Đề cương HK2 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - THPT Xuân Đỉnh
lượt xem 5
download
Đề cương HK2 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - THPT Xuân Đỉnh tóm tắt bội dung trọng tâm của từng chương học và bài tập giúp các bạn hệ thống lại kiến thức môn Vật lí, ôn tập và luyện thi đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương HK2 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - THPT Xuân Đỉnh
- TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN VẬT LÍ - KHỐI 10 A. GIỚI HẠN KIẾN THỨC I. Ôn tập kiến thức các chƣơng + Chương IV: Các định luật bảo toàn. + Chương V: Chất khí. + Chương VI: Cơ sở của nhiệt động lực học. + Chương VII: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể. II. Các nội dung sau KHÔNG kiểm tra + Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch. + Các bài: Biến dạng cơ của vật rắn; Sự chuyển thể của các chất; Độ ẩm của không khí. B. HƢỚNG DẪN ÔN TẬP I. KIẾN THỨC CƠ BẢN I.1. Chƣơng IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN 1. Định nghĩa và tính chất của động lượng; Nội dung, biểu thức, điều kiện áp dụng định luật bảo toàn động lượng. 2. Định nghĩa, công thức và đơn vị của công, công suất. 3. Khái niệm, công thức và định nghĩa động năng; Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng. 4. Khái niệm, phân loại, công thức và định nghĩa thế năng; Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực. 5. Khái niệm, công thức tính cơ năng; Sự bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường và cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi trong hệ kín không có ma sát. I.2. Chƣơng V: CHẤT KHÍ 1. Cấu tạo chất, thuyết động lực học phân tử chất khí, khí thực và chất khí lí tưởng. 2. Các thông số trạng thái của một lượng khí xác định. 3. Quá trình đẳng nhiệt, nội dung và biểu thức định luật Bôi-Lơ – Ma-Ri-Ốt, đường đẳng nhiệt. 4. Quá trình đẳng tích, nội dung và biểu thức định luật Sác-Lơ, đường đẳng tích. 5. Quá trình đẳng áp, nội dung và biểu thức định luật Gay-Luy-Xắc, đường đẳng áp. 6. Phương trình trạng thái khí lí tưởng (hay phương trình Cla-pê-rôn). I.3. Chƣơng VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 1. Khái niệm nội năng, độ biến thiên nội năng, các cách làm thay đổi nội năng. 2. Nội dung, biểu thức, quy ước dấu của nguyên lí I và nguyên lí II của nhiệt động lực học. I.4. Chƣơng VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ 1. Định nghĩa, ứng dụng của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. 2. Khái niệm, công thức, ứng dụng của sự nở dài và sự nở khối của vật rắn. 3. Định nghĩa, công thức, ứng dụng của các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. 1
- TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH II. BÀI TẬP 1. SGK: Tất cả bài tập trong SGK trong phạm vi kiến thức nêu ở mục B.I. 2. SBT: 23.1 đến 23.3; 24.1 đến 24.4, 24.7; 25.1 đến 25.3; 28.1 đến 28.4; V.2; 29.1 đến 29.5; 30.1 đến 30.5; V.1; 31.1 đến 31.5; V.5; 32.1 đến 32.5; 33.1 đến 33.6; V.1 đến VI.6. C. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN I.1. Chƣơng IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Câu 1. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó A. tỉ lệ thuận với xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. B. bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. C. luôn nhỏ hơn xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. D. luôn là một hằng số. Câu 2. Định luật bảo toàn động lượng phát biểu A. động lượng của một hệ là đại lượng bảo toàn. B. động lượng của một hệ cô lập có độ lớn không đổi. C. động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn. D. động lượng là đại lượng bảo toàn. Câu 3. Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi? A. Ném một cục đất sét vào tường. B. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông. C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác. D. Bắn một đầu đạn vào một bị cát. Câu 4. Công là đại lượng A. vô hướng có thể âm, dương hoặc bằng không. B. vô hướng có thể âm hoặc dương. C. véc tơ có thể âm, dương hoặc bằng không. D. véc tơ có thể âm hoặc dương. Câu 5. Công suất được xác định bằng A. công thực hiện trên một đơn vị độ dài. B. công sinh ra trong một đơn vị thời gian. C. tích của công và thời gian thực hiện công. D. giá trị của công mà vật có khả năng thực hiện. Câu 6. Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 8 lần. C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 8 lần. Câu 7. Thế năng hấp dẫn là đại lượng A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực. D. véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng trọng trường? A. Luôn có giá trị dương. B. Hơn kém nhau một hằng số đối với 2 mốc thế năng khác nhau. C. Có giá trị tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng. D. Tỉ lệ với khối lượng của vật. Câu 9. Một vật trượt trên mặt nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình chuyển động trên A. công của lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0. B. tổng công của trọng lực và lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0. C. công của trọng lực tác dụng vào vật bằng 0. D. hiệu giữa công của trọng lực và lực ma sát tác dụng vào vật bằng 0. I.2. Chƣơng V: CHẤT KHÍ Câu 1. Biểu thức nào sau đây không phù hợp với định luật Bôi - lơ - Mariốt? A. p ~ 1/V. B. V~ 1/p. C. V ~ p. D. p1.V1 = p2.V2. 2
- TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Câu 2. Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lý tưởng? p.T p V .T p.V A. = const. B. = const. C. = const. D. =const. V T .V p T Câu 3. Trong hệ tọa độ (V-T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp A. Đường thẳng song song với trục hoành (T). B. Đường thẳng song song với trục tung (V). C. Đường Hypecbol. D. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ. Câu 4. Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác lơ? p P P P T A. p ~ t. B. = const. C. 1 3 . D. 1 2 . t T1 T3 P2 T1 Câu 5. Có một lượng khí đựng trong bình. Hỏi áp suất của khí sẽ biến đổi thế nào nếu thể tích của bình tăng gấp 3 lần, còn nhiệt độ thì giảm một nửa? A. Áp suất không đổi. B. Áp suất tăng gấp đôi.C. Áp suất tăng gấp 4 lần.D. Áp suất giảm đi 6 lần. Câu 6. Áp suất của chất khí tác dụng lên thành bình phụ thuộc vào A. thể tích của bình, khối lượng khí và nhiệt độ. B. thể tích của bình, loại chất khí và nhiệt độ. C. loại chất khí, khối lượng khí và nhiệt độ. D. thể tích của bình, số mol khí và nhiệt độ. Câu 7. Cho 4 bình có cùng dung tích và cùng nhiệt độ đựng các khí khác nhau. Hỏi khí ở bình nào có áp suất lớn nhất? A. Bình 1 đựng 4 g khí Hyđrô. B. Bình 2 đựng 22 g khí Cacbonic. C. Bình 3 đựng 7 g khí Nitơ. C. Bình 4 đựng 4 g khí Oxy. Câu 8. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Giữa các phân tử có khoảng cách. D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. Câu 9. Đối với một lượng khí xác định, quá trình nào sau đây là đẳng áp? A. Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng. B. Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm. C. Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. D. Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. Câu 10. Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi thì A. áp suất khí không đổi. B. số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi. C. số phân tử trong một đơn vị thể tích tăng tỷ lệ thuận với nhiệt độ. D. số phân tử trong một đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. I.3. Chƣơng VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Câu 1. Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng? A. Nội năng là một dạng năng lượng. B. Nội năng của vật không phụ thuộc vào khối lượng vật. C. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm. D. Nội năng và nhiệt lượng có cùng đơn vị. Câu 2. Câu phát biểu nào sau đây không phù hợp với nguyên lý 1 nhiệt động lực học. A. Năng lượng được bảo toàn. B. Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. C. Độ tăng nội năng của vật bằng tổng công vật thực hiện được và nhiệt lượng vật tỏa ra. D. Nhiệt lượng truyền cho vật làm tăng nội năng của vật và biến thành công mà vật sinh ra. Câu 3. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức U = A + Q phải có giá trị nào sau đây? A. Q > 0 và A < 0. B. Q < 0 và A < 0. C. Q > 0 và A > 0. D. Q < 0 và A > 0. 3
- TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Câu 4. Hai phòng kín có thể tích bằng nhau, thông với nhau bằng một cửa mở, nhiệt độ không khí trong 2 phòng khác nhau. Hỏi số phân tử khí trong hai phòng so với nhau sẽ như thế nào? A. Bằng nhau. B. Ở phòng lạnh có nhiều hơn ở phòng nóng. C. Ở phòng nóng có nhiều hơn ở phòng lạnh. D. Tùy theo kích thước của cửa. I.4. Chƣơng VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ Câu 1. Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng? A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình. B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình. D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể. Câu 2. Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh? A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể. C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định. D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 3. Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) phụ thuộc yếu tố nào dưới đây? A. Độ lớn của lực tác dụng. B. Độ dài ban đầu của thanh. C. Tiết diện ngang của thanh. D. Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh. II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Một người m1 = 60 kg đang chạy với vận tốc v1 = 4 m/s thì nhảy lên một chiếc xe có khối lượng m2 = 90 kg chạy song song ngang qua người này với vận tốc v2 = 3 m/s. Sau đó xe và người vẫn tiếp tục chuyển động theo phương cũ. Tính vận tốc của xe sau khi người đã nhảy lên xe nếu ban đầu xe và người chuyển động: a) cùng chiều. b) ngược chiều. Đáp số: 3,4m/s; 0,2m/s. Câu 2. Treo con lắc đơn lý tưởng vào điểm treo I cố định. Biết khối lượng con lắc là m, dây dài l. Biết g. Kéo quả nặng con lắc lên vị trí dây căng tạo với phương thẳng đứng góc o rồi thả nhẹ, con lắc chuyển động không có lực cản tác dụng. Chọn gốc thế năng khi con lắc ở vị trí cân bằng. Hãy tính theo m, l, g, o các đại lượng sau: a) Vận tốc của con lắc ở vị trí bất kỳ? b) Vận tốc cực đại của con lắc? c) Xác định độ cao cực đại mà con lắc lên được và lực căng sợi dây cực đại? Đáp số: v2 = 2gl (cos - coso); vmax 2 = 2gl (1 - coso); Tmax = mg (3-2coso). Câu 3. Vật nhỏ m = 160 g gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có k = 100 N/m, có khối lượng không đáng kể. Đầu kia lò xo được giữ cố định. Tất cả nằm trên mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật để lò xo dãn 5 cm, sau đó thả nhẹ vật. Xác định vận tốc của vật khi: a) Vật về đúng vị trí lò xo không biến dạng? b) Vật tới vị trí lò xo dãn 3 cm? Đáp số: a) 1,25 m/s; b) 1m/s. Câu 4. Cho vật có khối lượng m = 0,5 kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh dốc có độ cao h = 5 m. Khi xuống tới chân dốc B thì vận tốc của vật là vB = 6 m/s lấy g = 10 m/s2. a) Cơ năng của vật có bảo toàn không? Vì sao? b) Biết góc nghiêng của dốc so với phương ngang là = 300. Tính lực ma sát và tính hệ số ma sát giữa vật với dốc? Đáp số: |Fms| = 1,6 N. 4
- TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Câu 5. Trong quá trình đẳng nhiệt, nếu giảm thể tích lượng khí hai lần thì áp suất của lượng khí bằng 3 at và thể tích của nó là V2 = 2 lít. Tính thể tích và áp suất của lượng khí lúc ban đầu? Đáp số: 4 lít; 3 at. Câu 6. Đun nóng một lượng không khí trong điều kiện đẳng áp, người ta thấy nhiệt độ của nó tăng thêm 3 K, còn thể tích tăng thêm 1% so với thể tích ban đầu. Hãy tính nhiệt độ ban đầu của lượng khí? Đáp số: 300 K. Câu 7. Một bình bằng thép dung tích 50 l chứa khí hyđrô ở áp suất 5 Mpa và nhiệt độ 370C. Dùng bình đó bơm được bao nhiêu quả bóng bay dung tích 10 lít nếu áp suất mỗi quả là 1,05.105 Pa và nhiệt độ khí trong bóng là 120C? Đáp số: 214 quả. Câu 8. Bơm không khí có P1 = 1 at vào một quả bóng da. Mỗi lần bơm ta đưa được 125 cm3 không khí vào bóng. Hỏi sau 12 lần bơm, áp suất bên trong quả bóng là bao nhiêu? Cho biết: Dung tích quả bóng không đổi là V = 2,5 lít; Trước khi bơm bóng chứa không khí ở áp suất 1 at; Nhiệt độ không khí không đổi trong quá trình bơm. Đáp số: 1,6 atm. Câu 9. Một chất khí có m = 1,025 gam ở t = 270C, có P = 0,5 at và V = 1,8 lít. Vậy chất khí đó là khí gì? Đáp số: = 28g Khí ni tơ N2. Câu 10. Có 10 g khí oxy ở 470C, áp suất 2,1 at. Sau khi đun nóng đẳng áp, thể tích khí là 10 lít. Tìm a) Thể tích khí trước khi đun? b) Nhiệt độ khí sau khi đun? c) Khối lượng riêng của khí trước và sau khi đun? Đáp số: a) 4 lít; b) 5270C; c) 2,5g/l; 1g/l. Câu 11. Một khối khí có áp suất P1 = 1 atm, V1 = 2 l, t1 = 270C được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ t2 = 770C. Tính công của khí thực hiện? Đáp số: A = 200J. Câu 12. Có 6,5 g khí Hyđrô ở 270C được đun nóng đẳng áp để thể tích tăng gấp đôi. Tính a) Công do khí thực hiện? b) Nhiệt lượng truyền cho khí? c) Độ biến thiên nội năng của khí. Biết nhiệt dung riêng đẳng áp của khí hyđrô là cp = 14,3 KJ/kgK. Đáp số: a) A = 8000 J; b) Q = 27,9 kJ; c) U = 19,8 kJ. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Giá Rai A
8 p | 53 | 9
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long
2 p | 30 | 5
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Giá Rai A
8 p | 42 | 4
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên
3 p | 56 | 4
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
10 p | 49 | 4
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Thu Bồn
2 p | 28 | 3
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Thu Bồn
1 p | 23 | 3
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
8 p | 45 | 3
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long
2 p | 35 | 3
-
Đề cương HK2 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - THPT Xuân Đỉnh
5 p | 33 | 3
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên
5 p | 31 | 3
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Giá Rai A
5 p | 33 | 3
-
Đề cương HK2 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - THPT Xuân Đỉnh
5 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Thu Bồn
1 p | 26 | 2
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên
6 p | 35 | 2
-
Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
3 p | 28 | 2
-
Đề thi HK2 môn Vật lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 242
4 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn