intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật công cộng - Nghiên cứu trường hợp đô thị Hà Nội từ 1975 đến nay

Chia sẻ: Thangnam Thangnam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

122
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật công cộng - Nghiên cứu trường hợp đô thị Hà Nội từ 1975 đến nay trình bày tóm tắt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, nội dung cơ bản của công trình nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật công cộng - Nghiên cứu trường hợp đô thị Hà Nội từ 1975 đến nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> <br /> VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br /> <br /> --------------<br /> <br /> Nguyễn Thị Lan Hương<br /> <br /> NGHỆ THUẬT CÔNG CỘNG<br /> NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐÔ THỊ HÀ NỘI<br /> TỪ 1975 ĐẾN NAY<br /> <br /> Chuyên ngành: Lý luận & Lịch sử Mỹ thuật<br /> Mã số: 62 21 01 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br /> BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Bá Dũng<br /> Phản biện 1: PGS. Lê Anh Vân – Trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam.<br /> Phản biện 2: TS. Vũ An Khánh – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.<br /> Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Cương – Trường Đại học Văn hóa.<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện, tổ<br /> chức tại<br /> Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br /> Vào hồi...........giờ, ngày............tháng.........năm 2016.<br /> <br /> Có thể tìm luận án tại:<br /> 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> 2. Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nghệ thuật công cộng<br /> (NTCC) chỉ mới được nhìn nhận và quan tâm trong vài năm trở lại<br /> đây, trong khi ở những quốc gia phát triển, NTCC từ lâu đã được xem<br /> là một yếu tố quan trọng, tất yếu trong kiến trúc và không gian đô thị<br /> (ĐT). Tình trạng NTCC hiện thời ở Hà Nội nói chung khá ảm đạm,<br /> chúng không đáp ứng đúng và đủ nhu cầu thẩm mỹ của cư dân ĐT,<br /> không phát huy được vai trò kết nối không gian kiến trúc, thậm chí<br /> chúng còn trở thành chủ đề bức xúc trong dư luận xã hội.<br /> Hiện tại chưa một nghiên cứu chuyên sâu nào có cái nhìn tổng thể<br /> về lý thuyết NTCC ở Việt Nam để đánh giá về tình trạng NTCC ở các<br /> đô thị Việt nói chung và Hà Nội nói riêng, kể cả về hình thức biểu hiện<br /> lẫn vai trò của NTCC trong những lĩnh vực mà nó có mối quan hệ mật<br /> thiết như chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, con người, công nghệ thời<br /> đại...<br /> Với tất cả những lý do nêu trên, vấn đề “Nghệ thuật công cộng<br /> (Nghiên cứu trường hợp đô thị Hà Nội từ 1975 đến nay)” đã trở thành<br /> chủ đề nghiên cứu của luận án.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Luận án đưa ra một cái nhìn tổng thể, đặc biệt ở cấp độ lý thuyết<br /> lý luận về NTCC, khẳng định vai trò của NTCC trong quy hoạch ,<br /> trong không gian văn hóa, đời sống xã hội đô thị, trong bối cảnh kinh<br /> tế đô thị. Áp dụng lý thuyết vào trường hợp NTCC Hà Nội từ 1975 đến<br /> 2014 để nhìn nhận ra một cách khái quát thực trạng NTCC Hà Nội nói<br /> riêng và đô thị Việt Nam nói chung hiện nay, từ đó đưa giải pháp phù<br /> hợp.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng: Đối tượng là một số tác phẩm tiêu biểu của NTCC thế giới<br /> và Việt Nam; đặc biệt là NTCC Hà Nội, gồm tác phẩm mỹ thuật ngoài<br /> <br /> 2<br /> trời, công trình nghệ thuật kiến trúc là điểm nhấn đô thị, một số hình<br /> thức của design thẩm mỹ đô thị.<br /> Phạm vi: NTCC ở Hà Nội từ 1975 đến 2014 (cùng một số thành phố<br /> khác đối chứng so sánh để làm rõ mục tiêu nghiên cứu).<br /> 4.Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận án nghiên cứu “NTCC (Nghiên cứu trường hợp đô thị Hà<br /> Nội từ 1975 đến nay)” dựa trên phương pháp chính là phương pháp<br /> liên ngành cùng các phương pháp khác như: Phương pháp nghiên cứu<br /> tài liệu, phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa khoa học, chuyên gia<br /> chuyên khảo để giải quyết các vấn đề của luận án.<br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> - Xác định cơ sở lý luận khoa học về NTCC ở Hà Nội nói riêng<br /> (các đô thị Việt nói chung).<br /> - Xác định vị trí của NTCC trong sự phát triển của đô thị về mặt<br /> xây dựng hình ảnh đô thị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đô thị.<br /> - Tìm ra những nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật thích hợp với thị<br /> hiếu thẩm mỹ và văn hóa của cư dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói<br /> chung.<br /> - Khảo sát, phân tích và đánh giá NTCC Hà Nội một cách tổng<br /> thể; chỉ ra những mặt tích cực cũng như bất cập, hạn chế của NTCC<br /> Hà Nội.<br /> - Đề xuất một số giải pháp cho NTCC để phù hợp với đặc trưng<br /> văn hóa riêng của Hà Nội (và của các đô thị Việt Nam nói chung).<br /> 6. Cấu trúc luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội<br /> dung luận án gồm ba chương:<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận của NTCC.<br /> Chương 2: Những vấn đề cơ bản của NTCC.<br /> Chương 3: NTCC Hà Nội từ 1975 đến 2014.<br /> <br /> 3<br /> NỘI DUNG<br /> Chương 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHỆ THUẬT CÔNG CỘNG<br /> 1.1. Giới thuyết khái niệm NTCC và một số khái niệm liên quan<br /> NTCC là loại hình nghệ thuật phục vụ công chúng, hoặc là nghệ<br /> thuật được đặt trong KGCC đô thị, nên luận án cần giới thuyết khái<br /> niệm NTCC và một số khái niệm liên quan.<br /> 1.1.1.Thuật ngữ NTCC:<br /> NTCC vốn là một thuật ngữ có nguồn gốc “ngoại nhập”, bởi nó<br /> được chuyển ngữ trực tiếp từ một cụm từ là public art. Theo như tổng<br /> kết riêng của nghiên cứu, xét về mặt thuật ngữ, NTCC là cụm từ được<br /> sử dụng để chỉ tất cả các tác phẩm nghệ thuật, được làm bằng mọi chất<br /> liệu và kỹ thuật chế tác, được cài đặt ở những địa điểm công cộng<br /> nhằm phục vụ mọi người dân trong các cộng đồng xã hội một cách<br /> miễn phí.<br /> 1.1.2 Khái niệm ĐT :<br /> Là nền tảng cho sự ra đời của NTCC nên đây là một khái niệm<br /> quan trọng cần được làm rõ.<br /> 1.1.3 Khái niệm KGCC:<br /> KGCC là điều kiện tồn tại của NTCC. Tính chất của nó có quan<br /> hệ mật thiết với các hình thức biểu đạt của NTCC.<br /> 1.2. Đặc trưng của NTCC<br /> NTCC là một loại thẩm mỹ xã hội đặc biệt. Nó chịu sự chi phối<br /> của đặc tính xã hội của không gian công cộng. Nghệ thuật công cộng<br /> mang đặc thù cởi mở, khoáng đạt đối với mọi đối tượng quần chúng<br /> nhân dân trong xã hội. Quần chúng có thể tham gia đóng góp những ý<br /> kiến của mình với người nghệ sĩ và với các cơ quan chức năng, góp<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1