intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa" hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa

  1. Sở GD-ĐT Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA Trường THPT Bà Rịa GIỮA HỌC KÌ II - LỊCH SỬ 10 Tổ Sử - Địa - GDKT&PL NĂM HỌC 2024-2025 I. NỘI DUNG ÔN TẬP. Bài 14. VĂN MINH PHÙ NAM Bài 15: VĂN MINH ĐẠI VIỆT II. HÌNH THỨC, MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Hình thức kiểm tra: Trắc Nghiệm và Tự luận, thời gian làm bài 45 phút. - Trắc nghiệm (70%) gồm 12 câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (30%- 3,0 điểm) và 04 câu trắc nghiệm Đúng/Sai (40% - 4,0 điểm). - Tự luận (30%) gồm 02 câu - 3,0 điểm. 2. Mức độ YCCĐ: 40% Biết, 30% Hiểu, 30% Vận dụng. III. Một số câu hỏi tham khảo. 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Câu 1. Văn hóa Óc Eo được hình thành cách ngày nay trong khoảng A. 1800 - 2000 năm. B. 2000 - 2200 năm. C. 3500 - 4000 năm. D. 3000 - 3500 năm. Câu 2. Quốc gia cổ được hình thành trên cơ sở nền văn hóa Óc Eo là Vương quốc A. Chân Lạp B. Phù Nam C. Óc Eo D. Lan Xang Câu 3. Các tầng lớp chính trong xã hội Phù Nam là A. Quý tộc, địa chủ, nông dân B. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì C. Quý tộc, bình dân, nô lệ D. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc tăng lữ, bình dân. Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nào quy định văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo và Hinđu giáo? A. Thời gian ra đời muộn. B. Thời gian ra đời sớm. C. Cư dân có trình độ cao. D. Sự phát triển của ngoại thương. Câu 5. Sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (tr. 20) viết: “Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ thứ VI. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỉ VII...? Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì? A. Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ VI. B. Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á. 1
  2. C. Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công. D. Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ đế quốc Phù Nam. Câu 6. Hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam là A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản. B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển. C. Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển. D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam? A. Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác. B. Đặt chức Hà đê sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ. C. Tổ chức lễ Tịch điền để khuyến khích sản xuất. D. Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước. Câu 8. Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là A. quá trình áp đặt về kinh tế lên các quốc gia láng giềng. B. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài. C. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại. D. sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Câu 9. Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là A. Phố Hiến. B. Hội An. C. Thanh Hà. D. Thăng Long. Câu 10. Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào? A. Lý. B. Trần. C. Lê sơ. D. Nguyễn. Câu 11. Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào? A. Dân tộc và dân chủ. B. Bình đẳng và văn minh. C. Dân tộc và thân dân. D. Dân chủ và bình đẳng. Câu 12. Phật giáo trở thành quốc giáo ở Việt Nam dưới thời nào? A. Ngô - Đinh - Tiền Lê. B. Lý - Trần. C. Lê sơ - Lê trung hưng. D. Tây Sơn - Nguyễn. Câu 13. Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây giữ địa vị độc tôn ở nước ta? A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Công giáo. Câu 14. Văn học Đại Việt trong các thế kỉ X - XV không bao gồm thể loại Văn học A. dân gian. B. chữ Nôm. C. chữ Phạn. D. chữ Hán. 2
  3. Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Thể hiện một nền văn hóa rực rỡ, phong phú, toàn diện và độc đáo. B. Chứng tỏ văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át văn hóa truyền thống. C. Khẳng định bản sắc dân tộc của một quốc gia văn hiến, văn minh. D. Thể hiện sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa bên ngoài. Câu 16. Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển mạnh nhất vào thời kỳ nào? A. Bắc thuộc. B. Lý - Trần - Lê sơ. C. Tây Sơn. D. Nguyễn. Câu 17. Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là gì? A. Quốc triều hình luật. B. Hình thư. C. Luật Hồng Đức. D. Luật Gia Long. Câu 18. Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý - Trần là A. Hoa Lư. B. Tây Đô. C. Thăng Long. D. Phú Xuân. Câu 19. Ai là vị tướng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông? A. Lý Thường Kiệt. B. Trần Quốc Tuấn. C. Nguyễn Huệ. D. Lê Lợi. Câu 20. Thành Thăng Long được xây dựng lần đầu dưới triều đại A. Ngô. B. Đinh. C. Lý. D. Trần. 2. Trắc nghiệm Đúng/Sai: Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau: - Trên cơ sở kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn ngàn năm Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc... Văn minh Đại Việt xây dựng và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ TKX - TKXIX. Phát triển trên các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, nghệ thuật, an ninh quốc phòng,.. - Thế kỉ X: văn minh Đại Việt bước đầu định hình chế độ phong kiến với các triều đại: Họ Khúc, Dương. Triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê. - Thế kỉ XI - XV: văn minh Đại Việt hình thành và phát triển mạnh mẽ, toàn diện dưới các triều đại: Lý, Trần, Hồ, Lê sơ… Thăng Long trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.82,83) a. Văn minh Đại Việt hình thành từ thời kỳ Bắc thuộc và phát triển rực rỡ nhất vào thời Lý-Trần-Lê sơ. b. Thành Thăng Long được xây dựng vào thời nhà Lý và trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt. c. Nhà Đinh là triều đại đầu tiên đặt quốc hiệu Đại Việt. 3
  4. d. Văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ, toàn diện đạt đỉnh cao dưới triều Lê sơ. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau: - Tổ chức bộ máy nhà nước đứng đầu là Vua. Qua các cuộc cải cách của vua Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, cơ cấu chính quyền trung và hệ thống hành chính địa phương ngày càng được kiện toàn và hoàn thiện. - Tư tưởng chính trị làm bệ đỡ xây dựng chế độ chuyên chế trung ương tập quyền là Nho giáo. Mặc dù vậy vẫn nêu cao tinh thần “tam giáo đồng nguyên”. - Thời Lý: năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. - Nhà Trần có bộ Hoàng triều đại điển và bộ Hình luật. Nhà Lê Sơ: Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức), mang đậm tính dân tộc, có những điểm tiến bộ. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.83) a. “Hình thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt. b. Bộ Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức), là bộ luật tiến bộ nhất thời phong kiến nước ta. c. Bộ máy hành chính của nước ta thời phong kiến đạt đỉnh cao sau cải cách của Hồ Quý Ly. d. Luật pháp ra đời nhằm bảo vệ vua, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, của nhân dân và một số ít là quyền của phụ nữ. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau: - Tư tưởng yêu nước, thương dân phát triển theo 2 xu hướng dân tộc (đề cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường dân tộc) và thân dân (đề cao sức mạnh của nhân dân). - Phật giáo phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo dưới thời Lý - Trần. - Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động học tập thi cử. Từ thế kỉ XI, nhà Lý cho xây dựng Văn miếu để thờ Khổng Tử. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.85,86) a. Nhà Lý cho xây dựng Văn miếu-Quốc tử giám để thờ Khổng Tử và khuyến khích người tài. Nho giáo được đưa lên vị trí độc tôn, còn Phật giáo b. Đến thời Lê sơ, biến mất trong đời sống văn hóa - tín ngưỡng Đại Việt. c. Tư tưởng yêu nước, thương dân, lấy dân làm gốc,.. được xem là tiêu chuẩn đạo đức nhất của các triều đại phong kiến Đại Việt. d. Dưới triều Trần, chế độ khoa cử được mở rộng và hoàn thiện hơn so với thời Lý. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau: Sách Nam Tề thư (Trung Quốc) có đoạn viết về Phù Nam: Người Phù Nam khôn khéo, giỏi giang.. Con trai nhà giàu sang thì cắt gấm làm quần, con gái thì quấn tóc, người nghèo thì lấy vải mà che. Họ dùng 4
  5. vàng bạc để nạm khảm bát đĩa. Họ biết đẵn gỗ làm nhà. Vua ở gác nhiều tầng. Họ lấy gỗ ken làm thành. Bờ biển có một cây gọi là đại nhược, lá dài tới 8,9 thước. Người ta bện lại để lợp nhà. Dân thường cũng làm gác để ở. Thuyền họ đóng dài tới 8,9 trượng, lòng thuyền rộng tới 6,7 thước, đầu và đuôi giống hình con cá. Vua nước ấy đi đâu thì cưỡi voi. Họ có trò chơi chọi gà, chọi lợn,.. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.78) a. Người Phù Nam đi lại chủ yếu bằng thuyền. b. Cư dân Phù Nam sống trong các ngôi nhà trệt, trên vùng đồng bằng rộng lớn. c. Xã hội Phù Nam phân chia giai cấp thành nhiều giai tầng khác nhau. d. Người Phù Nam có đời sống tinh thần phong phú thể hiện đời sống sông nước. 3. Tự luận: Câu 1. Khái niệm và Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt: * Khái niệm của văn minh Đại Việt: - Là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt (TK X - TK XIX). - Tên gọi khác: Văn minh Thăng Long/ sông Hồng. * Cơ sở hình thành của văn minh Đại V0iệt: - Trên cơ sở kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn ngàn năm Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc. - Văn minh Đại Việt xây dựng và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ TKX - TKXIX, trên các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,.. - Lãnh thổ đất nước từng bước mở rộng xuống phía Nam, ra biển đảo. Nền độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại oanh liệt. - Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh của Trung Hoa, Ấn Độ về tư tưởng, chính trị, văn hóa, kĩ thuật. Câu 2. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt: - TK X - đầu TKXI: văn minh Đại Việt bước đầu định hình chế độ phong kiến với các triều đại: họ Khúc, Dương. Triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê. 5
  6. - TK XI - XVI: văn minh Đại Việt hình thành và phát triển mạnh mẽ, toàn diện dưới cáci các triều đại: Lý, Trần, Hồ, Lê sơ… Thăng Long trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. - TK XVI - XVII: tiếp tục phát triển và có ảnh hưởng từ văn minh Trung Quốc, Ấn Độ nhưng vẫn mang nét đặc sắc riêng. - TK XVIII - XIX với các triều đại phong kiến: Lê Trung Hưng (Lê Trang Tông được phò tá bởi Nguyễn Kim), Tây Sơn, Nguyễn, đất nước chịu chiến tranh và chia cắt dần đi vào khủng hoảng suy yếu. Mặc dù vậy, văn minh Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu nổi bật và ảnh hưởng của văn minh phương Tây. Câu 3. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt: - Những thành tựu của nền văn minh Đại Việt thể hiện một nền văn hóa rực rỡ, phong phú, toàn diện, độc đáo, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc, một quốc gia văn hiến, văn minh ở khu vực Đông Nam Á và phương Đông. - Những thành tựu đạt đã chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá trong các thời kì lịch sử; góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. - Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào thời kỳ hội nhập và phát triển mới hiện nay. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2