Tài liệu là nguồn cơ sở giúp NCS có sự đối sánh giữa các hoa văn trên các công trình kiến trúc, điêu khắc, trang trí so với mẫu đồ án trang trí trên hiện vật là trang sức mà NCS đã đi điền dã thu thập mẫu. Đây cũng là nguồn tư liệu giúp NCS nhận định được các phong cách trang sức qua từng thời kỳ và xác định được các yếu tố ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa motif trang trí trên đồ trang sức Champa và các trang sức cùng thời kỳ, trước và sau nó. Tác phẩm La statuaire du Champa - recherches sur les cultes et l’iconographie năm 1963 của tác giả Jean Boisselier [138] là tài liệu quan trọng giúp NCS nhận diện về các loại hình đồ trang sức và các phong cách trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Champa. Nghiên cứu tạo hình đồ trang sức Champa được nhận diện qua nghệ thuật điêu khắc và trang trí, đặc biệt là tôn giáo. Tôn giáo đã ảnh hưởng sâu sắc trong quá trình sáng tác nghệ thuật của người Champa. Tác giả J. Boisselier đã cho rằng các sự kiện tôn giáo ở Champa có sự ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của nghệ thuật. Nền nghệ thuật Champa cốt yếu có tính chất tôn giáo, hoặc ít hoặc nhiều cũng là đối tượng trực tiếp thay đổi thường xuyên các triều đại gây ra sự dịch chuyển trọng tâm của chính trị tôn giáo. Tác giả đã đặt tên cho từng phong cách nghệ thuật Champa dựa vào các motif trang trí cụ thể qua từng thời kỳ, phong cách nghệ thuật tạo hình Champa có sự kế thừa và phát triển phù hợp với văn hóa, xã hội của từng thời kỳ lịch sử tương đồng với các nhóm trang trí tượng cùng giai đoạn. Năm 2004 tác giả Lương Ninh viết Lịch sử Vương quốc Champa [75], vốn là một phần của giáo trình Lịch sử Việt Nam của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm
- 12 1983, hiện nay là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành. Tài liệu là nguồn tham khảo về mặt lịch sử của Vương quốc Champa từ thời Tiền sử - Sơ sử; thời Sơ kỳ vương quốc Champa (từ thế kỉ II-X); giai đoạn thống nhất và phát triển thịnh đạt của vương quốc Champa (từ thế kỉ X-XV). Bên cạnh đó tài liệu còn phân tích rất rõ về sự phát triển kinh tế - xã hội Champa và các tín ngưỡng tôn giáo Champa. Đây là tài liệu quan trọng giúp NCS nghiên cứu và phân chia các giai đoạn lịch sử của Champa một cách có hệ thống. Năm 2011, tác phẩm Le Champa Géographie - Population - Histoire (Vương Quốc Champa Địa dư, Dân cư và Lịch sử) của tác giả Pierre-Bernard Lafont [145]. Đây là tài liệu về lịch sử Champa mang tính tổng thể, khoa học và khách quan kéo dài từ ngày lập quốc từ thế kỷ thứ II đến năm 1832 khi vương quốc này hoàn toàn bị xóa bỏ trên bản đồ. Tác phẩm bao gồm nhiều chủ đề liên quan đến tiến trình hình thành lịch sử của vương quốc Champa, từ yếu tố địa dư, nguồn gốc dân cư, các di sản về văn hóa, các phong cách nghệ thuật qua từng thời kỳ lịch sử, đời sống tâm linh, hệ thống tổ chức xã hội, gia đình, các đế chế chính trị của Champa. Đây là nguồn tư liệu giúp NCS có cái nhìn toàn diện về tiến trình lịch sử, địa dư, dân cư, văn hóa làm sơ sở khẳng định các giá trị nghệ thuật Champa. Năm 2013, tài liệu Người Chăm xưa và nay của tác giả Nguyễn Duy Hinh [49] là sự nghiên cứu và trải nghiệm vì tác giả là người Việt - Chăm, tác phẩm chia làm hai chương chủ yếu là lịch sử và văn hoá Champa theo phương pháp biên niên sử không liên tục thay vì chia theo các vương triều như các tài liệu lịch sử Champa khác. Tác giả đã chia lịch sử dân tộc Champa như sau: Người tiền Chăm, người Chăm xưa, người Chăm nay. Trong phần này tác giả đã chỉ rõ văn hoá Champa được tiếp thu văn hoá Ấn Độ, yếu tố dân tộc học theo chế độ mẫu hệ, điều này lý giải cho việc có cư dân tiền Chăm. Trong phần này tác giả Nguyễn Duy Hinh lại có nhiều ý kiến không đồng tình với quan điểm của học giả Maspero và các nhà nghiên cứu khác khi cho rằng: “Văn hoá Champa nảy sinh từ văn hoá Sa Huỳnh, người Chàm cổ là con cháu người Sa Huỳnh cổ” [49. Tr.160]. Bên cạnh đó tác giả còn cho rằng thị tộc Cau và thị tộc Dừa là người tiền Chăm. “Dù sao tôi cũng cho thị tộc Cau và thị tộc Dừa là người tiền - Chăm. Nếu sắp lớp văn hoá trong khu vực miền Trung Trung Bộ từ dưới lên thì

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916-1925) tại quần thể di tích cố đô Huế
303 p |
70 |
19
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý
27 p |
155 |
15
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật âm nhạc: Giảng dạy âm nhạc Chèo truyền thống cho đàn Tam thập lục tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam
50 p |
114 |
14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật công cộng - Nghiên cứu trường hợp đô thị Hà Nội từ 1975 đến nay
27 p |
123 |
9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney
163 p |
58 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật âm nhạc: Giảng dạy một số ca khúc nước ngoài lời Việt tại trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Vĩnh Phúc
98 p |
98 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam
241 p |
27 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế
280 p |
52 |
6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghệ thuật Guitar đương đại nửa sau thế kỷ XX trong đào tạo Guitar chuyên nghiệp tại Việt Nam
27 p |
143 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại quần thể di tích cố đô Huế
27 p |
23 |
5
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang
270 p |
13 |
5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu áp dụng công nghệ dầu từ trường trong hệ thống phanh bổ trợ ô tô
202 p |
51 |
3
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936)
257 p |
12 |
3
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020
301 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp thiết kế và xử lý số liệu lưới trắc địa áp dụng công nghệ GNSS phục vụ xây dựng hệ quy chiếu - hệ tọa độ quân sự ở Việt Nam
159 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng công nghệ GPS động và máy bay không người lái thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn trong điều kiện Việt Nam
152 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí nội thất một số khách sạn tiêu biểu tại thành phố Hồ Chí Minh
300 p |
2 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
