intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi học kì 2, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội

  1. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN VẬT LÝ 10 I. LỰC CẢN VÀ LỰC NÂNG Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1: Điều nào sau đây đúng khi nói về lực cản tác dụng lên một vật chuyển động trong chất lưu? A. Lực cản của chất lưu cùng phương cùng chiều với chiều chuyển động của vật. B. Lực cản của chất lưu không phụ thuộc vào hình dạng của vật. C. Lực cản của chất lưu tăng khi tốc độ của vật tăng D. Lực cản của chất lưu càng lớn khi vật có khối lượng càng lớn. Câu 2: Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố: A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 3: Trong các câu sau, câu nào đúng? A. Lực đẩy Archimedes cùng chiều với trọng lực. B. Lực đẩy Archimedes tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. C. Lực đẩy Archimedes có điểm đặt ở vật. D. Lực đẩy Archimedes luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật. Câu 4: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thỏi nào chìm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn. C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau. D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau. Câu 5: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Archimedes. B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát. C. Trọng lực. D. Trọng lực và lực đẩy Archimedes Câu 6: Lực đẩy Archimedes tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng: A. trọng lượng của vật. B. trọng lượng của chất lỏng. C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng. Câu 7: Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì: A. khối lượng của tảng đá thay đổi. B. khối lượng của nước thay đổi C. lực đẩy của nước D. lực đẩy của tảng đá. Câu 8: Ta biết công thức tính lực đẩy Archimedes là FA =  .g.V . Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào? A. Thể tích toàn bộ vật. B. Thể tích chất lỏng. C. Thể tích phần chìm của vật. D. Thể tích phần nổi của vật. Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Câu 1: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là: a) 30cm3 b) 10m3 c) 20cm3 d) 5cm3 Câu 2. Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế
  2. a) không thay đổi. b) tăng lên c) giảm đi d) không biết được Câu 3: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì? Biết drượu= 8000N/m3, dđồng = 89000N/m3 a) Số chỉ lực kế không đổi b) Lực kế chỉ 4,05N c) Lực kế chỉ 2N d) Số chỉ lực kế giảm đi Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 1: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên quả cầu là bao nhiêu? Câu 2: Một vật được móc vào một lực kế như hình vẽ. Khi để ở ngoài không khí, lực kế chỉ 5N. Khi nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước thì thấy lực kế chỉ 3,2 N. Tính lực đẩy archimedes tác dụng lên vật Câu 3: Một vật có khối lượng 567g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật, biết khối lượng riêng của nước là 997 kg/m3. Câu 4: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có tiết diện S = 40 cm2 cao h = 10 cm . Có khối lượng m = 160 g . Khối lượng riêng của nước là  = 1000 kg/m3 .Thả khối gỗ vào nước, khối gỗ nổi lơ lưng trên mặt nước như hình vẽ. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước II. MÔ MEN LỰC – CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1: Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho A. tác dụng kéo của lực. B. tác dụng làm quay của lực. C. tác dụng uốn của lực. D. tác dụng nén của lực. Câu 2: Biểu thức nào là biểu thức mômen của lực đối với một trục quay? F F F A. M = Fd . B. M = . C. 1 = 2 . D. F1d1 = F2 d 2 . d d1 d 2 Câu 3: Đơn vị của mômen lực được tính bằng A. N.m. B. N/m. C. J.m. D. m/N. Câu 4: Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực? A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực. C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực. D. Khoảng cách từ trục quay đến vật. Câu 5: Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống: “Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng. ….có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các. ….có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. A. mômen lực. B. hợp lực. C. trọng lực. D. phản lực. Câu 6: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực. B. véctơ. C. để xác định độ lớn của lực tác dụng. D. luôn có giá trị dương. Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Câu 1: Mô men lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét. a) 25N.m b) 16N.m c) 11N.m d) 45N.m Câu 2: Một thanh chắn đường dài 7,8m, có trọng lượng 2100N và có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m. Phải tác dụng vào đầu bên phải một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để thanh ấy nằm ngang. a) 25N b) 16N c) 110N d) 100N
  3. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 1: Cho biết người chị (bên phải) có trọng lượng P2 = 300 N , khoảng cách d 2 = 1m , còn người em có trọng lượng P = 200 N . Hỏi khoảng cách d1 phải bằng bao nhiêu 1 để bập bênh cân bằng ? Câu 2: Một chiếc xe đẩy chuyển vật liệu có cấu tạo như hình. Tổng khối lượng vật liệu và xe là 100kg. Áp dụng quy tắc moment, tính lực nâng đặt vào tay cầm để giữ xe thăng bằng. Lấy g = 9,8 m/s2. Câu 3: Một cột truyền tải điện có các dây cáp dẫn điện nằm ngang ở đầu cột và được giữ cân bằng thẳng đứng nhờ dây thép gắn chặt xuống đất như hình vẽ. Biết dây cáp thép tạo góc 300 so với cột điện, các dây cáp dẫn điện tác dụng lực kéo F = 500 N vào đầy cột theo phương vuông góc với cột. Xác định lực căng của dây cáp thép để cột thăng bằng. Câu 4: Để nhổ một cây đinh ghim vào bàn tạo thành một góc 300 so với phương thẳng đứng, ta tác dụng lực F = 150 N theo phương vuông góc với cán búa như hình. Búa có thể quay quanh trục quay vuông góc với mặt phẳng hình vẽ tại điểm O, khoảng cách từ điểm đặt tay đến trục quay là 30 cm và khoảng cách từ đầu đỉnh đến trục quay là 5 cm. Xác định lực do búa tác dụng lên đỉnh. Câu 5: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F theo phương vuông góc với tấm gỗ vào đầu trên của tấm gỗ để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc  = 300 III. CÔNG – CÔNG SUẤT Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công? A. N/m. B. cal. C. N/s. D. kg.m2 /s. Câu 2: Một thùng các tông được kéo cho trượt theo phương ngang bằng một lực F như hình. Nhận định nào sau đây về công của trọng lực P và phản lực N khi tác dụng lên thùng các tông là đúng? A. AN  AP . B. AN  AP . C. AN = AP = 0 . D. AN = AP  0 . Câu 3: Cho ba lực tác dụng lên viên gạch đặt trên mặt phẳng nằm ngang như hình. Công thực hiện bởi các lực F1 , F2 và F3 khi viên gạch dịch chuyển một quãng đường d là A1 , A2 và A3 . Biết rằng viên gạch chuyển động sang bên trái. Nhận định nào sau đây là đúng? A. A1  0, A2  0, A3 = 0 . B. A1  0, A2  0, A3 = 0 . C. A1  0, A2  0, A3  0 . D. A1  0, A2  0, A3  0 . Câu 4: Lực F không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc  , biểu thức tính công của lực là A. A = Fscos  . B. A = Fs. C. A = Fssin  . D. A = Fstan  . Câu 5: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công? A. J. B. W.s. C. N/m. D. N.m. Câu 6: Công cơ học là đại lượng A. véctơ. B. vô hướng. C. luôn dương. D. không âm. Câu 7: Trong trường hợp nào sau đây, trọng lực không thực hiện công? A. vật đang rơi tự do. B. vật đang chuyển động biến đổi đều trên mặt phẳng ngang.
  4. C. vật đang trượt trên mặt phẳng nghiêng. D. vật đang chuyển động ném ngang. Câu 8: Một vật chịu tác dụng của một lực F không đổi có độ lớn 5N, phương ngang của lực hợp với phương chuyển động một góc 600. Biết rằng quãng đường đi được là 6 m. Công của lực F là A. 11J. B. 50 J. C. 30 J. D. 15 J. Câu 9: Một người nhấc một vật có khối lượng 6kg lên độ cao 1m rồi mang vật đi ngang được một độ dời 30m. Cho gia tốc rơi tự do là g = 10m/s2. Công tổng cộng mà người đó thực hiện được là A. 1860J B. 1800J C. 180J. D. 60J.  Câu 10: Lực F có độ lớn 500 N kéo vật làm vật dịch chuyển một đoạn đường 2 m cùng hướng với lực kéo. Công của lực thực hiện là A. 100 J. B. 1 J. C. 1 kJ. D. 1000 kJ. Câu 11: một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s2. Vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2. Công mà cần cẩu thực hiện được trong thời gian 3s là A. 110050J. B. 128400J. C. 15080J. D. 115875J. Câu 12: Một người nhấc một vật có khối lượng 1 kg lên độ cao 6 m. Lấy g = 10 m/s2. Công mà người đã thực hiện là A. 30 J. B. 45 J. C. 50 J. D. 60 J. Câu 13: Một người kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương ngang một góc 60o, lực tác dụng lên dây là 100 N, công của lực đó khi thùng gỗ trượt đi được 20 m là A. 1 KJ. B. 100 J. C. 100 KJ. D. 10 KJ. Câu 14: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương ngang góc 300. Lực tác dụng lên dây bằng 150 N. Công của lực đó khi hòm trượt 20 m bằng A. 1895 J. B. 2985 J. C. 2598 J. D. 1985 J. Câu 15: Một vật có khối lượng m = 3kg rơi tự do từ độ cao h không vận tốc đầu, trong thời gian 5s đầu vật vẫn chưa chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. Trọng lực thực hiện một công trong thời gian đó bằng A. 3750 J. B. 375 J. C. 7500 J. D. 150 J. Câu 16: Ở thời điểm t0 = 0 , một vật có khối lượng m = 8kg rơi ở độ cao h = 180m không vận tốc đầu, lầy g = 10 m/s2. Trọng lực thực hiện một công trong 2 giây cuối bằng A. 7200 J. B. 4000 J. C. 8000 J. D. 14400 J. Câu 17: Một người dùng tay đẩy một cuốn sách với lực 5N trượt một khoảng dài 0,5m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương là phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là: A. 2,5J. B. – 2,5J. C. 0. D. 5J. Câu 18: Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8 m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực hiện bằng: A. 16J. B. – 16J. C. -8J. D. 8J. Câu 19: Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s2. Sau khoảng thời gian 1,2s trọng lực đã thực hiện một công là: A. 138,3J. B. 150J. C. 180J. D. 205,4J. Câu 20: Một người kéo một vật có m = 8kg trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát  = 0, 2 bằng một sợi dây có phương hợp một góc 600 so với phương ngang. Lực tác dụng FK làm vật trượt không vận tốc đầu với a = 1 m/s2. Công của lực kéo trong thời gian 4 giây kể từ khi bắt đầu chuyển động là A. 162,5 J. B. 140,7 J. C. 147,5 J. D. 125,7 J. Câu 21: Đơn vị của công suất
  5. A. J.s. B. kg.m/s. C. J.m. D. W. Câu 22: Công suất được xác định bằng A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian. C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. D. giá trị công thực hiện được. Câu 23: 1Wh bằng A. 3600J. B. 1000J. C. 60J. D. 1CV. Câu 24: Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng A. là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian. B. luôn đo bằng mã lực (HP). C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ. D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra. Câu 25: Một ô tô có công suất của động cơ là 100kW đang chạy trên đường với vận tốc 36km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là A. 1000N. B. 104N. C. 2778N. D. 360N. Câu 26: Một dây cáo sử dụng động cơ điện tạo ra một lực không đổi 50N tác dụng lên vật và kéo vật đi một đoạn đường 30 m trong thời gian 1 phút. Công suất của động cơ là A. 50 W. B. 25 W. C. 100 W. D. 75 W. Câu 27: Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn trong thời gian 4s thì công suất của lực là bao nhiêu? A. 2W B. 5W C. 4W D. 3W Câu 28: Ô tô nặng 5 tấn chuyển động thẳng đều với vận tốc 27km/h lên một đoạn dốc nghiêng góc 100 với phương ngang. Hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt dốc là 0,08 và gia tốc rơi tự do là 10m/s2. Công suất của động cơ ô tô trong quá trình lên dốc bằng A. 2421W B. 554W C. 4748W D. 94662W Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Câu 1 : Tính công của trọng lực trong hai trường hợp sau: Biết gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2. a) Công làm hòn đá khối lượng 2,5 kg rơi từ độ cao 20 m xuống đất là 500J. b) Công làm hòn đá khối lượng 2,5 kg trượt từ đỉnh dốc dài 50 m, cao 20 m xuống chân dốc là 800J c) Kết quả tính công trong hai trường hợp không bằng nhau d) Kết quả tính công trong hai trường hợp bằng nhau Câu 2: Một xe khối lượng 1,5 tấn, khỏi hành sau 15s đạt được tốc độ 54 km/h, chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát  = 0,02 . Lấy g = 10 m/s2. a) Lực kéo bằng 1800N b) Lực kéo bằng 100N c) Công của động cơ xe trong thời gian đó là 20,25.104 J d) Công của động cơ xe trong thời gian đó là 15.104 J Câu 3: Một vật khối lượng m = 10kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang bởi một lực không đổi F = 200N dọc theo đường dốc chính. Biết hệ số ma sát là 0,2. Lấy g = 10 m/s . Hãy xác 2 định công do từng lực thực hiện khi vật di chuyển được quãng đường s = 1 m. a) Công lực kéo bằng 200J b) Công lực P bằng -50J c) Công lực N bằng 10J d) Công lực ma sát: -20J Câu 4: Một người y tá đẩy bệnh nhân nặng 87 kg trên chiếc xe băng ca nặng 18 kg làm cho bệnh nhân và xe băng ca chuyển động thẳng trên mặt sàn nằm ngang với gia tốc không đổi là 0,55 m/s2 (hình 23.3). Bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt sàn. a) Công mà y tá đã thực hiện khi bệnh nhân và xe băng ca chuyển động được 1,9 m là 109,7J b) Công mà y tá đã thực hiện khi bệnh nhân và xe băng ca chuyển
  6. động được 3 m là 109,7J c) Sau quãng đường dài 3m thì y tá sẽ tiêu hao một công là 140 J. d) Sau quãng đường dài 2,4m thì y tá sẽ tiêu hao một công là 140 J. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 1 : Để đưa một kiện hàng lên cao h = 80 cm so với mặt sàn người ta dùng một xe nâng. Công tối thiểu mà xe đã thực hiện bằng 9,6 kJ. Tìm khối lượng kiện hàng. Biết gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2 Câu 2: Một người nặng 60 kg đi lên một cầu thang gồm n bậc, mỗi bậc cao 18 cm, dài 24cm. Coi lực mà người này tác dụng lên mỗi bậc thang là không đổi trong quá trình di chuyển và lấy gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2. Công tối thiểu mà người ấy phải di thực hiện bằng 1,62kJ. Tìm số bậc thang n. Câu 3: Một người kéo một thùng hàng khối lượng 150 kg trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây có phương hợp góc 300 so với phương thẳng đứng. Biết lực tác dụng lên dây bằng 200N. Tính công của lực đó khi thùng hàng trượt đi được 2m. Câu 4: Một vật có khối lượng m = 1 kg rơi tự do từ độ cao h, lấy g = 10 m/s , sau thời 2 gian 3s vật chưa chạm đất. Tìm công của trọng lực tác dụng lên vật. Câu 5: Một vật khối lượng 10kg đang trượt với vận tốc 10 m/s thì đi vào mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát  . Tìm công của lực ma sát đã thực hiện đến khi vật dừng lại. Câu 6: Một kỹ sư xây dựng nặng 75 kg trèo lên một chiếc thang dài 2,75 m. Thang được dựa vào bức tường thẳng đứng và tạo một góc  với mặt phẳng ngang. Tính công của trọng lực tác dụng lên kĩ sư khi người này leo từ chân đến đỉnh thang. Câu 7: Động cơ của một thang máy tác dụng lực kéo 20000 N để thang máy chuyển động thẳng lên trên trong 20s và quãng đường đi được tương ứng là 18 m. Tìm công suất trung bình của đông cơ. Câu 8: Một người kéo đều một thùng nước khối lượng m từ giếng sâu 12 m trong thời gian 10s. Cho công suất của người kéo bằng 144 W và lấy g = 10 m/s2. Tìm m Câu 9: Người ta muốn nâng một kiện hàng nặng 150 kg lên cao 10 m với vận tốc không đổi trong thời gian 5s. Lấy g = 10 m/s2. Có ba động cơ với công suất khác nhau: 2 kW; 3,2 kW và 8 kW . Dùng động cơ 8 kW là thích hợp nhất. Câu 10: Tính công suất của động cơ máy bay biết rằng nó đang bay với tốc độ 250 m/s và động cơ sinh ra lực kéo 2.106 N để duy trì tốc độ này của máy bay. Câu 11: Công suất sử dụng điện trung bình của một gia đình là 0,5 kW. Biết năng lượng mặt trời khi chiếu trực tiếp đến bề mặt của pin măt trời nằm ngang có công suất trung bình là 100W trên một mét vuông. Giải sử chỉ có 15% năng lượng mặt trời được chuyển thành năng lượng có ích (điện năng). Hỏi cần một diện tích bề mặt pin mặt trời là bao nhiêu để có thể cung cấp đủ công suất điện cho gia đình này ? IV. ĐỘNG NĂNG – THẾ NĂNG – CƠ NĂNG Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Động năng là một đại lượng A. có hướng, luôn dương. B. có hướng, không âm C. vô hướng, không âm D. vô hướng, luôn dương. Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng? A. J. B. kg. m2/s2. C. N. m. D. N. s. Câu 3. Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 8 lần. C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 8 lần. Câu 4. Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ A. tăng 2 lần. B. không đổi. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần. Câu 5. Một vật khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì động năng của nó bằng A. 7200 J. B. 200 J. C. 200 kJ. D. 72 kJ.
  7. Câu 6. Một người kéo xe chở hàng khối lượng m trong siêu thị với lực kéo 32N có phương hợp với phương ngang 250. Sau khi xe chạy được 1,5m thì có vận tốc 2,7m/s. Lấy g = 10m/s2; bỏ qua mọi ma sát, khối lượng m của xe gần bằng A. 3 kg. B. 6kg. C. 9kg. D. 12kg. Câu 7. Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, sau một thời gian vận tốc giảm còn 18 km/h. Độ biến thiên của động năng của ô tô là A. 150 kJ. B. -150 kJ. C. -75kJ. D. 75kJ. Câu 8. Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào A. khối lượng của vật. B. động năng của vật. C. độ cao của vật. D. gia tốc trọng trường. Câu 9. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần. C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần. Câu 10. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì A. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương. B. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm. C. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương. D. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm. Câu 11. Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thức nhất so với vật thứ hai là A. bằng hai lần vật thứ hai. B. bằng một nửa vật thứ hai. C. bằng vật thứ hai. D. bằng 1/4 vật thứ hai. Câu 12. Cơ năng là đại lượng A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng 0. C. có thể dương, âm hoặc bằng 0. D. luôn luôn khác 0. Câu 13. Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại C. động năng bằng thế năng D. động năng bằng nữa thế năng Câu 14. Cơ năng của vật sẽ không được bảo toàn khi vật A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực. B. chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo. C. chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát. D. không chịu tác dụng của lực ma sát, lực cản. Câu 15. Khi con lắc đơn dao động đến vị trí cao nhất A. động năng đạt giá trị cực đại. B. thế năng đạt giá trị cực đại. C. cơ năng bằng không. D. thế năng bằng động năng. Câu 16. Cơ năng của vật được bảo toàn trong trường hợp A. vật rơi trong không khí. B. vật trượt có ma sát. C. vật rơi tự do. D. vật rơi trong chất lỏng nhớt. Câu 17. Cơ năng là A. đại lượng véc tơ. B. đại lượng vô hướng luôn dương hoặc có thể = 0. C. đại lượng vô hướng luôn luôn dương. D. đại lượng vô hướng có giá trị đại số. Câu 18. Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 5,0 m lên phía trên với vận tốc đầu là 10 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định cơ năng của vật tại vị trí của nó sau 0,50 s kể từ khi chuyển động. A. 10kJ. B. 12,5kJ. C. 15kJ. D. 17,5kJ. Câu 19. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h = 60m so với mặt đất. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Độ cao mà tại đó vật có động năng bằng ba lần thế năng là A. 20m. B. 15m. C. 10m. D. 30m. Câu 20. Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu? A. 4 J. B. 8 J. C. 5 J. D. 1 J. Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Câu 1. Một vật có khối lượng m = 2 kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h trong trọng trường ở độ cao z = 5m so với mốc thế năng chọn là mặt đất, lấy g = 10m / s . 2
  8. a) Cơ năng của vật bằng 325 J b) Cơ năng của vật bằng 100 J c) Thế năng của vật là 100J d) Thế năng của vật là 50J Câu 2. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua lực cản. a) Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là 5J b) Thế năng ban đầu của vật là 5J c) Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là 5J d) Thế năng ban đầu của vật là 5J Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 1. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất. Khi động năng bằng 1/2 lần thế năng thì vật ở độ cao nào so với mặt đất? Câu 2. Hòn đá có khối lượng m=50g được ném thẳng đứng lên với vận tốc v0=20m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng ¼ động năng khi vật có độ cao bao nhiêu? Câu 3. Vật nặng m được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu bằng 6m/s. Lấy g = 10m/s2. Khi động năng bằng thế năng, m ở độ cao nào so với điểm ném. Câu 4. Một vật khối lượng 400g được thả rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g = 10m/s2. Sau khi rơi được 12m, động năng của vật bằng bao nhiêu? Câu 5. Một hon bi khối lượng 20g ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s2. Độ cao cực đại mà hòn bi lên được là bao nhiêu? Câu 6. Vật nặng m được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu bằng 6m/s. Lấy g = 10m/s2. Khi lên đến độ cao bằng 2/3 độ cao cực đại đối với điểm ném thì có vận tốc bao nhiêu? Câu 7. Một con lắc đơn gồm vật m = 400 g, dây treo không dãn có chiều dài l = 1,5m . Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật, lấy g = 10m / s , ở góc lệch  = 60 so với phương thẳng đứng vật có thế năng Wt , giá trị 2 0 của Wt bằng bao nhiêu? Câu 8. Một con lắc đơn gồm vật m, dây treo không dãn có chiều dài l = 1,5m . Kéo cho dây tạo với đường thẳng đứng một góc  0 rồi thả tự do. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10m / s , khi vật đi qua vị trí ứng với góc lệch 2  = 300 vận tốc của nó là 2,2 m/s. Giá trị của  0 bằng bao nhiêu? Câu 9. Một con lắc đơn gồm vật m = 400 g, dây treo không dãn có chiều dài l = 1,5m . Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật, lấy g = 10m / s , ở góc lệch  = 60 so với phương thẳng đứng vật có vận tốc v = 2m / s . Cơ 2 0 năng của vật bằng bao nhiêu? Câu 10. Con lắc đơn có chiều dài 1m. Kéo cho dây treo làm với phương thẳng đứng góc 450 rồi thả nhẹ. Lấy g = 9,8m/s2. Tốc độ của con lắc khi qua vị trí ứng với góc 300 và vị trí cân bằng là bao nhiêu? ---------------------------------HẾT---------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2