intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

153
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX) bao gồm những nội dung về đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng đất Hà Tiên; sự ra đời và phát triển của thương cảng Hà Tiên (thế kỷ XVII - XVIII); thương cảng Hà Tiên thời kỳ suy tàn (đầu thế kỷ XIX).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------***------ TRẦN VIỆT NHÂN Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ THANH THANH Tp. Hồ Chí Minh - 2010
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và không có trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2010 Tác giả luận văn TRẦN VIỆT NHÂN
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... 2 2T 2T MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 3 2T T 2 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 5 2T T 2 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. ......................................................................... 5 2T T 2 2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. ...................................................................................................... 7 2T 2T 3.NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................................................. 12 2T T 2 4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ..................................................................................... 13 2T T 2 Chương 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 2T VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN ................................................................................................................. 17 2T 1.1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ TIÊN. ..................................... 17 2T T 2 1.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên............................................................................................................. 17 2T 2T 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. .......................................................................................................... 22 2T 2T 1.2.QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN. ........................................................................... 25 2T T 2 1.2.1. Công cuộc khai phá vùng đất Hà Tiên thời chúa Nguyễn và họ Mạc. ......................................... 26 2T T 2 1.2.2. Trần Hà Tiên dưới triều Nguyễn ............................................................................................... 34 2T 2T Chương 2: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN (Thế kỷ XVII – 2T XVIII) ........................................................................................................................................... 39 T 2 2.1.SỰ RA ĐỜI CỦA THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN. ............................................................................... 39 2T T 2 2.1.1. Những điều kiện để Hà Tiên trở thành thương cảng. .................................................................. 39 2T T 2 2.1.2. Quá trình hình thành thương cảng Hà Tiên. .............................................................................. 42 2T T 2 2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN. ....................................... 50 2T T 2 2.2.1. Hoạt động buôn bán trong nước. ................................................................................................ 50 2T 2T 2.2.2. Giao lưu thương mại với nước ngoài. ........................................................................................ 55 2T T 2 2.2.3. Những ảnh hưởng đến đời sống văn hóa - xã hội. ...................................................................... 61 2T T 2 2.3. VAI TRÒ CỦA DÒNG HỌ MẠC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN. 65 2T T 2 Chương 3: THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN THỜI KỲ SUY TÀN (Đầu thế kỷ XIX) .................... 70 2T T 2 3.1. NGUYÊN NHÂN SUY TÀN CỦA THƯƠNG CẢNG HÀ TIÊN VÀO ĐẦU THẾ KỶ XIX. .......... 70 2T T 2 3.2.1. Sự tàn phá của chiến tranh: ....................................................................................................... 70 2T 2T 3.2.2. Những thay đổi về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế 2T kỷ XIX. ............................................................................................................................................... 74 T 2 3.2.3. Sự thay đổi con đường thương mại Đông – Tây. ........................................................................ 75 2T T 2 3.2. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI HÀ TIÊN (ĐẦU THẾ KỶ XIX). ..................... 77 2T T 2 3.3.TRIỂN VỌNG CỦA CẢNG HÀ TIÊN NGÀY NAY........................................................................ 81 2T T 2 KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 87 2T T 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 90 2T 2T DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................................... 96 2T 2T
  4. Hình 14 : Biển Hà Tiên (Nguồn : http://www.chudu24.com) ................................................................... 97 2T T 2 Hình 16 : Tượng những nàng tiên đang tắm – sự tích tên gọi Hà Tiên (Ảnh - TVN) ................................ 97 2T T 2
  5. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Hà Tiên là một vùng đất rất đặc biệt, từ tên gọi cho đến lịch sử hình thành và phát triển của nó. Nằm ở phía Tây cực Nam của Tổ Quốc, Hà Tiên là một vùng đất có cả biên giới biển lẫn biên giới lục địa, một vùng đất có nhiều ưu thế nhưng cũng ẩn chứa nhiều khó khăn trong xây dựng kinh tế và bảo vệ lãnh thổ. Vì thế, từ rất sớm, Hà Tiên đã trở nên nổi tiếng và nói như “nhà Hà Tiên học” Trương Minh Đạt, thì “Hà Tiên có bề dày lịch sử và văn hóa mà không phải địa phương nào cũng có” [14, tr. 6]. Thật vậy, đến với Hà Tiên, chúng ta sẽ đến với một xứ sở thơ mộng với nhiều danh thắng du lịch nổi tiếng như Hòn Phụ Tử - quanh năm rủ mình xuống biển xanh ( 1) P F 0 , hay Hà P Tiên thập vịnh – mười cảnh đẹp tuyệt diệu mà ngày xưa Mạc Thiên Tứ đã bình chọn với núi Tô Châu, núi Bình San, chùa Phù Dung, sông Giang Thành, …mà cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị; hoặc những bãi tắm tuyệt đẹp như mũi Nai, bãi Ớt, bãi Dương... với cát vàng mịn, nước trong xanh, quanh năm sóng biển rì rào, có thể gọi là một “Hạ Long phương Nam”. Và hơn tất cả, đến với Hà Tiên, chúng ta sẽ được sống lại một thời sôi động của những bước chân khai khẩn của lưu dân ở vùng đất mới; đến với không khí sinh hoạt văn chương của kẻ sĩ từ bốn phương ở vùng hải ngoại xa xôi; đến với cả không khí binh đao trong những ngày quân dân Hà Tiên chống giặc ngoại xâm dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của những người con ưu tú của Mạc gia và đặc biệt là quang cảnh buôn bán nhộn nhịp của thương khách gần xa của một hải cảng từng là “quyền lực thương mại” ở Việt Nam và thế giới lúc bấy giờ - thương cảng Hà Tiên. Thương cảng Hà Tiên hình thành từ những năm cuối thế kỷ XVII, phát triển đỉnh cao vào giữa thế kỷ XVIII và lùi tàn vào đầu thế kỷ XIX. Quá trình phát triển ấy của thương cảng Hà Tiên gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Hà Tiên. Hà Tiên xưa vốn là vùng đất rộng lớn có tên gọi là Mang Khảm hay Phương Thành trên danh nghĩa thuộc phủ Sài Mạt của Chân Lạp nhưng xét về mặt hành chính thì chưa có hệ (1) : Hiện nay, do sự bào mòn của sóng biển theo thời gian, một trong hai hòn đá của Hòn Phụ Tử đã chìm xuống lòng biển xanh. Tuy vậy, điều đáng mừng là tỉnh Kiên Giang đang có kế hoạch khôi phục lại Hòn phụ tử như hình ảnh vốn có của nó.
  6. thống chính quyền nào quản lí. Cho đến đầu thế kỷ XVII, Hà Tiên vẫn là một vùng đất hoang vu, rừng sác mịt mùng nhưng ở đó đã có các tộc người Khmer, người Việt…định cư, sinh sống và sự phát triển kinh tế đã ở một mức độ nhất định. Đến cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII (khoảng năm 1700 ( 1)), một người Trung Hoa P F 1 P tên là Mạc Cửu đã đến định cư, khai phá vùng đất Mang Khảm. Sau đó, Mạc Cửu thần phục vua Chân Lạp là Nặc Yêm (Ang Em) và được phong chức Ốc Nha (Oknha – chức quan cai quản một tỉnh). Với vị trí thuận lợi của Hà Tiên và khả năng của mình, Mạc Cửu đã xây dựng Hà Tiên thành một vùng đất phát triển trù phú bậc nhất thời ấy. Đến năm 1708, trước sự quấy phá của quân Xiêm và sự suy yếu của Chân Lạp, Mạc Cửu đã quyết định nương nhờ chúa Nguyễn, xác nhập vùng đất Hà Tiên vào lãnh thổ Việt Nam. Từ thời điểm ấy, Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ - người kế nghiệp ông đã ra sức xây dựng thương cảng Hà Tiên, biến nó thành cảng biển quan trọng nhất trên con đường buôn bán qua vịnh Thái Lan. Nhưng thương cảng Hà Tiên phát triển không êm ả mà đầy những biến đổi thăng trầm. Từ một địa điểm buôn bán nhỏ trên vùng đất hoang sơ, cảng Hà Tiên phát triển nhanh chóng, trở nên sầm uất, rồi lại suy tàn sau hơn một thế kỷ phát triển. Khoảng thời gian một thế kỷ không dài lắm nhưng cảng Hà Tiên cũng đã để lại những dấu ấn khó phai mờ. Và chính điều đặc biệt ấy của thương cảng Hà Tiên đã làm chúng tôi hết sức quan tâm. Đây là lí do quan trọng thúc đẩy chúng tôi chọn vấn đề thương cảng Hà Tiên làm đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu về thương cảng Hà Tiên là để tìm hiểu rõ trong quá khứ thương cảng Hà Tiên đã hình thành và phát triển như thế nào ? Họ Mạc có vai trò gì đối với sự phát triển của thương cảng Hà Tiên và vùng đất Hà Tiên ? Vì sao thương cảng Hà Tiên chỉ tồn tại đúng trong một thế kỷ ? Và với vị trí và tiềm năng của mình, ngày nay Hà Tiên sẽ phát triển ra sao ?... Mặc khác, Hà Tiên là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng nằm ở tận cùng phía Tây Nam Tổ Quốc thì việc tìm hiểu về Hà Tiên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình mở cõi Nam tiến của dân tộc Việt Nam, hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của Hà Tiên trong sự phát triển chung của đất nước. Trong những năm qua, với những tiềm năng vốn có và vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng, Hà Tiên – Kiên Giang giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của (1) : Lấy mốc năm 1700 là theo sách Nghiên cứu Hà Tiên của nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt; Còn theo Trịnh Hoài Đức trong sách Gia Định thành thông chí thì Mạc Cửu đến Hà Tiên vào năm 1680.
  7. vùng đất Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Đúng như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã viết: “Kiên Giang là một cửa ngõ quan trọng ở phía Tây Nam Tổ Quốc” [51, tr. 10]. Chính vì thế, vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu sử học. Nhiều công trình nghiên cứu đã ra đời, khai thác nhiều lĩnh vực khác nhau mang tầm khu vực và ở từng địa phương. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế lại rất ít, nhất là kinh tế thời trung cổ. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu về thương cảng Hà Tiên cũng chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một khoảng trống khoa học cần được lắp đầy. Bởi vì muốn hiểu biết một cách đầy đủ khoa học về vùng đất Nam Bộ nói chung thì không thể không nói đến vùng đất Hà Tiên, trong đó có thương cảng Hà Tiên. “Không có nghiên cứu cơ bản thì không có nguồn dự trữ về lý luận…Nghiên cứu cơ bản là cơ sở cho sự phát triển toàn bộ nền khoa học của đất nước. Nghiên cứu cơ bản càng sâu, khả năng ứng dụng vào thực tiễn càng có hiệu quả”. [26, tr. 2] Như vậy, mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm: Thứ nhất, góp phần tìm hiểu một cách rõ nét và có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên trong lịch sử; hiểu rõ về vai trò của họ Mạc đối với sự phát triển của thương cảng Hà Tiên và vùng đất Hà Tiên, cũng như vai trò của chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong công cuộc mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam. Đó là những căn cứ quan trọng tạo cơ sở cho những hiểu biết cần thiết trong việc xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội trong hiện tại cũng như việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tiên trong tương lai; Hai là, những hiểu biết về di sản thương cảng Hà Tiên sẽ góp phần làm phong phú hơn những hiểu biết về những di sản chung của vùng đất Nam Bộ ở thế kỷ XVII – XIX, góp phần hoàn chỉnh bức tranh lịch sử Nam Bộ, lắp đầy khoảng trống khoa học. 2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hà Tiên nằm trong sự phát triển chung của vùng đất Nam Bộ, cho nên những tư liệu về vùng đất này đã được các sử gia triều Nguyễn đề cập đến trong các tác phẩm nổi tiếng như: Đại Nam thực lục (tiền biên và chính biên) và Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn. Đây là những bộ chính sử lớn nhất và quan trọng nhất của triều Nguyễn, ghi chép gần như toàn bộ những sự kiện chính liên quan đến quá trình hình thành và phát
  8. triển của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn; về quá trình mở cõi phương Nam của dân tộc Việt. Trong những tác phẩm này, các sử gia đã cho chúng ta biết những nét chính yếu nhất về về vị trí địa lí, địa hình, những sản vật phong phú, quá trình khai phá và phát triển của vùng đất Hà Tiên. Đặc biệt là những sự kiện liên quan đến Mạc Cửu thần phục chúa Nguyễn, dâng đất Hà Tiên xác nhập vào lãnh thổ Việt Nam và những hoạt động của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ trong việc xây dựng, phát triển, bảo vệ cảng thị Hà Tiên. Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cũng là một tác phẩm đã đề cập đến nhiều chi tiết quý báu để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vùng đất Hà Tiên. Mặc dù trong tác phẩm, nhà bác học không trực tiếp viết về Hà Tiên nhưng ít nhiều đã nói đến những ưu thế của Hà Tiên trong việc phát triển kinh tế, nhất là kinh tế thương nghiệp, cũng như mối quan hệ giữa thương cảng Hà Tiên với Đàng Ngoài và các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt, tác phẩm quan trọng nhất có ghi chép về Hà Tiên phải kể đến là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Đây có thể được coi là tác phẩm viết về Hà Tiên nhiều nhất và đầy đủ nhất. Trong cả 3 tập Thượng, Trung, Hạ, tác giả đều có phần viết về Trấn Hà Tiên. Tác giả đã phác họa cho chúng ta một cách khá rõ nét đặc điểm vị trí địa lí, xã hội, kinh tế, về hình thể của thương cảng Hà Tiên. Đó là những tư liệu vô cùng quý giá, cho phép các thế hệ nghiên cứu sau này hình dung được những nét lớn về bộ mặt của vùng đất Hà Tiên vào thế kỷ XVII – XIX. Có thể nói, đó là những tác phẩm đầu tiên nghiên cứu về vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Và mặc dù, những sử liệu về vùng đất Hà Tiên được ghi chép khá tản mạn nhưng đây là một căn cứ quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Bên cạnh các bộ sử lớn trên, lịch sử vùng đất Hà Tiên đã được đề cập đến trong một số tác phẩm của các tác giả trong và ngoài nước. Tác phẩm đầu tiên phải kể đến là Mạc thị gia phả của Dinh Đức hầu Vũ Thế Dinh. Do là người trong cuộc, chứng kiến mọi bước phát triển và những biến cố thăng trầm của Hà Tiên, nên trong Mạc thị gia phả, Vũ Thế Dinh đã đề cập đến nhiều thông tin quan trọng để giúp chúng ta hiểu đúng hơn về họ Mạc và đất Hà Tiên nói riêng, về một bộ phận quan trọng của lãnh thổ xứ Đàng Trong các thế kỷ XVII và XVIII nói chung. Đọc Mạc thị gia phả
  9. chúng ta sẽ có thêm những cơ sở tư liệu tin cậy để hình dung về chủ trương của họ Mạc trong việc quy tụ nhân dân lưu tán về mở đất lập làng tại Hà Tiên, về vị trí cũng như quy mô cụ thể của bảy xã thôn đầu tiên nằm rải rác trên vùng đất ngày nay tương ứng với các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đọc Mạc thị gia phả chúng ta sẽ hiểu được Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ “đã tìm cách thi vị hóa vùng đất Hà Tiên nhằm tạo ra sức hấp dẫn đối với kẻ sĩ và thường dân trong khắp bốn phương thiên hạ ra sao” [24, tr. 9]. Có thể nói, Mạc thị gia phả là cuốn sử sinh động nhất về vùng đất Hà Tiên. Thế nhưng, đáng tiếc là Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh cũng tồn tại nhiều hạn chế. Đó là xác định chưa đúng niên đại Mạc Cửu đến lập nghiệp ở vùng đất Mang Khảm, khi cho rằng đó là năm 1671 [24, tr. 14]. Mốc thời gian này được nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt xác định là khoảng năm 1700. Hay Vũ Thế Dinh chép rằng sự kiện Mạc Cửu dâng đất Mang Khảm, thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) diễn ra vào năm 1714 cũng không chính xác. Sự kiện này xảy ra vào năm 1708 mới đúng. Điều này đã được xác nhận trong nhiều bộ sách lớn của các sử gia triều Nguyễn. Hoặc là trong Mạc thị gia phả, Vũ Thế Dinh ít ghi chép về vấn đề phát triển kinh tế của Hà Tiên mà quan tâm nhiều đến cuộc tranh chấp quyền lực của các thế lực phong kiến, về sự tồn vong của dòng họ Mạc. Tuy vậy, dù còn có những hạn chế nhất định nhưng giá trị lịch sử của Mạc thị gia phả là không thể phủ nhận. Đúng như Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết : Mạc thị gia phả được xem “ là bộ sử giản lược về Nam Bộ nói riêng và xứ Đàng Trong nói chung” [24, tr. 5]. Vì thế, tìm hiểu về thương cảng Hà Tiên chúng ta không thể bỏ qua tác phẩm này. Một công trình khác rất đáng kể tới về mặt khoa học là tác phẩm Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, Hà Tiên (Kiên Giang – Minh Hải), (NXB. Tp. HCM, 1994) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu. Dựa trên nguồn tài liệu quý giá là 35 tập, gồm 144 quyển địa bạ của tỉnh Hà Tiên được triều Nguyễn lập năm 1836, Nguyễn Đình Đầu đã miêu tả kỹ lưỡng, chân xác địa lí lịch sử Hà Tiên, địa bàn từng huyện của tỉnh, thống kê diện tích điền thổ của các xã thôn. Địa bạ tỉnh Hà Tiên đã đóng góp căn bản vào việc tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội của Hà Tiên ở thế kỷ XIX. Một tác phẩm quan trọng khác cũng đề cập đến Hà Tiên là tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa (chủ biên). Với bốn chương, tác phẩm đã trình bày một cách rõ nét quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong các
  10. thế kỷ XVII, XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX và thời thuộc Pháp. Đây được coi là tác phẩm đánh dấu một cột mốc ban đầu cho các công trình nghiên cứu về công cuộc khẩn hoang đồng bằng sông Cửu Long. Trong tác phẩm, các tác giả đã dành một phần phân tích về vùng đất Hà Tiên trong bức tranh tổng thể lịch sử khai hoang vùng đất Nam Bộ. Một số tác giả cũng đề cập đến lịch sử Hà Tiên nhưng chủ yếu là trong bối cảnh lịch sử Nam Bộ như : Việt sử xứ Đàng Trong – cuộc nam tiến của dân tộc Việt của Phan Khoang, Lịch sử khẩn hoang Miền Nam của Sơn Nam, Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam do GS. Vũ Minh Giang (chủ biên), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX của Huỳnh Lứa… Năm 2008, nhân kỷ niệm 300 trấn Hà Tiên, nhà “Hà Tiên học” Trương Minh Đạt đã cho ra đời một tác phẩm rất đáng quan tâm, tác phẩm Nghiên cứu Hà Tiên (Tạp chí xưa và nay, NXB. Trẻ ấn hành). Đây là một công trình chuyên khảo rất có giá trị về vùng đất Hà Tiên với tập hợp gồm 35 bài khảo cứu – đính chính – tư liệu được viết từ năm 1990 đến nay. Với tầm hiểu biết sâu rộng về đất Hà Tiên, cộng với những ý kiến mang tính phát hiện, tác giả đã đưa ra nhiều kiến giải quan trọng, giúp chúng ta nhận thức đứng đắn về các sự kiện, niên đại …liên qua đến quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Hà Tiên như : người xây dựng lũy đất Trúc Bàn Thành là Mạc Cửu, từ đầu thế kỷ XVIII, chứ không phải là từ giữa thế kỷ XIX; Mạc Cửu bắt đầu tạo dụng cơ nghiệp ở Hà Tiên vào năm 1700 (chứ không phải năm 1671, 1674, 1680, 1708, hay 1715 như một số tác giả đã viết); Mạc Cửu thần phục chúa Nguyễn vào năm 1708 (chứ không phải năm 1714 như Vũ Thế Dinh đã viết trong Mạc thị gia phả)…Ngoài ra tác giả còn giúp chúng ta xác định vị trí của nền nhà Chiêu Anh Các, hiểu về lai lịch chùa Phù Dung. Đặc biệt, ông đưa ra ý kiến Hà Tiên từng là điểm cư trú xưa của người Việt cổ. Tuy vậy, điểm đáng tiếc là trong Nghiên cứu Hà Tiên, tác giả Trương Minh Đạt lại ít quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế của vùng đất Hà Tiên nói chung và cảng Hà Tiên nói riêng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tìm thấy nhiều bài viết chuyên khảo về thương cảng Hà Tiên như : Kinh tế Hà Tiên – Rạch Giá thời Pháp thuộc (1867 – 1939), luận án phó Tiến sĩ sử học của Nguyễn Thùy Dương. Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về vùng đất Hà Tiên. Tác giả đã giành toàn bộ chương một để trình bày về lịch sử khai phá vùng đất
  11. Hà Tiên. Các chương còn lại viết về kinh tế Hà Tiên – Rạch Giá thời Pháp thuộc nhưng lại thiên về kinh tế nông nghiệp, ít nói về kinh tế thương nghiệp, nhất là ở thế kỷ XVIII. Điều này cũng dễ hiểu, vì nó nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cùng với đó, các bài viết Hà Tiên từng là thương cảng trung tâm Đông Nam Á của Nguyên Khang, đã chứng minh Hà Tiên là một thương cảng sầm uất vào thế kỷ XVIII; Công cuộc khai phá trấn Hà Tiên vào những thập kỷ cuối thế kỷ XVII, nửa đầu thế kỷ XVIII và vai trò của họ Mạc của Huỳnh Lứa, phân tích khá rõ nét vai trò của họ Mạc đối với công cuộc khai phá và phát triển vùng đất Hà Tiên; Vai trò lịch sử của Hà Tiên trong tiến trình mở đất phương Nam của dân tộc Việt Nam của Trương Minh Đạt, khẳng định vị thế của Hà Tiên trong lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ; Nam Bộ Việt Nam – Môi trường kinh tế biển và mối quan hệ với các quốc gia khu vực (thế kỷ XVII – XVIII) của Nguyễn Văn Kim, đề cập khá nhiều chi tiết liên quan đến hoạt động thương nghiệp của cảng Hà Tiên trong mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực, nhất là đối với Xiêm; Hà Tiên trong lịch sử Nam Bộ đến cuối thế kỷ XVIII của Nguyễn Hữu Hiếu.v.v. cũng đã đề cập đến sự phát triển của thương cảng Hà Tiên ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đây chính là những luận điểm rất quan trọng, giúp tác giả luận văn tiếp tục phát triển để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh các nhà nghiên cứu trong nước, một số tác giả nước ngoài cũng đã quan tâm nghiên cứu về Hà Tiên. Họ Mạc và chúa Nguyễn ở Hà Tiên (Văn hóa Á Châu số 7, tháng 10 – 1958) của Trần Kinh Hòa (Chen Ching Ho) là một ví dụ. Ngoài ra, còn phải kể đến một số tác phẩm viết bàng tiếng Pháp nghiên cứu về Hà Tiên như Un Chinois des Mers du Sud le Fondateur de Ha Tien (Người Trung Hoa ở biển Nam, người sáng lập Hà Tiên) của Emile Gaspardone (Tạp chí journal Asiatique, 1952)… Đặc biệt vào tháng 9 năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phối hợp với Viện Văn học nghệ thuật Việt Nam (phân viện Tp. Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo Khoa học Di sản văn hóa Hà Tiên – bảo tồn và phát triển. Cuộc hội thảo đã quy tụ được trên 100 bài viết của các nhà nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía cạnh văn hóa của vùng đất Hà Tiên, giúp chúng ta có cái nhìn khá toàn diện về di sản văn hóa Hà Tiên. Như vậy, đã có nhiều tác giả, tác phẩm đề cập đến vùng đất Hà Tiên. Điều dễ nhận thấy là các tác phẩm ấy chỉ nghiên cứu về Hà Tiên trong lịch sử chung của Nam Bộ, hoặc có nghiên cứu chuyên khảo thì cũng chỉ ở mức độ sơ lược, mang tính gợi ý, chứ chưa có một
  12. tác phẩm nào đề cập một cách toàn diện và có hệ thống lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên ở thế kỷ XVII – XIX. Vì vậy, cần có một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về thương cảng Hà Tiên. Dẫu biết rằng, đây là một vấn đề khó, đòi hỏi nhiều công sức để đầu tư nghiên cứu nhưng trên cơ sở thừa hưởng thành quả của những người đi trước, cùng với sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân, tác giả mong muốn làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. 3.NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã kế thừa về tư liệu và cả về lý luận của các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài. Thực tế đã có nhiều nguồn sử liệu ghi lại quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên nhưng lại tản mạn, thiếu hệ thống, chậm chí là trùng lập, rất khó nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đã cố gắng khai thác các nguồn sử liệu sau: Một là, các bộ chính sử được ra đời dưới triều Nguyễn như Đại Nam thực lục (chính biên và tiền biên), Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí, Phủ biên tạp lục …Đây chính là nguồn tài liệu gốc mà chúng tôi dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện, niên đại liên qua đến vùng đất Hà Tiên. Hai là, các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, trong đó có đề cập đến vùng đất Hà Tiên với nhiều khía cạnh khác nhau. Và những tác phẩm chuyên khảo về Hà Tiên của một số ít các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Những tác phẩm này, bên cạnh việc dựa vào các tư liệu gốc trình bày về lịch sử vùng đất Hà Tiên, đã đưa ra nhiều kiến giải quan trọng, làm cơ sở để chúng tôi hiểu rõ hơn vấn đề đặt ra. Ba là, các bài viết trên tạp chí khoa học như tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí xưa và nay. Các bài báo cáo trong các hội thảo khoa học về vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII – XIX, kỷ yếu Hội thảo về Hà Tiên và các bài viết đăng trên các báo có uy tín. Đặc biệt, chúng tôi đã sử dụng kho tư liệu đồ sộ trên Internet, trên cơ sở so sánh, đối chiếu và chọn lọc kỹ càng. Bốn là, nguồn tài liệu điền dã tại Hà Tiên, Kiên Giang, thu thập từ các cuộc tọa đàm với các học giả có hiểu biết sâu sắc về Hà Tiên và những tư liệu về dòng họ Mạc còn lưu giữ trong nhân dân ở địa phương. Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau :
  13. 1. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Đây là hai phương pháp căn bản được sử dụng trong luận văn. Vận dụng phương pháp lịch sử là dựa trên những sử liệu lịch sử xác thực để miêu tả, khôi phục lại quá khứ gần đúng như nó từng tồn tại. Cụ thể ở đây là quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên. Phương pháp logic được vận dụng trong việc hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, hình thành ý kiến nhận xét, đánh giá khoa học về vấn đề được nghiên cứu. Hai phương pháp này được vận dụng phối hợp trong toàn bộ các chương của luận văn. 2. Bên cạnh hai phương pháp đặc trưng của khoa học lịch sử, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như phương pháp liên ngành, phương pháp tiếp cận hệ thống và đặc biệt là phương pháp khảo sát điền dã. Vận dụng những phương pháp ngày cho phép tôi phân tích, đánh giá một cách chính xác các số liệu, tình hình phát triển kinh tế của thương cảng Hà Tiên dựa trên phương pháp của kinh tế chính trị học; đặt thương cảng Hà Tiên trong bối cảnh lịch sử Đàng Trong nói riêng và cả nước nói chung để nghiên cứu; đồng thời khảo sát vị trí thực tế của thương cảng Hà Tiên ngày nay, tiếp xúc với các di tích gắn liền với dòng họ Mạc, sưu tầm các tài liệu dân gian… Từ đó, có thể hình dung và tái hiện lại phần nào hình ảnh của thương cảng Hà Tiên xưa. 3. Ngoài ra, tôi cũng sử dụng các phương pháp như : phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh…để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. 4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên trong lịch sử. Không gian nghiên cứu của luận văn được xác định là vùng đất thuộc thị xã Hà Tiên ngày nay. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, không gian cũng được mở rộng cả vùng đất Hà Tiên xưa, tức là vùng đất thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu ngày nay. Về mặt thời gian, luận văn được giới hạn trong khoảng từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX. Mốc mở đầu được xác định là khoảng năm 1700, khi Mạc Cửu đến định cư khai phá ở Hà Tiên và mốc kết thúc là năm 1867 – năm sáu tỉnh Nam Kỳ ( 1) (trong đó có Hà Tiên) P F 2 P (1) : Sáu tỉnh Nam kỳ khi ấy là : Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
  14. rơi vào ách cai trị của thực dân Pháp. Sự giới hạn này nhằm làm sáng tỏ thời kỳ phát triển hoàng kim của thương cảng Hà Tiên. Trong phạm vi tài liệu mà tác giả tiếp cận được, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề sau: 1. Quá trình khai phá vùng đất Hà Tiên thời kỳ thời các chúa Nguyễn và dòng họ Mạc. 2. Các hoạt động kinh tế của thương cảng Hà Tiên thời kỳ phát triển đỉnh cao ở thế kỷ XVIII qua hoạt động kinh tế trong nước và ngoài nước. 3. Mối quan hệ về kinh tế giữa Hà Tiên với Đàng Trong (Gia Định – Đồng Nai…), Đàng Ngoài (Hội An, Đà Nẵng…), các quốc gia trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm …) và cả với các nước Châu Âu. 4. Vai trò của họ Mạc (Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ) đối với vùng đất Hà Tiên. 5. Những nguyên nhân làm cho thương cảng Hà Tiên suy tàn vào đầu thế kỷ XIX và nguyên nhân nào là quan trọng nhất. 6. Phác họa những nét cơ bản về triển vọng phát triển của Hà Tiên ngày nay. Qua những vấn đề trên, luận văn có những đóng góp sau : Thứ nhất, làm rõ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Hà Tiên từ thế kỷ XVII – XIX. Với những phác họa rõ nét qua từng thời kỳ lịch sử, luận văn sẽ giúp cho người đọc nắm một cách tương đối hoàn chỉnh lịch sử phát triển của thương cảng Hà Tiên từ thuở sơ khai đến thời kỳ phát triển đỉnh cao thời họ Mạc và lùi tàn vào đầu triều Nguyễn. Thứ hai, hình thành một cách tương đối bức tranh lịch sử về thương cảng Hà Tiên. Bằng những cứ liệu lịch sử cụ thể và dẫn chứng sinh động, luận văn giúp cho người đọc có thêm kiến thức thú vị rằng, Hà Tiên không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp của non nước, sự trù phú của thiên nhiên và sự hào phóng của dân cư mà Hà Tiên còn nổi tiếng với một thương cảng trù phú bậc nhất khu vực Đông Nam Á vào thế kỷ XVIII. Trong suốt một thế kỷ, cảng Hà Tiên là một quyền lực thương mại của con đường buôn bán Đông – Tây trên biển qua vịnh Thái Lan, giữ vai trò quan trọng trong nền thương mại Việt Nam và thế giới ở thế kỷ XVIII, trước khi vai trò này được chuyển giao cho thương cảng Sài Gòn vào giữa thế kỷ XIX.
  15. Thứ ba, qua việc trình bày quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên, vùng đất Hà Tiên, luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò của các chúa Nguyễn và họ Mạc trong sự nghiệp mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam. Từ đó, luận văn giúp cho người đọc hiểu hết giá trị, biết trân trọng những cống hiến của cha ông và biết gìn giữ di sản của dân tộc, biết phấn đấu sao cho xứng đáng với những người đi trước. Luận văn được trình bày trong 163 trang và cấu tạo thành ba phần : Phần mở đầu: Trình bày lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu vấn đề, nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. (gồm có 15 trang, từ trang 4 – trang 18). Phần nội dung: Gồm có ba chương. (gồm có 90 trang, từ trang 19 – trang 108). + Chương một : Khái quát đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng đất Hà Tiên. Trong chương này, luận văn trình bày những nét cơ bản đặc điểm về vị trí địa lí và đặc điểm kinh tế - xã hội và quá trình khai phá vùng đất Hà Tiên thời các chúa Nguyễn và họ Mạc. (gồm có 29 trang, từ trang 19 – trang 47) + Chương hai : Sự ra đời và phát triển của thương cảng Hà Tiên (thế kỷ XVII – XVIII). Luận văn trình bày những điều kiện dẫn đến sự ra đời của thương cảng Hà Tiên; quá trình quát triển của thương cảng Hà Tiên, các hoạt động kinh tế trong nước và ngoài nước; sự phát triển về văn hóa – xã hội; vai trò của họ Mạc đối với vùng đất Hà Tiên. (gồm có 41 trang, từ trang 48 – trang 88). + Chương ba : Thương cảng Hà Tiên thời kỳ suy tàn (đầu thế kỷ XIX). Trong chương này, luận văn trình bày những nguyên nhân làm cho thương cảng Hà Tiên suy tàn; chính sách của nhà Nguyễn đối với Hà Tiên (đầu thế kỷ XIX) và những phác họa về triển vọng phát triển của Hà Tiên ngày nay. (gồm có 22 trang, từ trang 89 – trang 110) Phần kết luận: Trình bày khái quát những nội dung đã thể hiện trong luận văn và khẳng định những đóng góp của luận văn. (gồm có 3 trang, từ trang 111 – trang 113). Tài liệu tham khảo : Liệt kê các tài liệu chính có trích dẫn trong luận văn. (gồm có 7 trang, từ trang 114 – trng 120).
  16. Phần phụ lục : Trình bày một số tài liệu tham khảo liên quan đến luận văn. (gồm có 43 trang, từ trang 121 đến trang 163).
  17. Chương 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN Lịch sử phát triển của vùng đất Hà Tiên đã trải qua nhiều biến đổi thăng trầm. Hà Tiên xưa kia vốn là vùng đất hoang vu với tên gọi là Mang Khảm. Đến khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu đã đến khai phá vùng đất đó. Ông đã ra sức mở mang, khai phá và phát triển buôn bán làm cho vùng đất này trở thành trù phú. Vào năm 1708, Mạc Cửu đã thần phục chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu (chúa Minh). Từ đó, vùng đất do Mạc Cửu cai quản thuộc về lãnh thổ Việt Nam và có tên gọi là Hà Tiên. Sau đó, con Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ đã mở rộng thêm vùng đất này. Đến đời vua Minh Mạng, Hà Tiên là một trong 30 tỉnh của Việt Nam và là một trong 6 tỉnh của Nam Bộ. Ngày nay, Hà Tiên là một thị xã phát triển của tỉnh Kiên Giang. 1.1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ TIÊN. 1.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên. Hà Tiên xưa là vùng đất rộng lớn (bao gồm toàn bộ tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, một phần nhỏ của tỉnh An Giang và tỉnh Sóc Trăng ngày nay), là dãy đất tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc Việt Nam, cũng là vùng đất cuối cùng phía Tây Nam của đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay về địa giới hành chính, Hà Tiên thuộc về tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên là 617.709 ha, trong đó phần đất liền là 554.734 ha, phần hải đảo là 62.975 ha, chiếm 1,9% diện tích cả nước và đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Kiên Giang có chung đường biên giới đất liền với Camphuchia ở phía Bắc trên chiều dài 56,8 km, phía Đông và đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp các tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau; phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km. Trên phần đất liền, tỉnh Kiên Giang nằm trong khoảng từ 9023’50” đến P P 10032’30” vĩ độ Bắc và từ 104026’40” đến 105032’40” kinh độ Đông. Phần biển và hải đảo P P P P P P từ 100 đến 10027’ vĩ độ Bắc và từ 103050’10” đến 104050’ độ kinh Đông. [72, tr. 324] P P P P P P P P
  18. Tỉnh Kiên Giang gồm một thành phố (Rạch Giá), một thị xã (Hà Tiên), 7 huyện đất liền : Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và hai huyện hải đảo : Kiên Hải và Phú Quốc. So với các tỉnh khác của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thì thiên nhiên của Kiên Giang đa dạng, phức tạp và biến động hơn. Kiên Giang có vùng đồng bằng phù sa phì nhiêu, có núi, có rừng, có sông rạch và biển cả, hải đảo. Kiên Giang là vùng tiếp giáp giữa cổ đại và hiện đại, núi, biển và quá trình bồi đắp vẫn đang tiếp tục. Địa hình Kiên Giang tương đối bằng phẳng, ngoại trừ các đảo và núi, theo hướng thấp dần từ đông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 – 1,2 m) xuống tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 – 0,4 m) so với mặt nước biển. Địa hình đồi núi của Kiên Giang tập trung tại ven biển phía tây Bắc, thuộc các huyện Hòn Đất, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, độ cao trung bình dưới 200m. Địa hình vùng đồng bằng thuộc các huyện còn lại của tỉnh, được phù sa sông Hậu bồi đắp, độ cao trung bình từ 0,2 – 0,4 m, có nhiều kênh rạch và sông ngòi chảy qua. Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên khí hậu Kiên Giang mang tính chất nhiệt đới đại dương với đặc chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Tổng lượng bức xạ trong năm đạt từ 120 – 130 kca/cm2, nhiệt độ P P trung bình trong năm là 27,0 – 27,60C. Khí hậu Kiên Giang thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió P P mùa điển hình. Kiên Giang là tỉnh có nhiều mưa ở Nam Bộ. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1600 – 2000 mm ở đất liền và 2400 – 2900 mm ở khu vực hải đảo. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, tập trung đến 90% lượng mưa cả năm. Tháng có mưa nhiều nhất là tháng 8 (lượng mưa đạt 300 – 500 mm), gây khó khăn cho thu hoạch và bảo quản lúa hè thu. Mùa khô ở Kiên Giang kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Trong mùa khô, hầu như không có mưa, đặc biệt ít mưa nhất là tháng 1. Nhìn chung, khí hậu ở Kiên Gang có những thuận lợi cơ bản : ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không rét, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, rất thuận lợi cho cuộc sống con người cũng như cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, do nằm ở ven biển, nên Kiên Giang chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều Biển tây, với đặc trưng là chế độ nhật triều không đều, chi phối rất lớn khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị ảnh hưởng lớn của sự xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống.
  19. Đất đai của Kiên Giang cũng rất đa dang. Phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc là nhóm đất hình thành tại chỗ - đất pheralit và sialit – pheralit. Phân bố ở các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Rạch Giá, Hòn Đất, Gò Quao là đất phù sa ngọt. Đây là loại đất tốt nhất ở Kiên Giang, giàu đạm và kali rất thích hợp cho cây trồng. Đất phèn, chiếm tới 40% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở Hà Tiên, Hòn Đất, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận. Loại đất này chỉ thích hợp trồng các giống cây như tràm, khóm, hoặc sử dụng kỹ thuật lên liếp, ém phèn để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Ngoài ra còn có đất mặn và đất phèn mặn, phân bố rải rác các huyện trong tỉnh. Các loại đất này chỉ có thể trồng lúa một vụ, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. Về chế độ thủy văn, Kiên Giang có ba sông lớn là sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Giang Thành và một số sông rạch nhỏ. Trong đó, đáng kể nhất là sông Giang Thành – một trong “Hà Tiên thập vịnh”, không chỉ có giá trị về thủy lợi, giao thông, thương mại mà còn có giá trị về du lịch. Sông Giang Thành bắt nguồn từ cao nguyên Sài Mạt (Camphuchia) và chảy vào khu vực Hà Tiên. Chiều dài sông trên lãnh thổ Kiên Giang là 23 km. Sông đổ vào Đông Hồ (Hà Tiên) với chiều rộng cửa sông trên 200 m. Sau này sông Giang Thành được nối liền với kênh Vĩnh Tế, tạo nên tuyến đường thủy quan trọng từ Châu Đốc đến Hà Tiên. Nguồn nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có trạng thái nghịch lý là “cực kỳ thừa thãi mà cũng cực kỳ thiếu thốn” [8, tr. 12] và chế độ nước ở Kiên Giang cũng không thoát khỏi nghịch lý đó mà còn có phần trầm trọng hơn. Chế độ thủy văn Kiên Giang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ lũ sông Cửu Long, chế độ mưa nội vùng và chế độ thủy triều của vịnh Thái Lan. Mùa lũ ở Kiên Giang thường chậm hơn mùa mưa khoảng 3 tháng, kéo dài trong 5 tháng (từ thàng 7 – 11). Thời gian ngập lụt kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ thường xảy ra vào đầu tháng 10, tuy nhiên cũng có năm đến sớm hơn hoặc muộn hơn (tháng 9 hoặc đầu tháng 11). Mùa cạn ở Kiên Giang kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6. Vào mùa cạn, tình trạng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, gây nhiễm mặn cho vùng, nội vùng, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nước ngọt cho sản xuất và đời sống. Biển và hải đảo là một điểm đặc biệt của thiên nhiên Kiên Giang. Biển Kiên Giang nằm ở phía Đông vịnh Thái Lan, là nơi rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển và là nơi thuận lợi cho việc buôn bán giao thương. Tài nguyên thủy sản của Kiên Giang rất phong phú, đa dạng bao gồm tôm, cá các loại và nhiều đặc sản quý như đồi mồi, hải sâm,
  20. sò huyết, nghêu lụa, ngọc trai, bào ngư, mực, vi (vây) cá… Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lượng tôm cá ở biển Hà Tiên – Kiên Giang ước tính khoảng 465 nghìn tấn, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng (khoảng trên 200 nghìn tấn). [72, tr. 334] Với nguồn thủy hải sản phong phú, cùng với việc Hà Tiên – Kiên Giang có bờ biển dài hơn 200 km dọc theo Vịnh Thái Lan, Hà Tiên – Kiên Giang là nơi rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển và là nơi thuận lợi cho việc buôn bán giao thương. Hiện nay, ngư trường vùng biển Tây Nam (bao gồm tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) là một trong những ngư trường lớn nhất cả nước với diện tích khai thác trên 63 nghìn km2. P P Kiên Giang là một tỉnh quy tụ nhiều đảo nhất của Nam Bộ và Trung Bộ Việt Nam, có trên 100 hòn đảo lớn nhỏ, có những hòn đơn và những quần đảo. Có thể kể như: hòn Sơn Rái, Hòn Tre, Hòn Chông… và đặc biệt là đảo Phú Quốc – là một đảo lớn nhất trong các đảo của Việt Nam. Đảo Phú Quốc có vị trí đặc biệt đối với vịnh Thái Lan cả về kinh tế, giao thương và quốc phòng. Từ xa xưa, đảo Phú Quốc là một điểm đến quan trọng trong các hoạt động buôn bán của thương cảng Hà Tiên. Các núi đồi ở Kiên Giang là một nguồn nguyên liệu lớn lao, đặc biệt là với công nghiệp khai khoáng, nhất là các mỏ đá vôi. Toàn tỉnh có trên 20 ngọn núi đá vôi, tập trung nhiều nhất ở Hà Tiên với trữ lượng khoảng 440 triệu tấn, trữ lượng có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng là gần 250 triệu tấn. Nguồn đá vôi phong phú của tỉnh không chỉ có giá trị để sản xuất vật liệu xây dựng mà còn tạo ra những hang động và danh lam thắng cảnh có ý nghĩa du lịch. “Đá vôi được xác nhận là thế mạnh của tỉnh Kiên Giang so với các tỉnh Nam Bộ. Nó được coi là một trong những mỏ chiến lược của nước ta. Vì vậy, phải sử dụng sao cho hợp lý và kinh tế nhất”. [34, tr. 48] Rừng của Kiên Giang gồm nhiều loại như rừng ven sông, rừng gỗ lớn, rừng ngập mặn và rừng tràm với nguồn tài nguyên rất phong phú và dồi dào. Rừng ngập mặn Kiên Giang, tiêu biểu là vườn quốc gia U Minh Thượng là nơi sinh sống của nhiều sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Rừng ngập mặn của Kiên Giang có vai trò lớn trong bảo tồn, cải tạo đất và lấn biển. Rừng tràm là rừng đặc trưng của vùng đất phèn. Cây tràm chủ yếu làm củi đốt, vật liệu xây dựng, lá tràm dùng chiết suất tinh dầu. Rừng tràm có tác dụng cải tạo đất phèn và cân bằng sinh thái, nhất là những vùng mà môi trường thiên nhiên đã bị hủy hoại. Từ xa xưa, rừng là nơi cung cấp chất đốt, vật liệu xây dựng, chất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1