intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

138
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển gồm có 3 chương trình bày về vùng đất lành của những tộc người, mối quan hệ giữa Champa và thế giới Melayu trong lịch sử, đặc trưng của các yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH _______________________ HÁN THANH LIÊM YẾU TỐ MELAYU TRONG VĂN HÓA CHĂM - QUÁ TRÌNH ĐỊNH HÌNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SĨ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH _______________________ HÁN THANH LIÊM YẾU TỐ MELAYU TRONG VĂN HÓA CHĂM - QUÁ TRÌNH ĐỊNH HÌNH VÀ PHÁT TRIỂN Chuyên ngành : Lịch Sử Thế Giới Mã số : 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ BÍCH LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Hán Thanh Liêm
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Thông qua luận văn, tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến: - TS. Hà Bích Liên – người đã tận tình hướng dẫn về mặt khoa học cho luận văn của tôi đồng thời cũng là người động viên tôi rất nhiều về mặt tinh thần trong suốt thời gian thực hiện luận văn. - TS. Phú Văn Hẳn – người đã giúp đỡ tận tình và chu đáo trong việc cung cấp tài liệu và động viên tôi thực hiện luận văn này. - Quý Thầy cô Phòng Khoa học công nghệ - Sau Đại học đã nhiệt tình hướng dẫn tôi cách trình bày luận văn và hoàn thành hồ sơ bảo vệ. - Ban giám hiệu, quý Thầy cô Trường THPT An Phước (Ninh Thuận) đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt công tác để tôi có thể nhanh chóng hoàn thành luận văn của mình. - Gia đình và bạn bè, những người đã khuyến khích, hỗ trợ cho tôi trong thời gian làm luận văn.
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... 1 3T 3T LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ 2 3T T 3 MỤC LỤC ................................................................................................................................. 1 3T T 3 MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 3T T 3 1. Lí do chọn đề tài: ............................................................................................................... 1 3T 3T 2. Lịch sử vấn đề: ................................................................................................................... 1 3T 3T 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................... 4 3T T 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................ 4 3T T 3 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 5 3T T 3 6. Bố cục: ............................................................................................................................... 5 3T T 3 CHƯƠNG 1: VÙNG ĐẤT LÀNH CỦA NHỮNG TỘC NGƯỜI .............................................. 6 3T T 3 1.1.Nguồn gốc tộc người ........................................................................................................ 6 3T 3T 1.2. Từ những người Nam Đảo đến người Chăm.................................................................... 9 3T T 3 1.3. Người Chăm và Melayu ở khu vực Đông Nam Á trong lịch sử ......................................16 3T T 3 CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHAMPA VÀ THẾ GIỚI MELAYU TRONG LỊCH SỬ 3T T 3 ..................................................................................................................................................32 2.1. Bang giao lịch sử trong quan hệ văn hóa giữa Melayu và Chăm ...................................32 3T T 3 2.2. Quan hệ giữa Chăm với Java và thế giới Mã Lai trong lịch sử qua đường biển ..............33 3T T 3 2.3. Quan hệ qua hôn nhân ...................................................................................................39 3T 3T 2.4. Quan hệ qua ngoại giao .................................................................................................39 3T 3T 2.5. Quan hệ buôn bán .........................................................................................................40 3T 3T 2.6. Quan hệ qua tôn giáo .....................................................................................................43 3T 3T 2.7. Quan hệ quốc tế về hợp tác phát triển giữa Malaysia và Chăm.......................................44 3T T 3 2.8. Quan hệ huyết thống giữa Malaysia và Chăm ...............................................................45 3T T 3 CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC YẾU TỐ MELAYU TRONG VĂN HOÁ CHĂM ....49 3T T 3 3.1. Yếu tố Melayu trong văn hóa tộc người - quan hệ đồng tộc............................................49 3T T 3 3.2. Yếu tố Melayu trong văn học Chăm ..............................................................................54 3T T 3 3.3. Yếu tố Melayu trong ngôn ngữ Chăm ............................................................................58 3T T 3 3.4. Yếu tố Melayu trong tôn giáo Chăm ..............................................................................61 3T T 3 3.5. Yếu tố Melayu trong lễ hội Chăm .................................................................................66 3T T 3 3.6. Yếu tố địa danh Melayu trong văn hóa Chăm.................................................................81 3T T 3 3.7. Yếu tố trang phục và lễ nghi Melayu trong văn hóa Chăm ............................................84 3T T 3 3.8. Yếu tố âm nhạc Melayu trong âm nhạc Chăm ................................................................89 3T T 3 KẾT LUẬN ..............................................................................................................................92 3T T 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................95 3T 3T PHỤ LỤC ...............................................................................................................................102 3T T 3
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Ở nước ta, gần đây đã có một số công trình khoa học và một số luận văn, luận án có đề tài nghiên cứu người Melayu trong lĩnh vực văn hóa ngôn ngữ, văn học, dân tộc học,… và có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay việc nghiên cứu làm rõ các yếu tố Melayu trong văn hoá Chăm-quá trình định hình và phát triển là lĩnh vực chưa được nhiều người quan tâm . Điều này thực sự cần thiết cho việc hiểu thêm bản sắc Melayu trong nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á, góp phần hiểu sâu hơn văn hóa Chăm của Việt Nam trong tiến trình phát triển, làm rõ thêm những tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa người Chăm và người Melayu trong lịch sử Đông Nam Á. Đề tài luận văn còn cung cấp tư liệu văn hóa Melayu trong lịch sử phát triển dân tộc Chăm, làm phong phú thêm lý luận văn hóa học, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa, thiết thực đáp ứng về hội nhập khu vực, hợp tác kinh tế - văn hóa, phát triển du lịch, tăng cường hiểu biết về người Chăm và người Melayu ở Đông Nam Á. Ngoài ra, đề tài đáp ứng yêu cầu bức thiết về nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử văn hóa Chăm và Đông Nam Á hiện nay. Xuất phát từ lý do đó, đề tài “Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển” thực sự có ý nghĩa đối với người thực hiện luận văn. Điều đó không chỉ giúp cho sự hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về văn hóa Melayu, mà thông qua đó sẽ hiểu sâu sắc hơn văn hóa – lịch sử dân tộc Chăm, thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam - ở khía cạnh mở, chia xẻ và hội nhập từ quá khứ đến hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề: Ở Malaysia, từ khi nước này hoàn toàn độc lập (1957), các chương trình nghiên cứu Melayu được đẩy mạnh hơn. Ở nước ta, ngoài Từ điển Inđônêxia - Việt do Phạm Đức Dương chủ biên, phải kể đến một số sách dịch sang tiếng Việt như “Truyện ngắn Malaysia hiện đại”, “Truyện cổ các nước Đông Nam Á”, một số báo cáo khoa học một số nước ở Đông Nam Á do Viện Thông tin KHXH giới thiệu, công trình “Tiếng Melayu” cùng với "Các ngôn ngữ phương đông" do Mai Ngọc Chừ chủ biên, hay các bài viết của Phú Văn Hẳn, Đoàn Văn Phúc, Trần Thúy Anh, Sakaya (Văn Món)… đều đã góp phần tìm hiểu văn hóa Melayu.
  7. Vấn đề nghiên cứu liên quan đến Melayu đã được quan tâm từ lâu ở nước ta. Trước năm 1975, “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” của Bình Nguyên Lộc xuất bản vào năm 1971, dày 892 trang, trình bày nhiều vấn đề thuộc về quan hệ giữa các dân tộc Việt Nam với thế giới Mã -Lai. Sau năm 1975, khi nghiên cứu văn hoá các dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á, nhất là khi nghiên cứu văn hoá các dân tộc thuộc nhóm Malayo - Polyneisa ở Việt Nam, văn hóa Melayu đều được các tác giả đề cập đến ở mặt này hay mặt khác. Từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, việc tìm hiểu kinh tế, chính trị, x hội... các nước Đông Nam Á càng được đẩy mạnh, từ đó việc nghiên cứu văn hóa Melayu ngày càng được chú ý hơn. Vào thập niên cuối của thế kỷ XX cùng với quyển sách “Malaysia trên đường phát triển” [Hà Nội, 1993, của Phạm Đức Thành], công trình giới thiệu về văn học [của Đức Ninh, 1992], truyện cổ [Ngô Văn Doanh, 1995], nghệ thuật sân khấu truyền thống [Phạm Thị Vinh, 1997]… của Malaysia, “Tìm hiểu lịch sử – văn hóa Đông Nam Á hải đảo” [của Viện NC Đông Nam Á, năm 1994]; Viện NC Đông Nam Á có “Liên bang Malaysia: lịch sử, văn hóa và những vấn đề hiện đại” [NXB. KHXH, 1998] gồm các bài viết về văn hóa Malaysia. “Các dân tộc ở Đông Nam Á” của Nguyễn Duy Thiệu [NXB. Văn hóa dân tộc, 1997] và “Tộc người ở Châu Á” [Viện TTKHXH, 1997] chủ yếu giới thiệu các tộc người ở Malaysia. Đầu thế kỷ XXI này có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, như “Bối cảnh và chính sách ngôn ngữ ở Malaysia”, [của Nguyễn Thị Vân 2001, ĐHQG Hà Nội]. Mai Ngọc Chừ với “Cộng đồng Melayu – những vấn đề ngôn ngữ” [2002, ĐHQG Hà Nội]. Lê Thị Thanh Hương với Truyện sử Melayu [2002: NXB. KHXH, H Nội]. Phan Thị Hồng Xuân với “Người Malay và mối quan hệ tộc người ở Liên bang Malaysia” [2002, Luận văn thạc sĩ, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh]. Phú Văn Hẳn “Cơ cấu ngữ âm và chữ viết tiếng Chăm và tiếng Melayu’ [2003, LATS, Bộ GDĐT]. Võ Thị Thu Nguyệt, với Sự tiến triển trong chính sách dân tộc của Malaysia (từ 1957 đến 2000), [2002, Luận văn ngành Đông Phương học, ĐHQG Hà Nội]. Trần Thúy Anh, Những đặc trưng ngôn ngữ trong Pantun Melayu, [2008, LATS ngôn ngữ học, ĐHQG Hà Nội]. Phan Thị Hồng Xuân 2007: Cộng đồng nhập cư và mối quan hệ tộc người ở Liên bang Malaysia, [2007, LATS KHLS, Đại học KHXH và Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh] Liên quan đến Champa, phải kế đến những tác phẩm từ cuối thế kỷ XIX khi vấn đề về Champa trở thành đối tượng nghiên cứu thực sự của các nhà khoa học, những học giả người Pháp là những người đầu tiên nghiên cứu lĩnh vực này. Có thể kể đến những nhà nghiên cứu xuất sắc trong các lĩnh vực khác nhau. Abel Bergaine, E. Aymonier, L. Finot nghiên cứu về văn bia; E. M Durand nghiên cứu
  8. về dân tộc học; về khảo cổ học có J. Y. Claeys và về nghệ thuật có H. Parmertier, và sau ông là Ph. Stern, Jean Boisselier… Trong lĩnh vực lịch sử, năm 1991 G. Maspero xuất bản cuốn Vương quốc cổ Champa. Đây là tác phẩm duy nhất viết về lịch sử Champa từ đầu cho đến năm 1471. G. Maspero viết về lịch sử Champa theo vương triều, trong đó ông có đề cập đến những xung đột quân sự giữa Champa với các nước xung quanh như là một biểu hiện về tính hiếu chiến của người Chàm, mà ông giải thích là do hạn chế về điều kiện tự nhiên, và phần nào từ chính tính cách của tộc Mã Lai- Đa Đảo. Có thể nói đây là một tác phẩm có giá trị cao về mặt tư liệu, đặt nền móng cho việc nghiên cứu lịch sử Champa. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Champa cũng không còn xa lạ. Trong mươi năm trở lại đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết… có giá trị ra đời, kèm theo đó là những tên tuổi đã trở thành quen thuộc, có thể kể như Lương Ninh, Ngô Văn Doanh, Cao Xuân Phổ, Trần Kỳ Phương, Lê Đình Phụng, Hà Bích Liên… Có thể nói, GS. Lương Ninh là người đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa Champa tại Việt Nam. Những nghiên cứu của ông mang tính cổ điển và trên cơ sở phát hiện của ông, trong đó có việc giải mã nội dung của các văn bia cổ Champa, các học giả đi sau có thể tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn về lịch sử và nền văn hóa – nghệ thuật của vương quốc cổ này. Gần đây nhất, với tác phẩm Vương quốc cổ Champa (2006), GS. Lương Ninh đã tiếp tục tạo ra một dấu ấn mới cho giới nghiên cứu hiện tại về Champa. GS. Lương Ninh đã có nhiều công trình, bài viết có giá trị Hinđu giáo và nghệ thuật tiếu tượng Hinđu ở Đông Nam Á (1994), Lịch sử vương quốc cổ Champa (2004), Vương quốc cổ Champa (2006)…Trong những công trình vừa kể trên, chú trọng đến việc trình bày về sự hình thành, phát triển của vương quốc Champa qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Và đặc biệt GS. Lương Ninh cùng tác giả trong cuốn Lịch sử Đông Nam Á đã trình bày một lịch sử Đông Nam Á, một hình thức lịch sử Đông Nam Á, trong đó các sự kiện lịch sử chủ yếu của tất cả các quốc gia, các vùng, được giới thiệu “cắt lát” theo thời gian để thấy liên hệ ngang của nó trong khung “lát thời gian” khoảng vài thế kỷ ở các thời kỳ xa xưa và vài thập kỷ ở thời gian gần đây, mong tìm thấy những nét chung, nội dung đánh dấu mốc lịch sử nổi bật của các quốc gia trong lát thời gian đó, cùng những mối liên quan, tương đồng, thậm chí tương tác, tạo nên lịch sử vùng, lịch sử khu vực. Người hướng dẫn luận văn này của tôi, Tiến Sĩ Hà Bích Liên cũng là một nhà nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử và văn hóa của Vương quốc cổ Champa. Bà đã có những công trình, bài viết có giá trị đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nền văn hóa độc đáo của vương quốc này. Trong luận án Tiến Sĩ của mình, khi trình bày về “Quan hệ giữa vương quốc cổ Champa với các nước trong khu
  9. vực”, bà đã bàn đến một số khía cạnh trong mối giữa Champa với thế giới Melayu vùng Java và Hải đảo trên cơ sở quan hệ đồng tộc, buôn bán, hôn nhân, tôn giáo….. Tình hình nghiên cứu văn hóa Melayu và Chăm ở nước ta, như trình bày trên, đến nay đã có bước phát triển mới. Cộng đồng Melayu được nghiên cứu nhiều hơn cả là về ngôn ngữ, còn Champa được nghiên cứu hầu hết ở nhiều lĩnh vực, nhưng một công trình nào nghiên cứu yếu tố Melayu trong văn hoá Chăm là một việc làm rất cần thiết, mà luận văn này muốn bắt đầu một cách khiêm tốn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ văn hóa giữa người Melayu và người Chăm trong quá trình hình thành và phát triển. Nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử và giao lưu văn hóa. Từ đó, khắc họa nên một bức tranh về văn hóa Chăm, trong đó, hằn rõ những mảng màu văn hóa của văn hóa Melayu. - Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu tìm ra các yếu tố Melayu trong văn hoá Chăm Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để làm rõ đặc trưng văn hóa Melayu trong lịch sử dân tộc Chăm, người nghiên cứu còn mở rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu đến các cộng đồng người Melayu ở nơi khác, và nghiên cứu so sánh với các cộng đồng thuộc ngữ hệ Mã lai - Đa đảo ở Việt Nam. - Nguồn tư liệu: Ngoài các tài liệu lý luận sử học và văn hóa học như là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu, chỉ ra về phương pháp tiếp cận, tài liệu nghiên cứu thực hiện luận văn gồm việc tập hợp, hệ thống, phân tích các tài liệu đã công bố để tìm ra hệ thống văn hóa Melayu trong lịch sử dân tộc Chăm được nhìn nhận thuộc các khía cạnh khác nhau, người thực hiện còn bổ sung các tư liệu thực tế của chính mình và khai thác tối đa các tài liệu văn bản dân tộc Chăm và văn bản lưu truyền trong dân tộc Chăm. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Những đóng góp mà luận văn này mong muốn sẽ mang lại cho việc giảng dạy lịch sử, lịch sử văn hoá Đông Nam Á. Cụ thể là: - Về mặt lý luận: Nghiên cứu văn hóa Melayu và văn hoá Chăm là vấn đề được đẩy mạnh trong thời gian gần đây và cần nghiên cứu sâu hơn nữa. Luận văn này sẽ làm rõ đặc trưng văn hoá Melayu hiện diện trong lịch sử phát triển văn hoá Chăm, góp thêm những hiểu biết khẳng định giá trị văn hóa Melayu trong lịch sử văn hoá Chăm, làm rõ quá trình giao lưu văn hoá Chăm - Melayu.
  10. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp hiểu thêm văn hóa Chăm trong mối quan hệ giao lưu văn hoá với bên ngoài chủ yếu là văn hoá Melayu nói riêng, hiểu rõ hơn văn hóa Melayu trong lịch sử văn hoá Chăm, góp phần nâng cao thêm hiểu biết phục vụ các yêu cầu về tăng cường hợp tác văn hóa – kinh tế giữa Việt Nam và Malaysia, góp phần xây dựng phát triển cộng đồng ASEAN về mặt văn hóa. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: - Cơ sở lý luận :Người nghiên cứu hướng việc thực hiện luận văn trên cơ sở sử học, xem văn hóa như một hệ thống được hình thành trong phát triển lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử – logic, phương pháp nghiên cứu hệ thống cấu trúc, phương pháp so sánh văn hóa, phương pháp khảo sát, phỏng vấn, điều tra, phân tích và sử dụng công nghệ thông tin sẽ được sử dụng. Tuy nhiên cơ sở lý luận về lịch sử và văn hóa là nội dung sẽ được chú trọng để nghiên cứu thực hiện đề tài. 6. Bố cục: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Vùng đất lành của những tộc người Chương 2: Mối quan hệ giữa Champa và thế giới Melayu trong lịch sử Chương 3: Đặc trưng của các yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm
  11. CHƯƠNG 1: VÙNG ĐẤT LÀNH CỦA NHỮNG TỘC NGƯỜI 1.1.Nguồn gốc tộc người Người Chăm xuất hiện trong lịch sử với nhiều tên gọi khác nhau như Cam, Chàm, Chiêm, Hời… Ngoài ra họ còn được biết đến các tên gọi khác do các phiên âm của các học giả nước ngoài như: Học giả Pháp gọi là tộc Cam, Tchames, Chams; người Anh lại dùng từ Cham để chỉ tộc người Chăm. Nhưng theo dữ liệu của khảo cổ học ghi trên các bi kí ghi bằng chữ Phạn (Sanskrit) thì “chỉ thấy dùng danh xưng” Urang Cam (người Champa) để chỉ những tộc người sống ở vương quốc Champa” [59, tr. 37] Vậy người Chăm có nguồn gốc từ đâu? Họ là người bản địa hay là dân di cư từ hải đảo vào? Có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước đã đề cập về nguồn gốc của dân tộc Chăm ở Việt Nam, tiêu biểu như: Theo như thuyết nhân chủng và bộ Việt sử thì người Chiêm xưa vốn là dòng dõi người Mã Lai (tộc Mã Lai- Đa đảo- người viết) theo con sông Cửu Long Giang mà tiến vô chiếm dãy núi Hoành sơn, hỗn hợp với các thổ dân thời ấy là giống người Khmer, người Thái có lẫn cả người Phi-Châu và Ấn Độ nữa. [38, tr. 9] Dân Nam đảo khi chưa lập quốc thì ở rải rác khắp xứ Trung kỳ, chọn theo bờ biển và họ tụ họp nhau thành từng xóm nhỏ, xóm lớn thì gọi là Bộ Lạc, hễ xóm nào có sản vật gì thì hay lấy tên sản vật ấy mà đặt tên như: Xóm Cau, Xóm Dừa…sau rồi mới chia ra thành từng châu, từng quận, có nhiều chỗ sau người Việt Nam ta chiếm được cũng theo điểm cũ mà đặt tên xứ như: Tỉnh Quảng Nam, người Chăm gọi là Amaravati, Bình Định Vijayya, Thành Lồi ở Huế: Kiu S’ou, Nhật Nam, Janan, Khánh Hòa: Kauthara, Phan Rang – Phan Thiết: Paduranga…Mỗi Bộ Lạc có người tù trưởng làm đầu, cai trị và thu thuế, quyền hành như Vua chúa vậy. [38, tr. 9] Người Chăm được xếp vào nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynésien cùng với các tộc người Churu, Raglai, Giarai, Êđê. Như vậy, cư dân Chăm có nguồn gốc từ thế giới Đa đảo mà giống người chiếm đa số và ưu thế là người Indonesien. Những cuộc khai quật các di tích lịch sử vùi sâu trong lòng đất từ thời Pháp thuộc chứng tỏ được rằng văn minh Indonesien được truyền bá rộng rãi từ Vân Nam đến Sumatra. Người Dyak ở đảo Bornéo giống người Êđê, người Giarai ở Việt Nam là bằng chứng hùng hồn về sự rộng rãi của lĩnh vực sinh hoạt. Bernard Groslier nhận định “những người Chiêm đầu tiên của nước Lâm Ấp đều chắc sinh ra từ những người Indonesien, những kẻ đã sáng tạo ra văn hóa Đông Sơn”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho
  12. rằng tộc người Chăm có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc di chuyển vào. Nhưng giả thuyết này xem ra không đứng vững lắm. [58, tr. 74] Trong các công trình nghiên cứu về dân tộc học từ xưa đến nay, còn tồn tại những ý kiến khác nhau về nguồn gốc người Chăm cũng như các tộc người trong ngữ hệ Mã Lai-Đa Đảo ở Việt Nam: Hoặc là người di cư từ thế giới đảo Đông Nam Á đến, hoặc là người di cư từ các quần đảo nam Trung Quốc xuống vùng đất liền Đông Dương rồi từ đó di cư ra hải đảo Đông Nam Á. [6, tr. 9 ] Một số nhà khoa học Xô Viết cũ cho rằng người dân Nam Đảo có nguồn gốc từ dân Bách Việt và họ xuống phía nam bằng hai con đường, đường thứ nhất qua Philippine, Indonesia tới tận châu Đại Dương, một bộ phận trở lại lục địa vào Malacca và Việt Nam. Có thể người Chăm và một số cư dân Nam Đảo là sự hòa huyết giữa Ấn Độ và Đông Nam Á. Hoàng Tâm Xuyên có viết: “…Nhưng do những nguyên nhân sâu xa của lịch sử và truyền thống văn hóa , trong cư dân Đông Nam Á còn có khá đông người gốc Ấn Độ”[63, tr. 27] Sau khi các nhà khảo cổ học tìm thấy những di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh đầu thế kỷ XX với niên đại từ 4000 năm đến 2000 năm trước công nguyên, các nhà khoa học giả thiết rằng chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh có thể là tổ tiên của người Chăm. Những tác giả trong công trình văn hóa Chăm đã dành một chương nói về văn hóa Sa Huỳnh và gọi đó là văn hóa tiền Champa Một số học giả Liên Xô cũ cho rằng cội nguồn của các tộc người này là ở vùng ven biển Nam Trung Hoa, giữa sông Thanh Giang và sông Dương Tử. Đây là vùng phân bố của các bộ lạc Bách Việt cổ xưa, trong đó có tổ tiên của người Nam Đảo. Họ xuống phía nam bằng 2 con đường, đường thứ nhất qua Philippin, Indonesia tới tận châu Đại Dương…. “Nhưng W. G. Solhiem II lại cho rằng chính tổ tiên của người Chăm đã mang ngôn ngữ Nam Đảo từ biển vào đất liền và để lại trong phức hệ văn hóa Sa Huỳnh ở duyên hải Trung Bộ Việt Nam” [59, tr. 38-39]. Qua lời lý giải của Solhiem II thì văn hóa Chăm có mối liện hệ mất thiết với nền văn hóa Sa Huỳnh. Đây cũng là ý kiến được nhiều tác giả đồng tình và cho rằng “Ở đây tổ tiên người Chăm chung sống với cư dân Sa Huỳnh cổ, vốn cũng là cùng nguồn gốc tộc người với họ, góp phần vào văn hóa Sa Huỳnh hậu kỳ, làm gạch nối cho văn hóa Sa Huỳnh – Tiền Champa và cùng với tiến trình lịch sử, quá trình tộc người ở họ liên tục diễn ra cho đến gần đây” [59, tr. 43-44] Bên cạnh các ý kiến của các nhà nghiên cứu thì những thành tựu của khảo cổ học từ năm 1909 cũng có những đóng góp rất lơn, góp phần làm sáng tỏ vế nền văn hóa Champa. Qua các di tích có niên đại sớm – tiền Sa Huỳnh phân bố ở các tỉnh miền Trung Việt Nam từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và các di chỉ niên đại muộn phân bố ở Quảng Nam, Quảng
  13. Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận khẳng định cư dân Sa Huỳnh là cư dân bản địa. Trong các di chỉ phân bố ở các tỉnh có di chỉ Hậu Xá (Hội An) niên đại thế kỉ I, rất gần với thời điểm Khu Liên lập nước Lâm Ấp đã khẳng định được mối quan hệ giữa văn hóa Chăm và văn hóa Sa Huỳnh. Dựa vào thành tựu của khảo cổ học các nhà nghiên cứu Việt Nam đã khẳng định cư dân Chăm có nguồn gốc bản địa. Trong luận án Tiến Sĩ tác giả Phan Văn Dốp đã khẳng định: “Người Chăm là thành phần cư dân bản địa ở Việt Nam, có một lịch sử phát triển từ 4000 năm cho đến nay” [12] Ngoài những lý giải khoa học về nguồn gốc của tộc người này thì trong truyền thuyết của dân tộc Chăm cũng có câu chuyện truyền thuyết nói về nguồn gốc tổ tiên của họ là câu chuyện nói về hai bộ lạc Cau (Kramuka vams’a) và bộ lạc Dừa (Narikela vams’a) hai bộ lạc này làm chủ hai miền vương quốc Chapa: Theo truyền thuyết thì bộ lạc Cau làm chủ miền đất phương Nam (vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay), bộ lạc Dừa làm chủ miền đất phương Bắc (vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay) và bộ lạc Dừa ở phía Bắc đồng thời là dân tộc thuộc huyện Tượng Lâm ở thế kỷ thứ II và chính tổ tiên họ lập nên quốc gia Lâm Ấp. Trong quá trình phát triển của dân tộc Chăm luôn gắn với cuộc đấu tranh để giành quyền cai trị vương quốc giữa hai bộ lạc. Qua phân tích về nguồn gốc và quá trình phát triển của tộc người Chăm cho thấy họ là một dân tộc đã hình thành từ rất sớm và gắn liền với sự ra đời của vương quốc cổ Champa. Do vậy, cư dân Chăm sinh sống tại Ninh Thuận, Bình Thuận là những cư dân gốc bản địa “… khu vực đồng bằng ven biển Trung Bộ Việt Nam là địa bàn cư trú chính của người Chăm và tổ tiên của họ”. [59, tr. 48-49] Từ những năm đầu thế kỷ XX, G. Maspero trong công trình Vương quốc Chàm đã có những nhận xét về nguồn gốc người Chăm như sau: “Có lẽ nguồn gốc người Chàm là người Malayo- Polinésien….Vì thế cho nên nhận dạng người Chàm do những du khách đầu tiên Trung Hoa miêu tả là: da đen, mắt sâu, mũi hếch, tóc quăn…”[1, tr. 59]. Tuy nhiên, nhận xét trên chưa thật chuẩn xác. Trần Quốc Vượng có viết: “Văn hóa Chăm vẫn còn đây, sống động ở Ninh Thuận…những dòng họ Ôn, Ma, Trà, Chế…với những con người da đồng hun, mũi cao, mắt sâu, tóc xoăn, những huyền tích, những lễ hội Kate ”. [1, tr. 60] Theo các thư tịch cổ Trung Hoa, các nhà khoa học hiện nay đều cho rằng Vương quốc Lâm Ấp được hình thành năm 192. Trải qua quá trình lịch sử, với các tên gọi Lâm Ấp, Hồn Vương, Chiêm Thành, nhà nước Champa đã trải qua rất nhiều thăng trầm, ảnh hưởng lớn đến diễn trình lịch sử văn hóa Chăm. Mặc dù có nhiều luận giải khác nhau về người Chăm từ đâu di cư đến vùng bờ biển Trung bộ Việt Nam ngày nay, nhưng rõ ràng, về mặt khoa học, hầu hết các học giả đều dễ dàng thống nhất với
  14. quan điểm cho rằng, không hề có một tộc người tên Chăm ngay từ đầu, từ những nhóm cư dân Nam Đảo cư trú ở vùng Malayo- Polynesia, rải rác lênh đênh trên biển và dạt vào định cư ở vùng biển miền trung khoảng từ thiên niên kỷ I trước CN. “Đất lành chim đậu”, nhiều lớp cư dân Nam Đảo khác nhau đã đến và định cư, cộng hưởng với văn hóa Môn và vào đầu công nguyên, một nhóm Nam Đảo ở vùng Tượng Lâm, Nhật Nam đã lập nhà nước tự chủ đầu tiên, đối kháng lại với văn hóa Hán. Thư tịch cổ Trung Hoa gọi là Lâm Ấp, văn bia Chăm sau này, vào thế kỷ VII ( Bia Mỹ Sơn III) cho thấy nhóm Nam Đảo này tự gọi tên nước là Champa, và tên tộc Chăm được gọi theo tên nước. Yếu tố Melayu đã có ngay chính trong văn hóa của tộc người Chăm. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, ngoài nhóm Chăm miền Trung Việt Nam, đã xuất hiện têm nhóm Chăm Nam Bộ. Người Chăm Nam Bộ cũng đều là con cháu của cư dân Champa cổ có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung Việt Nam ngày nay. Khác với người Chăm ở miền Trung theo Ấn Độ giáo hay còn gọi là đạo Bàlamôn, người Chăm Nam Bộ theo tín ngưỡng Islam còn gọi là đạo Hồi. Tiếng nói của họ thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian. Ngày nay bộ phận người Chăm Islam Nam Bộ phân bố ở một số vùng như: Châu Đốc (An Giang) định cư dọc theo hai bờ sông Hậu Đồng Nai, Tây Ninh Thành phố Hồ Chí Minh tập trung quanh khu vực quận 8, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận Phú Nhuận… Người Chăm Nam Bộ hiện nay là con cháu của cư dân Champa cổ có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận). Do nguyên nhân lịch sử, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX họ lần lượt rời bỏ quê hương sang Chân Lạp (Campuchia), Xiêm La (Thái Lan), Malacca (Malaysia) sinh sống. Tại những quốc gia này người Chăm được tiếp xúc với người Melayu Islam gốc Indonesia vốn trước đây đã có quan hệ khá mật thiết với họ. Thêm vào việc có cùng nguồn gốc nhân chủng và cùng ngữ hệ Malayo – Polynesian với cộng đồng Hồi giáo này tạo ra mối quan hệ khăng khít về tôn giáo, xã hội và huyết thống. Chính vì thế, khi xem xét vấn đề tín ngưỡng và tập quán của cộng đồng Chăm Islam tại Nam Bộ, chúng ta không thể chỉ xem trên bình diện lịch sử, quá trình phát triển mà còn phải đặt cộng đồng ấy trong bối cảnh tín ngưỡng chung của Islam giáo. [28, tr. 41-49] 1.2. Từ những người Nam Đảo đến người Chăm Khoảng nửa đầu và giữa thiên niên kỷ thứ II TCN [37, tr. 408], người Nam Đảo di cư vào bán đảo Trung Ấn là khu vực của người Nam Á và ở đây xảy ra hỗn chủng giữa hai loại người này. Về văn
  15. hóa, diễn ra sự hòa hợp giữa văn hóa rìu tứ giác và rìu có vai, về tiếng nói có ảnh hưởng và vay mượn nhau. Ngay khi sự hỗn hợp giữa Nam Á và Nam Đảo chưa diễn ra thì một bộ phận người Nam Đảo cổ đã tiến vào bán đảo Mã Lai (là nơi lúc đó chỉ có người nguyên thủy ở trình độ đồ đá cũ cư trú). Ở đây, con thuyền có cầu thăng bằng thật sự đi biển. Bộ phận người Nam Đảo ở lại duyên hải Việt Nam đã có sự hòa hợp về ngôn ngữ và văn hóa với cư dân Môn-Khme và họ chính là các dân tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam…[22] Giả thuyết này của Heine Ghendée được nhiều người tán thành. Nhưng cũng có người tỏ ra nghi ngờ, nhất là việc gắn cho mỗi loại cư dân một hình thức công cụ như người Nam Á là rìu có vai, còn người Nam Đảo là rìu tứ giác. Nhưng phải nói rằng chỉ tới khi Trêbốcxarốp công bố bài “Lớp cư dân đầu tiên và cổ tộc sử” [61, tr.125-127]. Trêbốcxarốp đưa ra giả thuyết mới của mình về người Nam Đảo như sau: Về công cụ sản xuất, cư dân Nam Đảo dùng cả rìu tứ giác và rìu có vai hoặc bôn có nấc mà sau này người ta phát hiện thấy ở cả Inđônesia. Họ trồng các loại cây có củ, nhất là khoai sọ, rồi sau mới trồng lúa. Họ nuôi gia súc như chó, lợn, trâu và đánh cá trên sông, hồ và biển. Người Nam Đảo từ rất sớm đã biết chế thuyền bằng gỗ có nhiều mái chèo để đánh cá và vận chuyển. Ngoài ra, họ còn dùng tre nứa một cách phổ biến để tạo ra vật dụng. Người Nam Đảo ở trong những ngôi nhà sàn hình chữ nhật, người đến tuổi trưởng thành đều cà răng. Về nhân chủng, yếu tố Môngôlôit ở người Nam Á khá đậm, mà yếu tố nhân chủng đó lại có nguồn gốc ở Đông Nam Trung Quốc. Cuối cùng, một đặc điểm nổi bật của người Nam Đảo, mà đặc điểm ấy sau này giúp họ vượt biển đi tìm đất mới, đó là tài đi biển trên các con thuyền do họ tự tạo ra. Về con đường di cư, Trêbốcxarốp đưa ra hai giả thuyết: - Thứ nhất, người Nam Đảo có thể đi theo con đường từ lục địa Đông Nam Trung Quốc ra đảo Đài Loan (mà con cháu của họ ngày nay là người Cao Sơn). Từ đây họ chia ra làm hai hướng, một hướng đi về phía Bắc qua Riukiu đến Nam Nhật Bản để tạo ra các bộ lạc Hayatô và Kumacơ sau này. Một hướng, mà là hướng chính, đi về phía Nam qua Philippin, Inđônesia và sau cùng đổ bộ lên lục địa ở bán đảo Malacca, Trung bộ Việt Nam để hình thành nên người Mã Lai và người Chàm ngày nay. Giả thuyết thứ hai là người Nam Đảo từ Đông Nam Trung Quốc đi dọc biển Đông Việt Nam tới Nam Đông Dương rồi từ đó vượt ra Indonesia bằng đường biển. [37, tr. 409] Về khả năng các giả thuyết trên, tác giả cho rằng nếu căn cứ vào tính chất cổ của ngôn ngữ Đông Indonesia sang ngôn ngữ Mêlanêdiêng, thì có ưu thế hơn cho việc chứng minh con đường di cư qua Đài Loan vào Philippin. Nhưng ngược lại nếu căn cứ vào mối quan hệ gần gũi giữa các dân tộc
  16. Nam Đảo và Nam Á về văn hóa và ngôn ngữ thì lại có lợi cho khả năng di cư theo hướng ven lục địa Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta các nhà khoa học có xu hướng đi tìm nguồn gốc bản địa của cư dân nói ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam. Theo hướng nghiên cứu trên, có hai quan điểm chính sau đây: Văn hóa Sa Huỳnh phân bố dọc vùng duyên hải Trung bộ đến cực Nam Trung bộ và Đông bắc Tây Nguyên là một tuyến văn hóa bản địa; vào khoảng cuối thiên niên kỷ II TCN đến đầu thiên niên kỷ I TCN có một bộ phận cư dân ở vùng Đông nam Trung Quốc di dân xuống Việt Nam và đã kết hợp với cư dân Sa Huỳnh để hình thành nên Chàm cổ, còn một bộ phận khác của cư dân Sa Huỳnh bị đẩy vào vùng rừng núi, hình thành nên những nhóm người nói ngôn ngữ Nam Đảo, như người Raglai, người Churu, người Êđê người Giarai. [44, tr. 37] Từ Sa Huỳnh lên Chàm cổ là sự phát triển liên tục, hay Chàm cổ là hệ quả tất yếu của sự phát triển tuyến văn hóa Sa Huỳnh; trong sự phát triển đó, có tuyến đồng bằng hình thành nên người Chàm cổ, có tuyến ở vùng núi, hình thành nên người Raglai, Churu, Êđê, Giarai. Như vậy, rất có thể các dân tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam từ xa xưa của lịch sử là những cộng đồng cư dân thống nhất, nhưng do quá trình di cư sống ở những vùng địa lý ít nhiều cách biệt nhau, lại chịu sự tác động không đồng đều các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa của người Nam Á (Môn - Khme), nên đã hình thành các tộc người khác nhau. Và nếu các tộc người nào ở gần nhau, ít cách biệt nhau, sự ảnh hưởng yếu tố bên ngoài cũng tương tụ nhau, thì giữa họ có nhiều nét tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa hơn so với các tộc người khác. Một bộ phận của những người Nam Đảo đã thiên di đến vùng biển miền trung Việt Nam ngày nay. Họ trở thành người Chăm với tư cách là cư dân của vương quốc cổ Champa. Nhưng họ không phải là những người đầu tiên có mặt ở vùng đất này. Nhà nghiên cứu người Áo R. Heiner Gelder (1932) đã đưa giả thiết về quê hương ban đầu của người Nam Đảo ở vùng đất phía Nam Trung Hoa rồi sau đó họ mới thiên di xuống vùng Đông Nam Á hải đảo. Sau R. Heiner Geldern và vẫn theo quan điểm này của ông là Colani (1938), H. Otley Beyer (1948)…Gần đây hơn là Bellwood Perter (1992), Anthony Reid (1995). Trong khoảng thiên niên kỷ thứ III tr CN, dân Nam Đảo đã tập trung xung quanh các đảo Philippin và Indonesia ngày nay. Họ tiếp tục đời sông sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm và đặc biệt là đóng thuyền đi biển. Cũng bắt đầu từ đó, họ thực hiện những chuyến đi ngang dọc trên biển, in dấu ấn của mình vào lịch sử nhân loại như một tộc người giỏi đi biển và sinh sống gắn bó với biển khơi.
  17. Đưa ra một giả thiết khác về quê hương ban đầu của người Nam Đảo học giả người Mỹ Soheim II cho rằng dân Nam Đảo (hay Nusantao, theo cách gọi của ông) xuất phát từ đảo Mindanao (Philippin) theo gió mùa vào biển Đông (Miền Trung và Nam Việt Nam ngày nay), rồi mới đến miền Nam Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Một bộ phận còn đi về phía Nam lục địa Châu Á, tới tận bờ biển Đông Phi. Họ định cư lại ở một nơi, một nhóm dân cư, mở ra sự trao đổi sản phẩm và giao lưu văn hóa rộng lớn [40, tr. 18]. Nhìn chung thì các học giả nếu vẫn còn phân vân về quê hương ban đầu của người Nam Đảo thì lại dễ dàng thừa nhận khả năng thiên di trên biển và vai trò tiên phong mở ra những con đường đi trên biển của họ. Chính người Chàm về sau đã biết lợi dụng thế mạnh này của tộc người trong việc giao lưu với thế giới bên ngoài. Từ khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II – đầu thiên niên kỷ thứ I – TCN, nhóm Nam Đảo phía Đông (Indonesia) tung hoành trên biển Thái Bình Dương, đến Tonga, Samoa, Hawai và Newzealand. Cùng thời gian đó, nhóm Nam Đảo phía Tây đã thực hiện được những chuyến đi đáng kinh ngạc. Họ tới vùng biển miền Trung Việt Nam ngày nay, để sau này tạo nên nhóm Austronesia- Chàm, tới Borneo, Java, Sumatra, Sulawesi. Một bộ phận cũng từ đây thiên di tới tận Madagaxca, nơi đã có “những người bản địa Java hóa giống họ”, định cư và dần dần tạo nên một nền văn hóa Malayopolynesian phía Tây phát triển độc lập. Có lẽ đây chính là nhóm Nam Đảo mà biên niên sử Bồ Đào Nha thế kỷ XVII lưu ý đến [40, tr. 19] Như vậy, một thế giới Nam Đảo rộng lớn đã được mở ra. Trong thế giới đó, vùng biển miền Trung Việt Nam ngày nay là một điểm quan trọng. Khảo cổ học đã chứng minh được sự có mặt của người Nam Đảo ở bờ biển Việt Nam từ cuối thiên niên kỷ thứ II tr CN. Tuy nhiên, những đợt thiên di đáng kể của họ đến vùng biển này nằm trong khoảng thời gian từ 500 năm tr CN cho đến đầu công nguyên và tập trung rõ nhất là ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Cùng trong khoảng thời gian này, dấu vết của những vùng quần cư của họ còn rải ra đến tận Quảng Bình, và lan vào đến ven biển thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Một nhánh còn đến tận An Giang, Kiên Giang, sau này đọng lại ở Óc Eo, là cư dân của “nước Chí Tôn” –NaravaraNagara mà có lẽ cũng chính là một bộ phận chủ chốt của cư dân vương quốc cổ Phù Nam vào những thế kỷ đầu công nguyên. Dân Nam Đảo vốn là những người đi biển cừ khôi, thiên di nhiều và có thói quen sống phiêu diêu trên biển. Điều đó nói lên nhiều ý nghĩa, song không có nghĩa là họ không có thói quen cư trú trên đất liền. Những bãi mộ vò vò ở Bình Châu, Long Thạnh, Quảng Ngãi mà khảo cổ học phát hiện ra
  18. không thể là việc diễn ra một ngày, một tháng. Những dấu vết cư trú còn nằm rải rác bên bờ biển Việt Nam, và gần nhất năm 1993, người ta còn phát hiện ra thêm một di chỉ cư trú gần Sa Huỳnh [40, tr. 20]. Rõ ràng người Nam Đảo đã đến bờ biển Việt Nam từ rất sớm, ít ra là từ trên dưới 1000 năm tr CN, ăn đời ở kiếp nơi đây, và chắc đã diễn ra một quá trình cộng cư đơn giản, hòa mình với những nhóm cư dân bản địa sống thưa thớt nhưng đã có mặt từ trước khi người Nam Đảo và sự cộng cư này là điểm khởi đầu cho sự ra đời và phát triển của những nền văn hóa sau đó ở ven biển miền Trung Việt Nam ngày nay. Các nhà khảo cổ học tìm thấy trong một số di chỉ dấu vết của một nền văn hóa đặc trưng, gọi chung là văn hóa Sa Huỳnh, có niên đại phổ biến cũng vào khoảng 500 năm TCN – nằm trong khoảng không gian và thời gian mà người Nam Đảo thiên di đến vùng biển miền Trung Việt Nam. Sau văn hóa Sa Huỳnh và cũng chính trên địa bàn này xuất hiện nền văn hóa của tộc người Chăm gắn liền với lịch sử hơn 10 thế kỷ tồn tại của vương quốc cổ này. Tài liệu chính sử Trung Quốc cho thấy [40, tr. 20], người Chăm lập quốc sớm nhất là vào thế kỷ thứ II. Như vậy Sa Huỳnh cách Chăm cả gần nửa thiên niên kỷ nhưng trong khoảng thời gian đó liệu vùng văn hóa Sa Huỳnh có sự tồn tại tự nhiên của một bộ phận cư dân nào khác? Vùng biển miền Trung xưa của Việt Nam sớm hội tụ được những điều kiện cho khả năng tập trung dân cư mà trước hết phải kể đến biển như là một yếu tố đầu tiên. Hơn nữa, đây cũng là nơi có những dòng sông lớn đổ ra biển và tạo nên những đồng bằng nhỏ; sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà ở Quảng Ngãi, sông côn ở Bình Định, sông Ba ở Phú Yên. Ở di chỉ Trảng Sỏi Sứ (nằm bên bờ Bắc của dòng chảy cổ có tên gọi hiện nay là Rọc Gốm thuộc Hội An, Quảng Nam, Đà Nẵng), thuộc tầng văn hóa thứ hai, độ sâu là 0,20 m- 0,80- 0,90m, tìm thấy khá tập trung nhiều hiện vật gốm thô và hơi thô, mà “…rất khó phân biệt rạch ròi giữa hai loại gốm thô Sa Huỳnh và gốm thô Champa” để chỉ những hiện vật này. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, có lẽ Trảng Sỏi Sứ không phải là một di chỉ sản xuất gốm mà có thể chỉ là một làng – bến ven sông, một vùng cư trú. Gần đây hơn, tháng 9 năm 1996, một nhóm các nhà khoa học tiến hành đào thám sát kinh đô Champa cổ - Đồng Dương. Qua phân tích những hiện vật tìm thấy, họ đã đưa ra những giả thiết đáng tin cậy về sự tồn tại liên tục của một vùng cư trú từ những thế kỷ trước công nguyên cho đến tận thế kỷ XVIII [40, tr. 21]. Ở một di chỉ thuộc vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh, di chỉ Xóm Ốc trên đảo Lý Sơn, tính chất cư trú lâu dài và liên tục từ tiền Sa Huỳnh đến Champa được thể hiện ở sự có mặt một tầng văn hóa dày 1,5m và không có lớp ngăn cách. Lớp trên cùng chứa gốm Sa Huỳnh muộn – Champa sớm mà rõ ràng nhất là
  19. các mảnh gốm muộn có độ nung cứng dạng bát sành, xương gốm mịn và sáng màu. Mặc dù vấn đề còn nhiều nghi vấn, nhưng dẫu sao những hiện vật gốm tìm thấy ở một số di chỉ thuộc vùng văn hóa Sa Huỳnh – Champa cũng hé mở ít nhiều những bằng chứng cho thấy, sự tiếp nối trong đời sống dân cư ở ven những dòng sông thuộc miền Trung Việt Nam ngày nay. Văn hóa Chăm có sự trùng lặp về mặt không gian và nối tiếp về mặt thời gian với văn hóa Sa Huỳnh. Dân Sa Huỳnh cổ có thể trở thành dân của vương quốc cổ Champa là một giả thiết vẫn được đặt ra. Cũng trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh, truyền thuyết Chăm nói đến hai bộ lạc Cau và Dừa. Bi kí Chăm thế kỷ XI đề cập lại đến vấn đề này: Kramukavamsa (bộ lạc Cau) và Narikelavamsa (bộ lạc Dừa). Vấn đề thời gian và không gian tồn tại của hai bộ lạc này còn phải bàn cãi nhiều nhưng chắc đây là hai bộ lạc có thật bởi vì nó được phản ảnh lại cả trong truyền thuyết và bi kí. Từ hai bộ lạc này, hình thành hai tiểu quốc Nam Chăm và Bắc Chăm. J. Boisselier (1963) tỏ ra nghi ngờ khi ông phản đối ý kiến của G. Maspero gắn các vị vua của vương triều Panduranga (thế kỷ VIII) vào thị tộc Cau. Ông nhấn mạnh đến vấn đề tên tiếng Phạn của hai thị tộc chỉ xuất hiện trong bi kí muộn, vào thế kỷ XI.. Truyền thuyết về thị tộc Cau và Dừa xuất hiện trong bia Mĩ Sơn XII của Harivaman IV và theo J. Boisselier là khá muôn và ngẫu nhiên “Chẳng có gì cho phép nhận định rằng những điểm ghi chép này có vào thế kỷ VIII và càng không thể ghép các vị vua mới vào thị tộc Cau” [40, tr. 22] Thực ra truyền thuyết được phản ánh muộn không có nghĩa là xuất hiện muộn. Và đây không phải là trường hợp cá biệt. Trong hệ thống bi kí Chàm, ta được biết bia Mĩ Sơn 3 cua Vikrantavarman I nổi tiếng thế kỷ VIII, kể về truyền thuyết Kaudynia và Soma phỏng theo truyền thuyết Hỗn Điền- Liễu Diệp cách thời gian tạo dựng bia cả mấy thế kỷ. Có thể hình dung rằng vào thời điểm đó chưa thể có một ranh giới địa lý rõ ràng, nên địa bàn sinh sống của hai thị tộc cũng chính là giới hạn điạ bàn của hai tiểu quốc. Tên tộc Cau và Dừa sẽ mất đi khi tên tộc chung thống nhất ra đời và gọi theo tên nước: tộc Chăm. Người Chăm lập quốc sớm nhất vào thế kỷ thứ II, sau cuộc khởi nghĩa giành quyền tự chủ của Khu Liên vào năm 192 và họ gọi đó là nước Lâm Ấp. Lâm Ấp ban đầu chỉ bao gồm vùng Bắc Chăm (địa bàn chủ yếu của văn hóa Sa Huỳnh, nay là các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi). Trước khi Lâm Ấp lập nước và sau đó phát triển song song cùng với Lâm Ấp, vùng duyên hải phía Nam miền Trung Việt Nam ngày nay tồn tại một tiểu quốc độc lập mà sau này nó sẽ là vùng Panduranga của Champa. Tiểu quốc phía Nam Lâm Ấp này đứng ngoài hệ thống thuộc quốc của Phù Nam. Điều đáng nói là trên địa bàn Nam Chăm người Ta tìm thấy bia Võ Cạnh. Các nhà khoa học vẫn
  20. cho rằng đó là tấm bia cổ nhất Đông Nam Á và chứng tỏ được sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên. [40, tr. 23] Hẳn rằng trước khi vùng Nam Chăm mang tên gọi chính thức Panduranga và trở thành một bộ phận của vương quốc cổ Champa, cư dân ở đây phải có những mối quan hệ, trên tư cách là mối quan hệ đồng tộc với dân Lâm Ấp và cả bộ phận Nam Đảo của cư dân cổ Phù Nam. Họ đóng vai trò trung gian – tiếp nhận văn hóa Ấn Độ từ phía Nam và chuyển tải văn hóa Ấn lên phía Bắc. Trước khi giành được độc lập, Lâm Ấp chịu sự cai trị của nhà Hán. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý nên sự chi phối, cương tỏa của nhà Hán cũng ít nhiều bị hạn chế. Hơn nữa, Lâm Ấp lại sớm giành được quyền tự chủ. Nhưng có lẽ yếu tố quan trọng để nó có thể dễ dàng tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và thống nhất với Nam Chăm chính là do có quan hệ đồng tộc của những bộ phận cư dân nói tiếng Nam Đảo sống trên cùng một địa bàn. Những tiểu quốc ban đầu này, có thể vào một thời điểm nào đó sẽ là cơ sở chính cho tình trạng biệt lập, tản quyền của các địa phương trong vương quốc cổ Champa. Nhưng đồng thời, nó cũng chính là những thành tố, hạt nhân tạo nên sự thống nhất dân cư và lãnh thổ khi có điều kiện và nhu cầu. Ta biết rằng cho đến thế kỷ VIII, thư tịch cổ Trung Hoa vẫn gọi Champa là Lâm Ấp. Mối quan hệ giữa Champa với Trung Hoa có từ rất sớm và không chỉ là quan hệ chiến tranh (để giành độc lập). Được biết những phái viên đầu tiên của Lâm Ấp gửi đến Trung Hoa là vào năm 220 và 230 CN, thì có lẽ những phái viên này chỉ đại diện cho Bắc Chăm. Nhưng cũng theo thư tịch cổ Trung Hoa, vào thế kỷ IV, sứ của Phù Nam sang Trung Hoa than phiền về việc “Lâm Ấp hay gây hấn”, thì Lâm Ấp ở đây hẳn không phải là chỉ để chỉ vùng Bắc Chăm mà thôi. Trong thư của Jayavarman, vua Phù Nam trị vì vào khoảng nửa sau thế kỷ V, gửi cho hoàng đế Trung Hoa xin trừng phạt kẻ có tội (Lâm Ấp) lại nhấn mạnh: “Nước Lâm Ấp và nước Phù Nam là những nước có biên giới chung” [40, tr. 24]. Thư tịch cổ Trung Hoa, Lương Thư, chép lại một cách khá rõ ràng về các đời vua Lâm Ấp: Phạm Văn ở ngôi từ năm 337 đến 349 và Phạm Phật, con Phạm Văn ở ngôi từ 349 đến sau 361. Phạm Văn đã đem quân đánh chiếm Nhật Nam, lấy đèo Hoành Sơn làm cương giới phía bắc, xây thành Khu Túc để phòng giữ. Sách Thủy kinh chú chép: Thành Khu lật (Khu túc) là thành cũ của huyện Tây Quyển. Phía Nam thành ấy, tức là phía Đông dãy núi dài là huyện Thọ Lanh có sông chảy qua… Năm Chính Thủy thứ IX, đời Ngụy, nước Lâm Ấp tiến đánh huyện Thọ Lanh, lấy làm địa giới. Sử học bị khảo giải thích: Thành Khu lật này thuộc phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, sông Thọ Lanh tức là Sông Gianh ngày nay. Đại Nam Nhất thống chí (QIII, tỉnh Quảng Bình, phần cổ tích) lại nhắc đến một thành được gọi là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0