intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 NHÓM VẬT LÝ - CN Môn: Công nghệ 12 Năm học 2023 – 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 100% (40 câu trắc nghiệm). II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 50 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết Bài 22: Hệ thống điện quốc gia - Khái niệm, sơ đồ lưới điện quốc gia, vai trò của hệ thống điện quốc gia. Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha - Khái niệm, cách nối nguồn điện và tải ba pha, sơ đồ mạch điện ba pha. Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha – Máy biến áp ba pha. - Khái niệm, phân loại, công dụng của máy điện xoay chiều ba pha. - Khái niệm, cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha. Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha - Khái niệm, công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc. Bài 28. Mạng điện sản xuất qui mô nhỏ - Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và nguyên lí của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. 2. Một số dạng bài tập lí thuyết và toán cần lưu ý - Bài toán tìm điện áp dây, pha máy điện xoay chiều ba pha - Bài toán tìm dòng điện dây, dòng điện pha máy điện xoay chiều ba pha. - Bài toán tìm hệ số biến áp pha, dây. Điện áp pha, dây của máy biến áp ba pha. 3. Một số bài tập minh họa hoặc đề minh họa: Câu 1: Chọn đáp án đúng về khái niệm hệ thống điện quốc gia A. Là hệ thống gồm nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên toàn quốc. B. Là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên miền Bắc. C. Là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên miền Trung. D. Là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện, các hộ tiêu thụ điện trên miền Nam. Câu 2: Lưới điện quốc gia có chức năng: A. Truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ. B. Gồm: các đường dây dẫn, các trạm điện liên kết lại. C. Làm tăng áp D. Hạ áp Câu 3: Hệ thống điện quốc gia gồm: 1
  2. A. Nguồn điện, các trạm biến áp và các hộ tiêu thụ. B. Nguồn điện, đường dây và các hộ tiêu thụ. C. Nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ. D. Nguồn điện, các trạm đóng cắt và các hộ tiêu thụ. Câu 4: Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm: A. Đường dây dẫn điện và các hộ tiêu thụ.B. Đường dây dẫn điện và các trạm đóng, cắt. C. Đường dây dẫn điện và các trạm biến áp. D. Đường dây dẫn điện và các trạm điện Câu 5: Lưới điện truyền tải có cấp điện áp A. 66KV B. 35KV C. 60KV D. 22KV Câu 6: Lưới điện phân phối có cấp điện áp: A. 35KV B. 66KV C. 110KV D. 220KV Câu 7: Ở nước ta cấp điện áp cao nhất là: A. 500KV B. 800KV C. 220KV D. 110KV Câu 8: Mạng điện sản xuất qui mô nhỏ là mạng điện mà: A. Công suất tiêu thụ khoảng vài trăm kW trở lên B. Công suất tiêu thụ khoảng vài chục kW trở xuống C. Công suất tiêu thụ trong khoảng vài chục kW đến vài trăm kW D. Công suất tiêu thụ trong khoảng vài kW đến vài chục kW Câu 9: Lưới điện quốc gia có chức năng: A. Gồm: các đường dây dẫn, các trạm điện liên kết lại. B. Truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ. C. Làm tăng áp D. Hạ áp Câu 10: Lưới điện quốc gia có chức năng: A. Hạ áp. B. Gồm: các đường dây dẫn, các trạm điện liên kết lại. C. Làm tăng áp D. Truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ. Câu 11: Để nâng cao công suất truyền tải điện năng từ nơi sản xuất điện đến nơi tiêu thụ điện hiện nay người ta dùng những biện pháp nào sau đây: A. Nâng cao dòng điện B. Nâng cao điện áp C. Nâng cao công suất máy phát D. Cả 3 phương án trên Câu 12: Khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha: A. Là mạch điện gồm nguồn điện ba pha, dây dẫn ba pha và tải ba pha. B. Là mạch điện gồm nguồn điện, dây dẫn và tải. 2
  3. C. Là mạch điện gồm nguồn và tải ba pha. D. Là mạch điện gồm nguồn và dây dẫn ba pha. Câu 13: Máy phát điện xoay chiều là máy điện biến đổi: A. Cơ năng thành điện năng B. Điện năng thành cơ năng C. Nhiệt năng thành cơ năng D. Quang năm thành cơ năng Câu 14: Máy phát điện xoay chiều là máy điện biến đổi: A. Cơ năng thành điện năng B. Điện năng thành cơ năng C. Nhiệt năng thành cơ năng D. Quang năm thành cơ năng Câu 15: Việc nối sao hay nối tam giác của tải phụ thuộc vào: A. Điện áp của nguồn và tải B. Điện áp của nguồn C. Điện áp của tải D. Cách nối của nguồn Câu 16: Mạch điện xoay chiều ba pha gồm: A. Nguồn điện ba pha và đường dây ba pha B. Nguồn điện ba pha và tải ba pha C. Đường dây ba pha và tải ba pha D. Nguồn ba pha, đường dây ba pha và tải ba pha Câu 17: Để tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha, người ta dùng: A. Máy phát điện xoay chiều ba pha B. Máy phát điện xoay chiều một pha C. Máy phát điện xoay chiều một pha hoặc ba pha D. Ac quy Câu 18: Tại sao mạch điện ba pha không liên hệ ít được dùng trên thực tế A. Các pha không có sự liên hệ về điện B. Tốn dây dẫn C. Mạch không hoạt động được D. Tốn dây và các pha không có sự liên hệ về điện Câu 19: Nối hình sao: A. Đầu pha này đối với cuối pha kia theo thứ tự pha. B. Ba điểm cuối của ba pha nối với nhau C. Ba điểm đầu của ba pha nối với nhau D. Đầu pha này nối với cuối pha kia không cần theo thứ tự pha. Câu 20: Nối tam giác: A. Đầu pha này nối với cuối pha kia theo thứ tự pha B. Chính là cách nối dây của mạch ba pha không liên hệ C. Ba điểm cuối ba pha nối với nhau. D. Ba điểm đầu ba pha nối với nhau. 3
  4. Câu 21: Nguồn điện ba pha được nối A. Nối hình sao B. Nối hình tam giác C. Nối hình sao có dây trung tính D. Cả 3 đáp án đều đúng Câu 22: Nếu tải ba pha đối xứng, khi nối hình sao thì: A. Id = √3 Ip B. Id = Ip C. Ud = Up D. Id = √3 Id Câu 23: Một tải ba pha gồm ba điện trở R = 10Ω, nối hình tam giác, đấu vào nguồn điện ba pha có Ud = 380V. Tính điện áp pha? A. Up = 380V B. Up = 658,2V C. Up = 219,4V D. Up = 220V Câu 24: Một máy phát điện ba pha có điện áp mỗi dây quấn pha là 220V. Tính điện áp dây nếu biết nối hình sao? A. Ud = 220V B. Ud = 433,01V C. Ud = 127,02V D. Ud = 658,2V Câu 25: Máy điện xoay chiều ba pha là: A. Là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều ba pha B. Là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều một pha C. Là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều một pha và ba pha D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai? A. Máy điện tĩnh: khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau B. Máy điện tĩnh: khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động C. Máy điện quay: khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau. D. Máy điện tĩnh và máy điện quay là máy điện xoay chiều ba pha Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai: máy biến áp ba pha: A. Là máy điện tĩnh B. Biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều ba pha C. Không biến đổi tần số D. Biến đổi điện áp và tần số của hệ thống dòng điện xoay chiều ba pha Câu 28: Cấu tạo máy biến áp ba pha: A. Chỉ có lõi thép B. Chỉ có dây quấn C. Có lõi thép và dây quấn D. Có lõi thép hoặc dây quấn Câu 29: Máy biến áp đấu dây kiểu: A. Nối sao – sao có dây trung tính B. Nối sao – tam giác C. Nối tam giác – sao có dây trung tính D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 30: Nếu máy biến áp nối sao – sao có dây trung tính thì A. Kd = Kp B. Kd = 1/Kp C. Kd = √3 Kp D. Kd = Kp/√3 Câu 31: Nếu máy biến áp nối sao – tam giác thì: A. Kd = Kp B. Kd = √3 Kp C. Kp = √3 Kd D. Kp = Kd/√3 4
  5. Câu 32: Nếu máy biến áp nối tam giác – sao có dây trung tính thì: A. Kp = √3 Kd B. Kd = Kp/√3 C. Kd = √3 Kp D. Kd = 1/Kp Câu 33: Động cơ không đồng bộ ba pha được sử dụng trong: A. Công nghiệp B. Nông nghiệp C. Đời sống D. Cả 3 đáp án trên Câu 34: Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ xoay chiều ba pha có: A. n < n1 B. n > n1 C. n = n1 D. n ≤ n1 Câu 35: Động cơ không đồng bộ ba pha: A. Là máy điện tĩnh B. Là máy điện quay C. Có stato là phần quay D. Có roto là phần tĩnh Câu 36: Phát biểu nào sau đây đúng: A. Động cơ không đồng bộ ba pha cấu tạo chỉ gồm hai phần là stato và roto. B. Động cơ không đồng bộ ba pha cấu tạo gồm hai phần chính là stato và roto, ngoài ra còn có vỏ máy, nắp máy,. C. Stato là phần tĩnh D. Roto là phần quay Câu 37: Phát biểu nào sau đây sai: A. Stato có lõi thép xẻ rãnh trong B. Roto có lõi thép xẻ rãnh ngoài C. Stato có lõi thép xẻ rãnh ngoài, roto có lõi thép xẻ rãnh trong D. Đáp án A và B đúng Câu 38: Tốc độ trượt: A. n2 = n – n1 B. n2 = n1 – n C. n2 = n + n1 D. n1 = n2 – n Câu 39: Động cơ không đồng bộ ba pha sử dụng dòng điện: A. Dòng một chiều B. Dòng xoay chiều C. Có thể là dòng một chiều hay xoay chiều D. Cả 3 đáp án đều đúng Câu 40: Động cơ không đồng bộ ba pha được sử dụng rộng rãi do: A. Cấu tạo nhỏ, gọn B. Dễ sử dụng C. Cấu tạo đơn giản D. Cả 3 đáp án trên 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2