intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại quần thể di tích cố đô Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu ở Huế, qua đó đưa ra các đánh giá, nhận định trên các cơ sở khoa học về những đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí trên đồ đồng tại quần thể di tích cố đô Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại quần thể di tích cố đô Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ------------------------------------ Phan Lê Chung NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN CÁC DI VẬT ĐỒ ĐỒNG TIÊU BIỂU TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS Vĩnh Phối GS.TS. Trương Quốc Bình Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án họp tại: Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Thư viện Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cùng với chiều dài thời gian lịch sử nghệ thuật của dân tộc, thời kỳ các chúa và vua Nguyễn cũng đã có nhiều đóng góp về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Trong đó, nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng được xem là một trong những điểm nhấn khá tiêu biểu cùng với các chất liệu đương thời khác như gỗ, đá, khảm sành sứ, nề đắp nổi. Giá trị nghệ thuật trang trí trên đồ đồng ở Huế càng được khẳng định hơn khi Quần thể di tích Cố đô Huế (QTDTCĐH) vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993 và 4 bộ di vật đồ đồng tiêu biểu ở Huế đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam. Qua đó phần nào cho thấy các giá trị về văn hoá và thẩm mỹ thời kỳ các chúa và vua Nguyễn đã được nhìn nhận và đánh giá rõ nét hơn trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam, đây cũng là tiền đề đặt ra của NCS trong việc xác định hướng nghiên cứu luận án của mình. 1.2. Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu ở Huế trong suốt chiều dài lịch sử 9 đời chúa và 13 triều vua Nguyễn đã đạt được những giá trị cơ bản về ngôn ngữ, bố cục, kiểu thức trang trí… Đây là một chất liệu gắn bó với các giai đoạn văn hóa lịch sử cũng như sự tồn vong của mỗi triều đại, chất liệu này luôn được chọn lựa bởi tính trường tồn với thời gian, đồng thời qua đó còn thể hiện được tính biểu trưng của thời đại, khẳng định uy quyền thời kỳ đầu Nguyễn qua 11 chiếc vạc đồng thời các chúa Nguyễn, sự công phu tỉ mỷ qua từng đường nét, mảng chạm khắc trên những phường môn bằng đồng
  4. 2 tại các công trình lăng tẩm và trước điện Thái Hoà hay trên 9 chiếc đỉnh đồng (Cửu Đỉnh) và 9 khẩu súng thần công (Cửu vị thần công) và các công trình tín ngưỡng tôn giáo như Đại Hồng Chung và khánh đồng ở chùa Thiên Mụ, chùa Thiền Tôn... Sự kế thừa kỹ thuật và phong cách đúc đồng của các làng nghề ở Bắc Bộ thế kỷ XVII - XVIII, kỹ thuật đúc và chế tác với các nước phương Tây thông qua các kiểu thức, hoa văn và biểu tượng trang trí. Bên cạnh đó, số lượng di vật đồ đồng thời kỳ này còn lại hiện nay khá phong phú và đa dạng, vì vậy về cơ bản nghệ thuật trang trí trên đồ đồng thời kỳ này là một hướng nghiên cứu có cơ sở, dung lượng đầy đủ để tiến hành thực hiện luận án tiến sĩ nghệ thuật học. 1.3. Đề cập đến các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH, đến nay cũng đã có một số tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước đặt vấn đề hoặc bàn luận, song đa phần cũng chỉ mới dừng lại ở việc mô tả thông tin về văn hoá và sử liệu, lĩnh vực về nghệ thuật trang trí vẫn đang là một “khoảng trống” còn bỏ ngỏ, vì vậy hướng đi của luận án mong muốn được làm sáng tỏ hơn dưới góc độ này. 1.4. Bản thân NCS hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Huế, trong quá trình công tác cũng có nhiều trăn trở đối với hướng nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH đây được xem là một điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận khảo sát, nghiên cứu các di vật tại các khu vực di tích tại Huế. Và trong quá trình nghiên cứu, khảo sát của mình NCS đã lựa chọn các di vật đồ đồng tiêu biểu thời các chúa và vua Nguyễn làm hướng đi cho luận án của mình.
  5. 3 Từ những nhận định đó, NCS đã quyết định chọn đề tài Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế là hướng nghiên cứu để thực hiện luận án tiến sĩ nghệ thuật học của mình. Việc nghiên cứu và đưa ra những tính mới của luận án sẽ khai thác các khoảng trống còn bỏ ngỏ, từ đó tôn vinh những giá trị nghệ thuật của các thế hệ đi trước, góp phần gìn giữ những vẻ đẹp truyền thống mỹ thuật cổ trong dòng chảy nghệ thuật dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu ở Huế, qua đó đưa ra các đánh giá, nhận định trên các cơ sở khoa học về những đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí trên đồ đồng tại QTDTCĐH. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu, những cơ sở lý luận và khái quát sự tác động của các yếu tố văn hoá, lịch sử, nghệ thuật liên quan đến đề tài, kiểu thức và đồ án của nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH. - Nghiên cứu những đặc trưng của ngôn ngữ trang trí như: bố cục, nhịp điệu, hình mảng, đường nét. Làm rõ mối liên hệ trong quá trình giao thoa và tiếp biến văn hoá trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Huế trong bình diện chung của nghệ thuật đồ đồng Việt Nam. - Nghiên cứu những giá trị nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH. - Nghiên cứu mối tương quan của đồ đồng tiêu biểu qua các thời kỳ phát triển.
  6. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Luận án xác định phạm vi thời gian bao gồm giai đoạn các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn (1558 - 1945) Phạm vi không gian: tại Quần thể di tích Cố đô Huế và một số khu vực có liên quan đến luận án thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi đối tượng: các di vật đồ đồng tiêu biểu. 4. Câu hỏi và giả thuyết khoa học 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Những yếu tố nào đã tác động đến sự hình thành và phát triển về chủ đề, bố cục, đường nét, hình mảng, kiểu thức trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Huế? Câu hỏi 2: Những nét đặc trưng nổi bật nào trong nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH? Câu hỏi 3: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH có những đóng góp những giá trị gì cho nghệ thuật Việt Nam? Vai trò và vị trí của nghệ thuật trang trí đồ đồng tiêu biểu tại Huế trong dòng chảy nghệ thuật dân tộc? 4.2. Giả thuyết khoa học - Giả thuyết nghiên cứu 1: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu ở Huế kế thừa nền tảng các giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc với sự ảnh hưởng của các phong cách trang trí ở Đàng Ngoài (ảnh hưởng phong cách trang trí thời Hậu Lê) trong tinh thần giao thoa và tiếp biến văn hoá giữa các thời kỳ. Với sự
  7. 5 tác động của các yếu tố về văn hoá, lịch sử và xã hội, nghệ thuật trang trí đồ đồng tại Huế chứa đựng ngôn ngữ biểu tượng sâu sắc, hàm chứa nhiều ý nghĩa ẩn dụ, đề tài hoa văn trang trí phản ánh bối cảnh không gian văn hoá xã hội đương thời. - Giả thuyết nghiên cứu 2: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Huế có sự kết hợp hài hoà giữa hình tượng “hoá”, lối trang trí kết hợp hiện thực và siêu thực. Ngôn ngữ trang trí tổng hoà trên cơ sở trang trí với các thủ pháp kết hợp giữa trang trí khối cao phù điêu và thấp phù điêu. Sự kết hợp hài hoà giữa tính nguyên tắc và vô nguyên tắc trong nhịp điệu của hình và nét. Bố cục trang trí đa dạng với các kiểu thức trang trí hình tròn hoặc chuyển động xung quanh hình tròn, phải chăng bố cục hình tròn trong thời kỳ này được thể hiện theo quan niệm trời tròn đất vuông của người Việt cổ? Những motif hình tròn và xoắn ốc kế thừa và ảnh hưởng từ những hoa văn Đông Sơn? Nghệ thuật trang trí trên đồ đồng tiêu biểu ở Huế có sự kế thừa phong cách trang trí và kỹ thuật đúc đồng của các làng nghề ở Bắc Bộ thế kỷ XVII - XVIII, kỹ thuật đúc và chế tác với các nước phương Tây thông qua các kiểu thức, hoa văn và biểu tượng trang trí. - Giả thuyết nghiên cứu 3: Nghệ thuật trang trí trên đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH chứa đựng những giá trị về văn hoá, lịch sử, giá trị về thẩm mỹ với những lối trang trí đặc trưng và tiêu biểu. Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu ở Huế có sự kế thừa của các yếu tố truyền thống dân tộc, qua đó xác định được vai trò và vị trí trong mối quan hệ tương quan phát triển của nghệ thuật Việt Nam nói chung và văn hoá Huế nói riêng.
  8. 6 5. Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp cận Phương pháp phân tích tổng hợp cho phép tổng hợp phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành khai thác tối đa mọi khía cạnh của cơ sở dữ liệu từ các chuyên ngành khác nhau như: Văn hoá học, văn hoá dân gian, sử học, khảo cổ học… Phương pháp khảo sát điền dã, phỏng vấn ý kiến chuyên gia để quan sát trực tiếp, thu thập thông tin thực địa, kiểm chứng phục vụ cho các nội dung về trình bày luận cứ. Phương pháp so sánh đối chiếu được áp dụng để đưa ra các cơ sở so sánh và đối chiếu về đặc điểm trang trí, yếu tố nhận diện, hình dáng vật thể, hoa văn trang trí… của các thời kỳ lịch sử. Phương pháp thống kê và phân loại nhằm sắp xếp một cách khoa học theo từng thời kỳ, phân loại di vật theo không gian trưng bày nội thất, ngoại thất hoặc phân chia theo từng chủ đề, hình dạng, kiểu thức trang trí khác nhau. 6. Những đóng góp mới của luận án 1. Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và đảm bảo được tính hệ thống. Quá trình nghiên cứu đã cho thấy nghệ thuật trang trí trên đồ đồng ở Huế là một nhánh của dòng chảy văn hoá nghệ thuật dân tộc nói chung và đối với văn hoá Huế nói riêng. Đây có thể được xem là thời kỳ giao thoa và tiếp biến văn hoá của phong cách trang trí ở Đàng Ngoài với văn hoá bản địa, ngoài ra thông qua các mối giao thương về đường biển đã có sự du nhập và kết hợp một số yếu tố trang trí cuả một số nước phương, chính những yếu tố này đã làm cho nghệ thuật trang trí trên đồ đồng ở Huế rất phong phú về thể loại và đa dạng về bố cục trang trí. Từ những kết quả và nhận định về mặt khoa học, luận án mong muốn sẽ làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật trang
  9. 7 trí đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích cố đô Huế trong bình diện chung về lịch sử văn hoá nghệ thuật dân tộc. 2. Luận án đưa ra những nhận định khoa học dưới góc độ nghệ thuật trang trí nhằm phân tích những góc nhìn mới, những giá trị và quan niệm thẩm mỹ về nghệ thuật trang trí trên đồ đồng tiêu biểu ở Huế. Những nhận định và phân tích đều được dựa trên các cơ sở khoa học và nhiều nguồn tài liệu thông tin đáng tin cậy từ các nhà xuất bản, các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. 7. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu (13 trang), kết luận (02 trang), tài liệu tham khảo (12 trang), phụ lục minh hoạ (100 trang), nội dung của luận án được kết cấu 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát đối tượng nghiên cứu (69 trang). Chương 2. Nhận diện nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH (62 trang). Chương 3. Bàn luận những đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH (37 trang). Chương 1 TỔNGQUANTÌNHHÌNH NGHIÊNCỨU , CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Những tài liệu về sử liệu và văn hoá nghệ thuật Nguyễn đóng góp một phần rất quan trọng trong việc lý giải các yếu tố trang trí, thẩm mỹ cũng như các lý giải cho việc sử dụng các yếu tố biểu tượng văn hoá và xã hội được thể hiện thông qua các hoa văn trang trí trên các di vật đồ đồng. Về sử học, đã có nhiều bộ sách nổi
  10. 8 tiếng ra đời trong thời gian này như: “Quốc triều thực lục”, “Thực lục tiền biên” viết về sử thời các chúa Nguyễn, “Thực lục tiền biên” viết về thời các vua Nguyễn, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” được thực hiện thời vua Tự Đức, “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”, “Đại Nam nhất thống chí”… do nhà vua cử các quan đại thần biên soạn. Cuốn Trịnh Nguyễn diễn chí (tập I, II) (1986,1987) của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm, do Sở văn hoá thông tin Bình Trị Thiên đã cung cấp một cái nhìn đa diện về thời kỳ giao tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đây có thể được xem là thời kỳ giao thoa và tiếp biến văn hoá của phong cách trang trí thời Hậu Lê với văn hoá Chămpa bản địa, ngoài ra thông qua con đường ngoại thương đã có sự du nhập và kết hợp một số yếu tố trang trí cuả một số nước phương tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp… Cuốn Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới với tuyển tập bài viết của nhiều tác giả do nhà xuất bản Đại học Sư phạm ấn hành năm 2005 với các nội dung: về phương pháp luận nội dung nghiên cứu, giảng dạy và một số vấn đề về lịch sử nhà Nguyễn. Bộ sách Những người bạn cố đô Huế. Bộ sách Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Huế) (1998) được viết tắt là B.A.V.H là một ấn phẩm do linh mục Léopold Cadière làm chủ biên. Hội: “Những người bạn cố đô Huế” (Association des amis du vieux Hué) được thành lập vào năm 1913 thông qua sự đề xuất của linh mục người Pháp: Léopold Cadière. Bộ sách này đã trở thành một nguồn tài liệu quý giá hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
  11. 9 Trong cục diện chung của những năm đầu thập niên 80, khi mà mỹ thuật Nguyễn chưa thực sự nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu thì bài viết “Huế, mỹ thuật Nguyễn, những cái riêng” (đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số 3, năm 1979) của tác giả Trần Lâm Biền như một sự đánh động cho việc nhìn nhận những giá trị mỹ thuật Nguyễn nói chung. Cuốn Mỹ thuật thời chúa Nguyễn dẫn liệu từ di sản lăng mộ của tác giả Nguyễn Hữu Thông do Nxb Thuận Hóa ấn hành năm 2014 cũng đã cho thấy quan điểm của tác giả về nghệ thuật trang trí trên đồ đồng của thời kỳ này. Tác giả Dương Phước Thu đã miêu tả khá chi tiết bộ Cửu Đỉnh thông qua cuốn Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế. Cuốn sách cung cấp một số tài liệu về quy trình thực hiện Cửu Đỉnh, các số đo và vị trí và liệt kê các chi tiết khắc trên Cửu Đỉnh. Mặc dù các yếu tố về tính trang trí chưa được tác giả đề cập trong cuốn này nhưng cũng là một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu về bộ Cửu Đỉnh, cung cấp một số thông tin về các yếu tố sử liệu, kỹ thuật chế tác về bộ công trình này. Tác giả Vĩnh Phối trong công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ (mã số B98.11.11) năm 2000 cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề về mỹ thuật Nguyễn. Trong Tập VI chuyên đề đồ đồng do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ấn hành năm 2007 đã có một số bài viết về các di vật đồ đồng cũng đã giới thiệu thêm một số thông tin về các di vật đồng thời các chúa và vua Nguyễn. Tác giả Trương Quốc Bình (2014), Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà
  12. 10 Nội là một người gắn liền với các công trình di sản miền Trung nói chung và đối với Thừa Thiên Huế nói riêng, thông qua cuốn sách tác giả cũng làm nổi bật việc phát huy các giá trị di sản Việt Nam nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng, trong đó bam hàm cả những giá trị nghệ thuật trang trí trên đồ đồng. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Giới thuyết một số khái niệm - Khái niệm Trang trí Trang trí được hiểu với khái niệm chung là việc tạo ra các giá trị thẩm mỹ nhằm phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Khái niệm trang trí được hình thành dựa trên nhu cầu được thoả mãn những cái đẹp, cái hoàn mỹ của con người. Tiến trình của trang trí được phát triển một cách tự nhiên dựa trên sự phát triển của xã hội. - Khái niệm hoa văn Trang trí Khái niệm về hoa văn trang trí được hiểu là những dấu hiệu tạo hình trên một bề mặt của bất kỳ các đồ vật, công trình kiến trúc… sự xuất hiện của hoa văn trang trí sẽ gắn với thông điệp và ý nghĩa cho các đồ vật, công trình kiến trúc đó. Theo đó mỗi hoa văn khác nhau sẽ mang nhiều ý nghĩa tượng biểu tượng khác nhau. - Khái niệm kiểu thức trang trí Kiểu thức trang trí là cách gọi mang tính chất hình thành các nguyên tắc thường được sử dụng trong trang trí như: Đăng đối, nhắc lại, tịnh tiến, xoay chiều… Kiểu thức trang trí xác định các tính chất có tính quy tắc, hệ thống. - Khái niệm phong cách trang trí
  13. 11 Khái niệm phong cách trang trí được xác định dựa trên tính chất mang yếu tố nhận diện và thường xuất hiện trong một giai đoạn, thời kỳ hoặc vùng miền nhất định. Qua quá trình thời gian nó định hình và trở nên quen thuộc, qua một quá trình lặp đi lặp lại nó tạo thành một phong cách. - Khái niệm ngôn ngữ biểu đạt Ngôn ngữ biểu đạt được hiểu mang tính hàm chứa, chất diễn đạt thông qua các yếu tố thẩm mỹ của nghệ thuật. Nó bao hàm cả giá trị thẩm mỹ lẫn giá trị tượng trưng trong nghệ thuật trang trí. Ngôn ngữ biểu đạt được hiểu như một dạng ngôn ngữ nhằm giải trình cho các yếu tố trang trí thể hiện trên các di vật. - Khái niệm “Hoá” (biến thể) “Hoá” là một khái niệm quen thuộc trong những kiểu thức trang trí mỹ thuật cổ nói chung, trong đó cũng xuất hiện trên các đồ án trang trí ở các di vật đồ đồng tại QTDTCĐH. “Hoá” được hiểu là một quá trình biến thể từ một dạng này sang dạng khác, hình thể này sang hình thể khác. Đây là một trong những yếu tố mang đậm tính chất phương Đông gắn liền với nhiều quan niệm về sự ngưỡng vọng về những điều tốt đẹp. - Khái niệm nghệ thuật trang trí Từ những vật trơn, không hình thù con người đã biết cách trang trí lên bề mặt của các đồ vật đó. Sự phát triển các yếu tố trang trí từ những dạng vạch kẽ đơn giản cho đến ý thức thẩm mỹ là một qua trình phát triển lâu dài. Từ đó đã trở thành một ý thức cho sự hình thành một khái niệm nghệ thuật trang trí. - Khái niệm di vật
  14. 12 Di vật: Vật người chết để lại [122, tr.250]. Di vật theo quy định tại Điều 4 Luật Di sản văn hoá (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 1.2.2. Áp dụng lý thuyết trong thực hiện luận án 1.2.2.1. Áp dụng thuyết tiếp biến văn hoá Tiếp biến văn hoá là một quá trình tất yếu diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. “Tiếp biến văn hoá” là lý thuyết được áp dụng ở các nước phương Tây vào cuối thế ký XIX, khái niệm này đã được các nhà nghiên cứu: Radugin, Titiev, Kroeber… đưa ra trong quá trình diễn ra các dịch chuyển biến đổi văn hoá tại các nước phương tây như vấn đề di dân, vấn đề tôn giáo trong qua trình hội nhập… Trong lĩnh vực trang trí trên đồ đồng ở Huế cũng vậy, đó là những yếu tố cộng sinh, giao lưu và trao đổi giữa các nền văn hoá với nhau. 1.2.2.2. Áp dụng Thuyết Địa - văn hoá Trong đó mối tương quan giữa các vùng miền trong sự phát triển chung trên nền tảng văn hoá xã hội. Quan điểm vùng, địa văn hoá cũng được các nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh, Trần Quốc Vượng được đặt trong mối tương quan chung của các phân vùng văn hoá, sự dịch chuyển các vùng văn hoá và giao thoa văn hoá vùng tạo ra các điểm chung và điểm riêng của các vùng. 1.2.2.2. Áp dụng Thuyết giải mã biểu tượng Thuyết giải mã biểu tượng hình thành dựa trên sự phát triển của những biểu tượng của con người trong sự phát triển
  15. 13 của tư duy hình tượng đến việc giải mã những biểu tượng đó trong cuộc sống. Theo quan điểm của tác giả Victor Turner cũng đã cho thấy mối liên hệ giữa các nghi lễ và các biểu tượng như một cách để luận giải những vấn đề của đời sống văn hoá. 1.3. Sự tác động của bối cảnh văn hoá xã hội và khái quát đối tượng nghiên cứu 1.3.1. Sự tác động của bối cảnh văn hoá xã hội đến nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tại quần thể di tích Cố đô Huế Lịch sử về nghệ thuật trang trí trên đồ đồng xứ Đàng Trong được phát triển trong bối cảnh xã hội khá phức tạp, đan xen nhiều vấn đề của thời cuộc, đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm trang trí của thời kỳ này. Một trong những yếu tố tác động đến nghệ thuật trang trí đồ đồng thời chúa và vua Nguyễn là sự tác động của các yếu tố bối cảnh chính trị, văn hoá và xã hội. Chính vì vậy nghệ thuật trang trí trên đồ đồng có thể được chia thành hai giai đoạn chính là thời kỳ tiền Nguyễn (các chúa Nguyễn) và thời kỳ các vua Nguyễn. Nghề đúc đồng tại Huế Phường Đúc ở Huế đã ra đời khi Chúa Nguyễn Phước Lan đặt chính dinh ở Kim Long vào năm 1636, phần lớn dân cư nơi này đến từ đất Kinh Bắc (Bắc Ninh). Đây là một công tượng đúc đồng thời chúa Nguyễn nằm ở phía Tây Nam, sau này gọi là phường Đúc. Kỹ thuật chất liệu Kỹ thuật đúc đồng ở Huế kế thừa từ Đàng Ngoài thông qua các nhóm thợ theo chân chúa vào Nam, bên cạnh đó là sự du nhập kỹ thuật phương Tây qua các hoạt động giao thương, truyền giáo đường biển thời các chúa Nguyễn. Về kỹ thuật đúc
  16. 14 đồng được chia thành 3 giai đoạn chính: Kỹ thuật làm khuôn đúc, kỹ thuật pha chế đồng, kỹ thuật làm nguội. 1.3.2. Khái quát đối tượng nghiên cứu - Nhóm trang trí trên các dạng khối trụ tròn, hình cầu Đặc điểm Kiểu Hoa văn Stt Tên di vật hình thức trang trí Địa điểm trang trí dáng tiêu biểu tiêu biểu Phân Đại nội, Bộ Vạc chia theo Động vật, thực vật, Bảo đồng Hình khối lối ô hộc, tàngCVCĐ 01 (Bảo vật trụ tròn đường các biểu H, Lăng quốc gia) diềm, tượng tôn Đồng đăng đối. giáo Khánh. Bộ Cửu vị Đường Hoa văn Cửa ngăn, thần 02 (Bảo vật công Hình khối diềm, thực vật, ký cửa Chánh trụ tròn nhắc lại, tự. Tây. quốc gia) đăng đối. Hình cầu, Phân Hiện tượng Bộ Cửu kết hợp các tầng theo độngtự nhiên, đỉnh phần đúc vật, 03 (Bảo vật rời gắn vào 3 lớp, thực vật, đồ Thế Miếu theo lối quốc gia) (bộ chân và xen kẽ. vật, phong quai đỉnh) cảnh, ký tự. Long ẩn Trước điện Phường Hình khối vân, rồng Thái Hoà, 04 hoá, Rồng, mây Lăng Thiệu môn trụ tròn đăng đối Trị, Minh xoay. Mạng. Nhóm Đăng Chùa chuông Hình khối Động vật, 05 đồng thời trụ tròn, đối, tịnh Thiên thực vật, ký chùa Thiền Mụ, tiến, các chúa miệng loe nhắc lại. tự, bát bửu. Tôn, chùa Nguyễn Súng đồng Đường Thực vật, Bảo tàng thời các Hình khối diềm, 06 chúa trụ tròn nhắc lại, động vật, lịch sử Nguyễn. đăng đối. ký tự TT.Huế (Nguồn NCS thực hiện)
  17. 15 - Nhóm trang trí trên các dạng tượng tròn Kiểu Hoa văn Tên di Đặc điểm thức Stt trang trí Địa điểm vật hình dáng trang trí tiêu biểu tiêu biểu Đại Nội, Theo kiểu lăng vua Nghê tượng tròn. Tịnh tiến, Xoáy ốc, Minh 01 đồng Đi theo cặp nhắc lại tí lửa Mạng, đôi. lăng vua Thiệu Trị Theo kiểu Duyệt Thị Cặp rồng Tịnh tiến, Xoáy ốc, 02 tượng tròn. Đi Đường, ngồi nhắc lại tí lửa theo cặp đôi. Đại Nội (Nguồn NCS thực hiện) - Nhóm trang trí theo hình dẹt Kiểu Hoa văn Tên di Đặc điểm thức Địa Stt trang trí vật hình dáng trang trí điểm tiêu biểu tiêu biểu Cấu trúc Đường Thực vật, Chùa Khánh theo dạng diềm, chòm sao, 01 Thiên đồng hình elip dẹt nhắc lại, mây, mặt Mụ nằm ngang đăng đối. trời, ký tự. Cấu trúc theo Đường Chùa Khánh dạng hình Thực vật, 02 diềm, Quốc đồng elip nằm ký tự. nhắc lại Ân ngang (Nguồn NCS thực hiện) Tiểu kết Ở chương 1 của luận án đã trình bày về tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Huế. Chính vì vậy, luận án xác định hướng nghiên cứu nghệ thuật trang trí thông qua các di vật đồ đồng tiêu biểu
  18. 16 tại QTDTCĐH. Dòng chảy nghệ thuật từ Đàng Ngoài với phong cách trang trí của nhà Lê, văn hoá vùng Chămpa bản địa và sự giao lưu văn hoá, kỹ thuật phương Tây đã tạo nên một Đàng Trong với những giá trị và thành tựu cơ bản về nghệ thuật trang trí trên đồ đồng. Nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng ở Huế vì thế mà cần chú trọng các lý thuyết về tiếp biến văn hoá và địa văn hoá - vùng văn hoá và thuyết giải mã biểu tượng. Cũng trong chương này, NCS cũng đã giới thiệu tổng quát về đối tượng nghiên cứu là các di vật, bộ di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH. Chương 2 NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN CÁC DI VẬT ĐỒ ĐỒNG TIÊU BIỂU TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 2.1. Đặc điểm nghệ thuật trang trí trên các nhóm di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế 2.1.1. Nhóm trang trí trên các dạng khối trụ tròn, hình cầu Nhóm vạc đồng thời các chúa Nguyễn, Bộ Cửu vị thần công, Bộ Cửu đỉnh, Nhóm Phường môn, Nhóm chuông thời các chúa Nguyễn. 2.1.2. Nhóm trang trí theo hình dẹt Khánh đồng ở chùa Thiên Mụ, Khánh đồng ở chùa Quốc Ân 2.1.3. Nhóm trang trí trên các dạng tượng tròn Các nhóm trang trí ở dạng tượng tròn ở QTDTCĐH tuy không nhiều nhưng cũng khá đa dạng, phần lớn được tạo dáng ở các dạng con vật linh, các con vật nhỏ như con cóc, con cá, rồng hoặc các tượng phật ở các công trình tôn giáo.
  19. 17 2.2. Đề tài, kiểu thức và thủ pháp trong nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế 2.2.1. Đề tài trang trí Đề tài trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại khu vực QTDTCĐH khá đa dạng bao gồm các nhóm: Nhóm đề tài động vật, chim thú, nhóm đề tài thực vật, nhóm đề tài hiện tượng tự nhiên, vật dụng, nhóm đề tài ký tự, nhóm đề tài bát bửu, nhóm đề tài hình người. 2.2.2. Kiểu thức trang trí Kiểu thức trang trí đồ đồng tại Huế có tính quy tắc và bất quy tắc. Tính quy tắc được áp dụng thông qua các kiểu thức trang trí như: đăng đối, nhắc lại, tịnh tiến... 2.2.3. Thủ pháp trang trí Thủ pháp cách điệu và giản lược là hai thủ pháp chính được sử dụng trong nghệ thuật trang trí đồ đồng ở Huế. 2.3. Ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế 2.3.1. Bố cục - Bố cục phân chia theo dạng ô hộc Về tính chất trang trí chung của đồ đồng thời kỳ này là bố cục được phân chia theo các ô hộc bởi những vạch đơn hoặc đa nét. Về cấu trúc tổng thể chúng ta dễ nhận thấy các hoa văn trang trí trên đồ đồng ở Huế thường được đóng khung trong các dạng hình nhất định như hình vuông, hình chữ nhật và trải dài theo dạng dải, ram hình theo đường ngang, ôm theo dạng hình trụ như lối trang trí trên chuông và vạc. - Bố cục theo dạng thức hình tròn
  20. 18 Một trong những điểm nhấn ở cách xử lý bố cục các hoạ tiết hoa văn trang trí trên đồ đồng tại Huế là bố cục theo kiểu thức hình tròn. Những hoa văn đứng độc lập thường có lối được được bố trí trong bố cục hình tròn hoặc theo dạng thức hình tròn. 2.3.2. Đường nét Ở thời các tiền Nguyễn, diễn hoạt về nét được xem là một trong những điểm mạnh trong trang trí trên đồ đồng. Nghệ thuật đồ đồng ở Huế có một sự đa dạng của đường nét từ các dạng nét, kiểu thức tạo nét đến sự biến thiên của nét, mật độ của nét, tiết diện của nét, cao thấp của nét, thậm chí còn có một số trường hợp nét đóng vai trò tạo khối. 2.3.3. Nhịp điệu Một trong những đặc tính trang trí của đồ đồng ở Huế là sự chuyển động uyển chuyển và mềm mại giữa các lớp hoa văn trang trí. Các lớp hình dường như đan xen và đồng hiện vào nhau không theo một tuyến tính không gian xa gần của viễn cận, một không gian của các lớp hình và nhịp điệu biến chuyển theo một dòng chảy. Sự chuyển động của nhịp điệu trong các mảng trang trí này được thể hiện thông qua việc bố trí mảng nặng nhẹ khác nhau và đặt rất hợp lý trong lối phân chia ô hộc. 2.3.4. Màu sắc Trong quan niệm phương Đông, đặc biệt là đối với người Việt màu vàng đại diện cho màu của sự tôn quý, thường dùng cho các trang phục cung đình, ngoài ra còn sử dụng trong các công trình, trang phục tín ngưỡng của phật giáo. Trong mối quan hệ màu sắc của ngũ hành, màu vàng đại diện cho hành thổ, là vị trí trung tâm của ngũ hành. Nó còn là màu đại diện cho sức mạnh và quyền lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2