YOMEDIA
ADSENSE
Công văn số 3168/BNN-KTHT
8
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Công văn số 3168/BNN-KTHT năm 2019 về khảo sát tình hình phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung công văn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công văn số 3168/BNN-KTHT
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NÔNG Độc lập Tự do Hạnh phúc THÔN Số: 3168/BNNKTHT Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2019 V/v khảo sát tình hình phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 52/2018/NĐCP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 833/VPCPNN ngày 23/01/2018 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và các đơn vị có liên quan thành lập Đoàn công tác liên ngành tiến hành khảo sát về tình hình phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề. Để việc phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện một số nội dung như sau: 1. Giao đơn vị chủ trì xây dựng Báo cáo tình hình phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề (đề cương báo cáo kèm theo). 2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với ngành nghề nông thôn, làng nghề. Tiếp tục rà soát các làng nghề trên địa bàn (theo tiêu chí và các quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐCP). Đối với những làng nghề cần bảo tồn lâu dài, đề xuất tiêu chí lựa chọn và xác định nội dung cụ thể để bảo tồn, ưu tiên đối với làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền, làng nghề truyền thống, làng nghề của đồng bào các dân tộc, làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tại Trung ương, lựa chọn các địa phương tiến hành khảo sát, chuẩn bị các nội dung cần thiết theo quy định để Đoàn công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố giao đơn vị chủ trì, làm việc với Đoàn công tác. Báo cáo và các thông tin liên hệ xin gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bằng văn bản và thư điện tử) trước ngày 31/5/2019 (theo địa chỉ: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Nhà B9, Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội; Tel: 024.37343732; Fax: 024.38438791; Email: hungtv.ptnt@mard.gov.vn và ngoccb.ptnt@mard.gov.vn) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ của Quý Ủy ban./. KT. BỘ TRƯỞNG Nơi nhận: THỨ TRƯỞNG Như trên; Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c); Các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và MT;
- Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Văn phòng Điều phối NTM TW; Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố; Lưu: VT, KTHT. Trần Thanh Nam ĐỀ CƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ (Kèm theo công văn số 3168/BNNKTHT ngày 08/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH (Biểu 1) Trách nhiệm hướng dẫn thi hành các chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Việc xây dựng cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án, kế hoạch liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn và công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện; tình hình phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (tập trung chính sách về: Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; đầu tư tín dụng; mặt bằng sản xuất; xúc tiến thương mại; khoa học công nghệ; môi trường làng nghề; đào tạo nhân lực; Chương trình văn hóa xã hội và du lịch gắn với phát triển làng nghề; đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề...) Báo cáo cụ thể về tổ chức triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề (theo Quyết định số 2636/QĐBNNCB ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề), việc xây dựng, triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề của địa phương (cấp tỉnh, huyện...) II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, LÀNG NGHỀ 1. Ngành nghề nông thôn Doanh thu từ ngành nghề nông thôn (tỷ đồng) Thu nhập bình quân (triệu đồng/lđ/tháng) Tổng số lao động, số lao động thường xuyên, số chuyên gia có tay nghề cao) Tổng số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh (Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, Hộ gia đình) 2. Làng nghề (Biểu 2,3) a) Kết quả phát triển làng nghề Tình hình công nhận nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống + Số lượng;
- + Địa chỉ; + Nhóm ngành nghề (phân chia theo 7 nhóm ngành nghề được quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐCP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn + Năm công nhận Doanh thu từ làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận (tỷ đồng) Thu nhập bình quân (triệu đồng/lđ/tháng) Tổng số lao động, số lao động thường xuyên, số chuyên gia có tay nghề cao Tổng số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh (Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, Hộ gia đình) b) Bảo tồn và phát triển làng nghề Làng nghề truyền thống: Khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền (công tác điều tra, lập dự án khôi phục, bảo tồn làng nghề, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, công nghệ sản xuất sử dụng công nghệ truyền thống kết hợp áp dụng cơ khí hóa một số công đoạn sản xuất thủ công...); Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống của các dân tộc. Phát triển làng nghề gắn với du lịch (việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề, cải thiện cơ sở hạ tầng kết hợp bảo vệ môi trường du lịch sinh thái). Phát triển làng nghề mới: (Việc xây dựng kế hoạch, dự án để thúc đẩy phát triển nhân rộng ra nhiều hộ trong làng; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để cải tiến mẫu mã, cung cấp vốn và thông tin thị trường; đào tạo nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của các chủ cơ sở sản xuất...để đủ điều kiện công nhận làng nghề theo quy định đối với những làng đã có nghề) (Việc du nhập phát triển nghề thông qua việc học tập, phổ biến, lan tỏa từ các làng nghề truyền thống, làng nghề đã có sản phẩm trên thị trường; xây dựng các dự án khôi phục nghề cũ (nếu có) đối với những làng chưa có nghề) c) Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, ưu đãi, hỗ trợ đối với cụm công nghiệp làng nghề (Theo Nghị định số 68/2017/NĐCP). d) Việc rà soát cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề đảm bảo yêu cầu về môi trường theo quy định. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NỘI DUNG THÀNH PHẦN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (Biểu 4) 1. Nhiệm vụ, kế hoạch giao
- a) Kế hoạch (Chương trình, kế hoạch, đề án, mô hình, dự án...) được giao thuộc nội dung thành phần số 05: Phát triển ngành nghề nông thôn thuộc nhiệm vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương (UBND tỉnh, huyện, xã)... b) Kinh phí: 2. Kết quả thực hiện a) Công tác triển khai b) Hiệu quả các nhiệm vụ (Chương trình, kế hoạch, đề án, mô hình, dự án…đã thực hiện c) Hiệu quả sử dụng kinh phí được giao IV. ĐÁNH GIÁ 1. Thuận lợi 2. Tồn tại, hạn chế 3. Nguyên nhân 4. Bài học kinh nghiệm V. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, LÀNG NGHỀ TẠI ĐỊA PHƯƠNG VI. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Biểu 1 CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN DO TỈNH BAN HÀNH STT Số, Chính sách khuyến Chính sách Chính sách về Chính sách về ngày, khích hỗ trợ phát khuyến khích hỗ Bảo tồn và phòng chống ô tháng, triển ngành nghề trợ phát triển phát triển làng nhiễm môi năm nông thôn làng nghề nghề trường làng ban nghề hành 1 2 3 ...
- Biểu 2 DANH SÁCH CÁC LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN THỜI ĐIỂM…. Tên làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề Việc rà soát truyền các tiêu chí thống được công nhận công đảm bảo Tên làng nghề, làng nghề Nhóm Năm nhậnTên điều kiện truyền thống, nghề truyền ngành công làng nghề, về bảo vệ thống được công nhận nghề (*) nhận làng nghề môi trường TT truyền (Đã rà thống, nghề soát/chưa rà truyền soát) thống được công nhậnĐịa chỉ Làng Nghề Làng nghề truyền nghề truyền thống thống 1 2 3 … : phân chia theo 7 nhóm ngành nghề được quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐCP ngày (*) 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn Biểu 3 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC CƠ SỞ SXKD TRONG LÀNG NGHỀ(**) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH…… TT Nhóm Doanh Vốn Nộp Thu nhập Tổng số lao động Tổng số lao động ngành thu và tài ngân bình quân trong làng nghề trong làng nghề nghề (tỷ sản sách (triệu (người) (người)Tổng số
- đồng) (tỷ (tỷ đồng/lđ/tháng Tổn Trong đó Trong lao đHTX ộng trong Tổ H đồng đồng ) g số đóDoa hợ ộ ) ) lao nh p động nghiệ tác trong p làng Lao Chuyên nghề động gia có thườn tay g nghề xuyên cao Chế biến, bảo quản 1 nông, lâm, thủy sản Sản xuất hàng 2 thủ công mỹ nghệ Xử lý, chế biến nguyên vật liệu 3 phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn 4 Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy
- tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ Sản xuất và kinh 5 doanh sinh vật cảnh Sản 6 xuất muối Các dịch vụ phục vụ sản 7 xuất, đời sống dân cư nông thôn (**) : Chỉ tính các làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận Biểu 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN NỘI DUNG THÀNH PHẦN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TT Nội dung Kinh phí (triệu đồng) Kinh Sản phẩm hoàn thành phí (Kế hoạch, Chương (triệu (Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án, đồng) trình, Đề án, Dự án, Mô Mô hình ...được Thời hình…được nghiệm thu nghiệm thu hoàn gian hoàn thành) thành) thực
- hiện Kinh phí Kinh phí được giao thực hiện 1 2 3 …
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn