Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916-1925) tại quần thể di tích cố đô Huế
lượt xem 19
download
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật "Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916-1925) tại quần thể di tích cố đô Huế" trình bày biểu hiện của nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại Quần thể di tích Cố đô Huế; Đặc trưng, giá trị văn hóa nghệ thuật và bàn luận về nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại Quần thể di tích Cố đô Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916-1925) tại quần thể di tích cố đô Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Minh Khôi NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ TRÊN KIẾN TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 - 1925) TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Minh Khôi NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ TRÊN KIẾN TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 - 1925) TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng Hà Nội - 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án tiến sĩ Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916 – 1925) tại Quần thể di tích Cố đô Huế là công trình nghiên cứu do tôi viết và chưa công bố. Các kết quả nghiên cứu cũng như kết luận trong luận án này là trung thực. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã kế thừa nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước và thực hiện trích dẫn cũng như ghi nguồn đầy đủ theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận án Nguyễn Minh Khôi
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 9 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến Quần thể di tích Cố đô Huế dưới thời Khải Định (1916-1925) ..................................................................................... 9 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật trang trí triều Nguyễn.... 14 1.1.3. Những nghiên cứu liên qua đến nghệ thuật trang trí khảm sành sứ triều Nguyễn ............................................................................................................. 19 1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 26 1.2.1. Khái niệm và thuật ngữ ......................................................................... 26 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 38 1.3. Khái quát về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 43 1.3.1. Bối cảnh (lịch sử, văn hóa) hình thành đối tượng nghiên cứu ............. 43 1.3.2. Hệ thống trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định .......... 48 Tiểu kết ............................................................................................................ 56 Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ TRÊN KIẾN TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 – 1925) TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ ......................................................................................... 58 2.1. Đề tài, kiểu thức sử dụng trong trang trí .................................................. 59 2.1.1. Đề tài trang trí ...................................................................................... 60 2.1.2. Kiểu thức trang trí ................................................................................. 60 2.2. Bố cục tổng thể của hệ thống trang trí ..................................................... 66 2.2.1. Vị trí trên kiến trúc của các đồ án trang trí .......................................... 67 2.2.2. Sắp xếp đề tài, kiểu thức của các đồ án trang trí trên kiến trúc ........... 71 2.2.3. Hướng của các đồ án trang trí .............................................................. 76
- iii 2.3. Tổ chức không gian tổng thể của hệ thống trang trí ................................ 80 2.3.1. Tổ chức không gian trang trí ngoại thất ............................................... 81 2.3.2. Tổ chức không gian trang trí nội thất ................................................... 84 2.4. Hình thức biểu đạt của đồ án trang trí ...................................................... 87 2.4.1. Tạo hình trang trí .................................................................................. 88 2.4.2. Chất liệu và màu sắc ............................................................................. 96 2.4.3. Thủ pháp thể hiện ................................................................................ 101 Tiểu kết .......................................................................................................... 107 Chương 3. ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ TRÊN KIẾN TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 – 1925) TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ ............................................................................................................... 109 3.1. Đặc trưng ................................................................................................ 109 3.1.1. Sự cách tân trên cơ sở kế thừa truyền thống ...................................... 109 3.1.2. Sử dụng yếu tố phương Tây trong hình thức biểu đạt ........................ 120 3.1.3. Sự sáng tạo và sự tinh xảo .................................................................. 125 3.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật ...................................................................... 131 3.2.1. Giá trị văn hóa .................................................................................... 131 3.2.2. Giá trị nghệ thuật ................................................................................ 135 3.3. Bàn luận về nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916 – 1925) tại Quần thể di tích cố đô Huế ............................................... 145 3.3.1. Sự kế thừa ............................................................................................ 145 3.3.2. Sự phát huy giá trị ............................................................................... 148 Tiểu kết .......................................................................................................... 153 KẾT LUẬN ................................................................................................... 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ...... 158 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................... 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 159 PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT ......................................... 172
- iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ AAVH L’Association des Amis du Vieux Huế (Hội Những người bạn cố đô Huế) B. Bảng BAVH Bulletin des Amis du Vieux Hue (Tạp chí Những người bạn cố đô Huế) BTDT Bảo tồn di tích BTCT Bê tông cốt thép H. Hình HĐQG Hội đồng quốc gia KHCN Khoa học công nghệ KTCĐ Kiến trúc cung đình NCS Nghiên cứu sinh NTTT Nghệ thuật trang trí Nxb. Nhà xuất bản PL. Phụ lục TĐBK Từ điển bách khoa Tp. Thành phố tr. Trang TTKT Trang trí kiến trúc TTKSS Trang trí khảm sành sứ QTDT Quần thể di tích
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quần thể kiến trúc cung đình (KTCĐ) triều Nguyễn, còn gọi là Quần thể di tích Cố đô Huế (QTDT Cố đô Huế), trang trí kiến trúc (TTKT) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá trị nghệ thuật của mỗi công trình. Bên cạnh chức năng thẩm mỹ, TTKT trong KTCĐ triều Nguyễn còn mang theo những thông điệp của người xưa với những đồ án trang trí mà theo tác giả Nguyễn Hữu Thông, chứa đựng “tinh thần, tâm lý, phong cách, chất biểu cảm, biểu lý và những gởi gắm thể hiện trong ngôn ngữ hình họa” [99, tr.7]. Năm 1916, vua Khải Định lên ngôi trong bối cảnh quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Dưới triều đại của mình, từ 1916 - 1925, ông đã cho tu bổ và xây dựng nhiều công trình trong QTDT Cố đô Huế, mà trong đó, có sự xuất hiện của các công trình kiến trúc phương Tây với kết cấu BTCT. Cùng với đó, về mặt TTKT, đa phần các công trình này sử dụng hình thức trang trí khảm sành sứ (TTKSS). Theo các tác giả Trần Đức Anh Sơn và Phan Thanh Hải, các KTCĐ triều Nguyễn giai đoạn Khải Định - Bảo Đại (1916 - 1945) đã “góp phần tạo nên một diện mạo mới cho quần thể di tích kiến trúc ở kinh đô” [87]. Trong thời gian gần đây, nhiều công trình quan trọng có liên quan đến vua Khải Định đã và đang được quan tâm phục hồi, tu bổ như điện Kiến Trung, điện Thái Hòa và trong tương lai có thể là điện Cần Chánh hay Cửu Tư Đài. Do đó, bên cạnh các lĩnh vực kiến trúc, kết cấu, đòi hỏi cần phải có các nghiên cứu về mỹ thuật, đặc biệt là hệ thống TTKSS, để xây dựng cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn. Các yêu cầu thực tiễn cho thấy, các vấn đề cần quan tâm, chú ý đối với hệ thống TTKSS thời Khải Định bao gồm: những yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa ảnh hưởng đến nghệ thuật trang trí (NTTT) cung đình triều Nguyễn những năm đầu thế kỷ XX; đề tài, kiểu thức trang trí, sự kết hợp và hình thức
- 2 biểu đạt của các đồ án trang trí trên công trình. Trên cơ sở các yêu cầu nghiên cứu trên, NCS đã tiến hành tổng hợp và đối chiếu các công trình nghiên cứu về mỹ thuật Huế theo ba hướng: thứ nhất, những nghiên cứu liên quan đến QTDT Cố đô Huế ở giai đoạn 1916-1925 dưới thời Khải Định; thứ hai, những nghiên cứu liên quan đến NTTT triều Nguyễn; thứ ba, những nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật TTKSS triều Nguyễn. Từ những công trình nghiên cứu này, NCS nhận thấy chưa có nghiên cứu nào đi sâu về những đặc trưng TTKT cung đình triều Nguyễn giai đoạn 1916 - 1945 trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây, trong đó có nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định với các vấn đề nghiên cứu cần giải quyết đó là: bối cảnh hình thành, sự kết hợp, cách bài trí và hình thức biểu đạt (tạo hình, chất liệu, màu sắc, thủ pháp…) của hệ thống TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định. Để qua những nghiên cứu này, xác định đặc trưng, giá trị văn hóa nghệ thuật cũng như sự kế thừa và phát triển của loại hình nghệ thuật này trong QTDT Cố đô Huế. Chính vì vậy, NCS lựa chọn đề tài Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916 – 1925) tại Quần thể di tích Cố đô Huế nhằm giải quyết, làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu đã trình bày, đồng thời tạo cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn di sản và đóng góp một phần tư liệu cho bề dày nghiên cứu mỹ thuật truyền thống Huế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ những đặc trưng, giá trị và sự kế thừa, phát triển của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đô Huế trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây trên cơ sở nghiên cứu sự kết hợp và hình thức biểu đạt của các đồ án TTKT cung đình triều Nguyễn ở giai đoạn này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu để làm rõ tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục giải quyết, cơ sở lý luận, đồng thời xác định bối
- 3 cảnh hình thành và khái quát về nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 – 1925) tại QTDT Cố đô Huế. Khảo sát điền dã kết hợp với phân tích, đối chiếu tư liệu để từ đó hệ thống hóa các biểu hiện của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đô Huế ở các nội dung: sự kết hợp, cách bài trí và hình thức biểu đạt của các đồ án trang trí. Phân tích, xác định các đặc trưng, từ đó nhận diện, đánh giá giá trị, sự kế thừa và phát triển của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đô Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 – 1925) tại QTDT Cố đô Huế thông qua phân tích, nghiên cứu hệ thống các đồ án TTKSS trên những công trình KTCĐ được vua Khải Định cho xây dựng và tu bổ từ năm 1916 đến năm 1925. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian nghiên cứu chính: là các công trình KTCĐ thuộc QTDT Cố đô Huế, nơi chứa đựng các đồ án trang trí. Phạm vi thời gian nghiên cứu: là giai đoạn 1916 - 1925, khoảng thời gian mà các hệ thống đồ án TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định tại QTDT Cố đô Huế được hình thành. Để làm rõ các nội dung nghiên cứu, luận án sẽ mở rộng phạm vi thời gian xuyên suốt lịch sử hình thành của QTDT Cố đô Huế. Trong đó, lưu ý đến giai đoạn 1885 - 1916 (đời Đồng Khánh - Duy Tân), là khoảng thời gian chuyển tiếp trước thời Khải Định.
- 4 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Nghệ thuật TTKSS biểu hiện như thế nào trên KTCĐ thời Khải Định? - Câu hỏi 2: Nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đô Huế thể hiện những đặc trưng nghệ thuật gì? - Câu hỏi 3: Giá trị văn hóa nghệ thuật của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đô Huế được thể hiện như thế nào? Những giá trị này được kế thừa, tiếp nối và phát triển như thế nào? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định được biểu hiện thông qua việc sử dụng đề tài và kiểu thức trang trí (thể hiện tính thống nhất về nội dung truyền tải và kiểu thức thể hiện), các nguyên tắc bố cục (thể hiện tính hướng tâm, tính đối xứng và vị trí của mỗi đồ án trang trí dựa trên tính chất của biểu tượng trang trí) và tổ chức không gian trang trí (thể hiện tính ước lệ và tính nhịp điệu đối với không gian trang trí ngoại thất và tính mô phỏng trong không gian trang trí nội thất). Hình thức biểu đạt trên của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định được biểu hiện thông qua các yếu tố tạo hình trang trí (thể hiện vừa có tính ước lệ và vừa có tính tả thức dưới ba loại hình tượng tròn, phù điêu và khảm phẳng), chất liệu (các mảnh ghép sành sứ, thủy tinh màu, thủy tinh trong), màu sắc (vừa kế thừa hệ thống màu ngũ sắc truyền thống và được bổ sung thêm các màu do chất liệu mới mang đến) và thủ pháp thể hiện (thể hiện sự phát triển về tư duy không gian, tư duy thị giác của người nghệ nhân xưa). - Giả thuyết 2: Trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây, từ vai trò phụ, TTKSS trên kiến trúc đã trở thành hình thức TTKT chính trong KTCĐ
- 5 thời Khải Định với những đặc trưng riêng bao gồm: sự cách tân trên cơ sở kế thừa truyền thống (sử dụng kiểu thức và bố cục trang trí tổng thể), sử dụng yếu tố phương Tây trong hình thức biểu đạt (tạo hình, chất liệu và màu sắc), sự sáng tạo và tinh xảo (thủ pháp và kỹ thuật thể hiện). - Giả thuyết 3: Nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định chứa đựng các yếu tố hình thành giá trị văn hóa nghệ thuật. Ở góc độ văn hóa, chúng phản ánh bối cảnh chính trị, xã hội đương thời, thể hiện cách thức tiếp nhận và chuyển hóa những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng mỹ thuật truyền thống. Với sự tích tụ ba lớp văn hóa dân gian, cung đình và phương Tây, chúng thể hiện tư tưởng hiện đại hóa nhưng không tách rời truyền thống của triều đình Nguyễn. Ở góc độ nghệ thuật, chúng là yếu tố hình thành đặc trưng của TTKT cung đình giai đoạn 1916 - 1945, tích hợp ba lớp nền của trang trí truyền thống Huế (bản địa, cung đình, phương Tây). Chúng là yếu tố mỹ thuật “bản địa hóa” các công trình kiến trúc hiện đại, biến những ảnh hưởng của phương Tây trở thành những yếu tố mang bản sắc truyền thống. Nhiều đồ án TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định được nâng tầm lên như một tác phẩm nghệ thuật độc lập trên kiến trúc. Cho đến nay, nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định tại QTDT Cố đô Huế tiếp tục được kế thừa và phát triển. Trong lòng di sản Huế, TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định luôn được coi là yếu tố làm nên giá trị nghệ thuật của mỗi di tích và được ưu tiên quan tâm bảo tồn, bảo vệ. Nghề nề ngõa, khảm sành sứ được kế thừa, tiếp nối qua nhiều thế hệ nghệ nhân. Sau hơn 100 năm tồn tại, từ cung đình, nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định liên tục được bồi đắp thêm những hình thức biểu hiện mới và đã lan tỏa vào dân gian, đến nhiều vùng miền khác trên đất nước.
- 6 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Luận án vận dụng cách tiếp cận liên ngành để nhìn nhận đối tượng nghiên cứu ở các góc độ khác nhau như mỹ thuật, lịch sử, văn hóa, kiến trúc… Qua đó, NCS sẽ có được cái nhìn đa chiều về đối tượng nghiên cứu về bối cảnh hình thành, ý nghĩa của các các biểu tượng trang trí, vai trò đối với kiến trúc, những biểu hiện về tạo hình nhằm phát hiện, làm rõ những đặc trưng và giá trị của đối tượng nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: thu thập và tổng hợp các tài liệu, bài viết, công trình khoa học có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Qua đó, phân tích và xác định các vấn đề nghiên cứu cần làm rõ, bối cảnh hình thành của đối tượng nghiên cứu, các luận điểm và kết quả nghiên cứu được kế thừa. Ngoài ra, QTDT Cố đô Huế hiện lưu giữ nhiều bức ảnh tư liệu được chụp vào những năm đầu thế kỷ XX. NCS sử dụng nguồn tư liệu này để đối đối chiếu những thay đổi về diện mạo kiến trúc, trang trí ở những công trình được vua Khải Định cho tu bổ, trong trường hợp những thông tin này không được ghi chép trong sử liệu. Bên cạnh đó, nhiều công trình dưới thời Khải Định giờ chỉ còn là phế tích, thông tin về TTKT chỉ còn được lưu trữ trên ảnh tư liệu (điện Kiến Trung, Cửu Tư Đài…). Ở góc độ mỹ thuật, dù là ảnh đen trắng, nhưng ảnh tư liệu sẽ cung cấp những thông tin về kiểu thức, không gian, bố cục của các đồ án TTKT. Đó cũng là những thông tin hữu ích góp phần làm rõ những biểu hiện của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát điền dã: là phương pháp tiếp cận trực tiếp đối tượng nghiên cứu tại vị trí nó đang tồn tại. Trước tiên, tiến hành đo vẽ, ghi chép, chụp ảnh nhằm ghi nhận những thông tin thực nhất về đối tượng nghiên cứu trên thực tế về sự kết hợp của các đồ án trang trí và các yếu tố tạo hình. Từ đó,
- 7 tiến hành thống kê, phân loại hoặc so sánh, đối chiếu để làm rõ những biểu hiện và đặc trưng của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp thống kê và phân loại: đối tượng nghiên cứu được hình thành bởi tập hợp các đồ án trang trí nằm trên nhiều công trình kiến trúc khác nhau và vì vậy, phương pháp này sẽ giúp NCS tập hợp chúng một cách có hệ thống. Sau đó, phân loại theo đề tài, kiểu thức, không gian, bố cục và tạo hình trang trí nhằm làm rõ những biểu hiện của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: trên cơ sở thông tin từ các nguồn tư liệu, các kết quả khảo sát thực địa, thống kê và phân loại, NCS sẽ so sánh, đối chiếu để làm rõ những vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Nhằm tìm ra những đặc trưng nổi bật, sự khác biệt của đối tượng nghiên cứu trong NTTT trên kiến trúc và nghệ thuật TTKSS. - Phương pháp chuyên gia: Đề tài của luận án nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến TTKT cung đình. Trong đó, các đồ án trang trí được thực hiện bởi những người thợ kép - nghệ nhân nề ngõa, khảm sành sứ. Hiện nay, có rất nhiều phường thợ đang tiếp tục duy trì nghề nề ngõa truyền thống. Do đó, bên cạnh việc thu thập thông tin từ các đồ án trang trí trên thực tế, NCS sử dụng phương pháp chuyên gia để bổ sung dữ liệu làm rõ hơn các vấn đề cần nghiên cứu, đặc biệt là việc kế thừa và phát triển nghệ thuật TTKSS thời Khải Định. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Đóng góp về mặt khoa học Luận án góp phần làm rõ sự hình thành và phát triển của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đô Huế. Đóng góp vào việc nghiên cứu những yếu tố làm nên đặc trưng của NTTT trên KTCĐ triều Nguyễn giai đoạn 1916 - 1925 trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây. Luận án chứng minh, làm rõ đặc trưng, giá trị và sự kế thừa, phát triển của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925), góp phần khẳng
- 8 định hiệu quả thẩm mỹ trong việc kết hợp giữa nghệ thuật trang trí và nghệ thuật kiến trúc tại QTDT Cố đô Huế. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc nhận diện “yếu tố trang trí Khải Định” trên kiến trúc, qua đó xác định yếu tố hình thành giá trị nghệ thuật của những công trình KTCĐ thuộc QTDT Cố đô Huế. Đồng thời, luận án cũng là cơ sở để triển khai công tác bảo tồn hệ thống TTKSS trên những công trình này. Luận án góp phần vào việc kế thừa và phát huy nghề nề ngõa, khảm sành sứ truyền thống, một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của Huế. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo (13 trang) và Phụ lục (124 trang), nội dung của luận án gồm 3 chương. - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về đối tượng nghiên cứu (49 trang). - Chương 2: Biểu hiện của nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại Quần thể di tích Cố đô Huế (51 trang). - Chương 3: Đặc trưng, giá trị văn hóa nghệ thuật và bàn luận về nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại Quần thể di tích Cố đô Huế (46 trang).
- 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thực tiễn công tác bảo tồn phần mỹ thuật tại các di tích có liên quan đến vua Khải Định cho thấy, các vấn đề cần quan tâm, chú ý bao gồm: những yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa ảnh hưởng đến TTKT; đề tài, kiểu thức trang trí và sự kết hợp của các đồ án trang trí trên công trình; đặc trưng tạo hình của nghệ thuật TTKSS dưới thời Khải Định. Từ những yêu cầu nghiên cứu trên, trong tổng quan tình hình nghiên cứu, NCS phân chia các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án làm ba nhóm: một là, những nghiên cứu liên quan đến QTDT Cố đô Huế dưới thời Khải Định, giai đoạn 1916 - 1925; hai là, những nghiên cứu liên quan đến NTTT triều Nguyễn; ba là, những nghiên cứu về nghệ thuật TTKSS triều Nguyễn và chất liệu sành sứ. 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến Quần thể di tích Cố đô Huế dưới thời Khải Định (1916-1925) Các bộ sử liệu và những ghi chép, nghiên cứu về triều Nguyễn giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu XX cung cấp những thông tin về bối cảnh chính trị, xã hội cùng với những tư tưởng, chính sách của triều đình Nguyễn. Có thể kể đến các bộ sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ (Chính biên đệ lục kỷ) [79], Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên (Chính biên đệ lục kỷ phụ biên) [80], Đồng Khánh - Khải Định chính yếu [82]. Các bộ sách này ghi chép các sự kiện xảy ra dưới các đời vua Đồng Khánh (1885 - 1888), Thành Thái (1889 - 1907), Duy Tân (1908 - 1916) và Khải Định (từ năm 1916 đến năm 1923). Thông tin từ các sử liệu giúp cho NCS có cái nhìn khái quát về tình hình chính trị, xã hội, ảnh hưởng của thực
- 10 dân Pháp đến triều đình Nguyễn trong các giai đoạn trước và sau thời Khải Định, từ đó xây dựng bối cảnh hình thành đối tượng nghiên cứu. Bộ sách Đại Nam thực lục chính biên đệ thất kỷ (Chính biên đệ thất kỷ) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1939 đã cung cấp thông tin về quá trình hoạt động của triều đình Nguyễn kể từ lúc vua Khải Định lên ngôi (1916) cho đến khi ông qua đời (1925) [81]. Theo dịch giả Cao Tự Thanh, giá trị của tác phẩm đó là “phản ảnh các quá trình và xu thế, các quá trình và xu thế này là sản phẩm của tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1916 trở đi trong đó, triều Nguyễn vừa là người trong cuộc vừa là kẻ chứng nhân” [81, tr.17]. Cuốn sách giúp cho NCS hình dung rõ hơn về bối cảnh chính trị, xã hội, tư tưởng hiện đại hóa trên cơ sở duy trì các giá trị truyền thống của triều đình Nguyễn dưới thời Khải Định. Đồng thời, từ những ghi chép về quá trình xây dựng và tu bổ các công trình thuộc QTDT Cố đô Huế được ghi chép trong tác phẩm, NCS có thể xây dựng được bối cảnh hình thành đối tượng nghiên cứu cho luận án của mình. Năm 1944, trong bài viết “Phác thảo những giai đoạn chính của lịch sử mỹ thuật An Nam” [61], L.Bezacier đã chia lịch sử mỹ thuật truyền thống nước ta làm bốn giai đoạn chính. Trong đó, mỹ thuật triều Nguyễn được ông xếp vao giai đoạn cuối cùng, từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Tiếp đó, ông tiếp tục chia giai đoạn này thành hai thời kỳ với thời kỳ thứ nhất là toàn bộ thế kỷ XIX, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc và thời kỳ thứ hai bắt đầu từ khi vua Khải Định lên ngôi, ảnh hưởng Trung Quốc được thay thế một phần của nghệ thuật tân cổ điển phương Tây. Nhận định này tiếp tục được tác giả đề cập trong sách L’art Vietnamien xuất bản năm 1954, khi ông đánh giá thời kỳ thứ hai của mỹ thuật Nguyễn là giai đoạn Tân cổ điển (le néo - classique) [118, tr.195, 196]. Sự phân định thời kỳ của L.Bezacier chính là gợi ý để NCS tìm hiểu những đặc trưng riêng của mỹ thuật Nguyễn dưới thời Khải Định thông
- 11 qua một đối tượng mỹ thuật ở giai đoạn này là các đồ án TTKSS tại các công trình được vua Khải Định cho xây dựng và tu bổ trong QTDT Cố đô Huế. Năm 1970, cuốn sách Lược sử mỹ thuật Việt Nam của Nguyễn Phi Hoanh được xuất bản [42]. Đây là một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ lịch sử mỹ thuật Việt Nam, giúp người đọc hình dung một cách đầy đủ diện mạo mỹ thuật nước ta từ thời nguyên thủy, thời đồng thau, thời Bắc thuộc, qua các triều đại phong kiến, thời Pháp thuộc cho đến thời điểm giành được độc lập. Cuốn sách đã dành một chương để đánh giá về mỹ thuật triều Nguyễn về các mặt kiến trúc, nghệ thuật tạo hình và đồ sứ Huế. Theo tác giả, mỹ thuật phong kiến Nguyễn “đi từ chỗ yếu ớt của các đời vua đầu đến chỗ suy đồi đến cực điểm trong các đời vua chót” [42, tr.121]. Đối với giai đoạn 1916 - 1925, tác giả đánh giá những công trình mà vua Khải Định cho xây dựng là “chỗ phô trương của một nền mỹ thuật nô dịch, hòa hợp Đông - Tây theo kiểu lố lăng nhất” [42, tr.124]. Theo một số nhà nghiên cứu, những đánh giá trên của Nguyễn Phi Hoanh về mỹ thuật Nguyễn là dựa trên góc nhìn chính trị với quan niệm “một triều đại phản động về chính trị chỉ có thể đẻ ra một nền nghệ thuật kém cỏi và phản tiến bộ” [21, tr.10]. Sự tham gia của yếu tố phương Tây trong trang trí mỹ thuật cung đình Nguyễn thời Khải Định cũng chính là vấn đề mà NCS quan tâm trong hướng nghiên cứu của mình. Chính vì vậy, thông qua việc nghiên cứu TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định tại QTDT Cố đô Huế, trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây, NCS mong muốn đánh giá một cách khách quan giá trị của mỹ thuật Nguyễn giai đoạn 1916 - 1925 dưới góc nhìn mỹ thuật. Năm 1992, trong phần “Mở đầu” của công trình nghiên cứu Mỹ thuật Huế, tác giả Nguyễn Tiến Cảnh đã đưa ra những đánh giá tổng quan về vai trò, giá trị của mỹ thuật Huế trong lịch sử mỹ thuật truyền thống Việt Nam [21, tr.07 - 15]. Tác giả đã xác định, QTDT Cố đô Huế “khi nói chúng với tư cách những sản phẩm mỹ thuật, người ta quen lấy địa danh gọi là Mỹ thuật Huế, hay
- 12 quen lấy tên vương triều tương ứng gọi là Mỹ thuật Nguyễn”. Đồng thời, tác giả cũng đã khẳng định mỹ thuật Huế là “giai đoạn cuối cùng của lịch sử mỹ thuật cổ Việt Nam” [21, tr.14]. Những kết quả nghiên cứu này sẽ được NCS kế thừa để xây dựng cơ sở lý luận cho luận án. Ngoài ra, tác giả cũng đồng quan điểm với L.Bezacier trong việc phân chia mỹ thuật Nguyễn thành 2 thời kỳ mà trong đó, giai đoạn 1916 - 1925 dưới thời Khải Định thuộc thời kỳ thứ hai - thời kỳ chịu ảnh hưởng của phương Tây [21, tr.9, 11]. Đây là cơ sở giúp NCS tiếp tục củng cố hướng nghiên cứu của luận án về nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định nhằm xác định yếu tố làm nên đặc trưng, giá trị của mỹ thuật Nguyễn ở giai đoạn này. Tương tự như các nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật Huế, thời gian trị vì của vua Khải Định cũng được coi là cột mốc trong việc phân chia thời kỳ trong những nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của QTDT Cố đô Huế. Trong bài viết “Những giá trị của Di sản kiến trúc Huế” năm 1999 [58], tác giả Hoàng Đạo Kính, bên cạnh việc xác định các giá trị nổi bật của di sản kiến trúc Huế, đã phân chia quá trình phát triển của di sản kiến trúc Huế bao gồm hai thời kỳ: thời kỳ thứ nhất, từ đầu thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX, kiến trúc Huế đậm nét của nền kiến trúc dân tộc; thời kỳ thứ hai, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, kiến trúc Huế tiếp nhận những thành tựu mới của kiến trúc châu Âu. Ông đánh giá lăng Khải Định “cần được nhìn nhận như một thành công trong sự tìm tòi để kết hợp các truyền thống kiến trúc Đông - Tây, thành công kỳ diệu của những người thợ nề ngõa, đặc biệt thợ ghép sành sứ và thủy tinh”. Tiếp đó, trong bài viết “Quần thể di tích Cố đô Huế - Hai thế kỷ nhìn lại” năm 2002 [87], các tác giả Trần Đức Anh Sơn và Phan Thanh Hải đã chia lịch sử của QTDT Cố đô Huế thành ba thời kỳ: thời kỳ hình thành và phát triển (1802 - 1945); thời kỳ khủng hoảng và suy thoái (1946 - 1981); thời kỳ khôi phục (1982 đến nay). Trong đó, đối với thời kỳ hình thành và phát triển, các tác
- 13 giả lại tiếp tục chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1802 – 1917 là giai đoạn vận dụng kiến trúc truyền thống kết hợp với khuôn mẫu Trung Hoa; giai đoạn 1917 - 1945 là giai đoạn phát triển bổ sung các công trình kiến trúc theo phong cách châu Âu và đánh giá những công trình kiến trúc trong giai đoạn này đã “góp phần tạo nên một diện mạo mới cho quần thể di tích kiến trúc ở kinh đô” và “là một cách phản ánh những biến chuyển của hiện thực lịch sử xã hội vào lịch sử kiến tạo và đô thị hóa kinh đô Huế”. Đến năm 2004, tác giả Phan Thuận An hoàn thành cuốn sách Quần thể di tích Huế [4]. Nội dung sách bao gồm hai phần chính: phần 1 trình bày bối cảnh lịch sử và địa – văn hóa vùng Huế; phần 2 trình bày diện mạo và giá trị quần thể di tích Huế. Theo tác giả, lịch sử xây dựng tại khu vực Hoàng thành và Tử Cấm thành của QTDT Cố đô Huế trải qua năm giai đoạn: Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức - Duy Tân (1848 - 1916), Khải Định - Bảo Đại (1916 - 1945). Trong đó, giai đoạn cuối cùng, Khải Định - Bảo Đại, là giai đoạn hình thành “trong bối cảnh nền văn hóa phương Tây ồ ạt tràn vào Việt Nam” [4, tr.52-57]. Như vậy, các nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của QTDT Cố đô Huế của Hoàng Đạo Kính, Trần Đức Anh Sơn, Phan Thanh Hải và Phan Thuận An đều xác định thời gian trị vì của vua Khải Định nằm trong một giai đoạn riêng và chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Ngoài ra, một số nghiên cứu riêng về một công trình được xây dựng ở thời Khải Định như “Di tích kiến trúc nghệ thuật cung An Định” của Trần Huy Thanh [94], “Lầu Kiến Trung trong Hoàng cung Huế” của Phan Thuận An [3] cũng khẳng định luận điểm này. Đây chính là hướng mở để NCS đi sâu vào phân tích những ảnh hưởng của phương Tây đến mỹ thuật cung đình triều Nguyễn dưới thời Khải Định trên cơ sở nghiên cứu hệ thống TTKSS trên kiến trúc ở những công trình mà nhà vua cho xây dựng và tu bổ tại QTDT Cố đô Huế.
- 14 Liên quan trực tiếp đến chủ thể sáng tạo đối tượng nghiên cứu, vua Khải Định, là cuốn sách Vua Khải Định, hình ảnh và sự kiện của tác giả Võ Hương An xuất bản năm 2016 [1]. Trong nội dung cuốn sách, tác giả đã tổng hợp về cuộc đời của vua Khải Định và những hoạt động chính của ông trong thời gian đứng đầu triều Nguyễn từ khi lên ngôi cho đến khi ông qua đời (1916 - 1925). Qua đó, giúp cho NCS có được cái nhìn tổng quát về nhà vua, những ảnh hưởng của phương Tây đến ông và những công trình KTCĐ mà ông cho xây dựng, góp phần xác định bối cảnh hình thành của đối tượng nghiên cứu. 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật trang trí triều Nguyễn Bộ sách Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ (Hội điển) do Nội các triều Nguyễn biên soạn cung cấp thông tin về những thiết chế và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam dưới triều đình Nguyễn [69]. Trong đó, các quyển 205 (cung điện), 206 (hành cung), 207 (qui chế đàn miếu), 210 (dinh thự ở kinh sư) và 216 (lăng tẩm) quy định quy chế xây dựng liên quan đến QTDT Cố đô Huế [68, tr.20 - 94, 150 - 176, 317 - 342]. Mặc dù quy định chi tiết về quy cách xây dựng, kiến trúc, nhưng những thông tin về NTTT trên KTCĐ trong điển chế là khá giới hạn, chủ yếu là kiểu thức và bố cục trang trí ở khu vực mái. Tuy nhiên, đây lại là những thông tin hết sức quý giá để NCS so sánh, đối chiếu nhằm xác định sự kế thừa những quy tắc truyền thống cũng như những cách tân về bố cục trang trí tổng thể của các đồ án TTKSS trên những công trình KTCĐ thời Khải Định trong bối cảnh hiện đại hóa đương thời. Trong tạp chí BAVH 1915, tác giả P.Albrecht có bài viết “Những họa tiết của nghệ thuật trang trí ở Huế: con rồng” [70]. Tuy chỉ nghiên cứu về một hình tượng trong trang trí Huế nhưng giá trị của bài viết nằm ở những phân tích liên quan đến biểu tượng “hóa” trong trang trí thông qua các dạng biến thể (hóa) của rồng như: cây lá hóa rồng, hồi văn hóa rồng, mây hóa rồng… Biểu tượng “hóa” cũng đã được Phạm Minh Hải, trong bài viết “Ý nghĩa các biểu tượng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý
27 p | 153 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật âm nhạc: Giảng dạy âm nhạc Chèo truyền thống cho đàn Tam thập lục tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam
50 p | 108 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu công nghệ xử lý photoresist phế thải
27 p | 127 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật công cộng - Nghiên cứu trường hợp đô thị Hà Nội từ 1975 đến nay
27 p | 121 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật âm nhạc: Giảng dạy một số ca khúc nước ngoài lời Việt tại trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Vĩnh Phúc
98 p | 95 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney
163 p | 56 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam
241 p | 25 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trắc địa hiện đại trong xây dựng và khai thác đường ô tô ở Việt Nam
24 p | 168 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật năng lượng: Nghiên cứu mô hình dự báo ngắn hạn công suất phát của nhà máy điện mặt trời sử dụng mạng nơ ron hồi quy
120 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế
280 p | 38 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại quần thể di tích cố đô Huế
27 p | 22 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang
270 p | 10 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghệ thuật Guitar đương đại nửa sau thế kỷ XX trong đào tạo Guitar chuyên nghiệp tại Việt Nam
27 p | 139 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vật liệu nền SIW để nâng cao chất lượng một số phần tử siêu cao tần trong đài ra đa
141 p | 22 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tối ưu hóa một số thông số công nghệ và bôi trơn tối thiểu khi phay mặt phẳng hợp kim Ti-6Al-4V
228 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936)
257 p | 9 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu áp dụng công nghệ dầu từ trường trong hệ thống phanh bổ trợ ô tô
202 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn