Công nghệ kịch bản phim truyền hình
lượt xem 179
download
Thực hiện kế hoạch đến năm 2005 thời lượng phim phát sóng trên truyền hình đạt “chuẩn” 50% là phim nội, không phải là một ước mơ quá tầm tay của các nhà truyền hình (cũng như các nhà làm phim), nhưng quá trình “nội” hóa phim truyện truyền hình chẳng hề đơn giản chút nào! Các hãng phim truyền hình không chỉ nghĩ đến việc đẩy nhanh tốc độ sản xuất phim một cách mạnh tay mạnh vốn, mà ít nhiều cũng phải nhen nhóm ý thức về công-nghệ-kịch-bản trong mục đích hướng tới công-nghệ-phim-truyền-hình. Với lĩnh vực phim...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công nghệ kịch bản phim truyền hình
- Công nghệ kịch bản phim truyền hình Thực hiện kế hoạch đến năm 2005 thời lượng phim phát sóng trên truyền hình đạt “chuẩn” 50% là phim nội, không phải là một ước mơ quá tầm tay của các nhà truyền hình (cũng như các nhà làm phim), nhưng quá trình “nội” hóa phim truyện truyền hình chẳng hề đơn giản chút nào! Các hãng phim truyền hình không chỉ nghĩ đến việc đẩy nhanh tốc độ sản xuất phim một cách mạnh tay mạnh vốn, mà ít nhiều cũng phải nhen nhóm ý thức về công-nghệ-kịch-bản trong mục đích hướng tới công-nghệ-phim-truyền-hình. Với lĩnh vực phim truyền hình còn khá mới mẻ khó lòng kiến thiết một đội ngũ những nhà biên kịch chuyên nghiệp. Các nhà văn thì có ý tưởng nhưng chưa thấu đáo nghiệp vụ phim trường, còn các nhà biên kịch lại quá nghèo ý tưởng dù thừa khả năng biến hóa những “trò” để diễn! Vì thế, để có một kịch bản tốt, các nhà biên kịch phải mượn ý tưởng của các nhà văn. Trừ dăm nhà biên kịch hơi lãng mạn hóa thiên về khả năng xây dựng tình huống theo kiểu “chẳng cần hiện thực xa xôi, ngồi nhà cũng thấy mưa rơi trên đầu”, hầu hết các bộ phim lưu lại chút ít cảm xúc cho khán giả đều phải bám vào ý tưởng mà các nhà văn đã biết trầm tích mới viết được. Thế là văn xuôi bỗng có giá! Nhiều nhà văn mặt mũi một sớm tinh mơ nào đó bỗng tươi như hoa vì cái truyện ngắn hay thiên tiểu thuyết của mình được chuyển thể thành phim truyện truyền hình và mang lại một món tiền bất ngờ đầy thú vị. Tuy nhiên chuyện khai thác ý tưởng cho phim truyện truyền hình cũng chưa phải đã có sự tôn trọng tác quyền cần thiết, nhiều nhà làm phim vô cớ gạt nhà văn – người sáng tạo đầu tiên sang một bên, khi thêm thắt vào ý tưởng chính những nội dung khác. Thường thấy là các nhà truyền hình sau cử chỉ lịch thiệp xin
- chuyển thể thành phim thì cứ vin vào sự đồng ý “bán - mua” của nhà văn rồi thỏa sức muốn làm tròn méo gì thì làm, muốn làm mấy tập thì làm. Công nghệ kịch bản đang như một hàm cá mập ngốn sạch mọi ý tưởng văn chương để đưa lên màn ảnh truyền hình. Với biểu giá 4 triệu đồng/tập và cổ vũ cho xu hướng nhiều tập, kịch bản phim truyền hình áp đảo các nhà biên kịch khi nhìn lại khung giá 16 triệu cho một kịch bản phim nhựa. Sức hút của phim truyền hình, cả về tài chính lẫn những đòi hỏi không quá cao về nghiệp vụ, khiến không ít nhà biên kịch thay vì đầu tư nhiều hơn để xây dựng ý tưởng thành kịch bản phim nhựa thì tìm mọi cách đắp thêm chi tiết, đắp thêm nhân vật để “bán” cho truyền hình. Cuộc so găng giữa điện ảnh và truyền hình trong quá trình hình thành công- nghệ-kịch-bản hình như đã bắt đầu rồi đấy! Thời gian gần đây, khán giả bắt đầu quen dần với những bộ phim truyền hình nhiều tập mà tác giả kịch bản gồm nhiều người, chứ không phải chỉ một người như trước kia. Đó là bước đầu của một quá trình thiết kế kịch bản phim truyện có dây chuyền sản xuất, có tổ chức rõ ràng và khoa học. Từ một ý tưởng khởi nguồn, mỗi nhà biên kịch được giao chấp bút cho một số tập hoặc một số phân cảnh, sau đó biên tập viên sẽ xâu chuỗi lại thành một kịch bản hoàn chỉnh về logic nhân vật cũng như về… độ dài! Bộ phim “Gió qua miền tối sáng” là bộ phim đầu tiên tiến hành theo công nghệ này, rất tiếc kết quả mang lại chỉ là những thước phim rời rạc và xộc xệch kiểu “năm cha ba mẹ”. Rút kinh nghiệm, những kịch bản đồng – tác – giả càng về sau đã càng mạch lạc hơn. Ý tưởng cho phim truyện truyền hình còn được Xưởng phim 2 – Hãng phim Truyền hình VN sáng tạo hơn là trưng cầu dân ý của những đối tượng sắp được lên màn ảnh. Loay hoay kịch bản phim
- Từ màn ảnh nhỏ đến màn ảnh lớn hiện đang "ngốn" rất nhiều phim truyện (phim lẻ lẫn phim bộ nhiều tập). Để đáp ứng nhu cầu đó tất phải cần nhiều kịch bản. Và chung quanh chuyện này vẫn còn nhiều điều để nói, để bàn... Họ đều là "sao" trong giới viết kịch bản phim, có người trong số họ chỉ cần một tháng là “đẻ” ra một kịch bản, với nhuận bút còn cao hơn viết tiểu thuyết. Có người đã góp phần làm cho phim đoạt giải thưởng trong và ngoài nước. Vậy mà khi nói về “luật chơi” trong chuyện viết kịch bản hiện nay, những lời bộc bạch của họ vẫn bàng bạc tâm trạng: “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!" Khâu duyệt: quá kỹ! “Viết nhiều, đôi lúc cảm thấy mỏi mệt, tôi không muốn viết nữa nhưng vì được coi là có tay nghề lâu năm nên nhiều hãng phim cứ đề nghị và… tôi lại ngồi vào bàn”, đó là lời tâm sự của Phạm Thùy Nhân - một trong số ít tác giả kịch bản viết rất khỏe hiện nay, cùng với Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khắc Phục… Dù có thâm niên tay nghề, được tin cậy, nhưng công việc của anh chưa hẳn đã dễ dàng. “Một số kịch bản phim tôi viết như Gánh xiếc rong, Dấu ấn của quỉ đều mang tính ẩn dụ. Tôi nghĩ rằng một trong những điều hấp dẫn kỳ diệu của nghệ thuật chính là ẩn dụ, bởi cái hay nằm ở sự bí mật, kín đáo. Nhưng cũng vì vậy mà phim của tôi bị hiểu lầm, phê phán, long đong lận đận. May thay những bộ phim này sau đó đoạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Chúng ta đang gặp phải tình trạng duyệt kịch bản phim hiện nay... quá kỹ lưỡng! Người duyệt lúc thì bảo câu chữ của đối thoại này chưa được, cần sửa, lúc lại nói ngôn ngữ điện ảnh
- của đoạn kia chưa rõ, cần khắc phục. Tác giả phải làm việc tới lui, cảm thấy nặng nề. Sau đó đến tay đạo diễn, cho dù kịch bản đã được duyệt rồi vẫn lại bị đạo diễn chỉnh sửa lần nữa, nhưng việc sửa này thường không hỏi ý tác giả khiến nhà biên kịch bị hụt hẫng !”. Tất cả là do đạo diễn Trong khi đó Nguyễn Thị Thu Huệ, với những kịch bản đã lên sóng phim truyền hình và tạo được sức thu hút như Bảy ngày còn lại, Của để dành, Xin hãy tin em, Nước mắt đàn ông, lại tỏ ra điệu nghệ khi rạch ròi giữa chuyện viết văn với viết phim. Truyện ngắn cho phép nhà văn một mình một cõi, nhưng hễ bước vào sáng tác kịch bản phim thì không thể khư khư ôm lấy cái riêng. Luật chơi của mỗi loại hình mỗi khác. “Tôi có những dịp đi ra hiện trường, cánh đạo diễn làm việc vất vả lắm, ai trong họ cũng muốn có được phim hay chứ. Còn hay hoặc không, tùy vào cái tài. Không thể đòi hỏi mười đạo diễn phải giỏi cả, giỏi một là hay rồi. Mình nên biết thẩm mỹ của mỗi đạo diễn mà gửi kịch bản cho đúng người. Phim là của đạo diễn, tất cả là do đạo diễn, nếu phim dở thì không thể đổ cho kịch bản được, không ai bắt đạo diễn phải đi nhận một kịch bản dở cả…”. Điện ảnh VN chỉ đến thế thôi! Nhà viết kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn kể: “Trước đây tôi đã từng kiện một đoàn phim vì làm sai lệch tính cách nhân vật trong kịch bản. Nhưng hiện nay thì tôi không xử sự như vậy nữa, tôi đã quen với việc tạm hài lòng với thực tế: điện ảnh VN chỉ có thể đến thế thôi! Khi ra đời một bộ phim hay, vinh quang thuộc về đạo diễn và diễn viên, chứ ít ai nhắc đến vai trò của nhà biên kịch, còn nếu phim không hay lại đổ lỗi cho biên kịch.
- Mặt khác, cũng phải thừa nhận sòng phẳng là hiện nay viết một kịch bản phim trong khoảng một tháng, chỉ cần chú ý đến tư duy cấu trúc chứ không cần phải vắt óc suy nghĩ nhiều lắm về câu chữ là đã nhận được nhuận bút khoảng bốn triệu; trong khi ngồi viết tiểu thuyết dài những một năm nhưng nhuận bút cũng chỉ ngót nghét có ngần ấy mà thôi. Dễ kiếm tiền hơn, nhưng xem ra kịch bản phim vẫn chưa nhiều (chứ chưa nói đến hấp dẫn), vẫn chưa tạo được sự đam mê rộng rai cho nhiều người vào cuộc. Hằng năm có rất nhiều trại sáng tác, cuộc thi viết kịch bản tiêu tốn khá nhiều tiền nhưng sau đó đã có được mấy phim hay ?”. Có nghĩa là thực tế không cho phép sự hăm hở, bồng bột mà phải được nhìn cẩn thận. Trong câu chuyện về nghề nghiệp, Nguyễn Mạnh Tuấn kể thêm: “Vừa qua khi tôi đưa kịch bản cho một đoàn phim Hàn Quốc, xem xong họ bảo kịch bản viết kỹ như vậy thì họ không biết sẽ phải xoay xở ra sao. Tôi lấy làm lạ, hóa ra ở bên nước họ, người viết kịch bản được yêu cầu không cần… “quá kỹ” như ở VN. Họ ngại nếu làm phim không giống với kịch bản, có nghĩa là vi phạm bản quyền!”. Oái ăm, nghe chuyện người mà không biết nên mếu hay nên cười cho ta. Phim truyền hình: Vấn đề là thiếu kịch bản tốt Cuộc hội thảo "Làm nào thế để nâng cao chất lượng kịch bản phim truyền hình" vừa diễn ra tại Hãng phim truyền hình VN đã đưa ra một số giải pháp cơ bản cho việc nâng cao chất lượng phim truyền hình của VN trong thời gian tới, trong đó có việc hình thành những nhóm viết kịch bản phim dài tập (từ 8 - 15 tập), trên cơ sở chính là chuyển thể những tác phẩm văn học đã có chỗ đứng trong dư luận khán giả. TT&VH có cuộc trò chuyện
- với ông Trần Ðăng Tuấn, Phó tổng Giám đốc Ðài truyền hình VN, kiêm Giám đốc Hãng phim truyền hình VN, xung quanh vấn đề này * Xin ông cho biết nội dung và mục đích của cuộc hội thảo? - Chúng tôi, những người ở Hãng phim cũng như các nhà văn, người viết kịch bản, đạo diễn cộng tác với chúng tôi, muốn bàn với nhau về 2 vấn đề: Cái gì khiến chúng ta chưa có nhiều phim hay? Và sắp tới, chúng ta phải làm thế nào để nâng cao chất lượng phim truyền hình? * Tại cuộc hội thảo, một số nhóm viết kịch bản phim truyền hình nhiều tập đã được lập ra. Phải chăng đó là một hướng đi cần chú trọng của phim truyền hình VN trong tương lai? - Tôi nghĩ rằng tốc độ phát triển của phim truyền hình Việt Nam là khá nhanh. Nhưng quá trình chuyển trọng tâm vào làm phim nhiều tập thì chưa nhanh như mong muốn. Có nhiều nguyên do, trong đó có nguyên do là cả người viết kịch bản cũng luôn trong tình trạng cập rập, vội vàng. Bây giờ, song song với việc lo kịch bản cho phim phát hiện tại, phải dành ra thời gian và lực lượng để chuẩn bị các kịch bản cho phim sẽ làm trong năm tới, thậm chí vài năm sau nữa. Ðương nhiên, đó là các phim nhiều tập. Ðó không phải là công việc của một người. Cần hình thành các "tổ hợp", bao gồm các nhà văn, nhà biên tập phim truyền hình, đạo diễn... để cho "ra lò" các kịch bản phim nhiều tập. Các "tổ hợp" như vậy sẽ ký hợp đồng với Hãng phim để cung ứng kịch bản phù hợp với yêu cầu của Hãng. Tất nhiên, việc hình thành một "tổ hợp" như vậy là quá trình tự nguyện, tự nhiên của các cá nhân sáng tác. * Ông từng đề cập tới nhu cầu phải có sự chuyển hướng làm phim truyện trên truyền hình, bởi hiện nay, đa số phim truyền hình còn làm theo phong cách phim truyện điện ảnh. Phải chăng việc tập trung làm phim nhiều
- tập sẽ khắc phục được tình trạng chúng ta có quá ít phim hay trên truyền hình như hiện nay? - Liệu một hãng phim, mỗi năm, có thể làm 100 phim hay, theo nghĩa là 100 tác phẩm hay cả về nội dung và hình thức hay không? Muốn vậy, chúng ta phải có cả trăm kịch bản hay, cả trăm công trình đạo diễn công phu, tỉ mỉ, đặc sắc, và hàng trăm vai "để đời" v.v... và v.v... Tôi nghĩ, hiện tại, không chỉ hãng phim, mà cả ngành điện ảnh lẫn truyền hình nước ta cũng không thể làm được điều đó. Nhưng liệu mỗi năm, ta có thể làm vài ba phim nhiều tập chỉn chu, có ấn tượng với khán giả, không thua kém các phim nhiều tập của nước ngoài mà ta vẫn xem hay không (ở đây tôi chưa muốn đề cập đến những phim lịch sử quy mô của Trung Quốc, mà chỉ những phim nhiều tập tâm lý xã hội)? Tôi cho rằng là: Có thể. Ðiều đó không có nghĩa là không làm phim lẻ nữa, nếu kịch bản làm phim lẻ tốt thì vẫn làm. Ví dụ: Mỗi năm, Hãng phim nên làm 2-3 phim, mỗi phim vài chục tập, và khoảng 10-15 phim lẻ. Và mỗi năm nên chuẩn bị khoảng vài ba kịch bản phim nhiều tập thật kỹ, thật tốt để năm sau, năm sau nữa thực hiện. Chỉ khi đó, ta mới thực sự làm phim không theo lối ăn đong, cập rập, vội vàng... Những cái đó rất khó ăn nhập với dạng công việc mà ta thường nói là "làm nghệ thuật". Mục tiêu của điện ảnh là trong số các phim nhựa mỗi năm làm ra có một vài phim thực sự gây được dấu ấn trong đời sống văn hoá, không phai mờ trong tâm trí người xem. Khi làm phim truyền hình theo phong cách điện ảnh như vậy, thì dư luận báo chí, dư luận xã hội cũng đòi hỏi và đánh giá theo khuôn khổ của một tác phẩm điện ảnh. Việc đòi hỏi truyền hình mỗi năm làm 150 phim lẻ hay và được dư luận đánh giá cao là không thực tế. Tôi không nghĩ rằng phim truyền hình là phim loại II. Tôi chỉ muốn nói là ở truyền hình thì nên làm phim truyền hình, cũng có nghĩa sẽ làm phim nhiều tập là chủ yếu (phim lẻ cũng phải là phim theo đặc điểm của truyền hình). Sân khấu nhỏ thì phải có kịch bản, diễn xuất, đạo diễn theo kiểu sân khấu nhỏ, chứ đừng rập
- khuôn sân khấu lớn. Và nếu ta có thế mạnh làm đồ sứ thì hãy làm đồ sứ thật đẹp, đẹp theo kiểu đồ sứ. Người khác sẽ làm pha lê. Ta đừng làm đồ sứ theo kiểu pha lê. Sẽ rất khó. Mà đồ sứ đẹp thì không kém đồ pha lê đẹp, nó chỉ khác loại thôi. Khó tìm ra cách so sánh không khập khiễng. Vì vậy xin đừng khắt khe quá với mấy so sánh của tôi. Nó chỉ là cách cố gắng diễn đạt. * Nâng cao chất lượng kịch bản là khâu đầu tiên của quá trình nâng cao chất lượng phim truyền hình. Còn những khâu tiếp theo, kế hoạch đặt ra sẽ như thế nào ? - Khó mà kể hết các khâu sau. Tôi cũng không phải là người có chuyên môn làm phim để nói cho sâu sắc được. Nhưng tôi nghĩ trong cái công việc bề bộn của phim truyền hình hiện nay, từng lúc nên xác định mắt xích nào là then chốt trong đó. Mắt xích then chốt và có tác động quyết định nhất bây giờ đối với việc làm phim truyền hình là : kịch bản phim truyền hình nhiều tập. Dĩ nhiên, kịch bản tốt. Còn kịch bản xoàng thì không thiếu đâu. Chưa bao giờ thiếu kịch bản nói chung. Chỉ luôn thiếu kịch bản phim truyền hình tốt. Ăn khách từ kịch bản dễ không ? Sau gần 10 năm ngủ gật, điện ảnh thị trường trong nước đột nhiên bị Gái nhảy đánh thức. Nhưng bên cạnh thành công về doanh thu của Gái nhảy, Những cô gái chân dài, Lọ lem hè phố..., các nhà làm phim vẫn nhớ thất bại thê thảm của Khi người ta yêu, dù các phim trên đều xoay quanh tình yêu và các cô gái đẹp. Vậy đâu là kịch bản "mẫu" cho một bộ phim nội địa ăn khách ?
- Các nền điện ảnh chuyên nghiệp phát triển Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc đều có một bảng tính toán chi tiết, bao nhiêu phần trăm tình yêu, tình dục, hài hước, hình sự ... là cần thiết. Nội dung những phim thành công về doanh thu trên khắp thế giới cũng không chệch ra ngoài khung sườn ăn khách định sẵn. Nếu những nhà viết kịch bản của ta chịu khó nghiên cứu và áp dụng công thức có sẵn vào tác phẩm, liệu phim ta có thể hấp dẫn không? Đem câu hỏi này đặt ra cho một số người viết kịch bản phim ở TP.HCM, các câu trả lời giống nhau đến bất ngờ: "Tôi biết các công thức làm phim ăn khách. Nhưng chúng không áp dụng được ở ta đâu!". "Tại sao không?". Không ai có đưa ra các giải thích thỏa đáng. Theo đạo diễn Vũ Ngọc Đãng: "Nội dung kịch bản chỉ quyết định một phần. Vấn đề là cấu trúc, bố cục kịch bản thế nào để có một câu chuyện phim độc đáo, thì người viết lại thiếu đầu tư. Đây chính là bước hiện đại hóa cần có trong khâu biên kịch". Một đạo diễn trẻ U30 khác hiện đang ấp ủ ý tưởng tự viết kịch bản để làm phim cũng đưa ra nhìn nhận riêng: "Phải nghĩ đến tiết tấu và không khí phim. Phim của ta thời gian thừa nhiều quá, khán giả mau chán. Rất ít kịch bản có hơi thở cuộc sống đương đại. Bên cạnh đó, kịch bản phim của ta thường mắc căn bệnh chỉ cần một ý tưởng có- vẻ- nghiêm- trọng là đã vội vã triển khai, thiếu đầu tư để có chi tiết đinh cũng như các chi tiết đa dạng làm tôn lên chủ đề phim". Còn đạo diễn Lê Hoàng: "Đề tài nào cũng có thể bán vé. Quan trọng là người viết kịch bản viết sao để nhân vật đi tới cùng". Nhận xét này khá chính xác khi đối chiếu lại với các bộ phim trong nước khuấy động hứng thú của khán giả thời gian vừa qua. Mục đích kịch bản rõ ràng sẽ tạo ra những nhân vật quyết liệt, có số phận sống chết độc đáo. Các nhân vật phụ của phim không còn làm nền, có mặt để đóng góp vài mảng miếng câu khách (nhưng không mấy ăn nhập) như trước kia mà được trao
- cho các vai trò mới. Tư duy kịch bản đơn giản "nhân vật chính diện đối kháng nhân vật phản diện" được thay thế bằng các tuyến nhân vật dễ chấp nhận hơn: Nhân vật chính, nhân vật phản kháng, nhân vật hài, nhân vật cân bằng... Tất cả đều tham gia trong quá trình thúc đẩy diễn tiến chuyện phim. Đến thời điểm hiện nay, với các kịch bản phim đã quay xong hoặc sắp sửa ra hiện trường khởi quay như Khi đàn ông có bầu, Nữ tướng cướp, Về quê ra tỉnh... nỗi ám ảnh lớn nhất vẫn là vết xe đổ của dòng phim thị trường đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Nếu sau các phim trên, khán giả vẫn chưa thể tìm thấy những tín hiệu mới thì nhiệt tình với điện ảnh Việt Nam ắt sẽ khó kéo dài, nhất là khi khán giả có quá nhiều món giải trí hấp dẫn để lựa chọn. Vấn đề đặt ra hiện nay là khi các khâu kỹ thuật, âm thanh, máy móc thiết bị... đã có những chú tâm đầu tư bắt kịp điện ảnh thế giới thì khâu biên kịch vẫn là khoảnh đất ít được chăm chút nhất. Vừa qua, một số nhà văn trẻ ở TP.HCM có dự định phối hợp, thành lập một nhóm viết kịch bản chuyên nghiệp. Một sáng kiến tốt. Nhưng bao giờ? Và liệu có nên cơm cháo gì không ? Cuộc “săn lùng” kịch bản phim Với một bộ phim thành công thì yếu tố kịch bản rất quan trọng. Bởi kịch bản là cái xương sống và còn là linh hồn của bộ phim trước khi được đạo diễn cùng diễn viên tạo nên sức sống. Ở những hãng phim Nhà nước thời gian gần đây có những bộ phim đạt mức doanh thu cao như: “Gái nhảy”, “Lọ lem hè phố” là do nội dung kịch bản khai thác đề tài giới trẻ đang quan tâm, hoặc phim “Lưới trời” đề cập đến vấn đề thời
- sự thu hút khán giả. Còn phần nhiều những bộ phim làm do tài trợ của Nhà nước mà đề tài không đáp ứng được yêu cầu thưởng thức của công chúng, đều rơi vào tình trạng vắng người xem. Từ đó đã tạo nên sự mất cân đối giữa phim VN và phim ngoại nhập trên hệ thống rạp chiếu. Các hãng phim tư nhân được phép hoạt động đã nhận ra ngay yếu tố quan trọng của kịch bản phim. Họ lập tức săn lùng những kịch bản với đề tài nhắm vào giới trẻ là đối tượng chính xem phim hiện nay. Như Hãng Á Châu làm bộ phim “Công nghệ lăng xê” khai thác hiện tượng lăng xê ca sĩ. Hãng Thiên Ngân làm phim “Những cô gái chân dài” mô tả thế giới người mẫu. Thắng lợi về doanh thu của những bộ phim này cho thấy loại phim mang đề tài giải trí đang hấp dẫn số đông khán giả. Hãng phim Phước Sang làm ngay bộ phim “Khi đàn ông có bầu” là kịch bản hài mang ý nghĩa tình yêu và gia đình. Hãng Thiên Ngân làm tiếp bộ phim “Nữ tướng cướp”. Các tướng cướp là những cô gái xinh đẹp đi cướp tình, cướp tiền của những người đàn ông bị gài bẫy, rồi bỗng nhận ra tình yêu cũng là khát vọng của mình. Với các đề tài hấp dẫn như thế, kịch bản phim hướng về khán giả trẻ đang được những hãng phim tư nhân tìm mua, hay đặt người viết để đưa vào sản xuất. Nghệ sĩ Phước Sang cho biết trước khi Hãng Phước Sang làm một bộ phim, anh phải nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khán giả rồi xây dựng ý tưởng để đặt người viết kịch bản. Vì theo nghệ sĩ Phước Sang thì yếu tố kịch bản định đoạt tới 60% sự thành công của bộ phim. Hai hãng phim tư nhân Phim Việt và Việt Phim cũng bắt đầu công việc quan trọng từ kịch bản. Hãng Phim Việt làm bộ phim “39 độ yêu” trau chuốt kịch bản thật kỹ với 4 tác giả cùng chấp bút. Tiếp đó, Phim Việt thảo dự án hợp tác làm phim với Hội điện ảnh Singapore và tập đoàn truyền thông Mega. Bước đầu tiên của dự án này cũng là săn lùng kịch bản đặc sắc. Kịch bản sẽ được 3 bên hợp tác nhất trí chọn lựa để đầu tư số vốn từ 200 ngàn đến 300 ngàn USD. Cuối cùng kịch bản này đã công bố với tựa “Lấy vợ Việt Nam”. Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, Giám đốc Hãng Phim Việt nói rằng: Kịch bản phim là yếu tố sống còn của
- bộ phim nên chúng tôi nghiên cứu rất kỹ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã có sẵn 5 kịch bản được thông qua để lần lượt làm phim nhựa. Còn phim truyền hình thì sau “390 yêu” chúng tôi đã có những kịch bản để làm phim dài tập hơn. Vấn đề chỉ là chờ thời gian thích hợp. Trong khi đó đạo diễn Lê Cung Bắc, Giám đốc Hãng Việt Phim cho biết sau phim “Bẫy tình”, ông đã có “Chí Phèo” và “Lấy chồng Đài Loan” để Việt Phim thực hiện tiếp. Ông bảo rằng kịch bản phim phải hay và lạ, có yếu tố hấp dẫn thì bộ phim mới hy vọng thành công. Yếu tố kịch bản quan trọng như vậy nên những tác giả kịch bản phim đang được đặt hàng để có những bộ phim thu hút số đông khán giả. Biên kịch yếu do thiếu vốn sống & thiếu đào tạo Khi được hỏi làm thế nào để có một bộ phim hay thì phần lớn câu trả lời đều bắt nguồn từ khâu đầu tiên là một kịch bản chất lượng. Song thực tế lại cho thấy hoạt động điện ảnh của nước ta hiện nay đang thiếu vắng một đội ngũ biên kịch chuyên nghiệp. Thực tế, các nhà văn - những người có ý tưởng sáng tạo - lại yếu về nghiệp vụ biên kịch và ngược lại, các nhà biên kịch nắm vững các thủ thuật điện ảnh lại thiếu ý tưởng. Do vậy, rất khó tránh khỏi tình trạng xuề xòa, thỏa hiệp ở chất lượng kịch bản. Trên điện ảnh và truyền hình, nhan nhản những bộ phim có kiểu kết cấu nội dung như các cô gái nông thôn ra thành thị bị lôi kéo, lừa đảo, bị sa ngã, dẫn đến kết cục phải trả giá, hoặc những ông giám đốc bị cô thư ký xinh đẹp mê hoặc, cuối cùng bị phá sản... Theo nhà biên kịch Lê Ngọc Minh, nguyên nhân của tình trạng này là do một số nhà biên kịch thiếu vốn sống hoặc ngại dấn thân. Còn biên kịch
- Trịnh Thanh Nhã lại khẳng định: "Trong khi cả thế giới đã tiếp cận với nghiệp vụ biên kịch mới mà ta vẫn viết với kỹ thuật kịch bản cũ thì thông thường chỉ có thể thỏa thuận, hiểu với nhau trong một vùng hẹp, chứ nếu đem kịch bản đó ra nước ngoài giao dịch, người ta sẽ không hiểu gì cả". Cái nôi đào tạo các nhà biên kịch chuyên nghiệp là khoa Nghệ thuật điện ảnh của ĐH Sân khấu - Điện ảnh. Dù đã rất hạn chế trong khâu thi đầu vào để tập trung đào tạo cho có chất lượng, nhưng hiện nay việc dạy và học vẫn gặp nhiều khó khăn. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành cho biết: "Cách đây 3 năm, trường đã thử nghiệm mô hình là những đối tượng nào thi vào chuyên ngành có liên quan đến sáng tác như biên kịch điện ảnh, lý luận và phê bình, đạo diễn điện ảnh thì phải có điểm tốt nghiệp văn từ 7 trở lên. Nhưng đến năm 2002, trường phải bỏ chỉ tiêu này vì có nhiều ý kiến không đồng tình". Bên cạnh đó, cơ sở vật chất sơ sài cũng là một yếu tố cản trở sức sáng tạo. Cũng giống như các chuyên ngành khác trong lĩnh vực điện ảnh, quỹ phim để sinh viên tham khảo, kịch bản và sách có chất lượng để sinh viên đọc cũng không nhiều, thậm chí chưa có một giáo trình chính thống được biên soạn để làm cơ sở cho sinh viên học. Mặc dù hằng năm trường có mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy ngoại khóa về viết kịch bản cho sinh viên, nhưng thời gian không dài lại phải tiếp cận với công nghệ kịch bản tương đối khác lạ nên cũng chỉ biết vậy, chứ để áp dụng chắc phải còn lâu dài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn