
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí nội thất một số khách sạn tiêu biểu tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật "Nghệ thuật trang trí nội thất một số khách sạn tiêu biểu tại thành phố Hồ Chí Minh" trình bày các nội dung chính sau: Thực trạng và Đặc trưng nghệ thuật trang trí nội thất một số KS tiêu biểu tại Tp. HCM; Nhu cầu, xu hướng và giải pháp nâng cao giá trị NTTT nội thất KS tại Tp. HCM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí nội thất một số khách sạn tiêu biểu tại thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hữu Vinh NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ NỘI THẤT MỘT SỐ KHÁCH SẠN TIÊU BIỂU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT TP. Hồ Chí Minh - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hữu Vinh NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ NỘI THẤT MỘT SỐ KHÁCH SẠN TIÊU BIỂU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên TP. Hồ Chí Minh - 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan luận án tiến sĩ Nghệ thuật trang trí nội thất một số Khách sạn tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh là công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh viết. Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Việc tham khảo các tài liệu được trích dẫn và ghi nguồn đúng quy định. Nghiên cứu sinh xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Vinh
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ……………………………….……………………..…...……… i MỤC LỤC ………………………………………………………………………… ii BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT …………………...……………..……….…...…... iii MỞ ĐẦU …..………………………………………..…...………………………… 1 NỘI DUNG …………………………………………..………………..…………...10 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ………....….………….…………………………………………………….…. 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ………………………………….……..…..... 10 1.2. Cơ sở lý luận …………………………………………………….…………..... 21 1.3. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………...…………..… 30 1.4. Đặc trưng và những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật trang trí nội thất khách sạn …. 42 Tiểu kết ………………………………………………………….……..……….… 56 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ NỘI THẤT MỘT SỐ KHÁCH SẠN TIÊU BIỂU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..... 58 2.1. Nội dung và hình thức ………….………………………………………...….. 58 2.2. Ngôn ngữ tạo hình nghệ thuật trang trí.………………..…..…………………. 72 2.3. Chất liệu và kỹ thuật thể hiện ………………..…..…………………………… 91 2.4. Thành công và hạn chế …………………..…..…..………………………..….. 99 Tiểu kết ………………………………………………......………….…………... 104 Chương 3: NHU CẦU, XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ NỘI THẤT KHÁCH SẠN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ………………………………………………………………………….106 3.1. Nhu cầu sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật trang trí nội thất khách sạn …….106 3.2. Xu hướng phát triển nghệ thuật trang trí nội thất khách sạn …...................... 119 3.3. Giải pháp nâng cao giá trị của nghệ thuật trang trí nội thất khách sạn ..……… 132 Tiểu kết ………………………………………………....……….………….…… 144 KẾT LUẬN ……………….………………….......……....……….………..……. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ……………………………….………………..……….…..…….. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………..…………......……….….......………. 152 PHỤ LỤC ………………………………..…………....……….…….......……… 171
- iii BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT B. Bảng BĐS Bất động sản CĐT Chủ đầu tư CSLTDL Cơ sở lưu trú du lịch GS Giáo sư HN Hà Nội H. Hình KS khách sạn NCS Nghiên cứu sinh MTCN Mỹ thuật công nghiệp MTƯD Mỹ thuật ứng dụng NTTT Nghệ thuật trang trí Ng: Nguồn trích dẫn Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục PV. Phỏng vấn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Sđ. Sơ đồ Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TKNT Thiết kế Nội thất TS Tiến sĩ TVTK Tư vấn thiết kế tr. trang
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khách sạn (KS) là thể loại công trình đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ưu tiên thúc đẩy du lịch để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Công trình KS có nhiều thể loại đa dạng về quy mô và cách thức hoạt động, đáp ứng nhiều phân khúc khác nhau của thị trường, cung cấp dịch vụ lưu trú - nghỉ dưỡng - chăm sóc sức khỏe - giải trí cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội. Công trình KS thuộc nhóm công trình công cộng thương mại - dịch vụ theo QCVN 03:2012/BXD (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị của Bộ Xây dựng). Lĩnh vực thiết kế Nội thất (TKNT) công trình KS có mối liên hệ và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống như kiến trúc, mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng (MTƯD), nghệ thuật, văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, môi trường, tâm lý con người. Kiến trúc - nội thất của một KS là sự tổng hòa các mối quan hệ hữu cơ, thể hiện rõ những vấn đề của thời đại và tư tưởng thẩm mỹ, quan điểm sống của người sử dụng công trình. Trang trí và Nghệ thuật trang trí (NTTT) là yếu tố quan trọng của không gian nội thất công trình KS, được tạo nên từ cơ sở kiến trúc, sáng tạo không gian, cơ sở tạo hình mỹ thuật, cơ sở mỹ thuật ứng dụng (MTƯD). NTTT là hình thức nghệ thuật không gian và nghệ thuật thị giác, đáp ứng hai chức năng thẩm mỹ và công năng cho nội thất KS, qua đó tác động trực tiếp đến tâm lý, cảm xúc, trải nghiệm của người sử dụng trong các nhóm phân khúc khác nhau của thương hiệu KS, gồm cả khách trong nước và quốc tế. NTTT nội thất các KS là kết quả mối quan hệ hữu cơ và sự tác động từ nhiều nhóm đối tượng đặc biệt trong nền công nghiệp KS như: CĐT, đơn vị quản lý vận hành, đơn vị/người thiết kế, người sáng tạo, khách hàng, nhà phê bình và thẩm định chuyên môn, các chuyên gia, xu hướng thời đại và thị hiếu - nhu cầu của công chúng trong xã hội. Vì vậy, giá trị của NTTT đóng góp cần thiết trong việc định vị
- 2 khách hàng và phân khúc thị trường mà KS muốn hướng đến, khẳng định đẳng cấp và thứ hạng của thương hiệu, tiêu chuẩn hạng sao theo chuẩn quốc gia và quốc tế. Tùy quy mô và tiêu chuẩn, mỗi KS có biểu hiện NTTT phù hợp với chiến lược kinh doanh, mô hình dịch vụ, mức độ phục vụ từ toàn phần cho đến chọn lọc, vì thế NTTT nội thất mỗi KS luôn có sự khác biệt. Những KS lâu đời hoặc mới được xây dựng và đưa vào khai thác, vận hành những năm gần đây đều thể hiện rõ những vấn đề của thời đại như: tính bản địa, bản sắc văn hóa, yếu tố lịch sử, văn hóa tiêu dùng, nhu cầu xã hội, thị hiếu công chúng người Việt Nam; vừa mang tính hội nhập, thân thiện với du khách quốc tế, cởi mở với các xu hướng quốc tế. Ý tưởng, câu chuyện thiết kế, câu chuyện tiếp thị của KS thường hướng tới dịch vụ cao cấp, đề cao tính văn hóa độc đáo, tôn vinh nghệ thuật, quan tâm đến trải nghiệm người dùng, góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ du lịch và phát triển nền kinh tế du lịch. Trong các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực NTTT nội thất KS từ trước đến nay tại Việt Nam, hiện chưa có công trình khoa học hoặc tài liệu nghiên cứu có tính tổng quát và toàn diện, công tác lý luận phê bình mỹ thuật cho lĩnh vực này gần như chưa có, hoặc chưa được đề cập một cách trực diện. Nhiệm vụ đặt ra là công tác lý luận phê bình cần gắn với thực tế cuộc sống và thời đại đang ngày càng mới mẻ và đầy biến động, cần sử dụng những phương pháp lý thuyết nghiên cứu mang tính khoa học và tính mới, khai thác nhiều khía cạnh nghiên cứu liên ngành như thiết kế, khai thác, vận hành, kinh doanh, tâm lý… cùng các dữ kiện thực tiễn, để qua đó xác định được giá trị thẩm mỹ hoặc phương pháp tạo nên giá trị thẩm mỹ cho NTTT nội thất các công trình KS tại Việt Nam. Dựa trên các vấn đề và những khía cạnh liên quan được trình bày trên đây, nhằm xác định cơ sở lý luận và hệ thống một cách khoa học các khía cạnh của mỹ thuật tạo hình, mỹ học, nghệ thuật không gian và NTTT nội thất một số KS tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM), nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn phát triển đề tài nghiên cứu Nghệ thuật trang trí nội thất một số Khách sạn tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- 3 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát Luận án chọn hướng nghiên cứu về yếu tố tạo hình mỹ thuật, biểu hiện thị giác, tính trang trí và giá trị thẩm mỹ của NTTT nội thất KS tại Tp. HCM (nghiên cứu một số công trình KS tiêu biểu của Tp. HCM). Hệ thống hóa, luận giải và làm sáng tỏ những giá trị nổi bật, vai trò của NTTT nội thất KS, qua đó xác định các yếu tố tác động tạo nên giá trị thẩm mỹ của NTTT. Từ đó, luận án có những bàn luận về những thành công, hạn chế, nhu cầu, xu hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp nâng cao giá trị của NTTT nội thất KS tại Tp. HCM. Luận án hướng đến sự xác lập những căn cứ khoa học và thực tiễn để có sự định hướng, cung cấp tư liệu tham khảo cho hoạt động đào tạo và hành nghề thiết kế chuyên nghiệp loại hình công trình KS tại Việt Nam hiện nay và trong tương lai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu NTTT nội thất KS, bao gồm: lý thuyết nghiên cứu, các tư tưởng thẩm mỹ, các nguyên lý và học thuyết về mỹ học, mỹ thuật học, nghệ thuật học có liên quan; các vấn đề được áp dụng và biểu hiện NTTT từ thực tiễn. - Tìm hiểu thực trạng và đặc trưng NTTT nội thất một số KS tiêu biểu tại Tp. HCM thông qua các yếu tố nội dung, ngôn ngữ, chất liệu của NTTT nội thất KS… Qua đó nhìn nhận đánh giá thành công và hạn chế thông qua sự thay đổi của các xu hướng trang trí, tư tưởng thẩm mỹ, quan điểm sáng tác và tư duy tạo hình của MTƯD và ngành TKNT trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, phù hợp với bối cảnh từ truyền thống đến hiện đại. - Nghiên cứu nhu cầu, xu hướng phát triển của NTTT nội thất KS tại Tp. HCM, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao giá trị nghệ thuật của NTTT, đề cao vai trò người sáng tạo, đề xuất xây dựng hệ sinh thái nghệ thuật và hệ thống hóa quy trình thiết kế - trang trí.
- 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là NTTT thông qua các biểu hiện tạo hình và hình thức thẩm mỹ trong không gian nội thất một số KS tiêu biểu tại Tp. HCM. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu là NTTT nội thất 06 công trình KS tiêu biểu tại Tp. HCM. Phạm vi không gian được lựa chọn là: KS có vị trí ở trung tâm, thuộc quần thể đô thị di sản Sài Gòn - Tp. HCM, có kiến trúc đẹp, tiện nghi và dịch vụ cao cấp có tính điển hình tại Tp. HCM (chuẩn 4 hoặc 5 sao); KS được đầu tư hoặc vận hành bởi thương hiệu của các tập đoàn danh tiếng trong và ngoài nước, nhận được nhiều giải thưởng quốc tế; KS thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Về yếu tố không gian, Tp. HCM là một trong những đô thị lớn nhất Việt Nam, là đầu tàu kinh tế và trung tâm giao lưu văn hóa lớn của cả nước. Tp. HCM cũng là địa phương có lịch sử 325 năm, có nền văn hóa Nam bộ đặc trưng, có nhiều công trình lịch sử - văn hóa được xem là di sản nổi bật. Đô thị Tp. HCM thể hiện tính bản địa và sự giao thoa - tiếp biến văn hóa mạnh mẽ; có sự năng động và ứng dụng rất nhanh chóng các xu hướng về nghệ thuật và thiết kế, các xu hướng tiêu dùng trên thế giới; là điểm đầu mối giao thương và kết nối của hoạt động sáng tạo nghệ thuật, cũng là nơi có thị trường TKNT hoạt động mạnh mẽ trong bối cảnh chung của cả nước. Phạm vi thời gian: Giới hạn thời gian nghiên cứu các KS trên là những KS có lịch sử lâu đời, gắn bó với sự phát triển của Sài Gòn – Tp. HCM như Hotel Continental Saigon, Hotel Majestic Saigon, Rex Hotel Saigon (thuộc Saigontourist Group); và những KS mới được đưa vào khai thác từ năm 2015 đến nay thuộc tập đoàn KS lớn trên thế giới như Hotel Des Arts Saigon - MGallery Collection (thuộc tập đoàn Accor, Pháp), Park Hyatt Saigon (thuộc tập đoàn Hyatt, Mỹ) và 01 KS thuộc chủ đầu tư trong nước là The Reverie Saigon (thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát). Đây là hai cột mốc thời gian xưa và nay, thể hiện rõ nét những biến đổi và phát triển mới nhất trong đời sống kinh tế xã hội Việt Nam, thể hiện sự ảnh hưởng của xu hướng thiết kế mới nhất đối với thị trường TKNT công trình KS tại Việt Nam và Tp. HCM.
- 5 Xét về tính lịch sử, Hotel Continental Saigon được khánh thành năm 1880, là một trong những khách sạn sang trọng ra đời đầu tiên của Sài Gòn và vẫn còn hoạt động đến ngày nay, có tuổi đời 143 năm. Rex Hotel Saigon có 98 năm hình thành và phát triển, Hotel Majestic Saigon được thành lập năm 1927, có tuổi đời 96 năm. Các KS này đã trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử của Sài Gòn – Tp. HCM. Xét về mốc thời gian từ 2015 đến nay, tăng trưởng GDP của Việt Nam nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế chung của thế giới và khu vực, cùng sự tác động của đại dịch Covid 19, nhưng nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định để có thể tăng trưởng trở lại. Tp. HCM vẫn là đô thị kinh tế và đô thị du lịch hàng đầu của cả nước. Cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) có sự phát triển và đạt được các tiêu chuẩn hàng đầu trong nước và quốc tế. 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Dựa trên tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án trong và ngoài nước, những nghiên cứu về NTTT nội thất KS tại Tp. HCM của luận án sẽ dựa trên: Cơ sở lý luận Nghệ thuật học, Mỹ thuật học, Mỹ học (bao gồm mỹ học kiến trúc), liên quan đến nghệ thuật thị giác và nghệ thuật không gian, thuộc lĩnh vực MTƯD. Các lý thuyết có liên quan quá trình nghiên cứu gồm có: lý thuyết Hình thái học của nghệ thuật của M. Cagan [8]; lý thuyết nghệ thuật Hậu hiện đại gắn liền với Jean Francois Lyotard và Jacques Derrida được phát triển từ học thuyết của Kant và Hegel nghiên cứu về nghệ thuật học cùng một số tư tưởng cấp tiến liên quan tới chủ nghĩa hiện sinh (theo nhà triết học Gabriel Marcel), chủ nghĩa thực chứng (M. de Vlaminck) [44]; Lý thuyết trang trí gồm Lý thuyết NTTT [126], Lý thuyết mỹ học [30], Mỹ thuật học [84] và Mỹ học kiến trúc [10], nhóm lý thuyết này đề cao tính trang trí và nguyên tắc “thẩm mỹ - ích dụng” của NTTT; ngoài ra, Lý thuyết mối quan hệ hữu cơ của tác phẩm nghệ thuật sẽ được mở rộng kết hợp Lý thuyết Du lịch học [98], Lý thuyết các bên liên quan [69], và các vấn đề về trải nghiệm người dùng (user experience - UX) [161].
- 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận theo hướng nghệ thuật học - mỹ thuật học: Nghệ thuật là một trong những bộ môn khoa học mang tính chất đại cương không chỉ nghiên cứu về thành tựu nghệ thuật của các thời đại tiêu biểu mà còn nghiên cứu về các tư tưởng triết học về nghệ thuật (Hegel Mỹ học), nghiên cứu về các nguyên tắc thị giác và ứng dụng, có mục đích nâng cao khả năng thẩm mỹ cho đời sống và công chúng. Phương pháp này dựa trên tài liệu Nghệ thuật học, tác giả Đỗ Văn Khang [49] và Mỹ thuật học của tác giả Nguyễn Xuân Tiên [84]. Đây là phương pháp tiếp cận chủ đạo của luận án. - Phương pháp luận Design: Thế giới vật chất được tạo nên theo chủ định, ý thức chủ động đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội. Quá trình tạo ra vật chất đó được gọi là thiết kế, sáng tạo. Phương pháp luận design dựa trên tài liệu Cơ sở phương pháp luận Design của tác giả Lê Huy Văn [92], sử dụng để nghiên cứu về nguyên lý thiết kế, công thái học, phong cách, tiêu chuẩn…, trong thiết kế, phương pháp này được dùng để nghiên cứu và nhận định cho Bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn thiết kế (Design Standards & Guidelines) [138] của một số tập đoàn quản lý KS được sử dụng trong luận án. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: sử dụng kết quả nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật học, mỹ thuật học, mỹ học kiến trúc, nguyên lý TKNT, lịch sử, văn hóa học, tâm lý học, kỹ thuật và công nghệ, du lịch học và thiết kế trải nghiệm người dùng để làm nền tảng cho các biện luận hướng tới tư tưởng Hậu hiện đại trong tạo hình, trang trí và sáng tạo không gian nội thất. Trong đó, các yếu tố lịch sử và văn hóa được nghiên cứu để làm rõ vai trò đặc thù của đô thị Tp. HCM, nơi phát triển loại hình dịch vụ KS, là điểm đến - điểm đầu tư của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới cũng như du khách quốc tế. Phương pháp tiếp cận liên ngành tạo nên sự hiểu biết và cái nhìn đa chiều trong quá trình biện luận để mọi vấn đề nghiên cứu được toàn diện và khách quan nhất. - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp trong lĩnh vực TKNT là những hồ sơ, bản vẽ và hệ thống hình ảnh thực tế khảo sát. Tài liệu thứ
- 7 cấp có tác dụng miêu tả đa chiều không gian nội thất KS, thể hiện cách tiếp cận nhiều hướng. - Phương pháp khảo sát, phỏng vấn chuyên gia và điền dã thực tế. NCS thực hiện khảo sát các chuyên gia thuộc các lĩnh vực tư vấn thiết kế, quản lý thiết kế, thi công, quản lý vận hành, tiếp thị, đầu tư, các chuyên gia cũng đóng vai trò phê bình và cũng là khách hàng sử dụng dịch vụ trong KS. Với phương pháp điền dã thực tế, NCS thực hiện trải nghiệm dịch vụ trực tiếp cũng như gặp gỡ nhà quản lý của các KS để tiếp nhận các thông tin chính thống từ KS. - Phương pháp thống kê, phân loại: được áp dụng để xác định không gian, thời gian liên quan đến các công trình KS được nghiên cứu, liên quan đến hệ thống các thành tố của không gian nội thất, các yếu tố được trang trí trong không gian. Tất cả được tiếp cận theo cách mô tả, diễn giải, chứng thực. 5. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên các giả thuyết nghiên cứu tương ứng với các chương của luận án, NCS xác định những câu hỏi nghiên cứu: - Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nào được sử dụng để nghiên cứu NTTT nội thất công trình KS tại Tp. HCM? - Câu hỏi 2: Những đặc trưng về nội dung và hình thức của NTTT trong những khách sạn tiêu biểu của Tp. HCM như thế nào? - Câu hỏi 3: Dựa trên nhu cầu và xu hướng phát triển NTTT hiện tại, luận án có những đề xuất giải pháp gì để nâng cao giá trị NTTT nội thất KS tại Tp. HCM? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: NTTT nội thất KS là loại hình nghệ thuật liên quan đến lĩnh vực MTƯD và mỹ thuật, các tác phẩm - sản phẩm NTTT có tính “chiếm lĩnh” một phần hay toàn bộ không gian kiến trúc - nội thất. Loại hình nghệ thuật này có tính chất riêng, có sự vận động và cơ sở sáng tạo riêng nên cần được vận dụng lý thuyết chủ đạo là nghệ thuật học, mỹ thuật học, sau đó mở rộng hướng tiếp cận với các yếu tố liên ngành cùng cơ sở lý luận gắn với thực tiễn các công trình KS tại Tp. HCM, các tiêu chuẩn và quy định thiết kế trong thực tế.
- 8 Mục tiêu của giả thuyết này là xác định đối tượng nghiên cứu - NTTT nội thất KS - là đối tượng có yếu tố nghệ thuật đa chiều, được sáng tạo bởi tư duy không gian tổng thể và tư duy trang trí chi tiết, có đặc điểm riêng so với các loại hình công trình khác, có sự vận động và phát triển theo tiến trình phát triển loại hình CSLTDL tại Việt Nam và trên thế giới, chịu sự tác động lớn của xu hướng tiêu dùng và xu hướng nghệ thuật chung của thế giới. - Giả thuyết 2: Đặc trưng của NTTT nội thất KS chính là biểu hiện về mặt nội dung và hình thức, tạo hình và ngôn ngữ biểu đạt của không gian nội thất KS. Các đặc trưng này dựa trên cơ sở tạo hình mỹ thuật dưới các quy luật của thị giác, nguyên lý thiết kế kiến trúc và nội thất KS từ lý thuyết đến thực tiễn. Các cơ sở lý thuyết đặt ra tiêu chuẩn công năng và thẩm mỹ mà NTTT phải đáp ứng, còn cơ sở thực tiễn từ sự tác động của các yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội, con người, các tiêu chuẩn chuyên môn và xã hội, xu hướng thời đại…, tạo nên những thành công và hạn chế của NTTT nội thất một số KS tiêu biểu ở Tp. HCM. Tuy vậy, mục tiêu của giả thuyết này tập trung vào khía cạnh thẩm mỹ của đối tượng nghiên cứu dựa trên các nguyên lý và quy luật của nghệ thuật học và mỹ thuật học. Người sử dụng KS thường chịu sự chi phối và tác động bởi yếu tố thị giác trước tiên sau đó mới đến trải nghiệm dịch vụ, điều đó dần hình thành nhu cầu thưởng thức và thói quen thưởng thức - trải nghiệm NTTT có xu hướng tăng dần. - Giả thuyết 3: Nhu cầu sáng tạo - thưởng thức NTTT được đặt trong mối quan hệ hữu cơ của các nhân tố cũng như yếu tố ảnh hưởng về hình thức và nội dung. Mục tiêu của giả thuyết này để tìm ra và đề xuất một số giải pháp nâng cao giá trị NTTT nội thất KS, làm cơ sở khoa học cho những đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực trang trí mỹ thuật, TKNT, MTƯD trong công trình KS tại Tp. HCM và Việt Nam. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu đúc kết được những đặc trưng của NTTT nội thất KS như: phân loại hình thức, chủ đề, biểu hiện, các phương tiện biểu đạt của NTTT nội thất không gian cùng như những yếu tố tác động đến giá trị thẩm mỹ của NTTT. Đối với
- 9 chuyên ngành Lý luận và Lịch sử mỹ thuật, luận án đóng góp thêm một cơ sở dữ liệu khoa học, cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận có tính mới mẻ hơn so với các nghiên cứu tiền lệ trong lĩnh vực mỹ thuật, TKNT và MTƯD. Kết quả nghiên cứu cũng xác định được vị trí, giá trị nhận diện, tính bản sắc của NTTT nội thất KS ở Tp. HCM so với các địa phương khác. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có tính chất mới mẻ, đề cập tới những khoảng trống trong nghiên cứu về NTTT nội thất KS tại Việt Nam và Tp. HCM. Kết quả nghiên cứu cũng nêu rõ các ưu điểm và hạn chế của NTTT nội thất KS, qua đó nhận định xu hướng phát triển của lĩnh vực này trong bối cảnh thị trường du lịch Việt Nam phát triển và hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Kết quả nghiên cứu có mong muốn đóng góp thêm những cơ sở lý thuyết và thực tiễn để phục vụ mở rộng nghiên cứu, nghiên cứu chuyên sâu, làm tư liệu tham khảo giảng dạy và nghiên cứu và ứng dụng hoạt động nghề nghiệp. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu (9 trang), Kết luận (5 trang), Danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (18 trang) và Phụ lục (124 trang), nội dung luận án gồm ba chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (48 trang). - Chương 2: Thực trạng và Đặc trưng nghệ thuật trang trí nội thất một số KS tiêu biểu tại Tp. HCM (48 trang). - Chương 3: Nhu cầu, xu hướng và giải pháp nâng cao giá trị NTTT nội thất KS tại Tp. HCM (40 trang).
- 10 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NTTT công trình KS là chủ thể được nghiên cứu có tính bổ biến trong thực tế, dễ tiếp cận và quan sát bằng các góc nhìn khác nhau từ nhiều đối tượng liên quan như thiết kế, xây dựng, trang trí, vận hành, sử dụng dịch vụ, quảng bá thương hiệu...Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và dịch vụ tại Tp.HCM, NTTT nội thất KS đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách mà còn góp phần xây dựng hình ảnh và bản sắc riêng cho mỗi KS. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về kiến trúc, nội thất và mỹ thuật gắn với loại hình công trình KS và lĩnh vực dịch vụ/du lịch, việc tập trung nghiên cứu sâu vào NTTT nội thất KS tiêu biểu tại Tp.HCM vẫn còn hạn chế. Chương này sẽ trình bày một cái nhìn tương đối tổng thể về tình hình nghiên cứu hiện tại, tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học đã có nhằm xác định các khoảng trống nghiên cứu cần thiết. Cơ sở lý luận của luận án sẽ được xây dựng dựa trên các lý thuyết liên quan đến thiết kế nội thất, mỹ thuật, NTTT, du lịch và quản lý KS, từ đó xác lập các tiêu chí và phương pháp tiếp cận phù hợp. Đồng thời, cơ sở thực tiễn sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến NTTT nội thất tại các KS tiêu biểu tại Tp. HCM, bao gồm sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa địa phương và xu hướng thiết kế quốc tế. Qua đó, chương này không chỉ làm rõ bối cảnh nghiên cứu mà còn định hướng cho các phần sau của luận án, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho việc đề xuất các giải pháp thiết kế - trang trí nội thất mang tính ứng dụng cao, phù hợp với đặc thù của Tp.HCM, góp phần nâng cao chất lượng NTTT, dịch vụ và hình ảnh của các KS trong khu vực. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Luận án đã được xác lập các mục tiêu nghiên cứu và NCS tiến hành khảo sát các nguồn tư liệu tham khảo. Đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình khoa học
- 11 hoặc bài viết nào trực tiếp liên quan đến nội dung đề tài luận án; các nghiên cứu hiện tại có mức độ liên quan gần, đóng vai trò làm cơ sở hoặc mang tính gián tiếp. Các lý thuyết về mỹ thuật học, nghệ thuật học, nghệ thuật Hậu hiện đại, hình thái học nghệ thuật và thuyết trang trí được sử dụng làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu, cung cấp cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu TKNT và NTTT trong nội thất, trong đó, phương pháp luận design đóng vai trò dẫn dắt và được kết hợp với các tài liệu thực tiễn từ ngành TKNT để tham khảo và vận dụng. Tài liệu về tâm lý người sử dụng KS cũng được xác định là cần thiết để hiểu cơ chế sáng tạo tác phẩm và quy luật chung của nghệ thuật. Các nguồn tư liệu liên quan đến TKNT và NTTT nội thất KS được nghiên cứu ở nhiều mức độ chuyên sâu. Yếu tố văn hóa và bản địa cũng đóng vai trò quan trọng với NTTT nội thất KS tại Tp. HCM. Trên cơ sở đó, các tài liệu và công trình khoa học có liên quan được phân chia thành các nhóm: NTTT nội thất; văn hóa xã hội đô thị Tp. HCM; công trình KS và các KS tiêu biểu của Tp. HCM. 1.1.1. Nghệ thuật trang trí nội thất Lĩnh vực TKNT có mối liên hệ và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống như kiến trúc, mỹ thuật, MTƯD, văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, môi trường, tâm lý con người. Công trình kiến trúc - nội thất là sự tổng hòa các mối quan hệ hữu cơ, thể hiện rõ những vấn đề thời đại (tư tưởng thẩm mỹ, quan điểm sống). Nhóm tài liệu liên quan mỹ học kiến trúc, mỹ thuật học, nghệ thuật học, nghệ thuật thị giác, mối quan hệ giữa kiến trúc - nội thất và các ngành nghệ thuật, qua đó phục vụ đối tượng nghiên cứu chính NTTT nội thất KS tại Tp. HCM. 1.1.1.1. Nghệ thuật trang trí, Mỹ học, Mỹ thuật học Những tài liệu liên quan trực tiếp đến NTTT hầu hết là tiếng nước ngoài như: The Grove Encyclopedia of Decorative Arts (Bách khoa toàn thư về Nghệ thuật trang trí của Grove) của Gordon Campbell [118], Quotations and Sources on Design and Decorative Arts (Trích dẫn và nguồn về Thiết kế và Nghệ thuật trang trí) của Paul Greenhalgh [145], A Histroy of Interior Design (Lịch sử Thiết kế Nội thất) của John Pile & Judith Gura [132], và The Aesthetics of Architecture (Mỹ học Kiến trúc) của Roger Scruton [150]. Những tài liệu cung cấp các khái niệm, lịch sử hình thành và
- 12 phát triển, các loại hình, thể loại và biểu hiện của hình thức mà NTTT xuất hiện trong không gian kiến trúc - nội thất. Các tài liệu cũng có những lý luận phân biệt giữa tác phẩm mỹ thuật với NTTT dựa trên vai trò người sáng tác, sự thỏa mãn niềm vui cá nhân với đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, dựa trên tính tổng hợp và hài hòa với môi trường và không gian tổng thể. Tài liệu The Theory of Decorative Art (Lý thuyết Nghệ thuật trang trí) của Isabelle Frank [127] tổng hợp lịch sử của lý thuyết NTTT cùng các lý luận: chức năng của NTTT, tính hữu dụng của cái đẹp (the uses of beauty), lý thuyết công năng/chức năng (theory of function), vật liệu và kỹ thuật của NTTT, đồ trang trí và các phong cách của NTTT, nguyên tắc của đồ trang trí (ornament principles), lý thuyết của phong cách nghệ thuật (theory of style), vai trò người nghệ sĩ/nhà thiết kế và máy móc. Để xác định NTTT, tác giả cho rằng “NTTT đứng giữa những khái niệm là nghệ thuật cơ khí, nghệ thuật phụ, mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp hay nghệ thuật thủ công, tất cả tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử”, đã có sự đồng thuận vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, “khi người ta không chỉ tập trung xem xét giá trị nghệ thuật, địa vị, đặc điểm của NTTT mà tìm cách đánh giá giá trị kinh tế cũng như thẩm mỹ của các tác phẩm trang trí” [127, tr.1]. Trong tài liệu Mỹ thuật học của tác giả Nguyễn Xuân Tiên [84] đã tổng hợp những khái niệm và phân loại một cách cơ bản và hệ thống nhất về nghệ thuật, từ đó Kiến trúc và Mỹ thuật ứng dụng (trong đó có NTTT nội thất, Thiết kế và Trang trí đồ mỹ nghệ) là nghệ thuật của không gian, sử dụng nguyên lý thị giác và nghệ thuật tạo hình để tạo ra giá trị thực dụng cho nghệ thuật. Tài liệu này đã hệ thống dữ kiện lịch sử các hệ tư tưởng, trường phái nghệ thuật từ tổng quan đến chi tiết các khái niệm, định nghĩa liên quan đến ngôn ngữ biểu hiện các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, nội thất, hội họa, điêu khắc, đồ họa, mỹ thuật ứng dụng… Theo Từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông [58], “Trang trí là nghệ thuật làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nhờ những yếu tố trang trí, các vật dụng vừa có giá trị thẩm mĩ vừa nâng cao được giá trị sử dụng, vì vậy, trang trí nằm trong nghệ thuật ứng dụng” [58, tr.134], “NTTT là thêm phần trang
- 13 trí cho một đồ vật đã làm xong để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đồ vật đó” [58, tr.108]. Tài liệu Mỹ thuật học [84] cho rằng “nghệ thuật trang trí” tương đương với “thiết kế nội thất”, thuộc Mỹ thuật ứng dụng, là “trang hoàng, tô điểm cho đẹp mắt và bài trí xếp đặt cho hợp lý”. Kết hợp với tài liệu nước ngoài The Fundamentals of Interior Architecture (Những nền tảng của Kiến trúc Nội thất) [131] của tác giả John Coles, Naomi House và The Fundamentals of Interior Design (Những nền tảng của thiết kế Nội thất) của tác giả Simon Dodsworth [153] cùng tài liệu Những vấn đề về Nguyên lý thiết kế nội thất [83] của tác giả Võ Thị Thu Thủy được tham khảo kết hợp để hệ thống những biểu hiện và nguyên tắc/quy luật của NTTT trong không gian kiến trúc - nội thất, nền tảng nhận diện các yếu tố này đều thuộc vào nền tảng “hình dạng không gian (Space Form) nội thất” [83]. Tài liệu Mỹ học theo quan điểm của tác giả Heghen [30] là hệ tư tưởng và lý thuyết tiêu biểu, tác giả đề cao quá trình phát triển của tinh thần, biểu hiện thành một năng lực tưởng tượng, hình thành cảm hứng sáng tạo, sáng tạo nên các hình tượng nghệ thuật. Tài liệu khác mang tính đối lập với Heghen chính là Mỹ học với tư cách là một khoa học của tác giả Đỗ Huy [40] bằng việc tập hợp các lý thuyết và cơ sở thực tiễn để chứng minh tính khoa học của mỹ học. Tài liệu Hình thái học của nghệ thuật của tác giá M. Cagan (Phan Ngọc dịch) [8] thể hiện những tư tưởng mỹ học duy vật biện chứng, hình tượng nghệ thuật được tạo nên từ cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật. Ngoài ra còn có một số tài liệu liên quan đến mỹ học khác như Mỹ học của tác giả Denis Huisman (Huyền Giang dịch) [17], Cảm thụ thị giác - những nguyên lý cơ bản của tác giả Phạm Hùng Cường [11], Luận án tiến sĩ Vai trò của nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động thưởng thức nghệ thuật của tác giả Lê Thị Hường [39], Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển của tác giả Nguyễn Ngọc Thu [82] góp phần xây dựng cơ sở biện luận cho đề tài ở nhiều khía cạnh và quan điểm khác nhau của từng tác giả. Nhóm tài liệu Từ điển Mĩ thuật phổ thông của nhóm tác giả do Đặng Bích Ngân (chủ biên) [58], Bách khoa thư kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ, nghệ thuật trang trí của tác giả Lê Phục Quốc [72] cung cấp cơ sở khoa học cho các khái niệm liên quan đến mỹ thuật, nghệ thuật, trang trí được sử dụng trong luận án. Tài liệu
- 14 Nghệ thuật thị giác và những vấn đề cơ bản của tác giả Uyên Huy [42] đã liệt kê, nghiên cứu các nguyên lý, quy luật cho mỗi ngành nghệ thuật. Các nguyên lý, quy luật này được diễn giải, định nghĩa và ví dụ cụ thể, giúp phân tích về giá trị thẩm mỹ của trang trí mỹ thuật trong nội thất. Nhóm tài liệu Những nền tảng của mỹ thuật của nhóm tác giả Ocvirk - Stinson - Wigg - Bone - Cayton (Lê Thành dịch) [56], Nghệ thuật học của tác giả Đỗ Văn Khang (chủ biên) [41], Mỹ thuật học của tác giả Nguyễn Xuân Tiên [84], Phương pháp tư duy & thực hành bố cục của tác giả Uyên Huy [41], Cơ sở tạo hình của nhóm tác giả Lê Huy Văn, Trần Từ Thành [93] đề cập đến cơ sở lý thuyết phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tác mỹ thuật, qua đó là cơ sở nền tảng cho các biện luận và phân tích, đánh giá về giá trị thẩm mỹ của các không gian nội thất KS. Với đề tài nghiên cứu cần làm rõ cái đẹp của NTTT và quan điểm - thị hiếu thẩm mỹ có liên quan đến NTTT không gian nên nhóm tài liệu được đề cập trên đây có vai trò then chốt và nền tảng cho cơ sở lập luận, cũng như làm cơ sở cho hệ thống các khái niệm chuyên môn. 1.1.1.2. Thiết kế nội thất Để hiểu rõ tính “chiếm hữu” không gian kiến trúc - nội thất của NTTT nội thất, các thành tố của không gian nội thất và nền tảng cơ sở tạo hình mỹ thuật dành cho tư duy không gian nội thất, NCS tập hợp được nhóm tài liệu liên quan đến TKNT từ cơ bản đến nâng cao, gồm có: Tài liệu Thiết kế nội thất của tác giả Francis D. K. Ching [26] nói về giá trị của không gian nội thất và các thành phần dù nhỏ của không gian nội thất cũng đóng vai trò quan trọng. Các tài liệu Giáo trình Phương pháp thiết kế Nội thất của tác giả Nguyễn Lan Hương [38], Giáo trình Nguyên lý thiết kế Kiến trúc Nội thất của tác giả Nguyễn Hoàng Liên (chủ biên) [53], Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam của tác giả Trần Khánh Chương [9], Những vấn đề về Nguyên lý Thiết kế Nội thất của tác giả Võ Thị Thu Thủy [83], cùng nhóm tài liệu nước ngoài là The Fundamentals of Interior Design (Những nền tảng của Thiết kế Nội thất) của Simon Dodsworth [153] và The Fundamentals of Interior Architecture (Những nền tảng của Kiến trúc Nội thất) của

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916-1925) tại quần thể di tích cố đô Huế
303 p |
70 |
19
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý
27 p |
155 |
15
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật âm nhạc: Giảng dạy âm nhạc Chèo truyền thống cho đàn Tam thập lục tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam
50 p |
114 |
14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật công cộng - Nghiên cứu trường hợp đô thị Hà Nội từ 1975 đến nay
27 p |
123 |
9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney
163 p |
58 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật âm nhạc: Giảng dạy một số ca khúc nước ngoài lời Việt tại trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Vĩnh Phúc
98 p |
98 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam
241 p |
27 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế
280 p |
52 |
6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghệ thuật Guitar đương đại nửa sau thế kỷ XX trong đào tạo Guitar chuyên nghiệp tại Việt Nam
27 p |
143 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại quần thể di tích cố đô Huế
27 p |
23 |
5
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang
270 p |
13 |
5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu áp dụng công nghệ dầu từ trường trong hệ thống phanh bổ trợ ô tô
202 p |
51 |
3
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936)
257 p |
12 |
3
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu công nghệ sử dụng đá thải và tro bay nhà máy nhiệt điện gia cố xi măng trong xây dựng đường ô tô
165 p |
2 |
2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu công nghệ sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa loại RS3 từ nguyên liệu gạo bằng thủy phân enzyme kết hợp xử lý nhiệt ẩm
173 p |
3 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu công nghệ sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa loại RS3 từ nguyên liệu gạo bằng enzyme kết hợp xử lý nhiệt ẩm
27 p |
2 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu công nghệ sử dụng đá thải và tro bay nhà máy nhiệt điện gia cố xi măng trong xây dựng đường ô tô
27 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
