Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Nghề điêu khắc gỗ Bình Dương từ năm 1986 đến năm 2016
lượt xem 9
download
Đề tài "Nghề điêu khắc gỗ Bình Dương từ năm 1986 đến năm 2016" nghiên cứu nhằm mục tiêu, giúp chúng ta hiểu về lịch sử hình thành nghề thủ công Điêu khắc gỗ truyền thống, về điều kiện phát triển của nghề điêu khắc gỗ ở Bình Dương từ 1986 -2016. Từ đó nêu lên giá trị nghệ thuật nghề điêu khắc gỗ từ góc độ kỹ thuật tạo dáng, chất liệu, kỹ thuật truyền thống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Nghề điêu khắc gỗ Bình Dương từ năm 1986 đến năm 2016
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI THỊ KIM TUYẾN NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ BÌNH DƢƠNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ : 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG – 2019
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI THỊ KIM TUYẾN NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ BÌNH DƢƠNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016. CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ : 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN THỦY BÌNH DƢƠNG - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là sản phẩm khoa học do tôi thực hiện trên cơ sở diền dã, sưu tầm cá nhân, đi thực tế xuống các hộ làm nghề điêu khắc gỗ để gặp gỡ các nghệ nhân, nhân chứng là những người làm nghề lâu năm trong tỉnh Bình Dương để sưu tầm tư liệu, hình ảnh, và xử lý tư liệu từ các nguồn tư liệu lưu trữ từ các nghệ nhân, Thư viện, Bảo tàng ở Bình Dương. Đây là nguồn sử liệu từ các hiện vật cổ, các công trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo có vai trò quan trọng nhất. Những bài viết trên các báo và tạp chí chuyên ngành, những báo cáo tham luận trong các cuộc hội thảo khoa học...cũng là nguồn tài liệu mang tính cập nhật cao được sử dụng trong luận văn này. Các số liệu kết quả là trung thực. Bình Dƣơng, Ngày tháng năm 2019 Bùi Thị Kim Tuyến i
- LỜI CẢM ƠN. Trước hết, Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, Thầy chủ nhiệm lớp và quý Thầy Cô khoa Sử, đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn TS. Nguyễn Văn Thủy. Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cám ơn lớp Cao học lịch sử Việt Nam khóa 2 và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị UBND Thị xã Thuận An, UBND phường Chánh Nghĩa, phường Phú Thọ, phường Phú Cường - Thành phố Thủ Dầu Một, và các cơ sở làm nghề, những nghệ nhân điêu khắc gỗ ở Bình Dương…đã cung cấp tư liệu, hình ảnh trong quá trình làm luận văn của tôi. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, các Thầy Cô đã từng dạy và tất cả bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Bình Dƣơng, Ngày tháng năm 2019 Bùi Thị Kim Tuyến ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN. .................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ............................................................................. 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ..................................................... 6 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ NGHIÊN CỨU VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ Ở BÌNH DƢƠNG. ....................... 8 1.1.Cơ sở thực tiễn để nghiên cứu trong đề tài. ................................................ 8 1.1.1. Khái niệm về nghề Mộc. ................................................................ 8 1.1.2. Khái niệm “nghệ thuật Điêu khắc”. ................................................ 8 1.1.3. Khởi nguồn của nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng. ....................... 11 1.2. Điều kiện Tự nhiên, Kinh tế, Văn hóa- Xã hội ở Bình Dƣơng. ............... 12 1.2.1. Điều kiện tự nhiên. ...................................................................... 12 1.2.2. Điều kiện Kinh tế, Văn hóa- Xã hội. ............................................. 15 1.3. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng. ........................................................................................................... 17 Tiểu kết chƣơng 1:............................................................................................ 29 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ Ở BÌNH DƢƠNG TỪ NĂM 1986 - 2016. ...................................................................... 30 2.1. Nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng từ năm 1986 - 1996. ......................... 30 2.1.1. Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh ở Bình Dƣơng từ năm 1986 - 1996................................................................................................... 30 iii
- 2.1.2. Nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng từ năm 1986 - 1996.................. 33 2.1.2.1. Nguyên liệu. ..................................................................... 34 2.1.2.2. Kỹ thuật truyền thống của nghề Điêu khắc gỗ. ................... 35 2.1.2.3. Kỹ thuật chế tác điêu khắc................................................ 40 2.2. Nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng từ năm 1997- 2016. ......................... 41 2.2.1. Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội Bình Dƣơng từ năm 1997-2016. ............................................................................................................ 41 2.2.2. Nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng từ năm 1997- 2016. ................. 45 2.2.2.1. Nguyên liệu...................................................................... 46 2.2.2.2. Kỹ thuật chế tác................................................................ 48 2.2.2.4. Cải tiến công cụ. ............................................................... 51 2.2.2.5. Đầu tƣ kỹ thuật, công nghệ................................................ 56 2.3. Phong cách nghệ thuật và các đề tài trang trí. ........................................ 60 2.4. Các loại sản phẩm đặc trƣng. .................................................................. 62 2.5. Hiện trạng nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng... ...................................... 68 2.5.1. Về sự phân bố khu vực làng nghề. ................................................ 69 2.5.2. Về cơ sở sản xuất. ....................................................................... 69 2.5.3. Về lực lƣợng nghệ nhân. .............................................................. 70 Tiểu kết chƣơng 2:............................................................................................ 72 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ Ở BÌNH DƢƠNG. ................................................................................................ 73 3.1. Đặc điểm của nghề Điêu khắc gỗ. ........................................................... 73 3.1.1. Nghệ nhân và vấn đề truyền nghề. ................................................ 73 3.1.2. Nâng cao tay nghề. ...................................................................... 75 3.1.3. Thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. ................................................ 76 3.2. Vai trò của nghề điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng. ........................................ 78 3.2.1. Đóng góp về kinh tế. ................................................................... 78 iv
- 3.2.2. Đóng góp về xã hội...................................................................... 79 3.2.3. Đóng góp về văn hóa. .................................................................. 80 3.2.4. Nhận định về sự phát triển của nghề Điêu khắc gỗ Bình Dƣơng trong tƣơng lai. .............................................................................................. 82 3.3. Định hƣớng phát triển và một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng ................................. 85 3.3.1. Định hƣớng phát triển. ................................................................. 85 3.3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng. ................................................... 88 3.3.3. Một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng. ................................................... 92 Tiểu kết chƣơng 3:............................................................................................ 97 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC. v
- vi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Lịch sử phát triển của nền kinh tế nƣớc ta luôn gắn liền với lịch sử các làng nghề truyền thống của Việt Nam nói chung và ở Bình Dƣơng nói riêng. Những sản phẩm của làng nghề truyền thống, là biểu trƣng của nền văn hóa của dân tộc. Thể hiện mức độ phát triển về kinh tế, dân trí, lịch sử, văn hóa của địa phƣơng, bảo lƣu những tinh hoa của nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống từ đời này sang đời khác. Với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình sẽ là đại diện tiêu biểu cho một dân tộc Việt Nam nói chung và lịch sử văn hóa cho một địa phƣơng nói riêng. Nghề Điêu khắc gỗ, là một trong những nghề thủ công tiêu biểu của Bình Dƣơng. Là một ngành nghề thủ công có truyền thống lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của ngƣời dân Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng, nó đã góp phần tạo nên những giá trị lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa của một vùng miền [1; tr.116-117]. Mỗi sản phẩm điêu khắc gỗ, không đơn thuần là những mặt hàng mang giá trị vật thể mà bên trong còn chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa phi vật thể. Đó là tinh hoa của làng nghề đã đƣợc lịch sử ghi nhận, đƣợc gìn giữ và truyền lại cho nhiều thế hệ, góp phần tạo thành những đặc trƣng văn hóa của từng vùng miền cũng nhƣ làm phong phú thêm truyền thống văn hóa Việt Nam vốn đã đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Bình Dƣơng đang diễn ra với tốc độ và quy mô ngày càng cao, cùng với đó sự ra đời của các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã tạo ra những áp lực không nhỏ đến các ngành nghề thủ công, đặc biệt là những ngành nghề mất nhiều thời gian đào tạo lao động và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu tự nhiên nhƣ nghề điêu khắc gỗ. Trƣớc bối cảnh đất nƣớc ta đang mở cửa giao lƣu, hội nhập sẽ không tránh khỏi các nền văn hóa nghệ thuật tốt, xấu lẫn lộn xâm nhập. Nhiều nghệ nhân tâm huyết đã bỏ nghề, số lƣợng gia đình, cơ sở làm nghề điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng giảm đi đáng kể. 1
- Nghề điêu khắc gỗ truyền thống ở Bình Dƣơng vừa có cơ hội phát triển, nhƣng đồng thời có những khó khăn thách thức phải vƣợt qua. Nghiên cứu nghề điêu khắc gỗ trong bối cảnh biến động hiện nay càng trở nên ý nghĩa và cấp thiết hơn. Vì chúng ta đang chứng kiến sự biến đổi không ngừng của nghề điêu khắc gỗ từ quy mô sản xuất, quy trình chế tác đến những nét văn hóa đặc trƣng của sản phẩm, đặc biệt số lƣợng nghệ nhân lành nghề đang ngày càng ít dần, nhƣng lực lƣợng kế thừa đang có xu hƣớng sụt giảm. Bên cạnh đó, việc ngày càng phụ thuộc vào máy móc công nghiệp đang làm mất dần đi sự đa dạng, sáng tạo của từng ngƣời thợ thủ công. Nghiên cứu về nghề điêu khắc gỗ truyền thống, không chỉ giúp chúng ta hiểu về lịch sử hình thành và sự phát triển nghề, mà từ đó còn nâng cao hơn nữa ý thức giữ gìn, trân trọng nghề thủ công truyền thống, rút ra đƣợc những bài học hữu ích cho việc bảo tồn và phát triển một nghề truyền thống mang bản sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội nhƣ tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu nhập, xuất khẩu và phát triển du lịch của một địa phƣơng. Tìm hiểu, nghiên cứu về nghề thủ công điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng còn giúp ta hiểu thêm về mảnh đất, con ngƣời, những mối quan hệ kinh tế - xã hội. Góp phần phục dựng lại một nghề truyền thống có vai trò trong tiến trình lịch sử phát triển vùng đất Thủ Dầu Một - Bình Dƣơng xƣa. Với những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ BÌNH DƢƠNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu, giúp chúng ta hiểu về lịch sử hình thành nghề thủ công Điêu khắc gỗ truyền thống, về điều kiện phát triển của nghề điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng từ 1986 -2016. Từ đó nêu lên giá trị nghệ thuật nghề điêu khắc gỗ từ góc độ kỹ thuật tạo dáng, chất liệu, kỹ thuật truyền thống. Hiểu về quy trình sản xuất các sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ, cùng với các giá trị lịch sử, văn 2
- hóa của một làng nghề truyền thống. Đánh giá đƣợc vai trò của nghề điêu khắc gỗ Bình Dƣơng trong điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội ngày nay. Nghề Điêu khắc gỗ đứng trƣớc xu thế toàn cầu hóa hiện nay, cần đƣợc khôi phục, bảo tồn và phát huy, phát triển nghề. Qua thực tiễn, đƣa ra những biện pháp, giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề truyền thống trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời tìm ra xu hƣớng phát triển của nghề thủ công truyền thống này ở Bình Dƣơng. Hình thành thêm kiến thức toàn diện hơn về nghệ thuật điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Trên thực tế, những bài viết và công trình nghiên cứu về nghề thủ công điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng, chƣa có một công trình nghiên cứu đầy đủ mang tính hệ thống. Từ trƣớc đến nay việc nghiên cứu về nghề mộc, điêu khắc gỗ đƣợc đề cập dƣới nhiều góc độ khác nhau trong Sách báo, Tham luận Hội thảo, Hội khoa học lịch sử, tạp chí và nhiều tƣ liệu khác… Sau đây xin đƣợc liệt kê một số bài viết và công trình mà tác giả đã tham khảo, nghiên cứu trong đề tài của mình: Trên diễn đàn văn hóa nghệ thuật năm 2000, Nguyễn Đức Tuấn với bài viết: “Làng nghề thủ công truyền thống ở Bình Dương”. Bài viết chủ yếu nêu đƣợc một số nét lịch sử, văn hóa, làng nghề và nghề sơn mài truyền thống Bình Dƣơng cùng với một số thành tựu đạt đƣợc. Ngoài ra tác giả có công trình luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về làng nghề điêu khắc ở Phú Thọ với góc nhìn về việc quản lý văn hóa. Trên tạp chí Văn Hóa Văn Nghệ Bình Dƣơng số 4 năm 1998, tác giả Lê Trung Vinh với bài viết “Bản sắc văn hóa làng nghề”, nói về nét văn hóa tuyền thống mang tính đặc trƣng riêng ở Bình Dƣơng. Tác giả Vũ Hùng với bài “Nghề đóng xe ngựa ở Bình Dương”, nói về nghề nghề mộc ở Bình Dƣơng. Năm 1991, theo Địa chí Sông Bé, tác giả Trần Bạch Đằng có đề cập về nghề mộc và chạm khắc gỗ ở Bình Dƣơng. Tác giả đề cập đến điều kiện hình thành và lịch sử phát triển của nghề mộc, điêu khắc gỗ. 3
- Ở mảng đề tài kiến trúc cổ tác giả Văn Thị Thùy Trang, trên tạp chí Hội Khoa Học Lịch Sử năm 2008 có bài:“Nghệ thuật trang trí trong di tích nhà cổ Ông Trần Văn Hỗ ở Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một”. Nghề điêu khắc truyền thống đƣợc nhắc tới nhằm tôn vinh các công trình khác nhƣ kiến trúc, điêu khắc với chức năng bảo quản, trang trí làm tăng thêm vẻ trang trọng trong di tích mang cấp Quốc gia về nhà cổ. TS. Nguyễn Văn Thủy năm 2013 có bài:“Nghề thủ công truyền thống ở Bình Dương”. Bài viết giới thiệu về ba nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa ở Bình Dƣơng đó là gốm sứ, sơn mài, nghề mộc - điêu khắc gỗ. PGS,TS. Huỳnh Quốc Thắng, chủ nhiệm đề tài Hội thảo khoa học “Giải pháp cấp thiết để phát triển du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dƣơng trong tình hình hiện nay” vào năm 2015. Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa, sinh thái và làng nghề, trong đó chú ý khai thác du lịch tại tỉnh Bình Dƣơng. PGS,TS. Phan Xuân Biên (chủ biên),(2010), Địa chí Bình Dƣơng (tập 4), “Văn hóa-xã hội”, tác giả đã đề cập đến mỹ thuật điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng từ sau năm 1975. Tác giả đã khẳng định, dù đứng trƣớc nhiều thách thức và khó khăn nhƣng nghề điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng xƣa và nay đã thật sự có tiếng nói riêng trong lĩnh vực nghề truyền thống. Những sản phẩm điêu khắc gỗ Bình Dƣơng đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, xã hội của địa phƣơng, xây dựng nền kinh tế nƣớc nhà. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hiếu Học năm 2008 có bài:“Một cái nhìn tổng quát về lịch sử nghề, làng nghề truyền thống Bình Dương”, bài viết đƣa ra cái nhìn khái quát về lịch sử nghề, làng nghề Bình Dƣơng qua một số đặc điểm, đặc trƣng về kinh tế, văn hóa xã hội trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Bản thân công tác mảng sƣu tầm hiện vật ở Bảo tàng, tìm hiểu về nghề truyền thống ở Bình Dƣơng, đã có bài viết nhƣ “Bản sắc văn hóa làng nghề truyền thống ở Bình Dương”, trên tạp chí Sở văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dƣơng số 17/2008. Nhằm nêu lên bản sắc văn hóa làng nghề truyền thống ở 4
- Bình Dƣơng. Bài viết “Gia đình nghệ nhân Châu Văn Trí ba đời làm nghề điêu khắc gỗ”, trên tạp chí Sở văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dƣơng số 15/2008, nhằm ghi nhận một gia đình nghệ nhân tài hoa, tiêu biểu ở Bình Dƣơng. Có thể nói một số bài viết và một số công trình, bài báo, tham luận khoa học mang tính tổng quan hay khái quát về làng nghề thủ công truyền thống ở Bình Dƣơng, đƣợc giới thiệu nhƣ là một ngành nghề, làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của miền Đông Nam Bộ nói riêng và trong phạm vi cả nƣớc nói chung. Những tài liệu nêu trên tuy chƣa đề cập trực tiếp những vấn đề mà luận văn nghiên cứu, chỉ mang tính khái quát nhƣng vẫn là tƣ liệu quý, bổ ích, giúp tôi bổ sung để hoàn thành thành đề tài nghiên cứu khoa học này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của nghề điêu khắc gỗ cũng nhƣ các giá trị nghệ thuật, thành tựu của nghề từ năm 1986 đến 2016, bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến con ngƣời, nguyên liệu, kỹ thuật chế tác, đề tài trang trí và các loại sản phẩm đặc trƣng. Phạm vi nghiên cứu: Thời gian từ 1986-2016, không gian trong tỉnh Bình Dƣơng, tập trung chủ yếu ở hai địa điểm chính là thành phố Thủ Dầu Một và Thị xã Thuận An. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Đề tài viết dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin, triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng và nhà nƣớc. Từ đó hệ thống, phân tích, chắc lọc và xử lý thông tin về lịch sử, văn hóa nghệ thuật, trao đổi trực tiếp với các thợ điêu khắc, nghệ nhân, nhà nghiên cứu về điêu khắc gỗ để khai thác nguồn tƣ liệu. Để tiếp cận đƣợc nghề truyền thống điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng, luận văn tổng hợp dựa trên nguồn sử liệu thành văn của các nhà nghiên cứu, từ các nghệ nhân làm nghề lâu năm đã trải qua nhiều đời cha truyền con nối, thông qua những sản phẩm của nghệ nhân, nhằm góp phần phát họa lại lịch sử hình thành và điều kiện phát triển của nghề truyền thống điêu khắc gỗ. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 5
- Phƣơng pháp lịch sử và logic. Phƣơng pháp lịch sử nhằm để phân kỳ giai đoạn của nghề điêu khắc gỗ. Phƣơng pháp logic nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến đến nghề điêu khắc nhƣ nghề mộc, điều kiện tự nhiên, điều kiện cƣ dân, điều kiện lịch sử, văn hóa xã hội ở Bình Dƣơng. Phƣơng pháp sƣu tầm, điền dã tại làng nghề truyền thống: trực tiếp khảo sát làng nghề truyền thống, ghi chép, chụp hình, sƣu tầm tƣ liệu... Đặc biệt qua quá trình đi thực tế điền dã, sƣu tầm, kết quả thu nạp đƣợc những thông tin xác thực, khách quan, để thấy đƣợc những giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống thông qua những thành tựu đã đạt đƣợc từ năm 1986 - 2016. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: đọc, nghiên cứu tƣ liệu khai thác đƣợc của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, từ những tƣ liệu hiện có tại Thƣ viện của Bảo tàng Bình Dƣơng, Thƣ viện tỉnh Bình Dƣơng, trên các Tạp chí, Hội thảo khoa học, Hội khoa học lịch sử, trên nhiều nguồn tài liệu thu thập từ sách báo, thông tin trên truyền hình, mạng internet, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, thầy cô để đối chiếu, vận dụng. Phƣơng pháp này khắc phục đƣợc nhiều ha chế của nghiên cứu về mặt thời gian, không gian và điạ điểm. Từ đó tiến hành phân loại tài liệu, phân tích dữ liệu phát hiện ra vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần đƣợc tiếp cận của nghiên cứu. Qua đó giúp định hình một tài liệu toàn diện, khái quát về vấn đề đang đƣợc nghiên cứu. Phƣơng pháp thống kê phân tích, so sánh: Nhằm phân tích, thống kê số liệu phát triển của nghề điêu khắc từ 1986-2016, so sánh, đánh giá các sản phẩm thông qua kỹ thuật tạo hình điêu khắc. Qua đó làm nổi bật những điểm mạnh, điểm yếu của chất liệu cũng nhƣ đề tài tạo hình của các tác phẩm điêu khắc gỗ. Ngoài ra còn nghiên cứu theo phƣơng pháp liên ngành nhƣ triết học, văn hóa học, mỹ thuật. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nƣớc, đƣợc đánh dấu từ Đại hội VI năm 1986, Đảng và nhà nƣớc luôn quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt khác xu hƣớng chung của nƣớc ta, đang tôn vinh những 6
- giá trị văn hóa nghệ thuật đặc biệt mang bản sắc riêng, trong đó có nghề điêu khắc gỗ truyền thống ở Bình Dƣơng là một trong những nghề thủ công cổ truyền, tiêu biểu cho địa phƣơng, góp phần vào bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam nói chung và Bình Dƣơng nói riêng. Đề tài có ý nghĩa khoa học: giúp cho những ai muốn nghiên cứu về nghề thủ công truyền thống, có cái nhìn khái quát tổng thể về điều kiện hình thành và sự phát triển nghề mộc, điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng từ năm 1986 đến 2016. Giúp tìm hiểu toàn diện và khoa học về vùng đất và con ngƣời Thủ Dầu Một - Bình Dƣơng. Ý nghĩa thực tiễn: Ghi nhận công lao của các nghệ nhân đã gìn giữ nghề và lƣu truyền cho đến ngày nay. Phân tích giá trị lịch sử văn hóa làng nghề, làm nổi bật vai trò của nghề điêu khắc gỗ từ năm 1986, giai đoạn này đƣợc xem là thời kỳ hoàng kim của ngành tiểu thủ công nghiệp Bình Dƣơng. Từ thực trạng của nghề, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát triển cho làng nghề điêu khắc gỗ trong bối cảnh hiện nay. Đề tài đã cập nhật kiến thức toàn diện về nghề Điêu khắc gỗ truyền thống ở Bình Dƣơng từ 1986-2016, góp phần làm phong phú nguồn tƣ liệu về nghề mộc, điêu khắc gỗ đã định vị hơn 200 năm ở Bình Dƣơng. Đồng thời, nêu rõ vị trí vai trò của nghề tiểu thủ công nghiệp điêu khắc gỗ với sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của Bình Dƣơng. Đề tài mở ra những nét lớn về nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống ở Bình Dƣơng, thông qua từng khâu, nhiều công đoạn trong quy trình điêu khắc gỗ góp phần vào việc tích lũy kinh nghiệm sản xuất, so sánh khía cạnh của nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống ở Bình Dƣơng và các xu hƣớng phát triển của nghề. Mặt khác, đây còn là nguồn tài liệu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, tổng quát về một nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng từ năm 1986-2016, có thể phục vụ cho việc nghiên cứu trƣớc mắt, lâu dài và cho những ai muốn tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống ở Bình Dƣơng. 7
- PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ NGHIÊN CỨU VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ Ở BÌNH DƢƠNG. 1.1. Cơ sở thực tiễn để nghiên cứu trong đề tài. 1.1.1. Khái niệm về nghề Mộc. Nghề mộc là khái niệm khá quen thuộc tại Việt Nam. Đây là từ để chỉ những ngƣời làm nghề mộc (liên quan tới gỗ) tại gia hoặc các xƣởng sản xuất thủ công. Nghề mộc là một cách gọi dân dã của những ngƣời làm nghề mộc nhỏ lẻ trong gia đình và các xƣởng sản xuất thủ công. Ngày nay, những nhà máy sản xuất và chế biến đồ gỗ nói chung thì những thợ mộc làm việc tại đó đƣợc gọi là công nhân mộc. Nghề mộc cơ bản gồm các khâu nhƣ sau: Gia công gỗ, tạo hình gỗ thành các sản phẩm dự trên bản thiết kế Thực hiện tính toán, đo đạc trên các vật liệu để có các thông số chính xác Tiến hành lắp đặt các vật dụng nhƣ giƣờng, tủ, cầu thang, sàn gỗ… Kiểm tra, sơn, thay thế các vật liệu gỗ nhƣ khung cửa, cầu thang Tự tay thiết kế các mẫu đồ dùng, sản phẩm Chạm khắc, tỉa, giũa, sơn, đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm Cập nhật mẫu mã mới, đảm bảo nguồn nguyên liệu Trong nghề mộc đƣợc chia làm 2 ngành nghề khác nhau, đó là nghề mộc mỹ nghệ và đồ gỗ nội thất. 1.1.2. Khái niệm “nghệ thuật Điêu khắc”. Nghệ thuật điêu khắc là loại hình nghệ thuật xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của loài ngƣời. Ngôn ngữ của loại nghệ thuật này là hình khối, không gian và chất liệu. Để tìm hiểu rõ khái niệm về “nghệ thuật điêu khắc”, chúng ta tìm hiểu lần lƣợt các khái niệm sau: - Khái niệm “nghệ thuật” Trong cuốn “Từ điển Mĩ thuật phổ thông” của tác giả Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên), nghệ thuật đƣợc định nghĩa là các 8
- phƣơng pháp tiến hành để làm ra các sản phẩm chứng tỏ tài khéo léo, sự suy nghĩ, trí tƣởng tƣợng, cảm xúc và sự sáng tạo của con ngƣời. Với quan niệm hiện đại, định nghĩa nghệ thuật thƣờng phản ánh những tiêu chuẩn thẩm mĩ trong văn học - xã hội…Nghệ thuật phản ánh các tiêu chuẩn đẹp, khéo và sáng tạo. Đặc biệt, nghệ thuật thƣờng khai thác sự đối lập giữa các yếu tố để sáng tạo. Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của hội Khoa học - Xã hội - Nhân văn thì nghệ thuật đƣợc định nghĩa: “Nghệ thuật là công việc, là có đƣờng lối, phƣơng pháp, để tỏ ý thức, tình cảm hay lý tƣởng của mình trên ba điểm: Chân, thiện và mĩ. Nhƣ vậy, từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu rằng: “Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những tác phẩm mang giá trị về tƣ tƣởng, thẩm mĩ và tạo ra cảm xúc, tình cảm, tƣ tƣởng cho ngƣời xem”. - Khái niệm “điêu khắc” Theo Từ điển Thuật ngữ mĩ thuật phổ thông (2002), điêu khắc là: “Nghệ thuật thực hiện những tác phẩm có không gian ba chiều (tƣợng tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi) bằng cách gọt, đẽo, gò, đắp, gắn…những khối vật liệu rắn chắc nhƣ gỗ, đá, kim loại…Điêu khắc còn là nghệ thuật nặn tƣợng hoặc tạc tƣợng bằng đôi bàn tay khéo léo của ngƣời nghệ sĩ, đồng thời là nghệ thuật đúc tƣợng thông qua việc đổ khuôn”. Từ điển Tiếng Việt (1997) của nhà xuất bản Đà Nẵng định nghĩa điêu khắc là “loại hình nghệ thuật thể hiện hoặc gợi tả sự vật trong không gian bằng cách sử dụng các chất liệu nhƣ đất, đá, gỗ, kim loại…tạo thành những hình nhất định”. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (2016) thì điêu khắc đƣợc định nghĩa là loại hình nghệ thuật thể hiện hoặc gọi tả sự vật trong không gian bằng cách sử dụng những chất liệu nhƣ đất đá, gỗ, kim loại,…tạo thành những hình nhất định của nghệ thuật điêu khắc, nhà điêu khắc. Với các định nghĩa trên tuy có cách biểu đạt khác nhau nhƣng đã phần nào giúp chúng ta khái quát đƣợc những nét cơ bản về khái niệm “điêu khắc”. Qua các định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể hiểu “điêu khắc” là một loại hình nghệ thuật thị giác, sản phẩm của hoạt động sáng tạo và là phƣơng tiện biểu đạt của con ngƣời. Đặc điểm của điêu khắc là nghệ thuật xử lý các hình khối và chất liệu trong không gian ba chiều từ các chất liệu rắn nhƣ gỗ, đá, kim loại…thông 9
- qua các quá trình đẽo, gọt, chạm khắc, đục, đúc, tạc…Về mặt hình thức thể hiện thì điêu khắc đƣợc chia thành hai loại: các tác phẩm không gian ba chiều (tƣợng tròn) và các tác phẩm trong không gian hai chiều (phù điêu). Tƣợng tròn, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt (1997) của nhà xuất bản Đà Nẵng, là “hình khối nổi trong không gian tạo nên bằng một chất liệu rắn để mô tả ngƣời hay vật”. Tƣợng tròn là tác phẩm nghệ thuật tồn tại trong không gian ba chiều. Nói cách khác, tƣợng tròn là một vật thể tồn tại trong không gian, chiếm một khối tích nhất định đƣợc xác định bởi chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Đối với tƣợng tròn, ngƣời xem không chỉ cảm nhận tác phẩm bằng thị giác mà còn có thể cảm nhận tác phẩm bằng xúc giác. Bên cạnh đó ngƣời xem có thể chiêm ngƣỡng một bức tƣợng từ nhiều điểm nhìn. Tƣợng tròn là loại hình nghệ thuật chính của điêu khắc, đƣợc thể hiện bằng các hình khối có thể tích trọn vẹn nằm trong không gian cụ thể, bao gồm: con ngƣời, động vật, cây cối, các khối tƣợng trƣng,…Tƣợng tròn có thể nhìn thấy đƣợc từ nhiều hƣớng khác nhau: trƣớc, sau, phải, trái, trên, dƣới,…Ngƣời xem có thể di chuyển xung quanh thậm chí vào đƣợc bên trong bức tƣợng để quan sát và cảm thụ cái đẹp của tác phẩm. Bên cạnh đó, tƣợng tròn có thể đƣợc đặt trong không gian nội thất hay ngoại thất, thậm chí có thể là một phức hợp quần thể kiến trúc - điêu khắc. Tùy theo nội dung và mối quan hệ với không gian, tƣợng tròn đƣợc chia ra làm các thể loại khác nhau nhƣ tƣợng có kích thƣớc nhỏ, tƣợng trang trí, tƣợng triển lãm, tƣợng đài với các hình thức thể hiện là tƣợng chân dung, bán thân, cụm tƣợng, bố cục nhóm theo phong cách hiện thực, trừu tƣợng, lập thể. Phù điêu đƣợc định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt (1997) của nhà xuất bản Đà Nẵng là “hình thức điêu khắc trình bày những hình đắp cao hay chạm nổi trên nền phẳng”. Từ điển Thuật ngữ mỹ thuật phổ thông giải thích khái niệm “phù điêu” nhƣ sau: “Trong ngành điêu khắc, từ phù điêu đƣợc dùng để chỉ những hình khối, đƣờng nét đắp lên trên một mặt phẳng sẵn có”. Khác với tƣợng tròn, phù điêu tồn tại trong không gian hai chiều. Phù điêu gắn liền với mặt phẳng và mặt phẳng trở thành nền tảng để phát triển một tác phẩm phù điêu. Không gian trong phù điêu đƣợc thể hiện thông qua mật độ dày mỏng, sự lồi lõm 10
- của hình khối. Tuy không thể quan sát một tác phẩm phù điêu từ mọi góc nhìn nhƣng ngƣời xem vẫn có thể sử dụng xúc giác để cảm nhận. Tuy chỉ nhìn thấy mặt chính diện nhƣng một tác phẩm phù điêu vẫn nhƣ nhìn thấy cả phía đang bị che khuất. Đó chính là nhờ ánh sáng tác động đến độ lồi, lõm, cao, thấp của khối tạo ra hiệu quả đậm nhạt…Trong phù điêu, nét đẹp có đƣợc nhờ trang trí. Phù điêu đƣợc phân ra làm ba loại: loại mỏng, loại cao, loại thủng. 1.1.3. Khởi nguồn của nghề Điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng. Nghề điêu khắc gỗ xuất phát từ nghề mộc cổ truyền lâu đời. Ban đầu, nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ ở Bình Dƣơng xuất hiện dƣới hình thức các công trình dân dụng, đóng thuyền, bàn ghế, đẽo cột, làm hòm xiểng, các vật dụng gia đình. Sau đó, phát triển nên các vùng chuyên điêu khắc trang trí cho những công trình kiến trúc đình, chùa, nhà cổ, các sản phẩm mỹ thuật nhƣ tủ thờ, trƣờng kỷ, tranh tƣợng…rồi dần hình thành các làng nghề điêu khắc gỗ. Có những xóm chuyên chạm khắc trang trí trong các công trình kiến trúc đình, chùa, nhà cổ, các sản phẩm mộc mỹ thuật nhƣ tủ thờ, tranh tƣợng, bàn ghế, giƣờng lèo, trƣờng kỷ, tập trung nhiều là xóm điêu khắc gỗ ở Phú Thọ. Ngoài ra, nhờ có sẵn nguyên vật liệu tại chỗ để có thể làm ra những sản phẩm hàng hóa độc đáo, đặc trƣng nên nhiều xóm làng nghề từ khá sớm đƣợc hình thành nhƣ xóm Guốc Bà Lụa, hiện nay đã có con đƣờng đặt tên xóm Guốc [28; tr.26-27]. Lúc đầu, điêu khắc gỗ chƣa trở thành một nghề riêng biệt mà nó chỉ là một khâu tạo tính mỹ thuật trong các công đoạn sản xuất đồ mộc. Tuy nhiên, khi đời sống ngƣời dân đã đƣợc nâng cao, ý thức thẩm mỹ đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm lao động thì công đoạn chạm khắc trở thành một khâu tối quan trọng, góp phần tạo nên giá trị thƣơng mại, giá trị thẩm mỹ cho từng sản phẩm. Hơn thế nữa, mỗi tác phẩm chạm khắc ngoài việc thể hiện tài nghệ, tay nghề tuyệt vời của các nghệ nhân nó còn thể hiện cả một thế giới quan, nhân sinh quan đặc sắc, với nhiều góc nhìn, nhiều sự cảm nhận đƣợc đặc tả qua các sản phẩm đặc thù, các đề tài trang trí điêu khắc. Song song với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nghề mộc, nghề điêu khắc gỗ cũng từng bƣớc đƣợc định hình. Bên cạnh đó, quá trình phát triển của 11
- lịch sử cũng chứng kiến thêm nhiều đợt di dân từ miền Bắc, miền Trung, từ Trung Hoa tới tỉnh Thủ Dầu Một định cƣ, sinh sống. Trong những số di dân đó có không ít những ngƣời mang theo bên mình sự tài hoa của nghề điêu khắc đất kinh Bắc, sự mềm mại, uyển chuyển của vùng đất cố đô hay sự tinh xảo, cầu kỳ của vùng đất xa xôi phƣơng Bắc. Tất cả đều góp phần làm cho nghề điêu khắc gỗ Bình Dƣơng thêm phần sống động và đa phong cách. Điêu khắc gỗ vẫn là một khâu của nghề mộc nhƣng đã trở thành một nghề độc lập với những đặc trƣng riêng biệt. Nó bắt đầu phát triển thành những cụm nghề với chỉ vài ba hộ sống gần nhau cùng lao động, sản xuất. Nhƣng sau đó, nhận thấy tiềm năng của nghề này ngày càng lớn, đặc biệt khi tiếng vang của lớp thợ đất Thủ ngày càng vang xa, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm rộng mở thì có thêm nhiều lao động, nhiều hộ gia đình gia nhập đội ngũ thợ điêu khắc gỗ. Chả mấy chốc, trên đất Thủ Dầu Một xƣa đã hình thành nên những làng chuyên chạm khắc tiêu biểu nhƣ: Lái Thiêu, An Thạnh (Thuận An), Chánh Nghĩa, Phú Thọ (Thủ Dầu Một). Ở thời cực thịnh mỗi làng nghề có đến vài ba trăm hộ gia đình làm điêu khắc gỗ. Trong điều kiện hiện nay, nghề Điêu khắc gỗ đã và đang có nhiều nỗ lực, từng bƣớc đổi mới để duy trì và phát triển ổn định. 1.2. Điều kiện Tự nhiên, Kinh tế, Văn hóa- Xã hội ở Bình Dƣơng. 1.2.1. Điều kiện tự nhiên. Bình Dƣơng là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai [5; tr.16]. Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dƣơng có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nƣớc, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ), Bình Dƣơng xếp thứ 43/64 tỉnh, thành về diện tích tự nhiên. Dân số năm 2016 là 1.995.817 ngƣời, mật độ dân số khoảng 741 ngƣời/km2 [11]. Là một tỉnh có diện tích nhỏ, song lịch sử phát triển địa chất đã tạo cho Bình Dƣơng một địa lý đa dạng, có đồi, núi, sông, suối, vùng 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 240 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 249 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 149 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 169 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 152 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 205 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 178 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn