intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ sở lý luận báo chí - Lao động sáng tạo báo chí

Chia sẻ: Nang Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

711
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tính sáng tạo trong lao động báo chí là một yêu cầu khách quan. Nó xuất phát từ đòi hỏi của bản thân đời sống xã hội hiện đại, trong đó có các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng có vai trò to lớn, trở thành một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ sở lý luận báo chí - Lao động sáng tạo báo chí

  1. Cơ sở lý luận báo chí - Lao động sáng tạo báo chí
  2. LAO ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG BÁO CHÍ 1. ĐẶC TRƯNG SÁNG TẠO CỦA LAO ĐỘNG BÁO CHÍ Nghiên cứu tính sáng tạo trong lao động báo chí là một yêu cầu khách quan. Nó xuất phát từ đòi hỏi của bản thân đời sống xã hội hiện đại, trong đó có các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng có vai trò to lớn, trở thành một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất và con đường phát triển của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Trong điều kiện đó, việc thực hiện các chức năng của báo chí đòi hỏi các nhà báo cần phải nắm được những vấn đề có tính quy luật, các nguyên tắc và phương pháp đặc trung cho hoạt động sáng tạo để đạt tới hiệu quả công việc cao. Có thể nói, sáng tạo là sự phát triển nào đó có tính mục đích và có ý nghĩa khách quan trong các lĩnh vực sản xuất, quản lý, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và báo chí... Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, người ta không chỉ cần có các tri thức, phương pháp, hình thức sẵn có mà còn luôn luôn đòi hỏi những tri thức, phương pháp, hình thức mới phù hợp với yêu cầu đã thay đổi của hiện thực mới mẻ. Sự sáng tạo xuất hiện khi mà cuộc sống đã biến đổi, những kinh nghiệm, cách thức,
  3. con đường cũ không còn khách quan đáp ứng đơợc các yêu cầu của con người. Khi đó mâu thuẫn được giải quyết bằng một biện pháp, cách thức mới. Làm báo là một lao động sáng tạo - đó là một điều không thể nghi ngờ. Hàng ngày, hàng giờ với hệ thống của mình, báo chí thu thập và xử lý một khối lượng thông tin đồ sộ, thẩm định giá trị những sự kiện, vấn đề thời sự nóng hổi và bằng những hình thức, con đường khác nhau để đến với từng thành viên xã hội, tác động vào tinh cảm, lý trí của họ theo phương hướng có chủ ý. Chính vì thế, lao động báo chí luôn yêu cầu ở nhà báo sự sáng tạo thường xuyên, có nghĩa là yêu cầu khả năng phát hiện những giá trị của các vấn đề, sự kiện thời sự, những hình thức, phương pháp diễn đạt, chuyển tải thông tin đến công chúng một cách có hiệu quả tối ưu. Một yêu cầu có tính nguyên tắc của thông tin báo chí là tính khách quan. Tính khách quan là một trong những phẩm chất hàng đầu tạo nên tỉnh hấp dẫn, khả năng thuyết phục của thông tin. Song hoạt động báo chí lại bị chi phối bởi các quan hệ xã hội, giai cấp, hệ tư tưởng và thực tiễn chính trị. Báo chí ra đời nhằm giải quyết những yêu cầu thông tin xã hội. Nội dung, tính chất nhu cầu thông tm của xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện, song không bao giờ nằm ngoài sự chi phối bởi những quyền lợi của những giai cấp, tầng lớp trong xã hội hay của các quốc gia, các khu vực trên trái đất Vớì sự chi phối ấy, tính khách quan cùa báo chí không tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào tính chất của bản thân nền chính trị. Nêu một nền chính trị được xây dựng trên nền tảng vững chắc của những tri thức khoa học và cơ sở dân chù sâu sẳc thì hệ thống báo chí bị chi phối bởi nó sẽ có điều kiện và
  4. khả năng thuận hợi để phản ánh một cách khách quan và trung thực những sự kiện, hiện tượng, vấn đề của cuộc sống. Trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản, với thế giới quan khoa học đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và những người lao động chân chính, là lực lượng lãnh đạo xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí vừa là yêu cầu có tính chính trị, bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn của Đảng, vừa là cơ sở, điều kiện cho hiệu quả hoạt động báo chí. Tuy nhiên, không thể quan niệm đơn thuần là trong điều kiện đó, các hoạt động của mọi cơ quan báo chí, mọi nhà báo đều phù hợp với tinh thần thời đại, đều mang tính khách qụan, khoa học nếu không có sự nhận thức đúng đắn và sự tự vận động theo kịp những yêu cầu của thời đại. Sực mạnh tác động của chính trị đối với báo chí như là ảnh hưởng chi phối của nền móng tất cả các bộ phận công trình được tạo dựng trên đó. Những quan niệm cơ bản về thế giới, về lợi ích giai cấp, dân tộc, về cuộc sống và trách nhiệm con người quy định khuynh hướng tư tưởng chung của cơ quan báo chí, ảnh hưởng đến từng giai đoạn hoạt động sáng tạo của nhà báo, từ việc lựa chọn đề tài, sự kiện đến phân tích, đánh giá, thẩm định giá trị và phương pháp diễn đạt, chuyển tải thông tin. Những tri thức và quan điểm chính trị trở thành yếu tố điều kiện, trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo báo chí. Thiếu sự chuẩn bị nghiêm túc chắc chắn về chính trị, cơ quan báo chí hay cá nhân nhà báo sẽ không tránh khỏi những vướng mắc, đổ vỡ trong lao động nghề nghiệp.
  5. Mối quan hệ trực tiếp của lao động sáng tạo báo chí với đời sống chính trị, với hệ tư tưởng được thể hiện ở tính cấp bách, tích cực của các tri thức, giá trị, tiêu chuẩn đựợc phản ánh trong các tác phẩm báo chí và được khẳng định bởi cả hệ thống báo chí. Ở những mức độ nhất định, các tri thức, giá trị và tiêu chuẩn ấy đáp ứng được những nhu cầu thông tin xã hội và việc tiếp nhận chúng bảo đảm cho những hành vi tích cực của mỗi cá nhân cũng như chiều hướng có lợi của các phong trào, các cuộc vận động xã hội. Báo chí như một loại hình sáng tạo xuất hiện trong mối quan hệ trực tiếp với thưc tiễn xã hội. Cuộc sống hàng ngày muôn hình muôn vẻ vừa lầ nguồn thông tin, nguồn cảm hứng, đối tượng nhận thức, vừa là phòng thí nghiệm trực tiếp, là nơi tiếp nhận thông tin, thẩm định các giá trị... của báo chí. Đây là tính chất đặc trưng cho sự phân biệt của lao động sáng tạo báo chí với các loại hình lao động sáng tạo nghệ thuật khác, trong đó thực tiễn xã hội được phản ánh một cách gián tiếp, thông qua những biện pháp, phương tiện đặc thù. Tính chất này quy định đặc điểm, phương pháp hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, của cơ quan báo chí. Để có thể đạt được hiệu quả, yêu cầu tiên quyết đối với báo chí là phát hiện thông tin, nghĩa là tiếp cận những điểm nóng của thực tiễn xã hội, nắm bắt kịp thời nhũng sự kiện, vấn đề thời sự, đáp ứng nhu cầu cấp bách về thông tin của công chúng. Vì thế, trong báo chí, thông tin là yếu tố thứ nhất, tạo nên sức mạnh, uy tín của nhà báo, của cơ quan báo chí. Yếu tố thứ hai của tính chất thực tiễn trong lao động báo chí thể hiện ở sự tác động thường nhật vào thực tiễn bằng cách tạo dựng và định hướng dư luận xã hội,
  6. giáo dục vê ý thức nhằm hình thành từ hành vi, việc làm đến các cuộc vận động có quy mô lớn. Mục đích của quá trình này không ngoài việc đạt được những kết quả thực tế về chính trị, văn hỏa... Đây cũng là tiêu chí cuổi cùng, quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của toàn bộ hoạt động báo chí. Trong sự vận động phức tạp của thực tiễn, khó khăn đối với nhà báo là phản ánh cuộc sống ngay vào thời điểm phát triển của nó. Hàng ngày, hàng giờ, người làm báo phải đối mặt với những vấn đề hôm nay, với những sự kiện vừa nảy sinh, thu thập, xử lý tư liệu thông tin, phát hiện nguyên nhân, bản chất của những hiện tượng, can thiệp vào những xung đột của thực tiễn, tham gia khắc phục những khó khăn, ách tắc, dự báo chiều hướng và tính chất của các quá trình kinh tế, xã hội. Rất khó để xác định đâu là cái tích cực, cái cần ủng hộ đối với những hiện tượng mới xuất hiện. Trên thực tế, những cái mới đều phải trải qua một loạt thử thách và phải sau một thời gian nhất định mới cỏ thể được khẳng định. Nhiều vấn đề, hiện tượng xuất hiện dưới những hình thức hay biểu hiện mang tính ngẫu nhiên, bất ngờ, song lại phản ánh một sự vận động hợp quy luật Chính vì thế, khả năng tham gia giải quyết tích cực các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thề hiện tài năng, bản lĩnh nhà báo, hiệu lực và uy tín của cơ quan báo chí. Để giải quyết nhiệm vụ lao động sáng tạo ấy, mỗi nhà báo cũng như cơ quan báo chí cần phải được chuẩn bị chắc chắn về tri thức, phương pháp hoạt động nghề nghiệp và cả về kinh nghiệm sống thực tế. Bản thân công việc đòi hỏi ở nhà báo lượng tri thức tổng hợp, đa dạng về nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự hạn chế về tri thức, về kinh nghiệm sống là trở ngại
  7. không thể vượt qua cho các nhà báo khi bất ngờ đối mặt với những vấn đề, sự kiện xuất hiện ngoài dự đoán. Trên thực tế, những tình huống như thế rất phổ biến. Mặt khác, những sai sót về tri thức trong tác phẩm báo chí sẽ để lại những hậu quả tai hại về nhiều mặt khác nhau. Vào những thời điểm diễn ra các sự kiện sôi động, các diễn biến dồn dập ở Đông Âu, Trung Đông và Liên Xô trước đây, công chúng trông chờ từng ngày sự nhận định, đánh giá cùa các cơ quan thông tin, báo chí. Tuy nhiên, do những điều kiện phức tạp và tế nhị của quan hệ quốc tế và do cả sự hạn chế về thông tin mà sự nhận định, đánh giá của báo chí chúng ta chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của xã hội. Trong lao động sáng tạo của nhà báơ, tồn tại một lĩnh vực đời sống tinh thần - những yếu tố tâm tư, tình cảm, mong muốn, sự thông minh, mẫn cảm, nền tảng vãn hóa, lý tưởng, ý thức chính trị... Lĩnh vực này hầu như không chấp nhận sự can thiệp có tính cơ giới hay sự rút lui chối bỏ một cách.đơn giản. Ảnh hưởng của nó đối với lao động báo chí là rất to lớn, chi phối phương pháp tư duy, việc lựa chọn đề tài, cách tiếp cận cuộc sống cũng như hình thức biểu đạt thông tin. Trong phạm vi đời sống tinh thần này, cái cá nhân có ý nghĩa to lớn. Tài năng, thành tựu của mỗi nhà báo chỉ có thể do chính nhà báo đó làm nên, không ai có thể làm thay. Những điều kiện xung quanh chỉ có thể giúp nhà báo đó phát huy khả năng cùa mình tốt hơn, nhanh hơn hay ngược lại. Vì thế, cần thiết phải mở ra những điều kiện tự do, thuận lợi cho khả năng sáng tạo của mỗi nhà báo.
  8. Tuy nhiên, toàn bộ điều đó không có nghĩa là cái cá nhân nhà báo mâu thuẫn với tính tập thể cùa hoạt động báo chí. V. I. Lenin đã yêu cầu: “Tờ báo không những chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thế mà còn là người tổ chức tập thể”. Ở đây, tính tập thể là một đòi hỏi khách quan của lao động báo chí. Mỗi tác phẩm báo chí trước khi đến với công chúng bao giờ cũng có sự tham gia sáng tạo ở những mức độ khác nhau của các đồng nghiệp. Cho dù từ khâu lựa chọn vấn đề, sự kiện, thu thập tài liệu, xử lý tài liệu và hỉnh thành văn bản tác phẩm đều do một nhà báo thực hiện thì tác phẩm đó vẫn được thẩm định bởi một nhà báo khác có trách nhiệm trong bộ phận biên tập, bảo đảm cho định hướng chính trị, tư tưởng chung và tránh những sai sót có tính kỹ thuật. Đối với các trường hợp còn lại, có thể một bài báo được hình thành bởi một nhà báo với sự chỉ định đề tài của bộ phận biên tập và sự kiểm tra xem xét, biên tập lại. Tất nhiên có không ít trường hợp, một tác phẩm báo chí là thành quả lao động của một tập thể nhà báo. Ngay trong báo viết, thông tấn, do tính chất nội dung, điều kiện làm việc hay lý do nào đó vẫn có những tác phẩm được thực hiện bởi một nhóm phóng viên. Trong trường hợp này, tập thể phóng viên phân công nội bộ để thực hiện các công đoạn, công việc sáng tạo. Họ cùng thống nhất các quan điểm trong tác phẩm, cùng chịu trách nhiệm về các thông tin. Với sự phát triển của báo chí truyền hình, trong đó các phương tiện kỹ thuật tham gia trực tiếp trở thành điều kiện không thể thiếu của lao động nhà báo thì một tác phẩm báo chí không còn là của một cá nhân. Đó là thành quả chung của phóng viên, người ghi hình, của biên tập viên và các nhân viên kỹ thuật phụ ừách các công đoạn khác nhau như trên băng,
  9. phối nhạc, sử dụng âm thanh và phát sóng. Tất nhiên vai trò chủ yếu là phóng viên với tư cách là người chủ động lựa chọn đề tài, dự đoán những ý tưởng tác phẩm báo chí, người chỉ huy toàn bộ ekip làm việc nhằm đạt mục đích đã đặt ra. Ở phạm vi rộng lớn hơn, trong khuôn khổ một tờ báo, một số tạp chí, một chương trình phát thanh hay truyền hình càng thấy rõ tính chất tập thể của lao động báo chí. Mỗi tác phẩm báo chỉ không bao giờ đơn độc đến với công chúng. Nó luôn là một bộ phận cùa cả số báo, cả chương trình phát thanh, chương trình truyền hình. Nói cách khác, chính cả số báo, chương trình phát thanh, truyền hình mới là sản phẩm báo chí trọn vẹn. Chất lượng của sản phẩm này phụ thuộc vào chất lượng của từng tác phẩm báo chỉ đơn lẻ, phụ thuộc vào sự lựa chọn bố trí, tổ chức hầu hết các tác phẩm đơn lẻ đó trong một lôgic nội dung hợp lý và một hình thức đẹp, có sức hấp dẫn. Đó là nỗ lực lao động của cả tập thể các phóng viên, biên tập viên, họa sĩ, nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý, lãnh đạo. Về mặt thực tiễn, phạm vi phản ánh của báo chí rất rộng lớn, không chỉ về nội dung, đề tài mà cả về khoảng cách địa lý. Yêu cầu đương nhiên là phải có sự tổ chức phân công hợp lý của tòa soạn, kết hợp sự năng động nghề nghiệp của mỗi phóng viên, biên tập viên mới có thể tiếp cận và phản ánh kịp thời các sự kiện, hiện tượng mới. Mỗi nhà báo không thể có mặt tại nhiều địa điểm củng một lủc hay không thể theo dõi, quan sát các sự kiện, vấn đề từ đầu đến cuối. Chỉ với sự nỗ lực của cả tập thể mỗi cơ quan báo chí mới có thể đưa lại một lượng thông tin tương đối đầy đủ về một khu vực nào đó. Với nỗ lực chung của các nhà báo hoạt động trong hệ thống báo chí cả nước, công chúng sẽ cỏ khả năng tiếp
  10. nhận một bức tranh sinh động về thế giới hiện thực - cơ sở của việc hình thành dư luận xã hội và hành vi xã hội. Khi xem xẻt tính chất của báo chí, C. Mác đã chỉ ra rằng - “Người phóng viên báo chí có thể tự coi mình là một bộ phận nhổ bổ của một cơ thể rất phức tạp, trong đó anh ta được tự do lựa chọn cho mình một chức năng nhất định. Ví như, người này miêu tả nhiều hơn ấn tượng trực tiếp, khai thác từ sự giao tiếp với nhân dân, do tình trạng cùng khổ của nhân dân gây ra; người khác là nhà nghiên cứu sử, tim hiểu lịch sử tạo nên tình trạng này; người giàu tình cảm thì lại mô tả bản thân tình trạng cùng khổ; nhà kinh tế thì nghiên cứu những biện pháp cần thiết để thủ tiêu tình trạng cùng khổ đó - hơn nữa cũng một vấn đề duy nhất đỏ lại có thể được giải quyết từ nhiều phía khác nhau: hoặc trong phạm vi địa phương, hoặc đối với toàn bộ quốc gia...”. Như vậy, với sự vận động sinh động của báo chí, toàn bộ sự thật được bóc trần ra. Thoạt đàu chỉnh thể này chỉ hiện ra trước mắt chúng ta dưới hình thức các loại quan điểm khác nhau, phát triển cùng một lúc, nêu ra - khi thi có định ý, khi thì có tính chất ngẫu nhiên - một mặt nào đó của hiện trạng. Nhưng rổt cuộc, với công việc này của mình, báo chí chỉ chuẩn bị tài liệu cho một trong những nhân viên công tác của mình để người này tạo ra một chỉnh thể thống nhất. Như vậy là báo chí, từng bước một, thông qua sự phân công, làm sáng tỏ sự thật, không phải bằng cách là một người nào đó làm tất cả, mà bằng cách là mỗi người trong số đông ấy làm một công việc không lớn lắm nào đó.
  11. Đặt ra và nhấn mạnh tính chất tập thể trong lao động sáng tạo báo chí còn là một đòi hỏi nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Để thực hiện các chức năng tư tưởng, quản lý xã hội của mình, báo chí tập trung tác động chủ yếu vào dư luận xẵ hội. Muốn thay đồi dư luận xã hội theo hướng tích cực, cần phải có thông tin rộng rãi theo định hướng tư tưởng nhất định, nghĩa là cần phải có sự đồng quan điểm của các nhà báo và thái độ, phương pháp hoạt động hợp tác của chính họ. Quan hệ giữa vai trò cá nhân và tính tập thể trong sáng tạo báo chí mang tính biện chứng, làm tiền đề cho nhau. Tài năng được phát huy cùa mỗi cá nhân là điều kiện hàng đầu cho uy tín và hiệu quả lao động sáng tạo của tập thể cơ quan báo chí. Ngược lại, tinh thần trách nhiệm, hợp tác phân công hợp lý trong tập thể bảo đảm cho mỗi cá nhân nhà báo phát huy được khả năng của mình thực hiện tốt nhiệm vụ, công tác được giao. Cuối cùng, cần phải nói đến sự hạn định khắt khe về thời gian trong lao động của mỗi nhà báo. Đặc điểm này xuất phát từ tính định kỳ cùa báo chí. Mỗi số báo, bản tin, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình đều đòi hỏi phóng viên, biên tập viên bảo đảm nghiêm túc, an toàn về thời hạn nộp bài, dựng tác phẩm. Kế hoạch thời gian trong báo chí như một thứ kỷ luật sắt, nhất là đối vói các loại nhật báo chính trị -xã hội. Ngoài lượng bài được chuẩn bị trước, mỗi số báo đều đòi hỏi phải có một số tác phẩm báo chí đề cập đến những vấn đề, hiện tượng trong ngày. Loại tác phẩm báo chí này đòi hỏi thực hiện rất nhanh với sự tập trung lao động trí lực cường độ cao. Rất nhiều nhà báo phàn nàn về sự khó khăn, vất vả, thiếu thời gian. Đó là một điều đương nhiên, ở đây nảy sinh mâu thuẫn
  12. giữa những đòi hỏi về chất lượng tác phẩm với yêu cầu về thời gian. Việc giải quyết mâu thuẫn này phụ thuộc vào tài năng sáng tạo cùa nhà báo và khả năng tổ chức quản lý hợp lý, có hiệu quả cùa các cán bộ lãnh đạo, các ban biên tập và tòa soạn. Với cá nhân nhà báo, tài năng sáng tạo ấy bao gôm cả những kỹ năng nghề nghiệp hay là một loạt mô hình kinh nghiệm đã được tích lũy để lựa chọn đưa ra một áp dụng tương đối ở những tình huống cùng loại, kiểu. Như vậy, lao động báo chí mang tính chất sáng tạo thường xuyên hàng ngày, hàng giờ. Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa lao động cá nhân và lao động tập thể dưới ảnh hưởng chi phối của chính trị, đó là vấn đề mang tính quy luật của báo chí nói chung./. CÁC LOẠI HÌNH LAO ĐỘNG SÁNG TẠO BÁO CHÍ Vào buổi bình minh của báo chí, hoạt động của nhà báo là công việc tổng hợp bao gồm viết bài, biên tập, xuất bản, tổ chức, thư ký tòa soạn và đôi khi cả lao động của người phục vụ. Cùng với sự phát triền cùa các phương tiện thông tin đại chúng là sự mở rộng về chức năng, nhiệm vụ, những thay đồi to lớn trong phạm vi hoạt động, khu vực ảnh hưởng, là sự biến đổi về chất trong kỹ thuật sản xuất in ấn, phát hành, sự phức tạp hóa trong các mối quan hệ xã hội của báo chí, là sự cuốn hút vào guồng máy báo chí một số lượng lớn những người làm các nghề nghiệp khác nhau.
  13. Tính chất tổng hợp trong lao động sáng tạo cùa nhà báo cũng không có đất để tiếp tục tồn tại. Trên thực tế đã diễn ra sự biến đổi to lớn về phân công, hiệp tác lao động trong khuôn khổ thống nhất của hoạt động sáng tạo báo chí. Các ban biên tập, các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, thông tấn xã được hình thành như những tập thể lao động hiệp tảc bảo đảm cho sự phát huy tự do về chuyên môn dựa vào đặc điểm nhân cách của mỗi cá nhân và sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt nghề nghiệp trong khuôn khổ một tập thể thống nhất. Mỗi cơ quan báo chí phải được điều hành như một guồng máy đầy năng động nhăm mục đích chung là hiệu quả thông tin. Đó là điều kiện cần thiết để phân công lao động phù hợp với yêu cầu thực hiện một loạt chức trách công việc trong báo chí. Theo tính chất xã hội, cố thể có các cách phân loại sau: a). Theo loại hình phương tiện thông tin đại chúng (báo in, thông tấn, phát thanh, truyền hình...); b). Theo tính chất khu vực pìa cơ quan báo chí (báo trung ương, báo địa phương, đài phát thanh địa phương, đài truyền hình khu vực...); c). Theo nội dung có tính chức năng (chinh trị-xã hội, văn hỏa, văn nghệ, các nội dung chuyên biệt...); d). Theo đối tượng phản ánh (nông nghiệp, công nghiệp, tôn giáo...); e). Theo khách thể tác động hay đối tượng thông tin (thanh niên, phụ nữ, đồng bào các dân tộc ít người, người nuớc ngoài...);
  14. f). Theo định kỳ xuất bản (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng...). Các cách phân loại đó được bổ sung bởi một sổ tiêu chí phụ khác như: - Theo loại hình công việc (biên tập viên, phóng viên, thư ký tòa soạn, đặc phái viên...); - Theo chức danh trách nhiệm công tác (cán bộ quản lỷ tòa soạn, phòng, ban, phổng viên, nhân viên giúp việc...); - Theo chuyên môn hóa về thể loại tác phẩm (bình luận viên chính trị - xã hội, bình luận viên quốc tế, phóng viên viềt phóng sự...); - Theo chuyên môn hóa đề tài (phóng viên nông nghiệp, phóng viên công nghiệp, phóng viên văn xã...). Như vậy, trong sáng tạo báo chí, các loại hình lao động rất phong phú, đa dạng. Từ những tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân, biệt các kiểu, dạng trong lao động báo chí. Tuy nhiên, vẫn có thể tìm ra những tiêu chí tương đối đặc trưng để có một cách phân loại hợp lý các loại hình sáng tạo của báo chí. Hiệu quả tác động, thay đổi dư luận xã hội theo phương hướng đã định tạo ra hiệu quả giáo dục và quản lý xã hội bởi các phương tiện thông tin đại chúng. Đó là nhiệm vụ hàng đầu, mục đích tối cao, tựu trung tất cả các nhiệm vụ cụ thể xuất hiện trong quá trình sáng tạo của nhà báo. Để đạt được mục đích ấy, một mặt cần có sự kết hợp nhất quán của các hành vi nghề nghiệp nhằm nhận thửc cuộc sống, giáo dục công chúng; mặt khác cần có sự phối hợp đồng bộ của một loạt hành vi trung gian trong mối quan hệ với mục đích, đồng
  15. thời mang tính độc lập tương đối trong phạm vi của chính hoạt động báo chí. Lao động của nhà báo trong trường hợp thứ nhất là viết bài bảo, xây dựng tác phẩm, ghi âm, ghi hình...; trong trường hợp thứ hai là tổ chức mặt báo, tổ chức một chương trình phát thanh, truyền hình, tổ chức mạng lưới cộng tác viên... Chính ban biên tập và mỗi tòa soạn cũng là một bộ máy phức tạp, đòi hỏi sự tổ chức hợp lý nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nghề nghiệp. Lao động sáng tạo trong báo chỉ ngày càng phong phủ về mặt loại hình do sự phát triển mạnh mẽ của các phuơng tiện thông tin đại chúng. Sự phong phú ấy không chỉ là kết quả của sự phân công lao động truyền thống theo đề tài trong báo chí (đề tài kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa,...), hay theo sự chuyên môn hổa về thể loại viết của các nhà báo (người viết phóng sự, người viết ký, làm tin, viết tiểu phẩm,...). Nó còn là hệ quả tất yếu của tính đặc thù hoạt động nhà báo với cảc phương tiện kỹ thuật khác nhau. Trong điều kiện này xuất hiện sự dị biệt ngày càng lớn không chỉ giữa tính chất lao động cùa các chức danh nhà báo (phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn,...) mà còn một chức danh với các loại hình phương tiện kỹ thật khác nhau (phóng viên nhật báo, phỏng viên tuần báo, phóng viên đài phát thanh, phóng viên đài truyền hình…). Đồng thời với chiều hướng phân công lao động ngày càng chuyên biệt, trong báo chí cũng vẫn tồn tại một chiều hướng thứ hai là duy trì khả năng một nhà báo đảm nhiệm một sổ trách nhiệm nghề nghiệp có tính chất gần gũi nhau. Chừng nào giữa các nhà báo còn
  16. có những nhiệm vụ cần giải quyết khác nhau, thì chừng ấy lao động của họ còn có sự chuyền đổì về loại hình, tính chất. Một người chuyên đi viết bài có thể tự do lựa chọn đề tài, phán đoán các tình huống giao tiếp nghề nghiệp, tự hình thành các giải pháp xử lý tài liệu và xây dựng tác phẩm, sửa chữa bản thảo theo yêu cầu và mong muốn của chính mình. Trong trường hợp đó, nhà báo một mình tiến hành những thử nghiệm sáng tạo nghề nghiệp và rõ ràng trách nhiệm nghề nghiệp của anh ta dù hạn chế trong khuôn khổ mối quan hệ cá nhân với tờ báo và bạn đọc. Khi gánh vác nhiệm vụ như một biên tập viên, trách nhiệm của nhà báo đỏ đã thay đồi. Thứ nhất, anh ta phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, khách quan của các sự kiện trong từng tác phẩm, về lập trường tư tưởng chính trị của tác phẩm, về định hướng tư tuởng và các quan điểm xã hội của tò báo. Thứ hai, nhà báo đó phải xử lý với chất lượng cao một cách nhanh chóng khối lượng thông tin, bài vở lớn. Đôi khi thời gian cho phép của công việc này không tính bằng giờ mà tính bằng phút. Trong điều kiện đó, việc thực hiện các nhiệm vụ trở nên phức tạp bội phần. Trong thực tế báo chí, sự chuyên môn hóa ở một số loại hình lao động gần gũi về tính chất dù là tương đối. Do những điều kiện khác nhau, một nhà báo có thể phải chuyển từ nhiệm vụ phóng viên sang biên tập viên và ngược lại. Trong báo chí truyền hình, không phải lúc nào cũng cỏ mặt đủ một êkíp sáng tạo tại nơi xảy ra sự kiện. Nhiều trường hợp một người phải vừa làm nhiệm vụ biên tập, phóng viên, vừa ghi hình và dựng tác phẩm hoàn chỉnh. Ở những tình huống ấy, nhà báo phải có sự chuẩn bị cơ bản và năng động, nhanh chóng thích ứng với tính chất
  17. công việc. Do yêu cầu nghề nghiệp, sự phong phú về các ngón nghề về khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật, về kỹ năng các loại công việc khác nhau không bao giờ thừa đối với nhà báo. Trong lao động báo chí cần thiết nhấn mạnh ba loại hình: Loại hình thứ nhất, lao động tổ chức - quản lý của cán bộ lãnh đạo các ban biên tập, các tòa soạn, phòng biên tập. Loại hình sáng tạo này được đặc trưng bởi khả năng đạt được những kết quả tích, cực trong việc làm kế hoạch, tổ chức hoạt động của tập thể, trong việc lựa chọn và bố trí cán bộ, trong việc tạo điều kiện, bảo đảm sự thống nhất của các hình thức sáng tạo cá nhân và tập thể. Không chỉ thực tiễn mà cả sự nghiên cứu khái quát, tổng kết lý luận báo chí cũng chỉ ra bản chất sáng tạo của lao động tổ chức - quản lý. Có thể thấy ở mỗi ban biên tập xuất hiện các nhiệm vụ: - Khẳng định vị trí, vai trò của tờ báo minh trong hệ thống báo chỉ chung của cả nước. - Hình thành các phương tiện đặc trưng đối với tở báo để thực hiện các chức năng thông tin - xã hội của nó. - Thường xuyên bảo đảm nội dung và hình thức tờ báo phù hợp với những yêu cầu do tình hình và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Sự sáng tạo của lãnh đạo ban biên tập được thể hiện trước hết ở hoạt động có hiệu quả trong việc hình thành tập thể ban biên tập nhằm quản lý quá trình sáng tạo trong cơ
  18. quan báo chí. Ở đây, quy mô hoạt động có ý nghĩa quan trọng. Lãnh đạo ban biên tập các cơ quan báo chí Trung ương phức tạp hơn nhiều so với các cơ quan báo chí địa phương. Tuy nhiên, ngay trong sự dị biệt lớn về khối lượng công việc ấy thì bản chất công việc vẫn chỉ có một: lãnh đạo ban biên tập như một cơ thể sống, một nhân cách, đại diện cho một nghề nghiệp sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình. Khó khăn về mặt tâm lý trong hoạt động của cán bộ lãnh đạo báo chí là việc nhận thức các nhân tố bảo đảm cho sự phát huy tích cực các tiềm năng sáng tạo của cả tập thể. Cái “tôi" sáng tạo của cán bộ quản lý thể hiện trong cái “chúng tôi” sáng tạo cửa cả tập thể cơ quan tòa soạn. Đó cũng là yêu cầu có tính nguyên tắc đối với cán bộ quản lý các cơ quan báo chí. Sự lao động sáng tạo của cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí không chỉ thể hiện trong việc quản lý tập thể ban biên tập như một hệ thống sản xuất, trong việc lựa chọn bố trí cán bộ hay trong việc duy trì và củng cố kỷ luật lao động... Hoạt động của ban biên tập báo chỉ mang tính chất hai mặt: sản xuất và sáng tạo. Điều ấy đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ hình thức chức danh được ấn định theo biên chế, cũng như những tác động qua lại giữa các nhà báo trong quá trình lao động sáng tạo. Trên thực tế, do sự chi phối của các yếu tổ tư tưởng, tình cảm, văn hóa, truyền thống... có sự hình thành tự phát các nhóm nhà báo. Vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo ban biên tập không phải là xoá bỏ các nhóm đó, mà là tìm hiểu những đặc trưng định hướng
  19. của từng cá nhân, từng nhóm cán bộ, điểu hòa các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp nhằm mục đích sử dụng những định hướng quan hệ tự phát đó để tích cực hóa hoạt động của mỗi nhà báo, hạn chế thấp nhất những bất đồng trong nội bộ. Nguyên tắc giải quyết vấn để này là phải bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các mối quan hệ lợi ích. Đây là điều kiện quan trọng bảo đảm sự vận động bình thường của mỗi tòa soạn, mỗi cơ quan báo chí. Sự sáng tạo của người lãnh đạo các ban biên tập nhằm vào việc xử lý một khối lượng lớn thông tin. Công việc này ảnh hưởng đến chính hoạt động của các nhà báo và hướng dẫn nội dung của các hoạt động đó. Sự ảnh hưởng này có cơ sở từ cách lựa chọn, sử dụng các thông tin, tổ chức chúng theo yêu cầu chung của tờ báo hay chương trình phát sóng. Loại hình thứ hai, lao động gián tiếp xã hội. Đối với nhà báo, giao tiếp xã hội rộng là một yêu cầu nghề nghiệp, một hoạt động đòi hỏi tính chất sáng tạo và năng động. Phần lớn các trường hợp, nhà báo thu thập tài liệu, tích lũy thông tin cho tác phẩm tương lai của mình thông qua hoạt động giao tiếp với nguồn tin - những cá nhân rất khác nhau trong xã hội. Chất lượng tác phẩm tương lai một phần quyết định phụ thuộc vào khả năng của nhà báo trong việc tiếp cận, thuyết phục nguồn tin để khai thác thông tin. Mặt khác, nhà báo là người tổ chức khám phá ra những sáng kiến, khả năng và điều kiện mà dựa vào đó để động viên công chúng hợp tác thưởng xuyên với cơ quan báo chí của mình. Sự hợp tác đó trở thành một trong những hình thức sáng tạo của quần chúng, cho phép nhanh chóng
  20. phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng mới trong đời sống xã hội lên các phương tiện thông tin đại chúng. Tính chất sáng tạo trong loạị hình lao động này bị quy định trước hết bởi tính phong phú, đa dạng của đối tượng giao tiếp. Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, các nhà báo luôn phải tiếp xúc, trao đổi với nhiều người rất khác nhau về văn hóa, lối sống, tính cách, nghê nghiệp, trình độ nhận thức... Để đạt được hiệu quả giao tiếp, người làm báo cần nhanh chóng phát hiện đặc điểm tâm lý của đối tượng trong các tình huống cụ thể, hình thành các giải pháp hợp lý để tạo đựng thái độ hợp tác cởi mở của người tiếp chuyện. Ngoài vốn tri thức phong phú, khả năng giao tiếp còn làm kết quả của sự tích lũy kinh nghiệm thực tiễn mà chính nhà báo đã nếm trải. Bên cạnh đó, tính chất sáng tạo của loại hình lao động báo chí còn đòi hòi nhà báo phải có liên lạc thường xuyên với các cộng tác viên, kích thích các khả năng sáng tạo của họ một cách có hiệu quả, làm cho họ có sự quan tâm thực sự với công việc. Việc sử dụng tác phẩm của cộng tác viên đòi hỏi sự trân trọng lao động và tôn trọng, giữ gìn những đặc thù về ngôn ngữ, phương pháp tư duy... Đây chính là quá trình hiệp tác giữa hai phía để cùng giải quyết một nhiệm vụ sáng tạo. Loại hình thử ba, lao động sáng tạo văn bản tác phẩm. Đây là loại hình lao động sáng tạo có vai trò to lớn trong báo chí Trên thực tế, công chúng tiếp nhận và đánh giá báo chí qua những bài báo - các sản phẩm cuối cùng chứ không phải qua các sản phẩm trung gian, hay qua công tác tổ chức, tiến hành các công việc ngịiề nghiệp của nhà báo. Tác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2