intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. UBND Thành Phố Bà Rịa Trường THCS Lê Quang Cường ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: VẬT LÍ 9 A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN Câu 1: Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. - Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. - Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên. Câu 2: Thế nào là dòng điện xoay chiều?Cách tạo ra dòng điện xoay chiều. - Dòng điện có chiều luân phiên thay đổi theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều. - Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều. Câu 3: Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều ta dùng dụng gì? - Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ … - Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của CĐDĐ và HĐT xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-). Câu 4: Viết công thức tính công suất hao phí điện do tỏa nhiệt trên đường dây? Từ công thức cho biết muốn giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt ta có những cách nào? Trong số những cách đó, cách nào là tốt nhất? Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế R.P 2 đặt vào hai đầu dây dẫn: Php  U2 Trong đó: P hp: công suất điện hao phí (W) R: điện trở (Ω) P : công suất điện (W) U: hiệu điện thế (V) - Có 2 cách để giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt: giảm điện trở R của dây tải điện hoặc tăng hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây tải điện. - Cách tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây tải điện. Câu 5: Viết công thức về mối quan hệ giữa số vòng dây ở mỗi cuộn dây với hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi cuộn dây ở máy biến thế. Công thức về mối quan hệ giữa số vòng dây ở mỗi cuộn dây với hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi cuộn dây ở máy biến thế: = U1 > U2 => máy hạ thế U1 < U2 => máy tăng thế
  2. Câu 6: Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? So sánh góc khúc xạ và góc tới khi truyền từ không khí vào thủy tinh ( hoặc nước) và ngược lại. - Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. - Khi tia sáng truyền từ không khí sang môi trường trong suốt rắn (thủy tinh), lỏng (nước) khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Ngược lại, khi tia sáng truyền từ các môi trường trong suốt khác sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. - Chú ý: Góc tới bằng 0o (khi tia tới vuông góc với mặt phân cách) thì tia sáng không bị khúc xạ. Câu 7: Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ (1): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng theo phương của tia tới. (2): Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm. (3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. Câu 8: Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. - Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật. Câu 9: Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì (1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm. (2): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. Câu 10: Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKPK. - Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. - Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. Câu 11: Nêu cấu tạo của mắt và sự tạo ảnh trên màng lưới. * Cấu tạo: - Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc). * Sự tạo ảnh trên màng lưới: - Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh). - Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 12: Thế nào là điểm cực cận và điểm cực viễn? Khi nhìn vật ở đâu thì thể thủy tinh có tiêu cự ngắn nhất, dài nhất? Mắt nhìn rõ vật khi vật nằm trong khoảng nào? - Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn (kí hiệu CV). Khoảng cách từ điểm Cv đến mắt là khoảng cực viễn. Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, lúc này thể thủy tinh có tiêu cự dài nhất.
  3. - Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được gọi là điểm cực cận (kí hiệu CC). Khoảng cách từ điểm Cc đến mắt là khoảng cực cận. Khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết mạnh nhất (thể thủy tinh phồng lớn nhất và có tiêu cự ngắn nhất) - Mắt nhìn rõ vật nếu vật ở trong khoảng từ điểm Cc đến điểm Cv. Câu 13: Thế nào là mắt cận? Nêu cách khắc phục tật cận thị. - Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. - Kính cận là kính phân kì. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (CV) của mắt (tiêu cự của kính bằng khoảng cực viễn) Câu 14: Thế nào là mắt lão? để khắc phục tật mắt lão thì ta làm như thế nào? - Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. - Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần Câu 15: Kính lúp là gì? Nêu cách quan sát một vật qua kính lúp? Viết hệ thức về mối quan hệ giữa tiêu cự và số bội giác? - Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ. - Mỗi kính lúp có độ bội giác (kí hiệu G) được ghi trên vành hoặc thân kính bằng các con số như 2x, 3x, 5x … kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn. 25 - Giữa độ bội giác và tiêu cự f (đo bằng cm) có hệ thức: G f - Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính. Mắt nhìn thấy ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật. Câu 16: Hãy nêu cách trộn các ánh sáng màu để tạo ra được ánh sáng trắng. Trộn ánh sáng màu đỏ, màu lục, màu lam hoặc màu đỏ cánh sen, vàng, màu lam với nhau một cách thích hợp ta được ánh sáng màu trắng. Trộn các ánh sáng từ màu đỏ đến tím với nhau ta cũng được ánh sáng màu trắng. Câu 17: Năng lượng là gì? Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng). - Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang các dạng khác. - Đơn vị của năng lượng là jun (J). Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. * Năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. B – BÀI TẬP THAM KHẢO: Xem lại các bài tập 36.3; 36.7; 37.2; ; 50.4 ; 50.5; 51.4; Bt 2/sgk/135 Bài 1: Người ta muốn tải một công suất điện 500000W. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10000V, điện trở dây tải điện 10. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
  4. Bài 2: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp? Bài 3: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f=12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 6cm, AB có chiều cao h = 4cm. a/ Hãy dựng ảnh A’B’ của AB b/ Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh. Bài 4: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 18cm, vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính sao cho OA = d = 10cm . a/ Vẽ ảnh của AB qua thấu kính? b/ Tính khoảng cách từ vật đến ảnh? c/ Nếu AB = 2cm thì độ cao của ảnh là bao nhiêu cm? Bài 5: Cho vật AB cao 5cm đặt trước một kính lúp có tiêu cự 10 cm và vật cách kính lúp 8cm. a/ Vẽ ảnh tạo bởi kính lúp. b/ Ảnh là ảnh gì? Vì sao? c/ Tính chiều cao của ảnh? Bài 6: a/ Qua thấu kính hội tụ, vật AB có ảnh là A'B' có độ lớn bằng vật. Hỏi tiêu cự của thấu kính trên bằng bao nhiêu? Biết rằng ảnh A'B' cách thấu kính một khoảng d' = 16 cm. b/ Qua thấu kính phân kì, vật AB có ảnh là A'B' có độ lớn bằng một phần ba vật. Hỏi tiêu cự của thấu kính trên bằng bao nhiêu? Biết rằng ảnh A'B' cách thấu kính một khoảng d' = 10 cm. Bài 7: Dựng ảnh của vật sáng AB ờ hình a và xác định quang tâm, vị trí đặt TK, tiêu điểm của TK ở hình b (vẽ và diễn tả bằng lời cách vẽ) B B’ B F’ A F O A’ A H.a H.b CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2