intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:257

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật "Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936)" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về báo Phong Hóa; Nội dung và hình thức nghệ thuật của minh họa báo Phong Hóa; Giá trị nghệ thuật, đặc trưng và những đóng góp của minh họa báo Phong Hóa đối với mỹ thuật Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Trần Thị Thy Trà NGHỆ THUẬT MINH HỌA BÁO PHONG HÓA (1932 - 1936) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Trần Thị Thy Trà NGHỆ THUẬT MINH HỌA BÁO PHONG HÓA (1932 - 1936) Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH PGS.TS Hoàng Minh Phúc PGS.TS Bùi Hoài Sơn Trần Thị Thy Trà Hà Nội - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932 - 1936) là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Trần Thị Thy Trà
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... iv Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁT QUÁT VỀ BÁO PHONG HOÁ .............................................................. 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................10 1.1.1. Nhóm công trình viết về báo Phong Hóa ........................................................10 1.1.2. Nhóm công trình về nghệ thuật minh họa .......................................................12 1.1.3. Nhóm công trình về minh họa báo Phong Hóa ...............................................16 1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................18 1.2.1. Khái niệm liên quan tới đề tài nghiên cứu ......................................................18 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ......................................................................................26 1.3. Khái quát về báo Phong Hóa ..............................................................................31 1.3.1. Sự ra đời và phát triển của báo Phong Hóa .....................................................31 1.3.2. Đội ngũ thực hiện báo Phong Hóa ..................................................................34 1.3.3. Cấu trúc báo Phong Hóa .................................................................................42 1.3.4. Độc giả báo Phong Hóa...................................................................................44 1.4. Khái quát về tranh minh họa và minh họa báo ..................................................44 Tiểu kết ......................................................................................................................52 Chương 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA MINH HOẠ BÁO PHONG HOÁ ................................................................................................53 2.1. Nội dung của minh họa báo Phong Hóa ............................................................54 2.1.1. Đề tài minh họa về sinh hoạt đời sống tinh thần .............................................54 2.1.2. Đề tài minh họa về đời sống vật chất ..............................................................58 2.1.3. Đề tài minh họa về chính trị - xã hội...............................................................66 2.2. Hình thức nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa ................................................68 2.2.1. Dạng thức minh họa trên báo Phong Hóa .......................................................69 2.2.2. Ngôn ngữ tạo hình minh họa báo Phong Hóa .................................................97 2.2.3. Thủ pháp tạo hình và kỹ thuật chất liệu thể hiện minh họa báo Phong Hóa ........ 113
  5. iii Tiểu kết ................................................................................................................... 121 Chương 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT, ĐẶC TRƯNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA MINH HOẠ BÁO PHONG HOÁ ĐỐI VỚI MỸ THUẬT VIỆT NAM ............. 123 3.1. Đặc trưng nghệ thuật của minh họa báo Phong Hóa ...................................... 123 3.2. Minh họa báo Phong Hóa trong tương quan với minh họa báo chí và mỹ thuật Việt Nam đương thời ............................................................................................. 133 3.3. Giá trị của minh họa báo Phong Hóa trong nền mỹ thuật Việt Nam.............. 151 3.4. Đóng góp của minh họa báo Phong Hóa đối với nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại 154 Tiểu kết ................................................................................................................... 163 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 165 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................................ 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 169 PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT .................................................... 180
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐMT : Cao đẳng mỹ thuật GS : Giáo sư H : Hình HN : Hà Nội NCS : Nghiên cứu sinh NNC : Nhà nghiên cứu NTTH : Nghệ thuật tạo hình Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư PH : Phong Hóa PL : Phụ lục TCN : Trước công nguyên TK : Thế kỷ TLTK : Tài liệu tham khảo TLVĐ : Tự Lực văn đoàn Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh tr. : trang TS. : Tiến sĩ
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, báo chí xuất hiện sớm nhất vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Sau hơn một thế kỷ, báo chí Việt Nam đã viết trang sử riêng cho mình những đặc điểm và sự phát triển bám sát những thay đổi của đất nước. Ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, sự ra đời của báo chí đóng vai trò truyền bá tư tưởng, chuyển tải thông tin, giáo dục quần chúng và hướng tới việc nâng cao dân trí, tiếp thu văn minh, xóa bỏ sự lạc hậu trong xã hội. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, khi xã hội Việt Nam trải qua một thời kỳ biến động sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa nghệ thuật, sách báo hải ngoại được du nhập vào Việt Nam. Trong nước nhiều loại báo chí, ấn phẩm ra đời phản ánh tình hình thời sự, kinh tế, văn hóa, đời sống… cùng với đó có vai trò của minh họa (hình vẽ, hình ảnh, tranh in…) kèm với nội dung, giải thích hoặc làm rõ nội dung cần chuyển tải và phù hợp với yêu cầu báo chí đặt ra. Trong bối cảnh đó, năm 1924, trường CĐMT Đông Dương ra đời xác lập một nền mỹ thuật hiện đại ảnh hưởng từ phương Tây đã đào tạo nhiều họa sĩ có tên tuổi. Phần lớn các họa sĩ này, bên cạnh việc sáng tác, đều tham gia minh họa sách báo như một công việc chính thức. Sự nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc của các họa sĩ đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển tải những tiểu họa mang tính chất giải thích, làm rõ nghĩa cho nội dung bài báo, những bức tranh thể hiện bối cảnh xã hội, thời sự, trang trí bìa các tạp chí thành các tác phẩm độc lập mang tính thưởng ngoạn. Điều đó, khiến cho người đọc thông tin không chỉ tiếp nhận nội dung tờ báo mà còn tiếp nhận cả yếu tố nghệ thuật thông qua tranh minh họa. Mỗi một họa sĩ có một phong cách, bút pháp thể hiện riêng biệt bằng ngôn ngữ tạo hình đã làm nên sự phong phú cho các trang báo như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Cát Tường… Minh họa sách báo thuộc nghệ thuật đồ họa, có lịch sử phát triển gắn liền với lịch sử sách báo và công nghệ kỹ thuật. Ở Việt Nam, những minh họa đầu tiên được khắc trên ván gỗ và in kèm trong sách kinh Phật từ thế kỷ XI với vai trò làm rõ nghĩa cho nội dung tôn giáo [72, tr.15]. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi phương pháp in typo bắt đầu được phổ
  8. 2 biến với những kỹ thuật in ấn mới… đã góp phần hỗ trợ cho việc truyền tải thông tin của báo chí, nhờ vậy đã thu hút được sự quan tâm của các họa sĩ trong giai đoạn này. Những năm đầu thế kỷ XX, nhiều ấn phẩm báo chí với những mục đích, tôn chỉ khác nhau được xuất bản, nhưng báo Phong Hóa - một trong số những tờ báo tiêu biểu trong giai đoạn 1930 - 1945 đã thể hiện tinh thần dân chủ và bình đẳng trong tư tưởng, văn chương, báo chí, nổi bật ở tính thời sự và giọng điệu châm biếm. Trong các tờ báo đương thời thì Phong Hóa là tờ báo phong phú nhất về các loại hình minh họa trên báo. Báo Phong Hóa không chỉ phản ánh đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa văn nghệ Việt Nam mà còn góp phần khẳng định sự phát triển của ngôn ngữ, văn phong, tư tưởng và nghệ thuật. Bên cạnh nội dung, Phong Hóa đặc biệt chú trọng tới minh họa cho báo (hình thức), điều đó cho thấy mối quan hệ mật thiết trong việc đồng sáng tạo giữa nhà văn và họa sĩ. Hình minh họa không chỉ đảm nhiệm vai trò giải thích, làm rõ nội dung cần chuyển tải mà còn tạo nên bản sắc riêng cho báo Phong Hóa và ghi dấu trong lịch sử báo chí với những nhân vật Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh... thông qua bàn tay tài hoa của các họa sĩ. Nghiên cứu nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa nhằm khẳng định những nét đặc sắc làm nên sự thành công cho tờ báo trong 4 năm phát hành từ năm 1932 đến khi đình bản năm 1936. Phong Hóa với 190 số và hơn 5.000 hình minh họa đã góp phần khẳng định vai trò của các họa sĩ minh họa bên cạnh các nhà văn, nhà thơ, nhà báo trong sự thành công trên cùng một tờ báo. Nhìn trong bức tranh tổng thể, sự tiếp thu của kiến thức tạo hình của mỹ thuật phương Tây tập trung nhiều vào hội họa, điêu khắc và đồ họa giá vẽ. Sự nghiên cứu chủ yếu vẫn tập trung ở nghệ thuật chính thống, ít quan tâm đến nghệ thuật mang tính chất “bình dân - đại chúng” như minh họa trên báo và hình thái biểu hiện của nó, đây là khoảng trống về nghiên cứu trong mỹ thuật Việt giai đoạn đầu thế kỷ XX cần phải bổ khuyết. Minh họa báo Phong Hóa không chỉ bám sát những nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội cụ thể của đất nước mà còn thể hiện được những giá trị nghệ thuật thông qua những minh họa trong từng chuyên mục. Xét đến cách truyền tải thông tin bằng minh họa mà tính thời sự vẫn còn nguyên giá trị
  9. 3 đến nay, xét đến nội dung và hình thức biểu hiện của minh họa báo Phong Hóa vẫn còn là ẩn số với ngành đồ họa. Đó chính là lý do NCS lựa chọn đề tài Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932 - 1936) làm luận án tiến sĩ. Trong nghiên cứu này, NCS phân tích đặc điểm của minh họa báo Phong Hóa, sự tiếp biến trong tạo hình phương Tây và yếu tố bản địa trong minh họa, sự biến chuyển của xã hội và những vấn đề này sinh (quá trình Âu hóa, hiện đại hóa…) được thể hiện trên minh họa từ đó khẳng định tầm quan trọng của nghệ thuật minh họa và những giá trị nghệ thuật của nó trong sự kiến tạo nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại và dấu ấn trong diễn trình phát triển của lịch sử đồ họa sách báo Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát Trên cơ sở vận dụng lý thuyết ký hiệu học và lý thuyết tiếp biến văn hóa, NCS phân tích đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật minh họa trên báo Phong Hóa, luận án làm rõ đặc trưng, giá trị và đóng góp của nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa trong lịch sử phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ việc nghiên cứu đề tài Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932 - 1936) giúp cho nghiên cứu sinh xây dựng luận cứ khoa học dựa trên nền tảng của tư tưởng xã hội đương thời nhằm bổ sung về mặt lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực tranh minh họa trong báo chí ở Việt Nam giai đoạn những năm 30 đầu thế kỷ XX. Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến minh họa, ứng dụng tranh minh họa và minh họa báo Phong Hóa. Chương 1 nêu cơ sở lý luận, những khái niệm và lý thuyết được sử dụng trong đề tài, đồng thời tóm lược lịch sử hình thành và phát triển của báo Phong Hoá và minh hoạ báo. Chương 2: phân tích, đánh giá, nhận xét làm rõ đặc điểm của minh họa báo thông qua các phương tiện tạo hình (ý tưởng, bố cục, màu sắc, đường nét, kỹ thuật thể hiện…) nhằm đưa ra đặc trưng của minh họa báo Phong Hóa, cũng như mối quan hệ giữa hình thức thể hiện tranh minh họa với nội dung tác phẩm trong báo
  10. 4 chí. Bên cạnh đó, minh họa Phong Hóa đã đặt những dấu ấn về tranh biếm họa Việt Nam, về hình ảnh người Việt Nam hiện đại - đặc biệt là phụ nữ đại diện cho cái mới, cái tiến bộ, thể hiện khát vọng chân chính của con người. Để từ đó, nhiệm vụ của chương 3 đã chỉ ra: các đặc trưng, phong cách của minh hoạ báo Phong Hóa, nhấn mạnh giá trị nghệ thuật của minh hoạ Phong Hoá. Đồng thời chỉ ra những đóng góp, giá trị của minh họa báo Phong Hóa và các họa sĩ minh họa đối với nền mỹ thuật Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là minh họa trên 190 số báo Phong Hóa, thông qua tìm hiểu, phân tích đặc điểm nghệ thuật của minh họa báo Phong Hóa để từ đó rút ra đặc trưng ngôn ngữ tạo hình và vai trò của minh họa trong nghệ thuật đồ họa, vai trò người họa sĩ đối với minh họa báo và tương quan minh họa báo Phong Hóa và so với minh họa báo chí đương thời. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Minh họa báo trong ấn phẩm Phong Hóa bao gồm bìa và trang nội dung được ấn hành ở giai đoạn 1932 - 1936, hiện đang được lưu giữ tại các hệ thống thư viện ở Việt Nam và một số bộ sưu tập tư nhân. Phạm vi về thời gian: Minh họa báo Phong Hóa được xuất bản trong thời gian từ 1932 đến năm 1936 của thế kỷ XX. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Gồm: 1) Nội dung của minh họa báo Phong Hóa (Đề tài minh họa); 2) Hình thức nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (Thể loại minh họa, Ngôn ngữ tạo hình, Kỹ thuật chất liệu thể hiện); 3) Đặc trưng nghệ thuật của minh họa báo Phong Hóa; 4) Đóng góp của đội ngũ họa sĩ minh họa báo Phong Hóa; 5) Minh họa báo Phong Hóa trong sự so sánh với báo chí đương thời, và 6) Đóng góp của minh họa báo Phong Hóa trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Nội dung và hình thức của minh họa báo
  11. 5 Phong Hóa được thể hiện như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Đặc trưng của nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa được biểu hiện như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Đóng góp của minh họa báo Phong Hóa đối với nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam như thế nào? 5. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu 1: Thông qua báo Phong Hóa với mục đích thông tin truyền đạt, minh họa trên báo còn là phương thức biểu đạt để hiểu hơn về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Các minh họa trên báo Phong Hóa đã phản ánh góc nhìn đa dạng về đời sống xã hội, sự chuyển biến xã hội và tinh thần hướng tới xã hội hiện đại hơn (Âu hóa), sự mâu thuẫn xung đột trong xã hội và cả giá trị thẩm mỹ của tầng lớp tri thức. Tổng hợp các đề tài minh họa báo Phong Hóa để thấy trong sáng tác các họa sĩ đã tạo sự linh hoạt của minh họa trên báo Phong Hóa với những hình thức minh họa phong phú. Bằng những ngôn ngữ tạo hình đặc trưng: đường nét, màu sắc, không gian, bố cục… minh họa trên báo Phong Hóa đã định hình được phong cách, đồng thời khẳng định phong cách minh họa của báo là sáng tạo tài tình trên nền tảng kiến thức cơ bản của nghệ thuật châu Âu và châu Á. Trên Phong Hóa, hình thức minh họa và nội dung báo đan cài, hỗ trợ nhau đã tạo nên một tờ báo đặc sắc trong những năm đầu thế kỷ XX tại Việt Nam. Giả thuyết nghiên cứu 2: Đặc trưng của nghệ thuật minh họa Phong Hóa là sự đa dạng về đề tài thể loại, phong phú về phong cách tạo hình, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tạo hình truyền thống Việt Nam và hiện đại của phương Tây, mang thẩm mỹ đặc trưng về Cái đẹp của tranh minh họa là vẻ đẹp tổng thể, là sự thống nhất, hoà hợp giữa tranh/ hình minh họa với nội dung và tổng thể cả tờ báo. Giả thuyết nghiên cứu 3: Các họa sĩ vẽ báo Phong Hóa song hành cùng các nhà báo, các thành viên TLVĐ đã chủ trương cải tạo xã hội bằng vũ khí trào phúng. Với các chuyên mục đa dạng trên báo Phong Hóa, các họa sĩ có thêm vai trò mới trong xã hội: nhà thiết kế thời trang (trường hợp của Lemur), thiết kế quảng cáo,
  12. 6 họa sĩ vẽ biếm họa… Minh họa báo và các họa sĩ minh họa đã góp phần cùng báo chí và văn chương cho thấy một bước phát triển hoàn toàn mới mẻ của văn hóa nghệ thuật Việt Nam cận đại theo xu thế dân chủ hóa và hiện đại hóa. Những tác phẩm minh họa trên Phong Hóa để lại dấu ấn với thời đại và khẳng định tài năng của các họa sĩ mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Minh họa báo Phong Hóa có một chỗ đứng trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam, từ đó khẳng định tầm quan trọng của loại hình minh họa báo đầu thế kỷ XX trong sự kiến tạo nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Đồng thời khẳng định minh họa báo là loại hình nghệ thuật mang giá trị văn hóa và lịch sử, góp phần nâng cao ý thức và nâng cao trình độ cảm thụ nghệ thuật cho độc giả. 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành để giải quyết các vấn đề của đề tài luận án đặt ra, phân tích, giải mã các hình minh họa - biếm họa được thể hiện trên báo. Với mục tiêu như vậy, tác giả luận án đã chọn lựa cách tiếp cận liên ngành kết hợp cùng cách tiếp cận lịch sử được xem là phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận án. Qua cách tiếp cận này có thể nhìn nhận về nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa là một hiện tượng mang tính lịch sử đương thời. Mặt khác, việc đối chiếu tư liệu minh họa báo cho thấy mối liên hệ cơ bản trong bối cảnh chung của tình hình xã hội với vai trò truyền bá thông tin, tư tưởng, thẩm mỹ với đời sống người Việt đầu thế kỷ XX. Ví dụ như minh họa báo Phong Hóa (1932 - 1936) có sự chuyên nghiệp và thẩm mỹ hơn hẳn so với minh họa báo khi mới du nhập vào Việt Nam. Ngôn ngữ tạo hình, bố cục, cách thể hiện của minh họa trên báo Phong Hóa lúc này chịu ảnh hưởng khá nhiều phong cách làm báo của phương Tây, có thể là từ những báo Pháp mà họa sĩ Nhất Linh học hỏi khi đi du học tại đây. Có thể nói minh họa báo Phong Hóa còn là sáng tạo tài tình trên nền tảng kiến thức cơ bản của nghệ thuật châu Âu và châu Á. Trong khi cách tiếp cận so sánh lịch sử xem xét các hình tượng nghệ thuật bằng các biểu tượng trang trí thì cách nghiên cứu so sánh loại hình lại nhìn nhận minh họa báo Phong Hóa trong tổng thể các mối tương quan với các loại hình nghệ thuật khác như: minh họa giữa các mục trên báo Phong Hóa: minh họa trang bìa,
  13. 7 minh họa truyện ngắn, minh họa thơ (vi - nhét), minh họa truyện dài kỳ, quảng cáo báo, biếm họa trên báo… Minh họa báo Phong Hóa so với minh họa các báo khác ở Việt Nam cùng thời kỳ như: Phụ nữ Tân Văn, Tiểu thuyết Thứ Bảy…, khác thời như: Những người cùng khổ, Loa, Văn nghệ quân đội… So sánh ngôn ngữ tạo hình minh họa trên báo Phong Hóa với các sáng tác khác của họa sĩ đó ở các chủ đề khác nhau, chất liệu khác nhau. Việc mở rộng sự so sánh loại hình sẽ cho thấy tiếng nói của sự tương đồng và khác biệt trong minh họa báo Phong Hóa. Nếu coi những hình minh họa trên báo Phong Hóa là những tác phẩm nghệ thuật thì sẽ cho chúng ta thấy sự định hình một phong cách riêng biệt đánh dấu thời kỳ bản lề của mỹ thuật Việt Nam hiện đại đầu thế kỷ XX. Xét trên phương diện lý thuyết, mỹ thuật Việt Nam vẫn luôn là một thành tố trong văn hóa của người Việt, không thể tách rời yếu tố thẩm mỹ trong khung cảnh sinh hoạt văn hóa xã hội. Vì vậy luận án xem đối tượng nghiên cứu minh họa báo Phong Hóa là một hiện tượng mỹ thuật ẩn chứa yếu tố văn hóa - xã hội của người Việt trong giai đoạn đầu thế kỷ XX mà dư âm và sự ảnh hưởng của nó đến mỹ thuật và đồ họa hiện nay. Theo đó “văn hóa có tính lịch sử, cho nên để xử lý đúng một hiện tượng văn hóa hiện tại, phải hiểu được nguồn gốc quy luật vận động của nó trong suốt chiều dài lịch sử” [90, tr.14]. Áp dụng cách tiếp cận liên ngành là sự đóng góp thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau, ngoài những cách tiếp cận phổ biến được áp dụng trong các công trình nghiên cứu đi trước nêu trên, tác giả luận án còn đặc biệt quan tâm đến cách tiếp cận so sánh chứng thực lịch sử và cách tiếp cận so sánh loại hình nhằm hướng tới tìm hiểu khai thác các khía cạnh nhiều mặt của đối tượng nghiên cứu. Luận án xem hai cách tiếp cận nêu trên là chủ đạo và sẽ được triển khai trong quá trình nghiên cứu luận án. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và phân tích tài liệu. Đây là phương pháp giúp luận án kế thừa được những tài liệu đi trước. Luận án tổng hợp những bài nghiên cứu, tài liệu của các tác giả đi trước. Thống kê các nguồn tư liệu và phân tích đánh giá các dữ liệu, quan điểm nghệ thuật, các luận
  14. 8 điểm nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, các tranh minh họa trên báo Phong Hóa và một số báo khác để có thông tin về nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa. Phương pháp phỏng vấn cũng được NCS sử dụng để có thêm thông tin sâu hơn từ các chuyên gia đối với những vấn đề liên quan đến nội dung của luận án. Luận án tiến hành phỏng vấn một số nhà nghiên cứu về mỹ thuật như: Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, Ngô Kim Khôi về quan điểm đối với nghệ thuật minh họa nói chung và minh họa trên báo Phong Hóa nói riêng. Phỏng vấn các nhà sưu tập báo Phong Hóa như Phạm Thảo Nguyên, Cao Việt Dũng… để hiểu lý do, thị hiếu của họ trong việc sưu tập báo Phong Hóa. Phỏng vấn một số họa sĩ minh họa như Ngô Xuân Khôi, Đặng Việt Linh, Nguyễn Quang Hưng… để có ý kiến về nghệ thuật minh họa trên báo. Nghiên cứu sinh đã tiến hành 12 cuộc phỏng vấn trong 2 năm (2018 - 2019), qua quá trình phỏng vấn, NCS phát hiện ra rằng minh họa trên báo Phong Hóa là một thành tựu, dấu mốc lịch sử trong minh họa trên báo chí Việt Nam. Kết quả phỏng vấn đã chỉ ra từ minh họa trên báo Phong Hóa, các minh họa trên báo khác đã kế thừa và phát triển minh họa của riêng mình để tạo nên sự phong phú trong minh họa báo chí ở Việt Nam. Phương pháp so sánh Luận án tiến hành so sánh minh họa báo Phong Hóa với minh họa một số báo Pháp và báo Việt Nam cùng thời như: Phụ nữ Tân Văn, khác thời như: Những người cùng khổ, Loa, Văn nghệ quân đội… Luận án cũng so sánh sự khác biệt trong minh họa báo Phong Hóa qua các năm khác nhau (từ năm 1932 đến năm 1936), qua minh họa trên báo của họa sĩ và các sáng tác khác của họa sĩ đó ở các chủ đề khác nhau, chất liệu khác nhau. Từ đó, luận án chỉ ra được những nét chung, riêng trong minh họa báo Phong Hóa. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Luận án Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932 - 1936) là một công
  15. 9 trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về minh họa báo Phong Hóa và đặt tương quan so sánh với báo chí đương thời. Đây là công trình nghiên cứu mang tính chuyên biệt, là quá trình nghiên cứu giải quyết vấn đề khoa học được vận dụng từ các luận điểm lý thuyết khoa học. Từ kết quả của nghiên cứu này là những đóng góp bằng luận cứ và lận chứng hướng tới các nội dung: bổ khuyết cho nghiên cứu sâu về minh họa báo Phong Hóa, chứng minh sự ảnh hưởng của bối cảnh văn hóa xã hội, yếu tố kỹ thuật và công nghệ đến nội dung minh họa; nghiên cứu vai trò, sự sáng tạo của đội ngũ họa sĩ minh họa báo chí từ năm 1932 đến 1936. Nghiên cứu cũng khẳng định đây là loại hình nghệ thuật quan trọng mang tính đại chúng đến từ tầng lớp trí thức muốn quảng bá truyền thông tri thức văn hóa đến quần chúng. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở đánh giá, so sánh cho những nghiên cứu chuyên biệt về minh họa trong nghệ thuật đồ họa. Luận án đã hệ thống, nhận xét, đánh giá các tài liệu liên quan đến đề tài trên cơ sở logic, khoa học, đây là đóng góp hữu ích làm phong phú thêm nguồn thông tin tư liệu cho các họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật, học viên - sinh viên ngành mỹ thuật thiết kế và những người đang công tác trong lĩnh vực này và ngành mỹ thuật Việt Nam hiện nay nói chung. Đồng thời đóng góp thêm về lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu về minh họa báo chí ở Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục cho ngành thiết kế, mỹ thuật. 8. Kết cấu của luận án Phần mở đầu (9 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (10 trang), và phụ lục (77 trang). Nội dung luận án gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về báo Phong Hóa (41 trang). Chương 2: Nội dung và hình thức nghệ thuật của minh họa báo Phong Hóa (70 trang). Chương 3: Đặc trưng và những đóng góp của minh họa báo Phong Hóa đối với mỹ thuật Việt Nam hiện đại (45 trang).
  16. 10 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ BÁO PHONG HÓA 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghệ thuật minh họa sách báo đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu mỹ thuật và thiết kế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chung về minh họa sách báo, nhưng tìm hiểu và nghiên cứu một cách chuyên biệt về minh họa báo ở Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX thì chưa có công trình nào, đặc biệt là trong lĩnh vực mỹ thuật. Đối với trường hợp minh họa trên báo Phong Hóa giai đoạn 1932 - 1936, đây là một tờ báo có nội dung phong phú, minh họa đẹp và nổi bật ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu chuyên sâu về đặc trưng nghệ thuật. Trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã đề cập tới đặc điểm tạo hình, giá trị nghệ thuật của minh họa sách báo, trong đó có bao gồm một phần về minh họa báo Phong Hóa. Cụ thể như sau: 1.1.1. Nhóm công trình viết về báo Phong Hóa Báo Phong Hóa đã phát hành 190 số từ năm 1932 đến năm 1936 với hơn 5.000 hình minh họa là cơ sở dữ liệu để nghiên cứu sinh khảo sát và nghiên cứu chuyên sâu về hình minh họa trên báo [68]. Bài viết “Thử định vị Tự Lực văn đoàn” của nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi in trên tạp chí Khoa học và Tổ quốc (số 7/2008, tr.19 - 25). Bài nghiên cứu khẳng định Tự Lực văn đoàn là một tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo lối hiện đại với những tôn chỉ, mục đích rõ ràng về tư tưởng, về xã hội, về văn học và con người. Nhóm Tự Lực văn đoàn đã lập tờ Phong Hóa làm phương tiện phát ngôn của tổ chức [9, tr.19 - 25]. Áo dài Lemur và Bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay là cuốn sách của tác giả Phạm Thảo Nguyên do Nxb Hồng Đức và Sách Khai Tâm phát hành vào năm 2018. Quyển sách gồm ba phần: Người thiết kế áo dài Le Mur, Vài nghiên cứu và khám phá về hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay (thời kỳ 1930 - 1945), Một số tranh của họa sĩ Việt Nam đầu tiên. Nhà sưu tập Phạm Thảo Nguyên đã bỏ nhiều công sức để
  17. 11 dựng lại tiến trình hình thành, phát triển của nhóm Tự Lực văn đoàn, tác giả đã tiếp cận và đưa ra được nhiều thông tin tài liệu từ dòng họ của Nhất Linh và các thành viên khác trong Tự Lực văn đoàn đến với người đọc... [62]. Hồi ký Nhất Linh cha tôi [90] của tác giả Nguyễn Tường Thiết, đây là cuốn sách có giá trị về phương diện tư liệu và văn chương; phác họa chân dung Nhất Linh, một nhân vật lịch sử lớn trong văn chương và chính trị Việt Nam hiện đại nhiều biến động. Cuốn sách là hành trình tìm về nguồn cội khai sinh nhóm Tự Lực văn đoàn và báo Phong Hóa, đồng thời giới thiệu những chân dung văn chương, trí thức một thời. Tác giả Hoàng Văn Quang - bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội [145] (2015) đã có những nhận định trong bài viết “Phong Hóa và những ước vọng xa vời”, tác giả đưa ra quan điểm về những đóng góp và hạn chế của báo Phong Hóa đối với đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX. Theo tác giả, đây là tờ báo trào phúng đầu tiên của Việt Nam. Tiếng cười trên báo Phong Hóa một mặt góp phần thay đổi lối sống lạc hậu trong xã hội và đả kích tầng lớp thống trị. Đây cũng là quan điểm mà NCS đồng ý với những quan điểm của tác giả và chứng minh những luận điểm này thông qua minh họa trên Phong Hóa. Tác giả Nguyễn Ngọc Chính với bài viết “Báo chí miền Bắc thời Pháp thuộc: Từ thời Lý Toét, Xã Xệ đến Tự Lực văn đoàn” [142], đã đề cập đến tính châm biếm của Phong Hóa với hình ảnh của hai nhân vật điển hình: Lý Toét và Xã Xệ. Bài viết không những thông tin về nguồn gốc, vị trí mà cả ý nghĩa xã hội của hai nhân vật biếm họa nổi tiếng này của báo Phong Hóa. Bộ 3 tập sách Văn chương Tự Lực văn đoàn (tập 1,2,3) [115], các nhà nghiên cứu đã khái quát những thành tựu nổi bật nhất của văn chương Tự Lực văn đoàn. Tập sách là những bài nghiên cứu, phê bình các tác phẩm với nhiều thể loại của TLVĐ như: tiểu thuyết, văn xuôi, truyện ngắn, bút ký, kịch và phóng sự, nhiều tác phẩm trong số đó đã được in lần đầu trên báo Phong Hóa. Bộ sách Thi nhân Việt Nam [86] của Hoài Thanh - Hoài Chân đã nhận định vai trò quan trọng của TLVĐ và báo Phong Hóa trong việc đổi mới văn hóa xã hội Việt Nam với nhận định “thổi
  18. 12 tung những lớp bụi bặm phủ đầy trên lâu đài văn hóa cũ, báo hiệu sự hình thành những khuynh hướng mới của một thế hệ văn nghệ sĩ trẻ tuổi ý thức được trách nhiệm của mình trước lịch sử, và hiên ngang đòi quyền” [87]. Tác giả Trần Viết Nghĩa với cuốn sách Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc [59], đây là nghiên cứu chuyên biệt về thái độ ứng xử của tầng lớp trí thức Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, khi họ tiếp xúc với sự du nhập của văn hóa phương Tây, đối diện với văn minh phương Tây. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng nhiều tư liệu báo chí, trong đó có tờ Phong Hóa và nhóm trí thức TLVĐ. Trong tác phẩm này, báo Phong Hóa đã được Trần Viết Nghĩa đánh giá cao bởi những đóng góp với tiến trình hiện đại hóa của văn hóa nghệ thuật Việt Nam. 1.1.2. Nhóm công trình về nghệ thuật minh họa Những tài liệu liên quan đến nghệ thuật tạo hình và tranh minh họa báo chí và những thuật ngữ chuyên ngành được NCS đưa vào nghiên cứu để soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau. Những công trình dưới đây cung cấp các định hướng về nghệ thuật tạo hình mình họa để làm cơ sở khoa học cho luận án. “Minh họa” được đề cập đến nhiều nghiên cứu mỹ thuật trong và ngoài nước, được xác định thuộc nghệ thuật đồ họa. Bên cạnh đó, những cuốn sách, bài viết về nguyên lý tạo hình cũng là những tài liệu mang tính lý thuyết của đề tài nghiên cứu. Công trình nước ngoài nghiên cứu về nghệ thuật minh họa Một cuốn sách về biếm họa trong văn học và nghệ thuật: A History of Caricature and Grotesque in Literature and Art (Lịch sử biếm họa và tranh kỳ cục trong văn học và nghệ thuật) của tác giả Thomas Wright và F.W.Fairholt vẽ minh họa được nhà xuất bản CreateSpace Independent xuất bản lại năm 2014 [141]. Cuốn sách ra đời từ năm 1875 tại Anh, tác phẩm nói về biếm họa trong văn học, nghệ thuật, sự khác biệt giữa các đối tượng biếm họa: như chính trị gia hay các ngôi sao giải trí, mục đích chính trị hay giải trí… từ đó đưa ra được đặc điểm của dòng tranh biếm họa. Một chặng đường lịch sử biếm họa ở phương Tây trong nội dung sách là cơ sở để NCS đối chiếu với ngôn ngữ biếm họa trên báo Phong Hóa.
  19. 13 Năm 1986 tác giả Graham Richardson (Mỹ) xuất bản cuốn sách Illustrtions: Everybody's Complete and Practical Guide (Minh họa: hướng dẫn thực hành cho mọi người) đã tiếp cận minh họa dưới góc độ thực hành. Cuốn sách là một tác phẩm tham khảo hữu ích cho các họa sỹ vẽ tranh minh họa chuyên nghiệp, trong đó có nhiều câu trả lời liên quan đến việc lựa chọn và chuẩn bị các hình minh họa thông tin phù hợp với nội dung cần minh họa [132]. Năm 2011, Nxb Cambridge Scholars xuất bản cuốn Book Illustration in the Long Eighteenth Century: Reconfiguring the Visual Periphery of the Text (Sách minh họa thế kỷ XVII: định vị cấu trúc trực quan của văn bản) của tác giả Christina Schellenberg Ionescu, cuốn sách cung cấp cách tiếp cận toàn diện và đa diện cho minh họa sách thế kỷ thứ XVIII, những phân tích của tác giả giúp ta có cái nhìn liên ngành trong đó nổi bật nhất là lịch sử sách và văn hóa in ấn, lịch sử nghệ thuật và lý thuyết hình ảnh, văn hóa vật chất và thị giác, tương tác chữ và hình ảnh... [129]. Cuốn sách 500 years of Illustration: From Albrecht Durer to Rockwell Kent (Dover Fine Art, History of Art) (500 năm minh họa từ Albrecht Durer tới Rockwell Kent) của tác giả Howard Simon, Dover xuất bản lại năm 2011. Đây là một cuốn sách lớn về phương pháp và kỹ thuật và các họa sĩ vẽ minh họa. Bắt đầu từ những bản khắc gỗ từ thế kỷ XVI của họa sĩ Durer và Hans Holbein, theo tiến trình lịch sử với những tác phẩm minh họa của Goya, Hogarth, Blake Morris, Toulouse - Lautrec và các bậc thầy khác. Những tác phẩm minh họa tiêu biểu nhất của từng thể loại minh họa được giới thiệu đến với những người muốn tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật và minh họa [133]. Công trình The Art of Illustration (Nghệ thuật của minh họa) của Edmund Joseph Sullivan, xuất bản tháng 10 năm 2016 tập trung nghiên cứu về minh họa qua lịch sử nghệ thuật. Thông qua minh họa, tác giả Edmund J. Sullivan, nghiên cứu tên tuổi của những bậc thầy minh họa như Holbein, Dürer, Rubens, Blake và nhiều họa sĩ khác để thông qua đó đưa ra các gợi ý về định hướng và phương pháp sáng tạo minh họa [130]. Năm 2018, Nxb Bloomsbury, New York xuất bản cuốn History of illustration (Lịch sử minh họa) của tác giả Susan Doyle (chủ biên), Jaleen Grove.
  20. 14 Đây có thể coi là tổng tập về lịch sử minh họa lớn nhất từ trước tới nay, cuốn sách History of illustration - Lịch sử minh họa bao gồm lịch sử tạo hình ảnh và in ấn khắp nơi trên thế giới, trải dài từ cổ đại đến hiện đại. Hàng trăm hình minh họa màu cho thấy bối cảnh xã hội, văn hóa và kỹ thuật, được sắp xếp từ quá khứ đến hiện tại. Người đọc sẽ có thể phân tích hình minh họa và kỹ thuật tạo nên tác phẩm, tiêu chuẩn văn hóa và ý tưởng để đánh giá cao hình thức nghệ thuật [140]. Qua các công trình tài liệu, sách báo nước ngoài ở trên thấy nội dung tập trung nghiên cứu khai thác vấn đề lý thuyết, lý luận và ứng dụng có liên quan đến minh họa báo chí. Những nghiên cứu này giúp nghiên cứu sinh tiếp cận với các thông tin liên quan đến minh họa. Trên cơ sở đó có thể so sánh đối chiếu với minh họa trên báo chí ở Việt Nam. Công trình trong nước nghiên cứu về nghệ thuật minh họa Kỷ yếu hội thảo Đồ họa ứng dụng [109] của trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật do Nxb Mỹ thuật in năm 2002 là cuốn sách tập hợp, chọn lọc các tài liệu, bài viết, tổng kết đánh giá những thành tựu sáng tạo nghệ thuật đồ họa ứng dụng như: đồ họa văn hóa phẩm, đồ họa quảng cáo, đồ họa áp phích, đồ họa sân khấu,… trong đó có một số bài viết cụ thể về mảng đồ họa báo chí như: “Minh họa trên báo Văn nghệ” của nhà báo Triều Dương, “Tranh minh họa và tác phẩm văn học sự cộng hưởng trong sáng tạo nghệ thuật” của nhà nghiên cứu Đặng Thanh Vân, “Đồ họa với những tranh châm biếm - đả kích trên báo chí giai đoạn 1930- 1945” của nhà phê bình Nguyễn Thị Hải Yến. Mỹ thuật Hà Nội thế kỷ XX của họa sĩ - NNC Trần Khánh Chương do Nxb Mỹ thuật phát hành năm 2012 [14]. Cuốn sách được viết theo tiến trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Hà Nội theo thời gian như một dòng chảy bắt đầu từ những hoạt động mỹ thuật đầu thế kỷ đến cuối thế kỷ. Minh họa báo được tác giả đề cập đến thoáng qua nhưng đó cũng là một phần không thể thiếu trong tiến trình phát triển của mỹ thuật Hà Nội. Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX - một cuốn sách về lịch sử - phê bình và lý luận của nhà nghiên cứu Nguyễn Quân, Nxb Tri thức xuất bản năm 2010. Tuy tác giả không đề cập đến mảng minh họa sách báo nhưng lại phân tích khá kĩ về bối cảnh, khuynh hướng thẩm mỹ và đặc điểm mỹ thuật Việt Nam giai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2