intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam kỳ (1875 – 1945)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:235

135
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam kỳ (1875 – 1945) bao gồm những nội dung về nhu cầu thúc đẩy sự ra đời các ngân hàng tại Nam kỳ (1875 - 1945); sự hình thành và phát triển hệ hống ngân hàng tại Nam kỳ (1875 - 1945); vai trò và tác dụng của hệ thống ngân hàng tại Nam kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam kỳ (1875 – 1945)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Dương Tô Quốc Thái SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI NAM KỲ (1875 – 1945) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Dương Tô Quốc Thái SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI NAM KỲ (1875 – 1945) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ MINH HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  3. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, chúng tôi nhận sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của quý thầy cô và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Vì vậy chúng tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Minh Hồng, Trưởng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chính Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian qua để đề tài được hoàn thành đúng tiến độ, theo quy định của nhà Trường. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Minh, Trưởng bộ môn Thẩm định - Khoa Tín dụng, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều về tư liệu lịch sử để chúng tôi viết thành luận văn này. Quý thầy, cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức khoa học hết sức cần thiết để chúng tôi dùng làm cơ sở lý luận vận dụng vào nghiên cứu viết luận văn này. Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình đào tạo Cao học để chúng tôi có điều kiện học tập, nghiên cứu khoa học đóng góp công sức của mình vào sự phát triển chung của bộ môn khoa học xã hội và nhân văn. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả, nhà nghiên cứu của những công trình nghiên cứu khoa học mà chúng tôi đã sử dụng trong nghiên cứu luận văn này. Chúng tôi xin chân thành cám ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 09 năm 2012 Dương Tô Quốc Thái
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những gì ghi chép trong luận văn này, là hoàn toàn do chúng tôi thực hiện. Các số liệu, hình ảnh, trích dẫn trong luận văn là trung thực. Nếu có gian dối, chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Hội đồng Khoa học nhà Trường và trước pháp luật. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2012 Học viên thực hiện Dương Tô Quốc Thái
  5. MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN .................................................................................. 3 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 4 MỤC LỤC ........................................................................................ 5 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU TRONG LUẬN VĂN ................. 7 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................................................... 8 5. Nguồn tài liệu nghiên cứu ............................................................................. 9 6. Đóng góp khoa học của luận văn ................................................................ 10 7. Bố cục luận văn ........................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: NHU CẦU THÚC ĐẨY SỰ RA ĐỜI CÁC NGÂN HÀNG TẠI NAM KỲ (1875 - 1945) ............................................ 13 1.1. Những vấn đề chung về Ngân hàng ......................................................... 13 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng .................................................................................13 1.1.2. Một số thuật ngữ về Ngân hàng ..................................................................16 1.1.3. Điều kiện thành lập Ngân hàng ..................................................................18 1.2. Bối cảnh Nam kỳ cuối thế kỷ XIX........................................................... 19 1.3. Những điều kiện thúc đẩy sự ra đời các tổ chức Ngân hàng ................... 22 1.3.1. Về kinh tế ....................................................................................................22 1.3.2. Về chính trị .................................................................................................30 1.3.3. Về an ninh - quốc phòng .............................................................................34 1.3.4. Về xã hội .....................................................................................................41 CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ HỐNG NGÂN HÀNG TẠI NAM KỲ (1875 -1945) ................................ 51 2.1. Sự thành lập Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine)............. 51
  6. 6 2.1.1. Hoàn cảnh và sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn 1875 ....51 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Đông Dương ....................................................68 2.2. Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương ở Nam kỳ từ 1875-1945 .......... 78 2.2.1. Sơ lược hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng Đông Dương .............................78 2.2.2. Những nghiệp vụ của Ngân hàng Đông Dương .........................................83 2.3. Sự hình thành các Ngân hàng khác tại Nam Kỳ từ 1875-1945 ............. 115 2.3.1. The Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC) ..................116 2.3.2. The Chartered Bank ..................................................................................118 2.3.3. Ngân hàng Pháp - Hoa (Banque Franco-Chinoise) ..................................119 2.3.4. Việt Nam Ngân hàng (Banque de Cochinchine) ......................................121 2.3.5. Chinh nhánh Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Pháp-Trung (Banque Franco-Chinoise pour le Commerce et l'Industrie).............................................123 2.3.6. Chi nhánh ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Pháp (Banque Nationale pour Commerce et l'Industrie .............................................................124 2.3.7. Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc (Communications banques chinoises) ............................................................................................................126 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI NAM KỲ..................................................... 131 3.1. Vai trò của các ngân hàng đối với Nam Kỳ ........................................... 131 3.1.1. Đối với tài chính, tín dụng ........................................................................131 3.1.2. Đối với khai thác kinh tế...........................................................................135 3.1.3. Đối với bộ máy chính quyền.....................................................................137 3.2. Tác dụng của hệ thống ngân hàng .......................................................... 145 3.2.1. Thúc đẩy phát triển tư bản chính quốc .....................................................145 3.2.2. Thúc đẩy khai thác thuộc địa ....................................................................148 3.2.3. Thúc đẩy kinh tế, tài chính bản xứ ...........................................................151 KẾT LUẬN .................................................................................. 154 PHỤ LỤC ..................................................................................... 165 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 215
  7. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 2.1: Số lượng tiền tệ phát hành và tồn quỹ kim khí đảm bảo dùng trong lưu thông tiền tệ tại Đông Dương từ năm (1913-1920) 86 Bảng 2.2: Tỷ giá hối đối của đồng bạc Đông Dương so với các ngoại tệ khác tại Sài Gòn (1939-1941) 87 Bảng 2.3: Chỉ số giá sinh hoạt của người Âu và người Việt tại hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội (1940-1945) 88 Bảng 2.4: Chỉ số bán lẽ các thực phẩm cơ bản tại hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội (1940-1945): 89 Bảng 2.5: Chỉ số bán sỉ các sản phẩm của Đông Dương (giá: 100 kg) 90 Bảng 2.6: Chỉ số giá bán sỉ tại thành phố Sài Gòn (1925-1941) 90 Bảng 2.7: Số lượng tiền giấy lưu hành trên lãnh thổ Đông Dương từ (1876-1945): 93 Bảng 2.8: Các dịch vụ tài chính của ngân hàng Đông Dương (1919) 112 Bảng 2.9 : Danh sách các công ty tại Đông Dương có mặt trên thị trường chứng khoán Paris (năm 1931) 129 Bảng 3.1: Các loại công thải (còn gọi là: công trái, trái phiếu chính phủ) phát hành tại Đông Dương từ (1896-1939) 144 Bảng 3.2: Chỉ số giá sinh hoạt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tại Sài Gòn và Hà Nội (1940-1945) 147 Bảng 3.3: Cán cân ngoại thương Đông Dương thời kỳ (1929-1938) 152
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Cho đến ngày nay, vấn đề “tài chính”, “tín dụng” và “ngân hàng” trong thời kỳ Pháp thuộc vẫn còn là một “khoảng trống” ít được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Cũng vì lý do đó khi tiếp cận vấn đề trên, không ít các nhà nghiên cứu đã không hiểu được cơ chế hoạt động của hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng nên việc các nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định, đánh giá thiếu khách quan và tương đối lệch lạc về hệ thống này là điều khó tránh khỏi! Chính vì vậy vô hình đã làm cho mọi người không mấy thiện cảm đối với tổ chức này của Pháp dựng lên trên đất nước ta. Thêm vào đó các tài liệu có liên quan đến hệ thống tổ chức này đến nay còn lại rất ít, lại viết không đầy đủ và hết sức rời rạc. Một số nằm ở trung tâm lưu trữ của Pháp, số ít nằm ở các trung tâm lưu trữ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Số còn lại đã thất thoát ra bên ngoài hoặc bị đốt cháy do chiến tranh, hỏa hoạn,… nên việc sưu tầm các tài liệu này là điều không hề dễ dàng. Các tài liệu này đến nay phần lớn đã cũ và rách nát, một số đã được Nhà nước ra lệnh thiêu hủy, số ít còn lại đang được chờ xử lý. Song song đó là sách, báo các loại được bài bán trên thị trường hầu như rất ít đề cập đến hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng trong thời kỳ Pháp đô hộ nước ta. Bên cạnh đó một số trường đại học của nước ta hiện nay như: Đại học Ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Tài chính, Đại học Kế toán,… và kể cả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng chưa có được tài liệu nào hoàn chỉnh đề cập đến hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng trong thời kỳ Pháp thuộc và nếu có chăng thì cũng chỉ nói khái quát và vắn tắt mà thôi! Các trường Đại học hiện nay chỉ chú trọng đến công tác đào tạo “nghiệp vụ” cho sinh viên,
  9. 2 chứ không quan tâm lắm tới việc nghiên cứu hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng trong thời quá khứ. Đây là một thiếu sót hết sức nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Trong khi đó ở một số nước phát triển, việc nghiên cứu và giảng dạy hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng trong thời quá khứ rất được Chính phủ và các trường đại học quan tâm. Ở những quốc gia này, họ xem đây là việc làm rất cần thiết và quan trọng, sẽ giúp ít rất nhiều cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế của quốc gia, nên việc tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống này được dễ dàng và thuận lợi. Vì vậy những sinh viên được đào tạo ở các trường đó có phần “nhỉn” hơn so với sinh viên được đào tạo trong nước. Đứng trước những khó khăn đó, trong những năm gần đây việc nghiên cứu hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng trong thời kỳ Pháp thuộc cũng có được một số thuận lợi nhất định. Trước hết là Đảng và Nhà nước tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước được dễ dàng tiếp cận với các tài liệu lưu trữ ở các trung tâm lưu trữ quốc gia. Từ đó giúp cho việc nghiên cứu được thuận lợi và dễ dàng, nhiều vấn đề chưa được khai thác đã được các nhà nghiên cứu nói tới. Một số nhà trí thức, học giả thời Chính quyền Sài Gòn (cũ) đã có không ít những công trình nghiên cứu về hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng trong thời kỳ Pháp thuộc mặc dù còn rất “tản mạn” nhưng phần nào cũng giúp ít rất nhiều cho việc dựng lại toàn bộ hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng trong thời kỳ Pháp thống trị nước ta. Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi yếu tố kinh tế ngày càng giữ vai trò chủ đạo và chi phối các hoạt động khác của quốc gia, thì các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã bắt đầu quan tâm, tìm hiểu tới lĩnh vực kinh tế. Nhờ vậy đã có một số công trình nghiên cứu viết về hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng, trong đó có thời kỳ Pháp cai trị nước ta.
  10. 3 Trước những khó khăn và thuận lợi đó đã thúc đẩy tôi lựa chọn một vấn đề nhỏ trong hệ thống tài chính, tín dụng và ngân hàng thời kỳ Pháp cai trị nước ta, đó là “Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam Kỳ từ (1875 - 1945)” để làm đề tài nghiên cứu. Hy vọng qua đề tài này, sẽ làm sáng tỏ toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng tại nước ta, cụ thể là ở Nam Kỳ trong thời kỳ Pháp cai trị. Đồng thời còn cung cấp thêm tư liệu cho lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Với việc lựa chọn đề tài “Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam Kỳ từ (1875-1945)” để làm công trình nghiên cứu nhằm mục đích: - Làm sáng tỏ thêm những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi nói hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng này tại Nam Kỳ. Từ đó giúp cho chúng ta thấy được vai trò của các ngân hàng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế tại Nam Kỳ. - Cung cấp thêm tư liệu cho các nhà nghiên cứu khi muốn tìm hiểu về hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, cũng như muốn tìm hiểu, nghiên cứu các lĩnh vực khác có liên quan. - Việc nghiên cứu về lĩnh vực mới này sẽ là cơ sở giúp cho việc nghiên cứu về tổ chức ngân hàng ở các giai đoạn sau dần được hoàn chỉnh và quy mô hơn. Thông qua đó sẽ đóng góp ít nhiều cho việc xây dựng hệ thống ngân hàng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đó là mục đích nghiên cứu của đề tài. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước khi lựa chọn đề tài này để làm công trình nghiên cứu, trong những năm gần đây đề tài nghiên cứu của chúng tôi đã được nhiều nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước đề cập tới với những mức độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau, như sau:
  11. 4 Trước tiên là công trình của Giáo sư Đinh Xuân Lâm với quyển sách Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành vào năm 2005. Trong công trình nghiên cứu này tác giả chủ yếu trình bày về tình hình Việt Nam từ khi nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh giành độc lập bằng cuộc cách mạng tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Trong giai đoạn Pháp đặt ách thống trị lên đất nước ta, tác giả trình bày kĩ về chương trình khai thác thuộc địa của Pháp trong hai lần, chính sách đầu tư của tư bản Pháp vào Việt Nam, chính sách thâm độc chia để trị của thực dân Pháp đối với đất nước ta,… Qua đó cũng có ít nhiều nhắc đến sự ra đời của các ngân hàng tại Việt Nam và hoạt động chi phối kinh tế của ngân hàng này đặc biệt là ở Nam Kỳ. Trong quyển Việt Nam thời Pháp đô hộ, của Nguyễn Thế Anh (chủ biên) được Nhà xuất bản Văn học, Tp. Hồ Chí Minh phát hành năm 2008. Trong quyển này tác giả trình bày về toàn bộ chính sách của Pháp đối với Việt Nam, từ việc soạn thảo quy chế cai trị cho ba xứ đến các hoạt động đầu tư khai thác của tư bản Pháp vào Việt Nam, đời sống của nhân dân Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp đến khi cách mạng tháng Tám diễn ra,… Trong đó khi nói về hoạt động đầu tư tác giả đã trình bày về sự ra đời của các ngân hàng tại Việt Nam, những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đặc biệt là ở Nam Kỳ. Còn trong quyển Lịch sử Tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875-1945) của tác Phạm Quang Trung viết và được nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 1997 thì trình bày về các hình thức cho vay trong hoạt động nông nghiệp của các tổ chức tín dụng, việc cho vay mang tính chất theo mùa và lãi suất mà các tổ chức tín dụng này giành cho lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam đặt biệt là tại Nam Kỳ tương đối cao. Thông qua công trình này, ít nhiều
  12. 5 tác giả cũng đã đề cập đến mục đích ra đời của các ngân hàng tại Việt Nam và những hoạt động cho vay của các ngân hàng này giành cho Việt Nam. Một công trình khác của nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy là quyển Lịch sử Tiền tệ Việt Nam sơ truy và lược khảo, xuất bản năm 2010, tại Thành phố Hồ Chí Minh, do nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn bảo trợ. Trong công trình này tác giả trình bày về những kết quả nghiên cứu của tác giả về lĩnh vực tiền cổ của Việt Nam mà tác giả đã sưu tầm được. Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày về tiền tệ Việt Nam qua các thời kì lịch sử, trong đó cũng có đề cập đến sự xuất hiện của ngân hàng Đông Dương và các ngân hàng khác tại Việt Nam. Gần đây trong Hội thảo Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Cần Thơ vào năm 2008 với chủ đề Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại được nhà xuất bản Thế giới phát hành vào năm 2009. Trong hội thảo này các nhà nghiên cứu trình bày về vùng đất Nam Bộ dưới thời Pháp thuộc, chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với vùng đất Nam Bộ, chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với vùng đất Nam Bộ,… Nhờ đó, giúp cho chúng ta thấy được tiềm năng của vùng đất này và sự ra đời của các ngân hàng tại đây là một nhu cầu tất yếu. Còn tác giả Phạm Thăng với biên khảo về Tiền tệ Việt Nam theo dòng lịch sử, Tập 1: Từ thời Đinh Tiên Hoàng (968) cho đến 1975, được xuất bản tại Toronto, Canada vào năm 1995. Ở tác phẩm này tác giả trình bày về các loại tiền được lưu hành tại Việt Nam qua các triều đại phong kiến; các loại tiền được lưu hành trong thời kì Pháp thuộc và các loại tiền khác được lưu thông cho đến năm 1975. Với công trình này, tác giả cũng ít nhiều đề cập đến sự ra đời của Ngân hàng Đông Dương, cách thức phát hành tiền tệ của Ngân hàng Đông Dương, màu sắc trang trí trên tiền giấy và các đồng tiền,...
  13. 6 Một tác phẩm khác của tiến sĩ Jean Pierre Aumiphin là công trình Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859-1939), được một nhóm tác giả: Đinh Xuân Lâm, Ngô Thị Chính, Hồ Song, Phạm Quang Trung dịch và được nhà xuất bản Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát hành năm 1994. Trong tác phẩm này, tác giả trình bày về những hoạt động đầu tư của tư bản Pháp ở ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Nhịp độ đầu tư này bao gồm hai lĩnh vực: đầu tư nhà nước và đầu tư của các công ty vô danh vào Đông Dương. Nhờ có hoạt động đầu tư này mà nền kinh tế Nam Kỳ có sự chuyển biến nhanh chóng. Còn tác giả Philippe Devillers trong tác phẩm Người Pháp và người Annam Bạn hay Thù? được nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh dịch và phát hành vào năm 2006 thì trình bày những nguyên cớ khiến Pháp xâm lược Việt Nam, hoạt động ngoại giao chuột lại ba các tỉnh Nam Kỳ của Vương triều, chính sách cai trị của các Thống đốc quân sự và dân sự đối với vùng đất Nam Kỳ. Những hoạt động khai thác kinh doanh thương mại, quá trình cải tạo, xây dựng vùng đất Nam Kỳ của Pháp,… Thông qua đó cho chúng ta thấy được sự phát triển của kinh tế Nam Kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc và sự ra đời của các ngân hàng ở giai đoạn sau là điều có thể hiểu được. Trong khi đó thì học giả Lê Đình Chân phụ trách diễn giảng về Tiền tệ và Ngân hàng tại Học viện Quốc gia Hành chánh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa với công trình Lược sử Tiền tệ, xuất bản tại Sài Gòn, trình bày sơ lược sự phát triển của tiền tệ Việt Nam qua các thời kỳ từ chế độ phong kiến, đến thời Pháp thuộc cho đến khi đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác nhau. Trong công trình này tác giả còn đề cập đến các cổ phiếu, chi phiếu, hoa chi ở các sòng bạc, các trái, trái phiếu,… Bên cạnh đó, tác giả cũng nói đến vai trò của hệ thống các ngân hàng đối với nền kinh tế miền Nam.
  14. 7 Hoặc ở Viện nghiên cứu Kinh tế Tiền tệ, Tính dụng và Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tác giả Phan Hạ Uyên sưu tầm được một số tư liệu viết về Lịch sử Tiền tệ Đông Dương và Ngân hàng Đông Dương từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, với những tư liệu này tác giả trình bày về sự ra đời của đồng tiền Đông Dương, tiền Đông Dương được bảo đảm bởi chế độ ngân bản vị, sau đó là kim bản vị, rồi đến tiền giấy, Tiền Đông Dương gắn với đồng phrăng của Pháp, tiền Đông Dương bị lạm phát,… Còn Ngân hàng Đông Dương thì tác giả nói về sự ra đời của ngân hàng Đông Dương, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đông Dương, nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng Đông Dương, các giám đốc của ngân hàng Đông Dương qua các thời kỳ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mối quan hệ giữa ngân hàng Đông Dương với các ngân hàng khác và các công ty, các tổ chức tín dụng, những hoạt động phi pháp của ngân hàng Đông Dương,… Bên cạnh một số công trình vừa được liệt kê trên, còn có rất nhiều công trình khác cũng nói ít nhiều về hệ thống các ngân hàng tại Nam Kỳ, hoặc nói về các lĩnh vực có mối liên hệ với các ngân hàng như: kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh-quốc phòng. Song song đó còn có rất nhiều bài báo, tạp chí, các trang website, tài liệu lưu trữ ở các trung tâm lưu trữ quốc gia Việt Nam,… đề cập rất nhiều đến lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong đó có Nam Kỳ. Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên của các tác giả trong và ngoài nước tuy nói đến các vấn đề khác nhau nhưng ở những công trình nghiên cứu đó, có một vài điểm chung là đều đề cập đến sự ra đời và phát triển của các ngân hàng tại Việt Nam, vai trò của các ngân hàng này đối với nền kinh tế của Việt Nam trong đó có Nam Kỳ. Chính những điểm chung này là cơ sở để tôi đi đến lựa chọn đề tài “Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam Kỳ từ (1875-1945)”. Đồng thời các tài liệu trên còn là
  15. 8 nguồn tư liệu vô cùng quý giá và hết sức phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của tôi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối với đề tài “Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam Kỳ từ (1875-1945)” thì đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là: - Về đối tượng nghiên cứu: Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng tại Nam Kỳ, cụ thể là: + Sự ra đời và phát triển ngân hàng Đông Dương và các chi nhánh của nó tại Nam Kỳ. + Sự hình thành và phát triển các ngân hàng khác ở Nam Kỳ. + Quá trình hợp thành hệ thống ngân hàng ở Nam Kỳ và tác dụng của hệ thống hệ thống này đối với sự phát triển kinh tế Nam Kỳ. - Về phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu: tại vùng đất Nam Kỳ nay được gọi là vùng đất Nam Bộ của Việt Nam bao gồm phần đất liền, vùng biển, vùng trời và các hải đảo được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định rõ vị trí địa lý và được công nhận về mặt pháp lý. + Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1875 đánh dấu bằng sự kiện chi nhánh Ngân hàng Đông Dương mở tại Sài Gòn cho đến năm 1945 khi nước ta giành được độc lập, kết thúc thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Đối với đề tài này, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là; - Phương pháp lịch sử. - Phương pháp logic. Song song với hai phương pháp trên, chúng tôi còn kết hợp một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, đối chiếu, sưu tầm, thống kê,
  16. 9 phân tích các tài liệu,… nhằm giúp cho đề tài mang tính khách quan và thể hiện được chiều sâu của công trình nghiên cứu. 5. Nguồn tài liệu nghiên cứu Đối với đề tài “Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam Kỳ từ (1875-1945)” nguồn tư liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu chủ yếu bao gồm các nguồn sau: - Tài liệu sách báo: bao gồm các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã được Nhà nước thẩm định và cho xuất bản như: Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2 của Giáo sư Đinh Xuân Lâm; Nguyễn Thế Anh với tác phẩm Việt Nam thời Pháp đô hộ; Phạm Quang Trung với Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam; Phạm Thăng với Tiền tệ Việt Nam theo dòng lịch sử, Philippe Devillers, với tác phẩm Người Pháp và người Annam Bạn hay Thù?; Jean Pierre Aumiphin, với luận án tiến sĩ Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859-1939), Lê Quốc Sử với công trình Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam,… - Tài liệu lưu trữ: bao gồm các tài liệu được sưu tầm tại các Trung tâm lưu trữ sau: + Tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II: tài liệu để nghiên cứu đề tài này bao gồm các Phông tiếng Pháp của Thống đốc Nam Kỳ, một số công báo,… + Tại Thư viên Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh: tài liệu của phòng hạn chế đọc bao gồm một số công trình nghiên của các học giả miền Nam thời chính quyền Sài Gòn (cũ) như: Lược sử tiền tệ của Lê Đình Chân; Đồng bạc Việt Nam và các vấn đề liên hệ của Nguyễn Bích Huệ; Tư liệu lịch sử Tiền tệ Đông Dương và Ngân hàng Đông Dương từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX của Phan Hạ Uyên,... + Tài liệu tạp chí, báo chí: bao gồm các bài viết, bài nhận định, đánh giá, phê bình,… của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước được đăng tải
  17. 10 như: Linh Quang với bài viết Lịch sử tiền tệ ở Đông Dương, Tạp chí Tri Tân, số 6/1941; Nguyễn Thế Anh với bài Vấn đề lúa gạo ở Việt Nam trong tiền bán thế kỉ XIX, Tập san Sử - Địa, số 6/1967; Nguyễn Công Bình (bài viết), Hoạt động kinh doanh của tư sản dân tộc Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, số 04/1955; Văn Tạo bài nghiên cứu Hoạt động của tư bản Pháp ở Việt Nam từ 1918 đến 1930, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, số 13/1956; Trần Văn Giàu (bài viết) Thái độ của các tầng lớp phong kiến đối với Thực dân Pháp, Tập san Đại học Sư phạm, số 04/1955,… - Tài liệu tiểu sử, hồi ký, phỏng vấn: bao gồm một số tiểu sử sưu tầm được của các cá nhân, những hồi ký có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng tại Nam Kỳ. Song song đó còn sử dụng thêm tài liệu phỏng vấn trực tiếp của một số nhân vật lãnh đạo ngân hàng. - Tài liệu trên các website: bao gồm những bài viết, bài nghiên cứu, các tranh, ảnh, bản đồ, sơ đồ,… của các trang web có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. 6. Đóng góp khoa học của luận văn Việc nghiên cứu đề tài “Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam Kỳ (1875-1945)” có ý nghĩa khoa học hết sức to lớn: - Thứ nhất, cho đến nay việc nghiên cứu lĩnh vực “tài chính - tín dụng và ngân hàng” vẫn chưa nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu thuộc phân ngành khoa học xã hội và nhân văn. Do đó, khi nói về lĩnh vực “tài chính - tín dụng và ngân hàng”, không ít các nhà nghiên cứu đã có những nhận định, đánh giá thiếu khách quan về lĩnh vực này là điều khó tránh khỏi. Vì vậy đã làm cho việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn còn gặp nhiều hạn chế. Trước thực tế đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm xóa lấp khoản trống giúp cho việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn được hoàn thiện hơn.
  18. 11 - Thứ hai, giúp khôi phục lại một phần nào đó về sự hình thành và phát triển ngân hàng trong suốt thời kỳ Pháp cai trị nước ta. - Thứ ba, cung cấp thêm tư liệu lịch sử phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy bộ môn lịch sử và các chuyên ngành khoa học xã hội có liên quan. - Thứ tư, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng ta rút ra một số nhận định để làm cơ sở, định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ngân hàng trong tương lai. 7. Bố cục luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn còn có ba chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Nhu cầu thúc đẩy sự ra đời của các ngân hàng tại Nam Kỳ (1875-1945). Trong chương này chủ yếu nói về một số khái niệm về ngân hàng, các thuật ngữ về ngân hàng mà chúng ta thường nghe nói hằng ngày để phân biệt được các loại ngân hàng có mặt trên đất nước ta trong thời Pháp thuộc cũng như giúp nhận diện các loại hình ngân hàng ngày này; những điều kiện để thành lập ngân hàng. Bối cảnh vùng đất Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX; những điều kiện thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức ngân hàng bao gồm: kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng và xã hội. Chính những yêu cầu này đã thúc đẩy các ngân hàng lần lược ra đời tại Nam Kỳ. Chương 2: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam Kỳ (1875-1945). Trong chương này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ: sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Đông Dương bao gồm: hoàn cảnh ra đời; cơ cấu tổ chức; những nghiệp vụ của Ngân hàng Đông Dương diễn ra tại Nam Kỳ trong khoảng thời gian (1875-1945). Trình bày thêm sự ra đời của một số ngân hàng khác có mặt tại Nam Kỳ: The Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC); The Chartered Bank; Pháp - Hoa ngân hàng; Việt Nam
  19. 12 ngân hàng; Chi nhánh ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Pháp - Trung; Chi nhánh ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Pháp; Truyền thông ngân hàng Trung Quốc. Qua đó, giúp cho chúng ta thấy được sự ra đời và phát triển của các ngân hàng trong thời gian này là phù hợp với những nhu cầu đặt ra tại Nam Kỳ. Chương 3: Vai trò và tác dụng của hệ thống ngân hàng tại Nam Kỳ. Ở chương cuối cùng này, chúng tôi cung cấp đến các bạn đọc giả, nhà nghiên cứu,... những cách tiếp cận về hệ thống các ngân hàng. Thông qua đó, chúng ta sẽ thấy được vai trò và tác dụng của hệ thống ngân hàng đối với sự phát triển chung của xứ Nam Kỳ trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị đất nước ta.
  20. 13 CHƯƠNG 1: NHU CẦU THÚC ĐẨY SỰ RA ĐỜI CÁC NGÂN HÀNG TẠI NAM KỲ (1875 - 1945) 1.1. Những vấn đề chung về Ngân hàng 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Cho đến nay khi nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng các nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều khái niệm. Thiết nghĩ cần dẫn ra đây một vài khái niệm để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài được dễ dàng hơn. Theo khái niệm ngân hàng của Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành tại văn bản Luật số: 47/2010/QH12 ghi như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng hợp tác xã” [48; tr.9]. Ở văn bản luật này, Quốc hội nước ta chỉ rõ chức năng của ngân hàng là cung cấp tín dụng cho người dân và được thực hiện tất cả các hoạt động của ngân hàng. Các hoạt động của ngân hàng theo quy định của Luật Tín dụng bao gồm: huy động vốn, nhận tiền gửi, cho vay thế chấp, chiết khấu chứng từ, đầu tư,… Để thực hiện được chức năng này, đòi hỏi ngân hàng phải được chia ra làm ba loại: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng hợp tác xã. Như vậy, với khái niệm trên, Quốc hội nước ta đã phân biệt rõ chức năng của ngân hàng ở đất nước ta là kinh doanh thương mại chứ không phải là phát hành tiền tệ. Khái niệm này chỉ đúng một phần nào đó, nhưng chúng ta không thể dùng nó để làm khái niệm cho nghiên cứu đề tài này. Vì hệ thống ngân hàng nước ta dưới thời Pháp thuộc, đặc biệt là ngân hàng Đông Dương có nhiều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2