Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 57 – 64<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN NGẬP LỤT CỤC BỘ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ<br />
LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC<br />
Nguyễn Phú Thắng1<br />
1<br />
<br />
ThS. Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 25/02/13<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
04/05/14<br />
Ngày chấp nhận đăng:<br />
22/10/14<br />
Title:<br />
Evaluating the reality, causes<br />
of the local flooding in Long<br />
Xuyen, An Giang and its<br />
solutions<br />
Từ khóa:<br />
Ngập lụt cục bộ, Long Xuyên,<br />
hiện trạng, nguyên nhân, giải<br />
pháp<br />
Keywords:<br />
Local flooding, Long Xuyen,<br />
reality, cause, solutions<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The research was conducted in Long Xuyen City of An Giang Province in order<br />
to assess the reality of local flooding and the reasons, thus provide solutions to<br />
the problem. The research was employed many research methods including field<br />
work and mapping. The results show that there are 19 flooding points, in which 3<br />
points are severely, 4 are averagely and 12 are slightly affected. Streets such as<br />
Vo Thi Sau, Yet Kieu and Phan Dang Luu have the worst conditions with<br />
flooding period over one hour. The reasons include heavy rains, uncompleted<br />
sewerage systems, increase of urbanization and garbage.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này được thực hiện tại địa bàn nội ô thành phố Long Xuyên, tỉnh An<br />
Giang để đánh giá hiện trạng và xác định các nguyên nhân gây ngập lụt cục bộ,<br />
từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ngập úng. Các<br />
phương pháp nghiên cứu thực địa, phương pháp bản đồ được sử dụng cho cuộc<br />
điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 19 điểm ngập, trong đó có 3 điểm ngập<br />
nặng, 4 điểm ngập trung bình và 12 điểm ngập nhỏ. Các điểm ngập nặng nhất là<br />
đường Võ Thị Sáu, Yết Kiêu và Phan Đăng Lưu, thời gian ngập kéo dài trên 1<br />
giờ. Nguyên nhân gây ngập chủ yếu là do mưa cường suất lớn; hệ thống tiêu<br />
thoát nước chưa hoàn thiện; quá trình đô thị hóa làm gia tăng bề mặt không<br />
thấm nước; rác thải dân sinh làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu thoát.<br />
<br />
trong mùa mưa ở các đô thị loại II trở lên; đến<br />
năm 2025, xoá bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng<br />
thường xuyên tại các đô thị (Thủ tướng chính phủ<br />
(TTCP), 2009).<br />
Nằm ở vĩ độ cận xích đạo, chịu tác động của hệ<br />
thống gió mùa Đông Bắc và Tây Nam, đặc điểm<br />
tự nhiên ở thành phố (TP) Long Xuyên có sự phân<br />
hóa theo mùa, đặc biệt là lượng mưa. Đây là tiền<br />
đề làm xuất hiện hiện tượng ngập úng tại một số<br />
điểm trong nội ô. Tuy mức độ chưa thực sự<br />
nghiêm trọng như các đô thị lớn như Hà Nội, TP.<br />
Hồ Chí Minh, Cần Thơ (Hồ Long Phi, 2010;<br />
Nguyễn Song Dũng, 2004; Viện Quy hoạch thủy<br />
lợi Miền Nam, 2011). Song trong bối cảnh biến<br />
đổi khí hậu ngày càng tác động sâu rộng đến toàn<br />
vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đặt ra yêu cầu<br />
cần nhìn nhận đầy đủ về mức tác động và xây<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Ngập lụt cục bộ tại các đô thị được xem là một<br />
trong những hiện tượng có tính quy luật trong quá<br />
trình phát triển ở các đô thị và là vấn đề nổi bật<br />
cần giải quyết. Những hậu quả do ngập lụt gây ra<br />
đối với đời sống của con người trong những năm<br />
gần đây đã cho thấy yêu cầu cấp thiết cần xác<br />
định nguyên nhân trọng tâm và đề xuất các giải<br />
pháp nhằm giải quyết có hiệu quả hiện tượng này,<br />
thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra thuận lợi.<br />
Yêu cầu giải quyết ngập úng tại các đô thị Việt<br />
Nam đã được xác định trong Quyết định phê<br />
duyệt định hướng phát triển cấp, thoát nước đô thị<br />
và khu công nghiệp (KCN) Việt Nam đến năm<br />
2025 và tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu từ<br />
nay đến năm 2015, ưu tiên giải quyết thoát nước<br />
mưa, xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên<br />
57<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 57 – 64<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
dựng giải pháp khắc phục đối với hiện tượng ngập<br />
úng (Võ Khắc Trí. 1999; Nguyễn Ngọc Trân,<br />
2013). Bài viết nhằm đánh giá hiện trạng, xác<br />
định các nguyên nhân ngập lụt cục bộ tại địa bàn<br />
TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, từ đó đề xuất các<br />
giải pháp khắc phục.<br />
<br />
Phương pháp bản đồ được vận dụng để đánh giá<br />
sự phân bố của hiện tượng ngập lụt cục bộ tại<br />
Long Xuyên cũng như xác lập mối liên hệ giữa<br />
ngập lụt với các yếu tố về tự nhiên và xã hội của<br />
vùng nghiên cứu. Dựa trên hệ thống các bản đồ<br />
được sử dụng để nghiên cứu ngập lụt cục bộ tại<br />
Long Xuyên gồm bản đồ địa hình, bản độ ngập lụt<br />
tỉnh An Giang, bản đồ hành chính TP. Long<br />
Xuyên, bản đồ hiện trạng và quy hoạch kết cấu hạ<br />
tầng Long Xuyên đến năm 2020, đề tài phân tích<br />
sự phân bố không đều của các yếu tố về tự nhiên<br />
và xã hội có tác động trực tiếp và gián tiếp đến<br />
ngập úng. Mặt khác, kết hợp với dữ liệu quan trắc<br />
thực tế, đề tài đã sử dụng phần mềm apinfo để<br />
biên tập bản đồ chuyên đề như bản đồ các điểm<br />
ngập lụt tại địa bàn TP Long Xuyên nhằm đưa ra<br />
thực trạng phân bố của các điểm ngập trong mối<br />
quan hệ với các yếu tố tự nhiên và xã hội.<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Phương pháp điều tra thực địa<br />
Đây là phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu<br />
ngập lụt cục bộ tại Long Xuyên. Phương pháp<br />
điều tra thực địa được vận dụng nhằm thu thập<br />
các giá trị định lượng về ngập lụt trên địa bàn<br />
nghiên cứu, từ đó đưa ra các nhận định mang tính<br />
khoa học, khách quan. Việc đo đạc quan trắc mức<br />
ngập thực hiện theo trình tự sau: Xác lập địa điểm<br />
và thời gian nghiên cứu: lựa chọn 5 phường nội ô:<br />
Mỹ Bình, Bình Khánh, Mỹ Phước, ỹ Xuyên,<br />
Mỹ Long (các phường nội thành có hệ thống thoát<br />
nước xây ựng lâu và xuống cấp, đồng thời có các<br />
điểm ngập xuất hiện với tần suất lớn, thời gian lâu<br />
dài) với 15 điểm, tuyến ngập ở các phường. Thời<br />
điểm quan trắc và đo đạc tập trung trong tháng<br />
(tháng – 8 – 9) là những tháng có lượng mưa tập<br />
trung lớn và thực tế tần suất xuất hiện của ngập<br />
lụt cao; Thực hiện đo đạc và thu thập giá trị ngập<br />
lụt: Các giá trị quan trắc chủ yếu là mức ngập tại<br />
các địa bàn và thời điểm khác nhau; Tổng hợp và<br />
xử lí dữ liệu: Các giá trị thu được từ thực địa sẽ<br />
được tổng hợp thành các bảng số liệu, đồng thời<br />
vận dụng các chỉ số phản ánh mức ngập (bảng 1)<br />
để đánh giá và xếp loại. Kết luận: đưa ra các kết<br />
luận về thực trạng ngập theo không gian và thời<br />
gian, nhận định về nguyên nhân gây ngập.<br />
<br />
- Phương pháp tổng hợp, so sánh<br />
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, so<br />
sánh để chỉ ra sự khác biệt về mức ngập úng tại<br />
các địa bàn trong nội ô ở các thời điểm khác nhau.<br />
Phương pháp này được vận dụng trong việc xây<br />
dựng cơ sở lí luận và thực tiễn về ngập lụt cục bộ,<br />
tổng hợp và đánh giá các chỉ số về tự nhiên và xã<br />
hội như khí hậu, khí tượng, thủy văn, đất đai, ân<br />
cư, cơ sở hạ tầng… ở Long Xuyên, qua đó góp<br />
phần làm rõ mối quan hệ giữa hiện trạng và các<br />
nhân tố gây ngập.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1 Hiện trạng ngập lụt cục bộ tại địa bàn TP.<br />
Long Xuyên, tỉnh An Giang<br />
3.1.1 Thực trạng ngập lụt theo không gian<br />
<br />
Bảng 1. Các chỉ số phản ánh mức độ ngập úng<br />
Mức độ ngập<br />
Nặng<br />
<br />
Thời gian ngập<br />
(phút)<br />
>120<br />
<br />
Vừa<br />
Nhẹ<br />
<br />
30 – 120<br />
30<br />
<br />
Hàng năm, vào mùa mưa, đặc biệt từ giai đoạn<br />
tháng VII đến tháng XI, hiện tượng ngập lụt cục<br />
bộ xuất hiện ở nội ô TP. Long Xuyên. Tình trạng<br />
ngập lụt ở Long Xuyên diễn ra ngày càng nghiêm<br />
trọng trên diện rộng và kéo dài.<br />
<br />
Độ sâu ngập<br />
(m)<br />
> 0,5<br />
0,2 – 0,5<br />
0,1 – 0,2<br />
<br />
[Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Hương, 200 ]<br />
<br />
Do sự phân bố của các yếu tố gây ngập không<br />
giống nhau nên hiện tượng ngập úng diễn ra<br />
không đồng đều trên địa bàn TP. Long Xuyên<br />
(Bảng 2).<br />
<br />
- Phương pháp bản đồ<br />
<br />
Bảng 2. Số lượng các điểm ngập úng trên địa bàn TP. Long Xuyên năm 2012<br />
Địa bàn TP<br />
Phường Mỹ Bình<br />
Phường Mỹ Long<br />
Phường Mỹ Xuyên<br />
<br />
Số lượng địa điểm ngập úng<br />
Nặng<br />
> 50 cm<br />
1<br />
0<br />
1<br />
<br />
2<br />
1<br />
3<br />
<br />
58<br />
<br />
Mức độ ngập úng<br />
Vừa<br />
20 - 50 cm<br />
0<br />
1<br />
1<br />
<br />
Nhẹ<br />
< 20 cm<br />
1<br />
0<br />
1<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 57 – 64<br />
Phường Đông Xuyên<br />
Phường Bình Đức<br />
Phường Bình Khánh<br />
Phường Mỹ Quý<br />
Phường Mỹ Phước<br />
Phường Mỹ Thới<br />
Phường Mỹ Thạnh<br />
Phường Mỹ Hòa<br />
Tổng số điểm ngập<br />
<br />
An Giang University<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
5<br />
1<br />
1<br />
0<br />
19<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
3<br />
<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
4<br />
<br />
2<br />
1<br />
1<br />
1<br />
3<br />
1<br />
1<br />
0<br />
12<br />
<br />
(Ghi chú: 0 – Không có điểm ngập; 1,2, … là số lượng điểm ngập tồn tại)<br />
[Nguồn: Điều tra thực tế, 2012]<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy tình trạng ngập ở nội ô Long<br />
Xuyên chủ yếu ở mức ngập nhẹ và vừa. Số lượng<br />
các điểm ngập tập trung nhiều nhất ở phường<br />
Mỹ Phước và Mỹ Xuyên, Đông Xuyên (chiếm<br />
50% số lượng điểm ngập các tuyến điều tra).<br />
Trong đó các điểm ngập sâu tập trung ở phường<br />
<br />
Mỹ Phước, Mỹ Bình và Mỹ Xuyên. Các điểm<br />
ngập vừa (20 – 50 cm) và ngập nhẹ (< 20 cm)<br />
phân bố rải rác ở các phường. Tần suất xuất hiện<br />
các điểm ngập cũng có sự phân hóa qua không<br />
gian, được thể hiện ở Bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3. Đánh giá mức ngập tại một số tuyến điểm ngập do mưa trong nội ô TP. Long Xuyên 2012<br />
STT<br />
<br />
TÊN ĐƯỜNG<br />
<br />
TỔNG HỢP<br />
<br />
PHẠM VI NGẬP<br />
Số lần ngập<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
2/3 tuyến đường<br />
Ngã ba – hết tuyến<br />
½ tuyến<br />
<br />
10<br />
8<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
4<br />
5<br />
<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
Toàn tuyến<br />
Toàn tuyến<br />
Toàn tuyến<br />
<br />
8<br />
6<br />
<br />
3<br />
4<br />
<br />
5<br />
2<br />
<br />
6<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
Toàn tuyến<br />
2/3 tuyến<br />
Toàn tuyến<br />
Ngã ba chợ Xẻo<br />
Trôm<br />
Toàn tuyến<br />
<br />
9<br />
7<br />
6<br />
<br />
2<br />
3<br />
5<br />
<br />
3<br />
4<br />
1<br />
<br />
6<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
6<br />
<br />
6<br />
<br />
Ngập 2/3 tuyến<br />
½ tuyến<br />
<br />
9<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
6<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
ĐÁNH<br />
GIÁ<br />
<br />
PHƯỜNG MỸ XUYÊN<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Võ Thị Sáu<br />
Võ Thị Sáu kéo dài<br />
Trần Bình Trọng<br />
<br />
Nặng<br />
Vừa<br />
Nhẹ<br />
<br />
PHƯỜNG ĐÔNG XUYÊN<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Đinh Trường Sanh<br />
Trần Văn Lẫm<br />
Trần Văn Thạnh<br />
<br />
Vừa<br />
Nhẹ<br />
Nhẹ<br />
<br />
PHƯỜNG MỸ PHƯỚC<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
<br />
Phan Đăng Lưu<br />
Nguyễn Hữu Thọ<br />
Nguyễn Đức Cảnh<br />
Khu vực Trần Phú – Chợ Xẻo<br />
Trôm<br />
Đinh Văn Sỹ<br />
<br />
4<br />
<br />
Nặng<br />
Vừa<br />
Nhẹ<br />
Nhẹ<br />
Nhẹ<br />
<br />
PHƯỜNG MỸ BÌNH<br />
12<br />
13<br />
<br />
Khu vực đường Yết Kiêu<br />
Nguyễn Xí<br />
<br />
4<br />
<br />
Nặng<br />
Nhẹ<br />
<br />
PHƯỜNG MỸ LONG<br />
14<br />
<br />
Đường Lý Thái Tổ<br />
<br />
Ngã ba Lý Thái Tổ<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
PHƯỜNG BÌNH KHÁNH<br />
15<br />
<br />
Cao Thắng<br />
<br />
Từ chợ đến ngã ba<br />
<br />
[Nguồn: Điều tra thực tế, 2012]<br />
<br />
59<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 57 – 64<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
tuyến được xây dựng lâu đời. Trong điều kiện<br />
cường suất mưa cực đại có xu hướng gia tăng, các<br />
chỉ số kĩ thuật của cống không còn đảm bảo hiệu<br />
suất tiêu thoát. Đặc biệt, một số yếu tố như rác<br />
thải, đất đai của cư ân sinh sống tại địa bàn làm<br />
giảm tiết diện tiêu thoát, gây nghẽn đường cống,<br />
giảm hiệu suất của cống rãnh như cống ở đường<br />
Võ Thị Sáu kéo dài, Trần Bình Trọng, Phan Đăng<br />
Lưu.<br />
- Các tuyến ngập xuất hiện ở các phường đều có<br />
đặc điểm là sự xuất hiện của lượng mưa lớn kéo<br />
dài trên 30 phút – 1 giờ. Khi mưa lớn kéo dài,<br />
cộng hưởng với các yếu tố về cao độ và khả năng<br />
thoát nước của hệ thống cống rãnh, làm xuất hiện<br />
ngập lụt cục bộ.<br />
- Thời gian rút nước tại các điểm ngập theo khảo<br />
sát thực tế và điều tra ân cư tại địa bàn ngập lụt<br />
cục bộ cho thấy: đối với các tuyến ngập sâu, thời<br />
gian rút là từ >1 giờ. Đối với các tuyến ngập vừa<br />
và ngập nhẹ, thời gian rút tương đối nhanh, ưới<br />
15-20 phút.<br />
<br />
Hình 1. Bản đồ các điểm,<br />
tuyến ngập nội ô TP. Long Xuyên<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy, các khu vực có tần suất ngập<br />
xuất hiện thường xuyên là Mỹ Phước, Mỹ Xuyên.<br />
Trong đó, số lần ngập úng xuất hiện nhiều nhất ở<br />
các tuyến Võ Thị Sáu, Yết Kiêu, Phan Đăng Lưu.<br />
Đây cũng là các tuyến có mức ngập nặng, phạm vi<br />
ngập từ ½ đến ngập toàn tuyến trong điều kiện<br />
mưa lớn và kéo dài. Bên cạnh các tuyến ngập<br />
nặng, các phường Mỹ Xuyên và Mỹ Phước còn<br />
tồn tại một số điểm ngập nhẹ và vừa với tần suất<br />
xuất hiện khá thường xuyên (Hình 1). Hiện tượng<br />
ngập lụt cục bộ trên địa bàn TP tiếp diễn trong<br />
năm 201 với xu hướng xuất hiện các điểm ngập<br />
mới bên cạnh sự tồn tại của các điểm ngập cũ như<br />
điểm ngập Ung Văn Khiêm, Trịnh Hoài Đức.<br />
<br />
- Tuyến điểm ngập tại các địa bàn chủ yếu là các<br />
tuyến điểm ngập cũ, xảy ra trong một thời gian<br />
dài. Các tuyến như Võ Thị Sáu, Phan Đăng Lưu,<br />
Yết Kiêu đã xảy ra hiện tượng ngập trong khoảng<br />
5 năm trở lại và mức độ ngập úng có xu hướng<br />
ngày càng gia tăng.<br />
- Bên cạnh các điểm ngập cũ, sự xuất hiện của<br />
một số điểm ngập mới trên tuyến Ung Văn Khiêm<br />
của Đại học An Giang (khu trung tâm), Hà Hoàng<br />
Hổ (phía giáp với Ung Văn Khiêm), Trịnh Hoài<br />
Đức (Bình Khánh). Các tuyến điểm này có mức<br />
ngập không đáng kể và thời gian nước rút nhanh.<br />
<br />
Qua nghiên cứu, khảo sát mức độ ngập lụt cục bộ<br />
tại địa bàn TP. Long Xuyên trong giai đoạn 2010 2013, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản về ngập<br />
lụt cục bộ tại địa bàn như sau:<br />
- Các điểm ngập úng sâu (> 50cm) là các tuyến<br />
đường có cao trình thấp hơn so với các tuyến<br />
đường khác. (Ví dụ: tuyến Yết Kiêu, cao trình bề<br />
mặt đường thấp hơn từ 15 – 20 cm so với tuyến<br />
Trần Hưng Đạo nơi giáp ranh; tuyến Võ Thị Sáu<br />
có cao trình đường thấp hơn Hà Hoàng Hổ từ 5 –<br />
15 cm). Việc nâng nền đường ở một số tuyến làm<br />
thay đổi cao trình khiến một số tuyến khác trở<br />
thành vùng trũng, ễ hình thành các dòng chảy bề<br />
mặt khi mưa xuất hiện (điển hình như đường Võ<br />
Thị Sáu và Yết Kiêu).<br />
<br />
3.1.2. Thực trạng ngập lụt theo thời gian<br />
Do đặc điểm của hoàn lưu, ở Long Xuyên, sự xuất<br />
hiện của hiện tượng ngập lụt cục bộ tại nội ô TP<br />
tập trung chủ yếu từ tháng V đến tháng X. Thực<br />
trạng ngập lụt cục bộ tại các địa điểm có sự thay<br />
đổi theo thời gian:<br />
Theo năm: số lượng điểm ngập thay đổi qua các<br />
năm thể hiện ở Hình 2:<br />
<br />
- Tuyến ngập lớn của TP. Long Xuyên như Võ<br />
Thị Sáu, Phan Đăng Lưu, Yết Kiêu là những<br />
tuyến đông ân cư, hệ thống cấp thoát nước ở các<br />
60<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 57 – 64<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
30<br />
20<br />
<br />
151719<br />
<br />
20<br />
10<br />
<br />
9<br />
0 0 0 0<br />
<br />
10<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Hình 2. Số tuyến, điểm ngập tại Long Xuyên 2010-2013<br />
2011 2012<br />
[Nguồn: Điều tra thực tế, 2012]2010<br />
<br />
18<br />
27<br />
Hình 2 choĐiểmsố lượng các điểm ngập lụt có 19<br />
thấy, ngập<br />
xu<br />
hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2013. Một số<br />
tuyến điểm ngập cũ được cải tạo, hoạt động tu bổ<br />
nạo vét hệ thống cấp thoát nước được tiến hành<br />
thường xuyên. Trong năm 2011, sự gia tăng đột<br />
biến của hiện tượng ngập lụt cục bộ tại địa bàn TP<br />
gắn liền với sự xuất hiện của đợt mưa kỷ lục,<br />
cộng với triều cường ở mức cao (lượng mưa và<br />
triều cực đại đo được tại trạm Long Xuyên năm<br />
2011 là 302,3 mm và 281 cm (CTK, 2012), khiến<br />
gần 70% tuyến phố của nội thành chìm sâu trong<br />
nước. Năm 201 , nhiều tuyến phố được xây dựng,<br />
nâng đường và xây dựng hệ thoát nước riêng, số<br />
lượng điểm ngập giảm. Sự xuất hiện của các điểm<br />
ngập mới ít phổ biến.<br />
<br />
1 2 3 4 5 6 7 8 91<br />
Hình 3 cho thấy, hiện ngập ngập xuất 0 3 bắt 151719<br />
2013 Số điểm tượng 0 0 0 hiện 9<br />
đầu từ tháng 5 và có xu hướng tăng về số điểm,<br />
Hình 3. Số điểm ngập theo tháng Long Xuyên 2012<br />
<br />
15<br />
tập trung nhiều nhất trong thời điểm tháng 7 –<br />
tháng 9. Trong đó, tần suất xuất hiện của các điểm<br />
ngập sâu thường diễn ra trong thời điểm này.<br />
Trong năm 201 , số lượng các ngày mưa lớn<br />
không nhiều, tập trung chủ yếu vào tháng 8, 9.<br />
3.2 Nguyên nhân gây ngập lụt cục bộ tại địa<br />
bàn TP. Long Xuyên<br />
3.2.1 Nguyên nhân về khí tượng, thủy văn<br />
Sự xuất hiện của ngập lụt cục bộ trước hết do sự<br />
xuất hiện của mưa cường suất lớn, kéo dài, tổng<br />
lượng mưa lớn. Theo thống kê về lượng mưa thời<br />
đoạn ngắn thì đặc điểm mưa tại TP. Long Xuyên<br />
thường kéo dài từ 30 – 120 phút, có ít những cơn<br />
mưa kéo ài quá giờ. Lượng mưa trận thường<br />
ao động trong khoảng 30 – 70 mm (Trung tâm<br />
Khí tượng Thủy văn An Giang (TTKTTV), 201 ).<br />
Vào những tháng trung tâm mùa mưa, những trận<br />
mưa rào kéo ài khiến một số tuyến điểm có cao<br />
trình thấp, cống thoát chậm bị ngập, một số ngõ,<br />
hẻm bị ngập do không có hệ thống tiêu thoát nước<br />
riêng biệt. Các đỉnh mưa và tổng lượng mưa trong<br />
năm 2012 có xu hướng tăng qua các tháng là điều<br />
kiện cho sự gia tăng của xu hướng ngập lụt cục bộ<br />
ở Long Xuyên (Bảng 4).<br />
<br />
Theo tháng: Số lượng điểm ngập gia tăng tùy vào<br />
lượng mưa thay đổi trong năm. Do sự tác động<br />
của hệ thống gió mùa Tây Nam gây mưa lớn từ<br />
tháng V đến tháng X đối với các tỉnh Đồng bằng<br />
sông Cửu Long nói chung và TP. Long Xuyên nói<br />
riêng nên hiện tượng ngập lụt cục bộ cũng tập<br />
trung chủ yếu vào thời gian này (Hình 3).<br />
<br />
[Nguồn: Điều tra thực tế, 2012]<br />
Bảng 4. Lượng mưa ngày (max) và tổng lượng mưa tháng tại Long Xuyên một số tháng năm 2012<br />
Lượng mưa ax (mm)<br />
Tổng lượng mưa tháng (mm)<br />
<br />
Tháng 6<br />
23,7<br />
154<br />
<br />
Tháng 7<br />
38,4<br />
127<br />
<br />
Tháng 8<br />
50,7<br />
190<br />
<br />
Tháng 9<br />
128.2<br />
335.6<br />
<br />
[Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn An Giang, 201 ]<br />
<br />
Sự xuất hiện của lượng mưa năm lớn trùng với sự<br />
xuất hiện của các đỉnh lũ trên sông. Hầu hết các<br />
trận ngập sâu, trên diện rộng thường xảy ra trong<br />
khoảng thời điểm bắt đầu từ tháng VII đến tháng<br />
XI (Bùi Đạt Trâm, 1985).<br />
3.2.2 Nguyên nhân về cơ sở hạ tầng và hệ thống<br />
thoát nước<br />
<br />
Sự xuất hiện của hiện tượng ngập lụt cục bộ là do<br />
hệ thống tiêu thoát nước chưa hoàn thiện. Tuy là<br />
đô thị loại II, song TP có sự phát triển qua nhiều<br />
giai đoạn lịch sử khác nhau, tầm nhìn và đầu tư<br />
hoàn thiện cơ sở hạ tầng tiêu thoát nước khác<br />
nhau, nên đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng nói<br />
chung và tiêu thoát nước nói riêng nhìn chung vẫn<br />
chưa đáp ứng yêu cầu.<br />
<br />
61<br />
<br />