intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

150
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam bao gồm những nội dung về sơ lược về người Giarai và Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử; Thủy Xá, Hỏa Xá trong mối quan hệ với các vùng xung quanh; vài nét về nền văn hóa của Thủy Xá, Hỏa Xá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hải Hiền THỦY XÁ, HỎA XÁ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hải Hiền THỦY XÁ, HỎA XÁ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 03 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ BÍCH LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, sự kiện, tư liệu mà tôi trình bày, trích dẫn trong luận văn đều hoàn toàn trung thực và ghi rõ nguồn. Nếu có gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Tác giả luận văn Lê Thị Hải Hiền
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hà Bích Liên, người đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành luận văn này. Những phương pháp nghiên cứu khoa học mà cá nhân tôi học tập được từ cô, sẽ là hành trang không thể thiếu trong suốt chặng đường nghiên cứu khoa học về sau. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do còn nhiều hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu… chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và bè bạn. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô khoa Lịch Sử, các cán bộ của phòng Sau Đại học, các cán bộ thư viện và các bạn học viên dồi dào sức khỏe. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Cách gọi tên của Vua Lửa, Vua Nước của các dân tộc Bảng 1.2: Thứ tự các đời vua Lửa, vua Nước Bảng 1.3: Quy định về họ của Vua và họ vợ của vua Bảng 1.4: Sơ đồ mối quan hệ của các Pơtao
  6. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ NGƯỜI GIARAI VÀ THỦY XÁ, HỎA XÁ TRONG LỊCH SỬ .................................................................................................................. 12 1.1. Vài nét về người Giarai ........................................................................................... 12 1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................................................ 12 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ................................................................................. 13 1.2. Khái quát chung về Thủy Xá, Hỏa Xá .................................................................... 15 1.2.1. Tên gọi .................................................................................................................................. 15 1.2.2. Địa điểm ............................................................................................................................... 17 1.2.3. Nguồn gốc ............................................................................................................................ 23 Chương 2. THỦY XÁ, HỎA XÁ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC VÙNG XUN QUANH ......................................................................................................... 26 2.1. Quan hệ với các triều đại phong kiến Việt Nam ..................................................... 26 2.1.1. Quan hệ thần phục và lệ thuộc của Thủy Xá, Hỏa Xá với các triều đại phong kiến Việt Nam. .................................................................................................................... 26 2.1.2. Những chính sách của các vương triều phong kiến Việt Nam đối với Thủy Xá, Hỏa Xá .................................................................................................................................. 46
  7. 2.2. Quan hệ với người Khơme ...................................................................................... 51 2.3. Quan hệ với người Chăm ........................................................................................ 57 Chương 3. VÀI NÉT VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA THỦY XÁ, HỎA XÁ ........................ 64 3.1. Văn hóa vật chất ...................................................................................................... 64 3.1.1. Ẩm thực (ăn)........................................................................................................................ 64 3.1.2. Trang phục (mặc) ............................................................................................................... 65 3.1.3. Nhà cửa (ở) .......................................................................................................................... 65 3.2. Văn hóa tinh thần .................................................................................................... 67 3.2.1. Tâm linh ................................................................................................................................ 67 3.2.2. Nghi lễ ................................................................................................................................... 71 3.2.3. Tang ma, cưới hỏi .............................................................................................................. 74 3.2.4. Phong tục tập quán khác................................................................................................... 82 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 92 PHỤ LỤC .. ...................................................................................................................... 97
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vùng Tây Nguyên Việt Nam ngày nay là nơi lưu giữ rất nhiều những nét độc đáo, đặc sắc của một số dân tộc thiểu số, trong đó có tộc người Giarai, đang sinh sống ở tỉnh Gia Lai. Lần dở những trang sử cũ, những ghi chép của cha ông để lại, đó là vùng đất vốn gắn với tên gọi “Thủy Xá”, “Hỏa Xá” từ thế kỷ XV. Quá khứ đã rất xa xưa và nguồn tài liệu còn lại cũng hạn hẹp nhưng tìm hiểu về “Thủy Xá”, “Hỏa Xá” chính là tìm hiểu về một sự khởi nguồn cho những nét văn hóa của vùng đồng bào dân tộc miền núi Tây Nguyên và để tôn vinh tính độc đáo, tính khác biệt và đa dạng của một nền văn hóa. Liên quan đến Thủy Xá, Hỏa Xá có rất nhiều câu chuyện vô cùng cuốn hút như sự tích Thủy Xá, Hỏa Xá, về thanh gươm thiêng của dân tộc Giarai, hay sự huyễn hoặc xoay quanh những vị vua không ngai của hai “vương quốc” này. Nhiều quan điểm trái chiều của các trường phái nghiên cứu khác nhau mà dường như đều gặp nhau ở một mục đích - đó có thật sự là một vương quốc hay không? Cần tập hợp lại tất cả các nguồn tư liệu viết về Thủy Xá, Hỏa Xá và mong muốn trả lời một câu hỏi cho chính mình: Vùng đất đó, tộc người đó đã từng tồn tại như thế nào trong lịch sử Việt Nam? Đó thực sự là lý do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này. Nhưng dù thế nào chăng nữa, có hay không có một vương quốc đã từng tồn tại? Thông qua việc nghiên cứu về vùng đất Thuỷ Xá, Hoả Xá xa xưa sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi này, ngoài ra còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn những nét văn hoá độc đáo của người miền núi, mà chính những nét văn hoá đó đã góp phần tạo dựng nên một nền văn hoá dân tộc Việt Nam đa dạng và giàu bản sắc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn trong thời kỳ toàn cầu hóa, khi những “tiêu chí” văn hoá hiện đại đang có nguy cơ rập khuôn mọi nền văn hoá, làm mất đi mặt tích cực của giá trị toàn cầu hoá. Thông điệp “chấp nhận sự khác biệt” để tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” góp phần bảo tồn
  9. 2 những nền văn hoá độc đáo, những di sản văn hoá sống chính là ý nghĩa thực tiễn cuốn hút tôi vào mảng đề tài này. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp người viết không chỉ củng cố thêm những kiến thức đã được học mà còn mở mang thêm nhiều nguồn kiến thức mới về lịch sử và văn hóa của các tộc người sống trên đất nước Việt Nam mà lịch sử của họ chính là một phần lịch sử dân tộc chúng ta. Đề tài cũng là một trong những lĩnh vực chưa được nghiên cứu rộng rãi ở Việt Nam, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của Thủy Xá, Hỏa Xá là một vấn đề mới, chưa có nhiều người quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống mà chỉ là những mảnh vụn rời rạc từ thư tịch cổ Việt Nam hay một số bài báo, tác phẩm viết có liên quan đến Thủy Xá, Hỏa Xá mà thôi. Bên cạnh đó trong sách giáo khoa phổ thông hay giáo trình đại học cũng chỉ nhắc đến một vài dòng do vậy khi nhắc đến vấn đề này nhiều người còn rất lạ lẫm, chưa biết Thủy Xá và Hỏa Xá là gì nên với việc lựa chọn đề tài này tác giả mong muốn trên cơ sở tập hợp tư liệu có liên quan, đóng góp thêm một góc nhìn mới về bức tranh lịch sử và văn hóa của một tộc người vùng Tây Nguyên Việt Nam, giúp bổ sung thêm một nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên sử và giáo viên dạy sử. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài này để làm luận văn thạc sĩ mặc dù nguồn tài liệu của nó còn rất hạn hẹp, thậm chí là hiếm có nhưng khi tìm hiểu về vấn đề này tôi sẽ có cơ hội mở mang kiến thức, biết thêm về lịch sử và văn hóa của một dân tộc trong số 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời tập hợp thành nguồn tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến các vấn đề được đề cập trong đề tài. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Các nhà nghiên cứu người Pháp đã bắt đầu nghiên cứu về Thuỷ Xá, Hỏa Xá từ đầu thế kỷ XX. Không hẳn vì sự hấp dẫn của nền văn hóa một tộc người Tây Nguyên, mà còn là mối quan tâm của kẻ thống trị trước những phản kháng của một tộc người thiểu số, trong đó nhiều sự kiện dẫn đến đối đầu và đàn áp, nên người Pháp dành một sự quan tâm đặc biệt với vùng đất Gia Lai ngày nay và những gì liên quan đến Hỏa xá, Thủy Xá. Họ đã dựa vào những nguồn thư tịch cổ mặc dù ít ỏi nhưng vô cùng quý giá của Việt Nam
  10. 3 viết về Thủy Xá, Hỏa Xá như: Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú…Đó là những ghi chép của chính sử về hai “vương quốc” Thủy Xá - Hỏa Xá. Các thư tịch này hầu như chỉ nhắc tới tên gọi, vị trí, và một vài đặc điểm của các ông vua Thủy, Hỏa. Bên cạnh đó là chính sách “chư hầu” và “nhu viễn” của triều đình nhà Nguyễn đối với hai “vương quốc” Thủy – Hỏa. Từ đó họ đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, nhưng cũng không đồ sộ và chỉ viết riêng về từng mảng nhỏ liên quan ít nhiều đến nội dung đề tài, đã được dịch sang tiếng việt, được thể hiện qua những công trình sau: - Les Jungles Moi, Rừng người Thượng, Henri Maitre, Lưu Đình Tuân dịch, hiệu đính Nguyên Ngọc, NXB Tri Thức, 2008. Tác phẩm đặc tả diện mạo của vùng cao nguyên trung phần Việt Nam vừa hoang dại, vừa bí ẩn. Cùng với những khắc hoạ địa lý, những hệ sinh thái rất phong phú là các vùng quần cư đa dạng của con người vừa mạnh mẽ hoang dã, những bộ tộc, tiểu vương quốc với những biên giới luôn xáo động. Những chất liệu mà Maitre thu thập được trong cuốn sách này làm toát lên một tinh thần văn hoá khá chung của những tộc người cao nguyên trung phần Việt Nam. Trong cuốn sách này, ông nói rất rõ đến các tiểu quốc, trong đó có tiểu quốc của người Giarai mà đứng đầu là các vua Lửa, vua Nước, quan hệ giữa người Chăm và người ở miền rừng núi cao nguyên. Tác phẩm này thực sự là một công trình khoa học có giá trị lớn về mặt lịch sử, đặc biệt đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kinh tế các dân tộc thiểu số ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Ngoài ra còn một số tác giả khác cũng có nhắc đến nội dung có liên quan đến đề tài trong tác phẩm của mình như: - Dân Làng Hồ, Piere Dourisboure, NXB Đà Nẵng, 2008. Dân Làng Hồ là cuốn sách viết về buổi đầu gian khó trong hành trình truyền giáo lên cao nguyên của các giáo sĩ phương Tây, trong cuốn sách này chúng ta còn có thể tìm
  11. 4 thấy khá nhiều thông tin khác liên quan đến địa lí, nhân văn của khu vực này vào hồi thế kỉ XIX. Có lẽ trước hết đó sự hấp dẫn bởi các câu chuyện rải dọc theo những con đường lên cao nguyên hoặc cụ thể hơn là những lối đi giữa bao la rừng rậm và hiểm nguy mà những nhà truyền giáo đã lần mò, khai phá và kể lại. Chuyện lớn chuyện nhỏ đều có. Sự giao thương giữa “Trung Châu” thời kì đó với miền Thượng thấp thoáng đằng sau những trang viết tưởng chừng ít liên quan đến việc này, có thể giúp chúng ta hình dung ra phần nào cuộc sống của đồng bào dân tộc miền đất nguyên sơ ngày ấy. Những miêu tả, nhận xét về cây cỏ, muông thú, về số dân, các nhóm sắc tộc và hoạt động mưu sinh, việc rèn đao kiếm, khai thác mỏ,… của các cộng đồng xưa - mà ngày nay đã có sự thay đổi đáng kể đã thực sự mang lại cho chúng ta những tri thức quí, nhiều khi đáng ngạc nhiên. Ngoài ra tác phẩm còn chạm đến văn hóa hay cụ thể hơn là tín ngưỡng dân gian, những phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Cuốn sách đã cung cấp cho ta nhiều hiểu biết liên quan đến các cộng đồng người nguyên thủy Tây Nguyên mà ngày nay không phải muốn là còn có thể tìm thấy được. - Chúng tôi ăn rừng, George Condominas, Lan Anh, Ngọc Hà, Thu Hồng dịch, NXB Đà Nẵng, 2008. Chúng tôi ăn rừng là một công trình nghiên cứu dân tộc học của Georges Condominas, xuất bản năm 1957, dựa trên tư liệu ông ghi chép khi sống với dân làng Sar Luk trên cao nguyên miền Trung, Việt Nam đã lưu lại một bức tranh lớn, hết sức chân thực về cuộc sống của một làng người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ngoài ra những bức ảnh minh họa kèm theo sách đã giúp chúng ta thấy những gì được thuật lại không còn quá xa lạ. Những con người đó có thật, cuộc sống của họ có thật, chẳng có gì hư cấu cả. - Jacques Dournes, Pơtao, một lý thuyết về quyền lực của người Giarai ở Đông Dương, Nguyên Ngọc dịch, NXB Tri Thức, 2013. Đây là một tác phẩm mang dấu ấn của lý thuyết nhân học cấu trúc, là nơi từ đó cuộc sống xã hội, thể chế chính trị và văn hóa được mở ra một cách nghiêm xác qua những lý giải và những bằng chứng công phu, đa dạng. Trong tác phẩm này tác giả nói rõ về hệ thống chính trị của người Giarai và khẳng định người đứng đầu hệ thống này không
  12. 5 phải là các Pơtao. Bên cạnh đó còn có một số ghi chép về mối quan hệ Việt Nam - Campuchia, hình ảnh ông vua Lửa, thứ tự các đời vua Lửa, vua Gió, vua Nước…. Bên cạnh đó là những công trình nghiên cứu của các học giả trong nước, chúng ta có thể đề cập đến những công trình sau: - Miền thượng cao nguyên, Cửu Long Giang, Toan Ánh, 1974. Cuốn sách này nói đến lịch sử của miền thượng cao nguyên, tổng quát về nếp sống, sinh hoạt của những con người ở vùng cao nguyên, chủ yếu là vùng Tây Nguyên và vùng miền núi nam Trường Sơn, đặc biệt sách có nhắc đến hai phiên vương của triều đình Việt Nam thời trước, đó lá Thủy Xá và Hỏa Xá cũng như kể về sự tích Thủy Xá và Hỏa Xá của các dân tộc khác nhau. - Thư tịch cổ Việt Nam viết về Thủy Xá, Hỏa Xá, Chà Và, Miến Điện do Nguyễn Lệ Thi sưu tập và được in năm 1978 tại Hà Nội, đây là một công trình tập hợp những thư tịch cổ Việt Nam viết về các nước Đông Nam Á. Mặc dù đây không phải là tài liệu gốc nhưng công trình này có thể giúp người nghiên cứu rút ngắn thời gian tìm kiếm tư liệu từ những bộ thư tịch cổ đồ sộ và giúp công tác tra cứu thư tịch cổ được dễ dàng hơn. - Chính sách dân tộc của chính quyền nhà nước Việt Nam (thế kỉ X-XIX) của tác giả Phan Hữu Dật và Lâm Bá Nam do nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản năm 2001. Nội dung cuốn sách chủ yếu đề cập đến chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử. - Văn hóa, xã hội và con người Tây Nguyên, Nguyễn Tấn Đắc, NXB KHXH, HN, 2005. Cuốn sách đề cập đến nhiều nội dung về văn hóa, xã hội của cả khu vực Tây Nguyên nói chung và dân tộc Giarai trong đó có Thủy Xá, Hỏa Xá nói riêng. - Tây Nguyên, những chặng đường lịch sử - văn hóa, Nguyễn Tuấn Triết, viện KHXHVN, Viện KHXH vùng Nam Bộ, trung tâm nghiên cứu Tây Nguyên, NXB KHXH, 2007.
  13. 6 Nội dung cuốn sách đề cập đến lịch sử và văn hóa vùng đất Tây Nguyên qua các chặng đường lịch sử từ trước công nguyên tới sau năm 1975. Trong đó tác giả dành riêng một chương để nói tổng quan về địa lý và dân cư vùng Tây Nguyên. Còn trong từng chương còn lại, tác giả lần lượt nói đến văn hóa và lịch sử của vùng đất, đồng thời nói đến những kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ độc đáo, những hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của các công xã. Trong đó có chương IV: Tây Nguyên từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX một phần đề cập đến những chính sách của các vua Nguyễn đối với vùng đất này, tuy không nhiều nhưng cũng góp phần làm sáng tỏ hơn những chính sách của nhà Nguyễn đối với vùng đất Tây Nguyên nhiều bí ẩn này. - Tư liệu điền dã của GS Nguyễn Tấn Đắc, 2010. Tư liệu này ghi lại một cách đầy đủ và chi tiết về các “vua” mà tác giả dùng từ “các Ơi”, đó là những hỏi đáp và ghi chép cụ thể của tác giả về các Ơi mà tác giả hỏi những người trong cuộc, những người có liên quan và kể cả những người dân ở làng Ơi bây giờ, qua các ghi chép và hình ảnh của giáo sư chúng ta thấy rõ được vai trò của các Ơi, các phong tục, tập quán của người dân làng Ơi đồng thời từ đó tác giả cũng rút ra kết luận rằng các “vua” hay các “Ơi” chỉ là những người thầy cúng đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống của người dân tộc Giarai. Ngoài ra còn có một số công trình, bài báo khoa học hay bài nghiên cứu khác cũng có phần nào đề cập đến lịch sử và văn hóa của tiểu quốc Thủy Xá, Hỏa Xá mà tác giả đang nghiên cứu như: - Quan hệ Việt Nam – khu vực Bắc Tây Nguyên trước thế kỉ XIX của tác giả Vũ Ngọc Bình được in trong kỉ yếu hội thảo Nam Bộ và Nam Trung bộ - Những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII – XIX năm 2005, trong bài viết tác giả đã đề cập khái quát quan hệ của Việt Nam với khu vực Bắc Tây Nguyên từ thời các chúa Nguyễn cho đến đầu thời các vua Nguyễn. Đặc biệt là quan hệ giữa nhà Nguyễn với Thủy Xá, Hỏa Xá giúp cho người đọc có thể hình dung một phần chính sách của triều Nguyễn đối với các dân tộc ở Tây Nguyên.
  14. 7 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm khái quát được những nét cơ bản nhất về 2 “tiểu quốc” Thủy Xá, Hỏa Xá và mối quan hệ của Thủy Xá, Hỏa Xá với triều đình Huế, Chân Lạp. Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu để làm rõ về những ông vua không ngai, quyền lực thật sự của họ là gì và từ đó rút ra kết luận có hay không “tiểu quốc” Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam, và quan trọng nhất là qua đề tài nghiên cứu để dựng lại một cách chân thực nhất diện mạo lịch sử và văn hóa của Thủy Xá và Hỏa Xá đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam mà đến nay vẫn còn một vài dấu ấn khá đậm nét. Nội dung đề tài chọn những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của tộc người Thủy Xá, Hỏa Xá để trình bày. Do đó, không phải tất cả các vấn đề phong phú, phức tạp trong đời sống của cư dân đều được trình bày một cách đầy đủ. Mặt khác, do tính đa dạng của lĩnh vực nghiên cứu và sự cho phép của tư liệu, nhiều vấn đề không đề cập đến sẽ không có nghĩa là nó không từng tồn tại trong lịch sử. Ngoài ra, dưới góc độ của người nghiên cứu lịch sử tác giả mong muốn nhìn lịch sử và văn hóa Thủy Xá, Hỏa Xá dưới góc độ lịch sử để thấy được sự chi phối của bối cảnh lịch sử đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của tộc người này. Một mục đích khác nữa của việc nghiên cứu đề tài chính là việc luận văn cũng mong muốn góp phần làm rõ sự ảnh hưởng, tác động qua lại của các nền văn hóa với nhau qua những quan hệ chính trị, nét sinh hoạt văn hóa của cư dân ở từng khu vực khác nhau, đặc biệt là sự ảnh hưởng của văn hóa Chăm và mối quan hệ giữa triều đình Huế và Thủy Xá, Hỏa Xá đã từng diễn ra trong lịch sử. 4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tất cả những gì liên quan đến lịch sử và văn hóa của Thủy Xá và Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ kinh tế, chính trị của Thủy Xá, Hỏa Xá với Đại Việt, Chân Lạp, Chăm…và nền văn hóa vật chất, tinh thần của cư dân như ăn, ở, mặc, đi lại, nhà cửa, ma chay, cưới hỏi, phong tục tập quán…
  15. 8 • Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tập trung ở vùng đất bắc Tây Nguyên mà cụ thể là tỉnh Gia Lai ngày nay. - Về thời gian: Chủ yếu nghiên cứu trong khoảng từ thế kỉ XV đến XIX. Thế kỉ XV là mốc mở đầu vào năm 1471 vua Lê Thánh Tông hạ thành Đồ Bàn chia đất còn lại của Chiêm Thành làm 3 nước là nước của Bồ Trí Trì, Hoa Anh và Nam Bàn, đến đây, Thủy Xá và Hỏa Xá chính thức được gọi tên trong lịch sử. Và thế kỉ XIX là mốc thời gian mà Thủy Xá, Hỏa Xá chính thức kết thúc mối quan hệ chính trị với triều Nguyễn, không còn triều cống do sự xâm nhập của thực dân Phương Tây vào Việt Nam. Tuy nhiên, giai đoạn trước và sau đó cũng sẽ được đề cập tới trong những giới hạn nhất định, đặc biệt thời hiện đại sau này, để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. + Phương pháp lịch sử: - Trình bày những nội dung về lịch sử và văn hóa của tộc người Thủy Xá, Hỏa Xá theo một trình tự thời gian và không gian cụ thể. - Tiếp cận, sử dụng tư liệu từ việc quan sát, nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa có liên quan như vết tích nhà cửa, các hiện vật lịch sử: cồng, chiêng, ché, nhà rông…; nguồn tư liệu điền dã và tư liệu tổng hợp qua tranh ảnh, hiện vật… của các bảo tàng dân tộc học ở Việt Nam và trên thế giới. + Phương pháp Logic: - Đặt các sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích chúng… để tìm ra được ý nghĩa, bản chất của sự kiện lịch sử. + Sử dụng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan như văn hóa học, khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, nhân học, văn học, dân tộc học, địa lý học… để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về lịch sử và văn hóa của tộc người Thủy Xá và Hỏa Xá.
  16. 9 6. Nguồn tư liệu • Nguồn tư liệu là thư tịch cổ Thư tịch cổ của Việt Nam và bia kí Champa được coi là tư liệu gốc của đề tài trong đó có thể nhắc đến một số tư liệu quan trọng mặc dù ít ỏi như Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú…Đó là những ghi chép của chính sử về 2 tộc người Thủy Xá - Hỏa Xá. Cụ thể: - Đại Nam thực lục: đây là bộ sử do quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong vòng 88 năm (từ 1821 – 1909) mới hoàn thành, sách gồm hai phần: tiền biên và chính biên. Luận văn này sử dụng cả hai phần trong bộ sử. - Phủ biên tạp lục là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm hai phần của Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong trong gần 200 năm từ cuối thế kỉ XVI đến thời kỳ ông làm quan Hiệp trấn xứ Thuận Hóa của chính quyền Lê - Trịnh, vào khoảng năm 1776. - Lịch triều hiến chương loại chí là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809 - 1819). Trong luận văn tác giả chủ yếu sử dụng phần địa dư chí và nghi lễ chí. - Minh Mệnh chính yếu: Do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn gồm 26 quyển chia làm 22 thiên ghi chép những chỉ dụ, những việc làm chủ yếu dưới thời Minh Mạng từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục cho đến ngoại giao. Đây là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu đề tài liên quan đến chính sách “nhu viễn” của vua Minh Mạng đối với các thuộc quốc ở khu vực Tây Nguyên trong đó có Thủy Xá, Hỏa Xá. - Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ: là bộ sách do nội các triều Nguyễn biên soạn theo thể hội điển, thể này được đặt ra nhằm ghi chép lại các điển
  17. 10 pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của một triều đại. Bộ sử này được biên soạn vào giữa thế kỉ XIX, ghi chép lại đầy đủ các chiếu chỉ, các tấu sớ, phiếu dụ của triều đình nhà Nguyễn về các việc được đem ra thi hành, nhiều khi sửa đổi các lệ cũ thuộc cả sáu bộ và các ty. Bộ sử này gồm 262 quyển. nội dung chủ yếu được khai thác để phục vụ đề tài nằm trong phần “nhu viễn” từ quyển 133 – 136. - Đại Nam chính biên liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn. Đây là một bộ sử ghi chép lại những câu chuyện về các vị vua, hoàng tử, hậu cung, chuyện các quan, các trung thần và nghịch thần của triều Nguyễn trong đó có đề cập đến các vị đại thần được cử đi cai quản các khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng như đề cập đến các vị thủ lĩnh dân tộc thiểu số như Thủy Xá, Hỏa Xá…Là nguồn tư liệu rất quan trọng để nghiên cứu đề tài. Những bộ sử này chính là những tài liệu gốc phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu về triều Nguyễn và những vấn đề liên quan, cũng như là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài luận văn này. • Nguồn tư liệu điền dã Đây là nguồn tư liệu hết sức quan trọng đề cập đến những vấn đề cụ thể mà Giáo sư Nguyễn Tấn Đắc đã trực tiếp tìm hiểu tại vùng đất Gia Lai trong suốt nhiều năm. Bên cạnh đó là nguồn tư liệu điền dã do trực tiếp bản thân tác giả tìm hiểu. • Các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước Với các tác giả nổi tiếng như: Jacques Dournes, James George Frazer, Ian V Trecnnop, G.C. Hickey, Oscar Salemink, Nguyễn Tấn Đắc, Nguyễn Tuấn Triết, Vũ Ngọc Bình, Cửu Long Giang, Toan Ánh… • Các nguồn tài liệu khác Bên cạnh đó, tác giả cũng khai thác các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài như sau: Địa chí Gia Lai Địa chí ĐăkLăk
  18. 11 Các bài báo, tạp chí có liên quan đến đề tài. Các website lớn ở trong nước và nước ngoài viết về đề tài. Phim, triển lãm ảnh, tượng... của các bảo tàng. 7. Đóng góp của luận văn Với việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần nghiên cứu một mảng trống vắng trong lịch sử dân tộc, vì từ trước đến nay có rất nhiều những công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề Thủy Xá, Hỏa Xá nhưng chủ yếu là nghiên cứu trên phương diện dân tộc học, nhân học...mà chưa có một công trình sử học nào nghiên cứu về vấn đề này. Đề tài cũng sẽ dựng lại một cách chân thực nhất về diện mạo lịch sử và văn hóa của Thủy xá và Hỏa Xá một cách có hệ thống, là tài liệu có ích đối với những người quan tâm đến đề tài hoặc những lĩnh vực riêng mà đề tài đã đề cập và nghiên cứu. Đặc biệt là đối với sinh viên khoa Lịch Sử và giáo viên dạy lịch sử ở các trường phổ thông có thêm tài liệu để học tập và giảng dạy cho bài giảng thêm sinh động khi nhắc đến các tộc người thiểu số trong lịch sử Việt Nam, và đối với học viên cao học sẽ có thêm tài liệu mới khi học và nghiên cứu chuyên đề “Các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam”. 8. Bố cục của luận văn và các vấn đề cần giải quyết Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục luận văn có ba chương nội dung chính: Chương 1: Sơ lược về người Giarai và Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử. Chương 2: Thủy Xá, Hỏa Xá trong mối quan hệ với các vùng xung quanh. Chương 3: Vài nét về văn hóa của Thủy Xá và Hỏa Xá.
  19. 12 Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ NGƯỜI GIARAI VÀ THỦY XÁ, HỎA XÁ TRONG LỊCH SỬ 1.1. Vài nét về người Giarai 1.1.1. Nguồn gốc Giarai là tên chính thức của dân tộc, đó là tên tự gọi một tiếng đồng âm và cũng có thể đồng nghĩa với từ Giơ rai (nghĩa là thác nước), người giải thích tộc danh Giarai theo nghĩa này cho rằng có lẽ tổ tiên của dân tộc đã từng sinh tụ trên những khu vực có nhiều thác ghềnh của một con sông nào đó: Ya Jun, Ya Pa, Ya Ly… Người Giarai có nhiều tên gọi được ghi khác nhau: Jarai, Jơrai, Djarai, Giơrai, Cheray, Chơ Rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia Lai … là một dân tộc nói tiếng Giarai thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo Malayo - Polynésien. Những ngôn ngữ gần với ngôn ngữ của họ là tiếng Bhih, Rađê, Raglai và Chăm – những người đã lập ra một trong những nhà nước cổ nhất Đông Dương – Nhà nước Champa. Trong khuôn khổ của ngữ hệ Malayo – Polynesien, ngôn ngữ của các tộc người trên thuộc nhánh Indonesien. Theo các nhà ngôn ngữ học, ngôn ngữ của các tộc người Indonesien Đông Dương lại có những mối quan hệ cổ xưa với các ngôn ngữ của các tộc người Môn – Khmer bao quanh. Có tác giả đã giải thích hiện tượng này như sau: Từ xa xưa Tây Nguyên vốn là vùng đất của các dân tộc Môn - Khơme. Các dân tộc Malayo - Polynésien đã từ các đảo phía Nam đến, trước tiên đổ vào dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ hiện nay. Các dân tộc này đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, trong số đó riêng người Chăm đã phát triển thành một vương quốc hùng mạnh, và ép các dân tộc ở cạnh mình ra, buộc họ phải tìm cách tràn lên vùng đất cao phía tây. Do địa hình dốc đứng trên sườn phía đông của cao nguyên này, họ chỉ có thể tràn lên theo một số đường độc đạo nhất định: người Giarai đã lên theo đường đèo An Khê (tức đường 19 hiện nay) và đường Bà Lá, Cà Lúi, lên Cheo Reo, Ayun Par (tức đường số 25), chiếm cao nguyên Gia Lai [65]. Dân số của dân tộc này tại Việt Nam khoảng 317.557 người năm 1999 [50] và 411.275 người năm 2009, chiếm 0,4729% so với dân số cả nước Việt Nam [51]. Người Giarai là một nhánh lớn của tộc người Rang đê cổ hay còn gọi là người Ê Đê cổ được ghi chép khá nhiều trong các
  20. 13 bia ký Champa, sự tấn công của đế quốc Mông Cổ, sau này là Nam Tiến của người Việt đã đẩy một phần cư dân Champa lên vùng bình nguyên Cheo Reo hòa hợp với người Ê đê cổ tạo ra nhóm tộc người tự gọi là Anak Jarai tức con cái của Giarai. Trong văn hóa và tính cách của người Giarai có nhiều yếu tố Champa trung đại so với người Ê đê chịu ảnh hưởng đứt gãy của yếu tố Lâm Ấp Champa cổ đại. Người Giarai còn giữ được yếu tố ngôn ngữ Rang Đê cổ đó là ngôn ngữ đa âm hơn so với người Ê Đê láng giềng. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội Kinh tế Người Giarai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy, nuôi súc vật, săn bắn và đánh cá. Lúa tẻ là cây lương thực chính. Công cụ canh tác của người Giarai giản đơn, chủ yếu là con dao chặt cây, phát rừng, cái cuốc xới đất và cây gậy chọc lỗ khi tra hạt giống. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, chó, gà phát triển. Xưa kia, người Giarai có đàn ngựa khá đông. Người Giarai còn thuần dưỡng và nuôi cả voi. Đàn ông thạo đan lát các loại gùi, giỏ, đàn bà giỏi dệt khố váy, mền đắp, vải may áo cho gia đình. Săn bắn, hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế phụ khác có ý nghĩa đáng kể đối với đời sống của họ xưa và nay. Văn hóa Nói đến văn hóa dân tộc Giarai phải kể đến những trường ca, truyện cổ nổi tiếng như "Đăm Di đi săn", "Xinh Nhã"... Dân tộc Giarai cũng độc đáo trong nghệ thuật chơi chiêng, cồng, cạnh đó là đàn T'rưng, đàn Tưng nưng, đàn Klông pút. Những nhạc cụ truyền thống này gắn liền với đời sống tinh thần của người Giarai. Người Giarai hầu như hát múa từ tuổi nhi đồng cho đến khi già yếu, không còn đủ sức nữa, mới chịu đứng ngoài những cuộc nhảy múa nhân dịp lễ hội tổ chức trong làng hay trong gia đình. Trong tôn giáo của người Giarai, chủ yếu và phổ biến nhất là niềm tin vào các vị thần thiên nhiên. Họ hiến tế các thần đó thường xuyên, trong những trường hợp quan trọng bằng trâu, lợn, gà… Xã hội Người Giarai sống thành từng làng (plơi hay bôn). Trong làng ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2