intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức một cách có hệ thống, hiệu quả hơn nhằm mang lại kết quả học tập cao. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II ­  LỊCH SỬ 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế.       B. Giáo dục.            C. Hành chính.    D. Văn hóa. Câu 2: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là A.  Hình thư (thời Lý).               B. Hình luật (thời Trần). C. Hồng Đức (thời Lê).             D. Gia Long (thời Nguyễn). Câu 3: Bộ máy nhà nước thời Đinh­ Tiền Lê phân chia thành: A.  2 ban: Văn ban và Võ ban. B.  3 ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban. C.  3 ban: Văn ban, Võ ban và Thái sư. D.  3 ban: Văn ban ,Võ ban và một số đại thần. Câu 4: Thành phần chủ yếu tham gia bàn kế đánh giặc tại Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức  là A. các vương hầu quý tộc.        B. các bậc phụ lão có uy tín. C. đại biểu của các tầng lớp nhân dân.  D. Nội bộ tướng lĩnh nhà Trần. Câu 5:“ Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu Thần trước đã ”, là câu nói của ai ? A. Trần Hưng Đạo . B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quốc Toản. D. Trần Quang Khải. Câu 6: Ba lần kháng chiến chống quân Mông ­ Nguyên, quân dân Đại Việt đã lập nên những  chiến công ở đâu A. Bạch Đằng B. Bạch Đằng và ải Chỉ Lăng C. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.          D.Tốt Động, Chúc Động, Chỉ Lăng, Xương Giang. Câu 7: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng  thể hiện sự tự  tôn dân tộc, ý chí quyết  tâm chống giặc giữ nước của  danh tướng nào dưới thời Trần? A. Trần Thủ Độ.  B. Trần Bình Trọng. 1
  2. C. Trần Quốc Tuấn.         D. Trần Quốc Toản. Câu 8: Từ những năm 60 của thế kỉ XV, một cuộc cải cách hành chính lớn đã được tiến hành. Đó là  cải cách của           A. Lê Thánh Tống.                B. Lê Nhân Tông.                  C. Lê Thái Tổ.                     D. Lê Trung Tông. CâCâu 9: Trong các thế kỉ XI – XV, quân đội sớm được tổ chức quy củ gồm u 8      A. Hai bộ phận: quân bảo vệ vua và quân bảo vệ đất nước       B. Ba bộ phận: quân bảo vệ vua, quân bảo vệ cung thành và quân bảo vệ đất nước      C. Hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành(cấm quân) và quân chính quy, bảo vệ đất  nước  (ngoại binh hay lộ binh)      D. Một bộ phận: quân chính quy đảm nhiệm hai nhiệm vụ là bảo vệ kinh thành và bảo vệ  đất nước Câu 10:  Kế sách “tiên phát chế nhân” nghĩa là       A. Đem quân đánh gặc trước giành thế chủ động sau đó về phòng thủ.      B. Kêu gọi, huy động lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.     C. Sử dụng đòn tâm lý đánh vào ý chí chiến đấu của địch.     D. Xây dựng hệ thống phòng ngữ vững chắc, sẵn sàng đón đánh địch. Câu 11:  Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của quân Mông – Nguyên  trong ba lần xâm lược Đại Việt?        A. Đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt, sáng tạo.        B. Lực lượng quân Mông – Nguyên ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.        C. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi, biết tập hợp sức mạnh dân tộc.        D. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà  Hồ năm 1407 thất bại? A. Thế giặc mạnh. B. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi. C.  Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân.        D. Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng. Câu 13: Ý nghĩa quốc tế của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là 2
  3.          A. Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân   tộc.         B. Nâng cao lòng tự hào dân tộc.         C. Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam “Bách chiến bách thắng”.         D. Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên đối với Nhật Bản và   các nước phương Nam. Câu 14: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống  xâm  lược dưới thời nhà Lý là        A. Chiến thắng Tốt Động  Chúc Động.        B. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng.        C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.        D. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Câu 15: Tác dụng của chính sách đối nội của nhà nước phong kiến thế kỉ X – XV A. Bảo vệ được an ninh đất nước. B. Đoàn kết với các dân tộc ít người. C. Giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập tự chủ. D. Tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Câu 16: Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Thăng Long vì     A. đây là quê hương của Lý Thái Tổ.     B. vua nằm mơ nơi đây có Rồng thiêng.     C. bắt chước vua Bàn Canh bên phương Bắc.     D. Thăng Long có địa thế thuận lợi về mặt quân sự, kinh tế… Câu 17: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1428) diễn ra trong bối cảnh A. nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu. B. nhà Hồ lâm vào khủng hoảng suy yếu. C. nước Đại Việt đã bị nhà Minh đô hộ. D. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền. Câu 18: Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?        A. Nhà Trần       B. Nhà Lý        C. Nhà Lê sơ                  D. Nhà Nguyễn    Câu 19: Bộ luật được biên soạn đầy đủ  nhất, có nội dung tiến bộ  nhất thời phong kiến  ở Việt   Nam là A. Hình luật.        B. Hình thư.  C. Hoàng Việt luật lệ.    D. Quốc triều hình luật. Câu 20: Quân đội  ta trong các thế kỉ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được tuyển theo chế độ A. Con em trong hoàng tộc. 3
  4. B. Con nhà dân nghèo. C. Ngụ binh ư nông. D. Tù binh, dân nghèo bị bắt. Câu 21: Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc  thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông­ Nguyên là: A. Chiến thắng Bạch Đằng năm  938 B. Chiến thắng Như Nguyệt năm 1075. C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. D. Chiến thắng Chi Lăng­Xương Giang năm 1427. Câu 22: “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” là chủ  trương của A. Trần Hưng Đạo. B. Lê Hoàn . C. Lê Lợi. D. Lý Thường Kiệt. Câu 23:  Kế  sách được vua – tôi nhà Trần sử  dụng trong cả  ba lần kháng chiến chống quân xâm   lược Mông – Nguyên là         A. Vườn không nhà trống.         B. Sử dụng đòn tâm lý.         C. Tiên phát chế nhân.         D. Lối đánh du kích. Câu 24: Hội nghị Diên Hồng thể hiện quyết tâm đánh giăc giữ nước của quân dân ta dưới thời Trần  diễn ra trong bối cảnh nào? A. khi quân Nguyên âm mưu và đang chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ  nhất. B. khi quân Nguyên âm mưu và đang chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. C. khi quân Nguyên âm mưu và đang chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. D. Quân Mông –Nguyên hùng mạnh,  nhà Trần bước vào giai đoạn suy yếu. Câu 25: Ý phản ánh đúng nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý – Trần – Lê là  A. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo.  B. bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị.  C. bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc.  D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân làng xã. 4
  5. Câu 26: Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế A. Quân chủ chuyên chế. B. Dân chủ đại nghị. C. Quân chủ lập hiến. D. Dân chủ chủ nô. Câu 27: Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa đã mở  đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh   một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta?    A. Chống Tống thời Tiền Lê    B. Chống Tống thời Lý   C. Chống Mông – Nguyên thời Trần   D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh 5
  6.     Câu 28: Ý không phản ánh chính xác nguyên nhân ba lần giặc Mông – Nguyên thất bại trong  việc xâm lược nước ta? A. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cao cả. B. Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân nhà  Trần. C. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo; tài thao lược của các vị  tướng nhà Trần, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn.              D. Quân giặc yếu. Câu 29:   Theo Trần Hưng Đạo muốn đất nước được vững mạnh lâu bền, muốn cai trị được đất  nước thì điều gì quan trọng nhất?      A. Cần phải có mối quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc.      B. Cần phải khoan thư sức dân để làm kế sâu bền vững.    C. Cần phải chăm lo xây dựng quân đội hùng mạnh.    D. Giặc đi ồ ạt như vũ lửa thì dễ, còn giặc đi chậm, không nóng vội thì khó. Câu 30: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc bãi bỏ chức Thừa tướng, các bộ đều trực tiếp dưới sự  cai quản của nhà vua là?    A. Tập trung quyền lực vào tay vua, tăng cường tính chuyên chế của bộ máy nhà nước.     B. Giúp nhà vua nắm rõ được tình hình đất nước, sát sao hơn trong việc đưa ra những chính   sách.   C. Củng cố bộ máy nhà nước một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.   D. Tạo ra sức mạnh đoàn kết toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Câu 31: Nguyên nhân quan trọng nhất làm nên thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm  lược Mông – Nguyên là     A. Sự đồng tình, ủng hộ hết mình của nhân dân     B. Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho kháng chiến     C. Đoàn kết trong triều đình      D. Sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Vua, quan nhà Trần, đặc biệt là tướng Trần Quốc Tuấn. Câu 32: Ý không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế  kỉ X đến thế kỉ XV là    A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.    B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù.   C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc. 6
  7.   D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật. Câu 33: Điểm tương đồng nhất trong đường lối chỉ đạo chiến đấu và kết thúc cuộc kháng chiến  chống Tống thời Lý (1075 – 1077) và khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1428) là A. Kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. B. Thực hiện rút lui chiến lược và tổ chức phản công khi có thời cơ. C. Phòng ngự tích cực thông qua “chiến thuật vườn không nhà trống”. D. Chủ động tấn công để chặn thế mạnh của giặc (“Tiên phát chế nhân”). Câu 34: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng chống quân Nguyên xâm lược năm 1288 là     A. chứng tỏ được sự đoàn kết toàn dân.     B. chứng tỏ tài năng, bản lĩnh lãnh đạo của vua quan nhà Trần.     C. buộc nhà Nguyên phải hoàn toàn từ bỏ mưu đồ xâm lược Đại Việt.     D. làm thất bại âm mưu biến Đại Việt thành bàn đạp để xâm lược Champa. Câu 35: Điểm khác nhau cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông so với thời  Đinh­Tiền Lê là:     A. đặt ra 6 bộ (lại, hộ, lễ, binh, hình, công).      B. vua trực tiếp quyết định mọi việc.     C. duy trì cơ quan Ngự sử đài và Hàn lâm viện.      D. bãi bỏ chức Tể tướng. Câu 36: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc bãi bỏ chức Thừa tướng, các bộ đều trực tiếp dưới sự  cai quản của nhà vua là?     A. Tập trung quyền lực vào tay vua, tăng cường tính chuyên chế của bộ máy nhà nước.      B. Giúp nhà vua nắm rõ được tình hình đất nước, sát sao hơn trong việc đưa ra những chính   sách.    C. Củng cố bộ máy nhà nước một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.    D. Tạo ra sức mạnh đoàn kết toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Câu 37: Nguyên nhân quan trọng nhất làm nên thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm  lược Mông – Nguyên là     A. Sự đồng tình, ủng hộ hết mình của nhân dân.     B. Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho kháng chiến.     C. Đoàn kết trong triều đình.      D.Sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Vua, quan nhà Trần, đặc biệt là tướng Trần Quốc Tuấn Câu 38: Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua     A. Lý Thái Tổ. 7
  8.     B. Lê Thái Tổ.     C. Trần Thánh Tông.     D. Lê Thánh Tông. Câu 39: Người có công dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước là      A. Đinh Bộ Lĩnh.      B. Đinh Công Trứ.      C. Đinh Điền.       D. Ngô Xương Ngập. Câu 40: Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa        A. Hương Khê.               B. Bãi Sậy.                 C. Lam Sơn.             D. Tây Sơn. Câu 41: Mô hình tổ chức hành chính thuộc thời Lê sơ sau cải cách của Lê Thánh Tông là        A. Lộ, phủ, huyện, châu, xã.        B. Lộ, trấn, phủ, châu, xã.        C. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã.        D. Đạo, phủ, châu, hương, giáp. Câu 42: Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương        A. Vườn không nhà trống.        B. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.       C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc.        D. Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc. Câu 43: Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng sĩ  quân đội nhà Trần đã khắc chữ         A. Thề không đội trời chúng với giặc Mông – Nguyên.         B. Nếu gặp giặc Mông – Nguyên, phải liều chết mà đánh.        C. Hào khí Đông A.        D. Sát thát. Câu 44 :  Theo Trần Hưng Đạo muốn đất nước được vững mạnh lâu bền thì điều quan trọng nhất là A. cần phải có mối quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc. B. cần phải chăm lo xây dựng quân đội hùng mạnh. C. cần phải khoan thư sức dân để làm kế sâu bền vững. D. giặc đi ồ ạt như vũ lửa thì dễ, còn giặc đi chậm, không nóng vội thì khó. Câu 45: Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo  là         A. Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao và mở rộng ở giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa. 8
  9.         B. Căn cứ kháng chiến rộng lớn, kéo dài suốt 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An.         C. Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.         D. Từ một cuộ chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển và mở rộng ra ba nước Đông Dương. Câu 46: Hành động của nghĩa quân Lam Sơn thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta đối với  giặc Minh xâm lược là          A. Giảng hoà với quân Minh.        B. Kí hiệp ước cắt đất cho quân Minh.        C. Cấp ngựa, thuyền cho quân Minh rút về nước.        D. Chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Minh. Câu 47: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê thắng lợi xuất phát từ nguyên nhân        A. Sự lãnh đạo tài tình của Lê Hoàn và quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.        B. Sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt và ý chí bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta.        C. Sự lãnh đạo của Trần Quang Khải và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.        D. Sự lãnh đạo của Đinh Bộ Lĩnh và tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta. Câu 48: Sự kiện đánh dấu nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh là         A. Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn.         B. Năm 981, nhà Tống thất bại và bỏ mộng xâm lược Đại Việt.         C. Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh tiến vào Đại Việt.         D. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. Câu 49: Câu thơ  “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ  xuống hầm tai vạ” (Bình  Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thể hiện điều gì?         A. Hành động tàn bạo của quân Minh.         B. Sự phản bội của một số binh lính.         C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.         D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta. Câu 50: Điểm khác giữa cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý – Trần với cuộc khởi nghĩa   Lam Sơn là         A. cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc.         B. cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc.         C. cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.         D. cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc. II. PHẦN TỰ LUẬN:  1. Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV). + Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh ­ Tiền Lê, thời Lý ­ Trần, thời Lê. 9
  10. + Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. 2. Bài 19: Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV.  + Hoàn cảnh lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa:   chống Tống thời Lý, chống quân Mông – Nguyên thời Trần, Khởi nghĩa Lam Sơn.    + Nghệ thuật quân sự của các cuộc kháng chiến  chống ngoại xâm (Thế kỷ X ­ XV). + Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1417 ­ 1428). 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2