TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA DEXAMETHASONE ĐỐI VỚI<br />
KẾT QUẢ HẬU PHẪU Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT SỬA<br />
CHỮA TOÀN PHẦN TỨ CHỨNG FALLOT<br />
Đồng Sĩ Sằng*; Bùi Đức Phú*; Nguyễn Đặng Dũng**<br />
Trần Hoài Ân*; Nguyễn Lương Tấn*; Nguyễn Thị Bạch Yến*<br />
TÓM TẮT<br />
Khảo sát tác dụng của dexamethasone (DEXA) đối với một số kết quả hậu phẫu ở 47 bệnh<br />
nhân (BN) tứ chứng Fallot (TOF) được phẫu thuật (PT) sửa chữa toàn phần, bao gồm 2 nhóm<br />
có hoặc không sử dụng DEXA. Các đặc điểm chung trước PT, đặc điểm PT, glucose máu, tỷ lệ<br />
nhiễm trùng và tử vong, thời gian nằm hồi sức và nằm viện không khác biệt giữa hai nhóm (p ><br />
0,05). Tuy nhiên, nhóm DEXA biểu hiện sốt chậm hơn và ít hạ thân nhiệt, giảm thời gian thở<br />
máy, giảm điểm inotrop và lượng máu truyền 24 giờ đầu hậu phẫu so với nhóm chứng (p <<br />
0,05). Sử dụng DEXA trước khi chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) cải thiện một số kết quả<br />
hậu phẫu ở BN TOF sau PT sửa chữa toàn phần.<br />
* Từ khóa: Tứ chứng Fallot; Dexamethasone.<br />
<br />
EVALUATION OF EFFECTS OF DEXAMETHASONE ON<br />
POSTOPERATIVE OUTCOMES IN PATIENTS WITH TETRALOGY<br />
OF FALLOT AFTER COMPLETE REPAIR SURGERY<br />
SUMMARY<br />
The effects of dexamethasone on some postoperative outcomes were investigated in 47<br />
patients with tetralogy of Fallot (TOF) after complete repair surgery that was composed of two<br />
groups with and without dexamethasone administration. Preoperative and operative data,<br />
glucocemia, the incidence of infection and death, the length of intensive care unit and hospital<br />
stay were not different between 2 groups (p > 0.05). However, dexamethasone group had<br />
significantly delayed fever and higher minimum temperature, and decreased significantly the<br />
duration of mechanical ventilation, inotrop score and total amount of blood transfused in first 24<br />
hours after operation in comparison with control group (p < 0.05). Dexamethasone administration<br />
prior to cardiopulmonary bypass had several effects on the improvement of some postoperative<br />
outcomes in TOF patients after complete repair surgery.<br />
* Key words: Tetralogy of Fallot; Dexamethasone.<br />
* Bệnh viện Trung ương Huế<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đồng Sĩ Sằng (sangdongsi@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/02/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2014<br />
<br />
150<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tứ chứng Fallot (TOF: Tetralogy of Fallot)<br />
là bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp<br />
nhất, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao nếu<br />
không được điều trị, nhưng lại có thể<br />
chữa khỏi bằng PT triệt để [1]. Tỷ lệ biến<br />
chứng chung sau PT bệnh TOF thay đổi<br />
từ 20 - 40% [12].<br />
PT tim với sự hỗ trợ của THNCT gây<br />
ra hội chứng đáp ứng viêm toàn thân<br />
(SIRS: systemic inflammatory response<br />
syndrome). Hội chứng này nếu không<br />
được kiểm soát, có thể dẫn đến nhiều<br />
biến chứng hậu phẫu: suy hô hấp, suy<br />
thận, rối loạn cầm máu… suy đa tạng và<br />
thậm chí tử vong [2, 13].<br />
Glucocorticoid được sử dụng trong PT<br />
tim để làm giảm đáp ứng viêm, cải thiện<br />
chức năng tạng và kết quả lâm sàng sau<br />
PT tim với THNCT ở cả trẻ em và người<br />
trưởng thành [2, 5, 13, 14].<br />
Mục tiêu của nghiên cứu: Khảo sát tác<br />
dụng của DEXA đối với một số kết quả<br />
hậu phẫu liên quan đến đáp ứng viêm ở<br />
BN TOF sau PT sửa chữa toàn phần.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu 47 BN TOF được PT sửa<br />
chữa toàn phần từ tháng 11 - 2009 đến<br />
4 - 2011 tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh<br />
viện TW Huế. Nghiên cứu này được chấp<br />
thuận bởi Hội đồng Y đức Bệnh viện TW<br />
Huế. Glucocorticoid bắt đầu được sử dụng<br />
tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện TW<br />
Huế từ tháng 8 - 2008 và tùy vào quyết<br />
định của bác sỹ điều trị. Chia BN thành<br />
2 nhóm: nhóm DEXA: 31 BN sử dụng<br />
<br />
DEXA 1 mg/kg cân nặng theo đường tĩnh<br />
mạch ngay sau khi khởi mê; nhóm chứng:<br />
16 BN không sử dụng glucocorticoid.<br />
Các diễn biến lâm sàng được ghi nhận<br />
(qua bệnh án) của bác sỹ và điều dưỡng<br />
Khoa Ngoại Lồng ngực và Khoa Hồi sức<br />
tim, Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện TW<br />
Huế. Tính nhu cầu sử dụng các thuốc hỗ<br />
trợ tuần hoàn sau PT theo điểm inotrop<br />
24 giờ sau mổ theo công thức: [(dopamine<br />
+ dobutamine) x 1] + [milrinone x 20] +<br />
[(epinephrine + norepinephrine) x 100] [6].<br />
Tất cả số liệu được thu thập theo mẫu<br />
thống nhất và đã chuẩn hóa. Xử lý số liệu<br />
theo phương pháp thống kê y học, sử dụng<br />
phần mềm SPSS 10.05. Sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung và đặc điểm PT.<br />
DEXA<br />
(n = 31)<br />
<br />
(n = 16)<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
8,74 ± 10,40<br />
<br />
8,75 ± 6,85<br />
<br />
Cân nặng (kg)<br />
<br />
17,43 ± 12,20 21,09 ± 14,58<br />
<br />
Tím<br />
0<br />
<br />
Hạ nhiệt ( C)<br />
THNCT (phút)<br />
<br />
p<br />
0,927<br />
0,366<br />
<br />
16 (51,6%)<br />
<br />
8 (50,0%)<br />
<br />
0,838<br />
<br />
31,00 ± 1,36<br />
<br />
30,93 ± 1,69<br />
<br />
0,878<br />
<br />
139,26 ± 30,67 121,50 ± 30,61 0,066<br />
<br />
Kẹp động mạch chủ<br />
80,32 ± 14,86 79,25 ± 20,78<br />
(phút)<br />
<br />
0,839<br />
<br />
Thời gian PT (phút) 265,97 ± 35,22 244,69 ± 50,44 0,098<br />
<br />
Giữa hai nhóm không khác biệt về đặc<br />
điểm chung trước và trong PT. Điều này<br />
chứng tỏ cả 2 nhóm không khác nhau về<br />
152<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014<br />
biểu hiện bệnh lý trước mổ cũng như tác<br />
động của cuộc PT. Tuy nhiên, thời gian<br />
THNCT, thời gian kẹp động mạch chủ và<br />
thời gian PT của nhóm DEXA có khuynh<br />
hướng dài hơn nhóm chứng.<br />
DEXA là một glucocorticoid có tác<br />
dụng chống viêm mạnh và kéo dài nhất,<br />
được cho là có ảnh hưởng nhiều đến số<br />
đo kết quả phục hồi hậu phẫu [11, 13].<br />
Chỉ định sử dụng glucocorticoid tùy theo<br />
thầy thuốc… [2]. Bác sỹ có thể dự đoán<br />
diễn biến cuộc mổ và hậu phẫu, dựa vào<br />
mức độ biểu hiện bệnh lý và tổn thương<br />
tim. Đồng thời, diễn biến hậu phẫu của<br />
BN có tím phức tạp hơn BN không tím<br />
[12], nên đây có thể là những lý do giải<br />
thích cho khuynh hướng sử dụng DEXA<br />
nhiều hơn.<br />
Bảng 2: Biến đổi glucose máu trước và<br />
sau PT.<br />
*<br />
<br />
Glucose máu<br />
<br />
DEXA<br />
(n = 31)<br />
<br />
người ta nhận thấy đường máu tăng tạm<br />
thời cũng như giảm đáp ứng với cortisol<br />
ở nhóm DEXA. Tuy nhiên, tác động trên<br />
lâm sàng của những đáp ứng này chưa<br />
rõ [5]. Theo Verhoeven, tăng glucose máu<br />
sau PT có liên quan với việc sử dụng<br />
glucocorticoid trong PT và hay gặp (94%),<br />
phần lớn glucose máu trở về bình thường<br />
trong vòng 24 - 48 giờ mà không cần dùng<br />
insulin và không tăng tỷ lệ biến chứng hay<br />
tử vong [15].<br />
2. Đánh giá tác dụng của DEXA đối<br />
với một số kết quả hậu phẫu.<br />
Tác dụng của liệu pháp glucocorticoid<br />
để làm giảm hội chứng đáp ứng viêm do<br />
THNCT gây ra được ghi nhận ở nhiều<br />
nghiên cứu lâm sàng và phòng thí nghiệm<br />
trong hơn 20 năm qua. Glucocorticoid đã<br />
góp phần cải thiện kết quả lâm sàng sau<br />
PT tim với THNCT [2, 3].<br />
Bảng 3: Biểu hiện sốt sau PT.<br />
<br />
(n = 16)<br />
<br />
p<br />
<br />
N0<br />
<br />
4,40 ± 0,95<br />
<br />
4,69 ± 0,55 0,267<br />
<br />
N1<br />
<br />
7,87 ± 2,23<br />
<br />
6,89 ± 1,90 0,141<br />
<br />
N2<br />
<br />
7,06 ± 2,51<br />
<br />
6,48 ± 1,68 0,410<br />
<br />
DEXA<br />
(n = 31)<br />
<br />
(n = 16)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nhiệt độ cao N1<br />
nhất<br />
N2<br />
<br />
38,19 ± 0,74 38,64 ± 0,98<br />
<br />
0,084<br />
<br />
38,39 ± 0,77 38,43 ± 0,85<br />
<br />
0,871<br />
<br />
N1<br />
<br />
37,13 ± 0,21 37,01 ± 0,05<br />
<br />
0,029<br />
<br />
N2<br />
<br />
37,15 ± 0,29 36,76 ± 1,03<br />
<br />
0,053<br />
<br />
(* N0: ngày trước ngày PT; N1: sau phẫu<br />
thuật; N2: ngày thứ hai sau PT).<br />
<br />
Nhiệt độ thấp<br />
nhất<br />
<br />
2 nhóm không khác biệt về glucose máu<br />
trước và sau PT, mặc dù nhóm DEXA có<br />
xu hướng tăng glucose máu hơn so với<br />
nhóm chứng. Kết quả của chúng tôi phù<br />
hợp với ghi nhận của Jakobsson là tăng<br />
đường máu trong 12 giờ đầu sau PT ở cả<br />
2 nhóm có hoặc không sử dụng DEXA.<br />
Đồng thời, trong vòng 24 giờ sau PT,<br />
<br />
Sốt /hạ nhiệt<br />
<br />
22 (71,0%)<br />
<br />
15 (93,7%)<br />
<br />
0,153<br />
<br />
Giờ bắt đầu sốt/hạ<br />
nhiệt<br />
<br />
12,71 ±<br />
11,68<br />
<br />
5,67 ± 3,79<br />
<br />
0,023<br />
<br />
Tổng số ngày sốt/<br />
hạ nhiệt<br />
<br />
2,05 ± 1,32<br />
<br />
3,33 ± 3,11<br />
<br />
0,998<br />
<br />
Nhóm DEXA có biểu hiện sốt chậm<br />
hơn hai lần và ít hạ thân nhiệt hơn so với<br />
nhóm chứng (p < 0,05). Nhóm chứng<br />
153<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014<br />
biểu hiện sốt sớm hơn (p < 0,05) và dao<br />
động nhiệt nhiều hơn với khuynh hướng<br />
biểu hiện sốt cao hơn, nhưng chưa khác<br />
biệt về mặt thống kê (p > 0,05).<br />
El Azab ghi nhận nhiệt độ cao nhất và<br />
thấp nhất ở nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa<br />
so với nhóm DEXA. Hiệu quả lâm sàng<br />
của DEXA trong thời kỳ hậu phẫu được<br />
chứng tỏ qua bình nhiệt, nhịp tim và nhịp<br />
thở thấp hơn. Như vậy, đáp ứng viêm<br />
toàn thân ở nhóm DEXA thấp hơn. Giảm<br />
sốt trong thời kỳ hậu phẫu có thể có lợi<br />
cho BN PT tim, vì tiêu thụ oxy có liên<br />
quan trực tiếp đến nhiệt độ [4].<br />
Bronicki nhận thấy vào N1 và N2,<br />
nhóm DEXA có nhiệt độ thấp hơn có ý<br />
nghĩa so với nhóm chứng. Như vậy, sốt<br />
hậu phẫu ít hơn và chức năng tim phổi<br />
cải thiện tốt hơn ở nhóm DEXA. Họ cho<br />
rằng, giảm tỷ lệ sốt ở nhóm sử dụng<br />
DEXA có thể một phần là do mức<br />
cytokine (gây sốt) thấp hơn. Điều này<br />
quan trọng vì tăng chuyển hóa và nhịp tim<br />
có liên quan với tăng nhiệt độ [3].<br />
Hơn nữa, một số biến cố thường gặp<br />
trong thời kỳ hậu phẫu như sốt, run lạnh…<br />
đã giảm ở BN sử dụng DEXA. Người ta<br />
cho rằng glucocorticoid làm giảm run lạnh<br />
thông qua ức chế giải phóng các chất co<br />
mạch và cytokine gây sốt [13].<br />
Bảng 4: Một số biến chứng và diễn biến<br />
hậu phẫu.<br />
DEXA<br />
(n = 31)<br />
<br />
(n = 16)<br />
<br />
Chảy máu quá mức<br />
<br />
10 (32,3%)<br />
<br />
5 (31,3%)<br />
<br />
0,794<br />
<br />
Nhiễm trùng<br />
<br />
11 (35,5%)<br />
<br />
8 (50,0%)<br />
<br />
0,518<br />
<br />
p<br />
<br />
Cấy vi khuẩn<br />
<br />
1 (3,2%)<br />
<br />
6 (37,5%)<br />
<br />
0,007<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
0 (0,0%)<br />
<br />
2 (12,5%)<br />
<br />
-<br />
<br />
Thời gian thở máy<br />
27,81 ± 27,39 62,69 ± 82,84<br />
(giờ)<br />
<br />
0,037<br />
<br />
Thời gian nằm hồi<br />
sức cấp cứu (ngày)<br />
<br />
6,56 ± 7,05<br />
<br />
0,226<br />
<br />
Thời gian nằm viện<br />
18,13 ± 7,11 16,94 ± 9,38<br />
(ngày)<br />
<br />
0,628<br />
<br />
4,90 ± 2,05<br />
<br />
Nhóm DEXA ít bị nghi ngờ nhiễm trùng<br />
và có thời gian thở máy ngắn hơn có<br />
ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng<br />
(p < 0,05). Tuy nhiên, hạ thân nhiệt nhiều<br />
hơn so với nhóm DEXA (p < 0,05). Đây<br />
có thể là lý do dẫn đến nhóm chứng bị<br />
nghi ngờ nhiễm trùng nhiều hơn, nên tỷ lệ<br />
cấy vi khuẩn cao hơn nhóm DEXA, nhưng<br />
chưa cải thiện các kết quả khác như chảy<br />
máu quá mức sau PT, rút ngắn thời gian<br />
nằm hồi sức và thời gian nằm viện… như<br />
số nghiên cứu thông báo [2, 3].<br />
Bronicki ghi nhận nhóm DEXA có giảm<br />
nhu cầu thở máy và bù dịch. Trẻ em được<br />
sử dụng glucocorticoid đã giảm biểu hiện<br />
đáp ứng viêm toàn thân sau THNCT thông<br />
qua giảm mức cytokine (interleukin-6) và<br />
cải thiện diễn biến hậu phẫu [3].<br />
Điều trị glucocorticoid được cho là làm<br />
tăng nguy cơ nhiễm trùng do tác dụng ức<br />
chế miễn dịch [11, 14]. Tuy nhiên, biểu<br />
hiện nhiễm trùng khác nhau tùy theo các<br />
nghiên cứu. Sano nhận thấy sử dụng<br />
glucocorticoid không tăng tỷ lệ nhiễm trùng<br />
nặng, nhưng làm thuận lợi cho nhiễm<br />
trùng nhẹ trong giai đoạn sau của thời kỳ<br />
hậu phẫu [14]. Tương tự, phân tích tổng<br />
hợp ở trẻ em nguy cơ thấp cho thấy có<br />
nguy cơ nhiễm trùng. Trái lại, một phân<br />
154<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014<br />
tích tổng hợp ở người trưởng thành sử<br />
dụng glucocorticoid cho thấy có nguy cơ<br />
tăng đường máu quanh cuộc mổ cần<br />
điều trị bằng insulin, nhưng không tăng<br />
nguy cơ nhiễm trùng [2].<br />
Ngoài ra, chúng tôi cũng chưa phát hiện<br />
các biến chứng khác của glucocorticoid<br />
tương tự với nhiều nghiên cứu ở trẻ em<br />
trong báo cáo của Augoustides [2]. Tuy<br />
nhiên, một phân tích tổng hợp ở người<br />
lớn tuổi cho thấy sử dụng glucocorticoid<br />
làm giảm có ý nghĩa rung nhĩ, nhưng tăng<br />
nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa [2].<br />
Mặc dù còn nhiều bàn cãi về tác dụng<br />
của glucocorticoid dự phòng trong PT tim,<br />
nhưng nhiều nghiên cứu phân tích tổng<br />
hợp đã chứng tỏ sử dụng glucocorticoid<br />
giúp rút ngắn thời gian thở máy, thời gian<br />
nằm hồi sức và nằm viện, đặc biệt đối với<br />
nhóm BN PT có nguy cơ cao. Đồng thời,<br />
glucocorticoid có khuynh hướng làm giảm<br />
tỷ lệ tử vong [2].<br />
Bảng 5: Điều trị hậu phẫu.<br />
DEXA<br />
(n = 31)<br />
<br />
(n = 16)<br />
<br />
4 (12,9%)<br />
<br />
8 (50,0%)<br />
<br />
0,015<br />
<br />
7,17 ±<br />
4,34<br />
<br />
14,65 ±<br />
14,39<br />
<br />
0,010<br />
<br />
Tổng FFP 24 giờ sau<br />
PT (ml)<br />
<br />
325,96 ±<br />
207,06<br />
<br />
592,31 ±<br />
528,20<br />
<br />
0,016<br />
<br />
Khối tiểu cầu 24 giờ<br />
sau PT (ml)<br />
<br />
150,00 ±<br />
0,00<br />
<br />
350,00 ±<br />
204,93<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Máu 24 giờ đầu sau<br />
PT (ml)<br />
<br />
481,90 ±<br />
324,09<br />
<br />
1190,38 ±<br />
1124,00<br />
<br />
0,002<br />
<br />
Tổng lượng máu sử<br />
dụng (ml)<br />
<br />
1377,74 ±<br />
794,76<br />
<br />
2270,31 ±<br />
2478,10<br />
<br />
0,071<br />
<br />
Bổ sung glucocorticoid<br />
sau PT<br />
Điểm inotrop<br />
<br />
p<br />
<br />
Nhóm DEXA giảm có ý nghĩa thống kê<br />
về nhu cầu về sử dụng glucocorticord,<br />
thuốc trợ tim mạch và một số chế phẩm<br />
máu 24 giờ đầu hậu phẫu so với nhóm<br />
chứng (p < 0,05).<br />
- Việc bổ sung glucocorticoid sau PT<br />
thường liên quan đến rối loạn một số<br />
chức năng tạng như tụt huyết áp, hạ<br />
huyết áp kéo dài, co thắt phế quản… Kết<br />
quả này phù hợp với ghi nhận sử dụng<br />
glucocorticoid trong PT tim dự phòng<br />
huyết động không ổn định sau THNCT và<br />
cải thiện diễn biến hậu phẫu của nhiều<br />
tác giả khác [4, 5, 11]. Nhóm BN dự<br />
phòng DEXA biểu hiện sốt ít hơn, ít hạ<br />
huyết áp và cải thiện chức năng tim phổi<br />
[3, 5].<br />
- Điểm inotrop thấp hơn ở nhóm<br />
DEXA, phù hợp với cải thiện huyết động<br />
sau PT tốt hơn như nhiều nghiên cứu sử<br />
dụng DEXA [3, 4, 5]. Sử dụng DEXA làm<br />
giảm nhu cầu dùng dobutamine quanh<br />
cuộc mổ [2]. Glucocorticoid mang lại kết<br />
quả chỉ số tim cao hơn và giảm nhu cầu<br />
sử dụng thuốc hoạt mạch [13].<br />
- Nhóm DEXA trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi giảm nhu cầu sử dụng máu 24<br />
giờ đầu hậu phẫu, phù hợp với ghi nhận<br />
ở các nghiên cứu sử dụng glucocorticoid:<br />
giảm chảy máu sau PT [2, 13], vì giảm<br />
chảy máu sẽ dẫn đến giảm nhu cầu sử<br />
dụng máu.<br />
Tóm lại, mặc dù nghiên cứu này có<br />
một số hạn chế, nhưng kết quả bước đầu<br />
đã chứng tỏ hiệu quả của DEXA trong<br />
việc cải thiện một số kết quả hậu phẫu ở<br />
BN TOF sau PT sửa chữa toàn phần.<br />
155<br />
<br />