intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

  1. Trường THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH Tổ: Văn- Sử- GDCD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II - MÔN GDCD 8 NĂM HỌC 2023-2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP Ôn tập các bài: Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân B. CÂU HỎI MINH HOẠ I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: “Xác định các khoản cần chi” là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu? A. Bước thứ nhất B. Bước thứ hai C. Bước thứ ba D. Bước thứ tư Câu 2. Ý kiến nào sau đây đúng? A. Lập kế hoạch chi tiêu là không cần thiết B. Đảm bảo các khoản chi tiêu thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch C. Chỉ có những người có thói quen tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu D. Chỉ có những người ít tiền mới cần thực hiện kế hoạch chi tiêu Câu 3. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm bao nhiêu bước? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước. Câu 4. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Cân bằng được tài chính. C. Chi tiêu những khoản không cần thiết. B. Thực hiện được tiết kiệm. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. Câu 5: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích B. Trích ra được các khoản tiền tiết kiệm C. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc Câu 6. Việc làm nào sau đây có thể giúp chúng ta tiết kiệm được tiền bạc? A. Mua tất cả đồ mình thích không cần xem giá cả C. Cân nhắc chi tiêu phù hợp B. Thường xuyên rủ các bạn tụ tập ăn uống cuối tuần D. Chi tiêu một cách phóng khoáng Câu 7. Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí? Thấy V và K thường xuyên mua đồ ăn vặt được bày bán trước cổng trường, bạn N đã nhắc nhở và khuyên hai bạn không nên chi tiêu như vậy, vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe. A. Bạn V. B. Bạn K. C. Bạn N. D. Hai bạn V và K. Câu 8. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
  2. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc. Câu 9. Chị H thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo em cách ứng xử nào của H sau đây là đúng nếu muốn khuyên nhủ chị mình? A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình. B. Ủng hộ chị H vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh. C. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng. D. Không đồng tình nhưng cũng không khuyên ngăn chị H. Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí? A. Khi đi siêu thị, bạn B đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền. B. Bạn X chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau. C. Anh A dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max. D. Chị P dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu. Câu 11. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra. B. Chỉ khi nào thiếu tiền mới làm theo kế hoạch đã lập. C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là cách nào để có thể giúp bản thân khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh? A. Không thường xuyên xem các trang mua sắm trực tuyến B. Cân nhắc kĩ trước khi chọn mua một sản phẩm nào đó C. Không chọn mua các sản phẩm chỉ vì sở thích cá nhân mà luôn cân nhắc đến giá trị sử dụng . D. Thường xuyên đặt hàng khi thấy shop giảm giá mà không quan tâm chất lượng. Câu 13: Dầu hỏa là: A. chất độc hại. B. vũ khí. C. chất nổ. D. chất cháy Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ? A. Cháy, chập điện do thiết bị điện bị quá tải. C. Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt. B. Sử dụng chất bảo quản, phụ gia thực phẩm. D. Sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ. Câu 15: Hình thức tai nạn nào dưới đây được coi là tai nạn vũ khí? A. Gặp tai nạn khi đang tham gia giao thông B. Gặp các sự cố, tai nạn trong khi xây dựng công trình. C. Bị thương tích do súng đạn, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra D. Gặp tai nạn do lửa gây ra trong khi đang chế biến các món ăn Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội. B. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe. C. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái. D. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người. Câu 17: Theo em, các chất độc hại không gây ra hậu quả nào cho con người? A.Nguy hiểm đến tính mạng con người C. Gây thương tật suốt đời B. Biến đổi một số chức năng của cơ thể D. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể
  3. Câu 18: Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)? A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. B. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy. C. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người. D. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ. Câu 19: Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là nào dưới đây? A. ngày 4 tháng 10 B. ngày 14 tháng 4 C. ngày 14 tháng 10 D. ngày 10 tháng 4. Câu 20: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007? A. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép. B. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép. C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn. D. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người. Câu 21: Hành vi nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ? A. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người. C. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người. D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Câu 22: Công dân nên làm gì để phòng tránh tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? A. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương B. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn C.Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ . D.Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các quy định phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại Câu 23: Khi phát hiện vật thể lạ nghi là bom, mìn, cách ứng xử nào sau đây là đúng? A. Lại gần, nhặt vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom, mìn gì. B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an. C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người. D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết. Câu 24: Theo em hành động nào sau đây là đúng với quy định về phòng chống cháy nổ và các chất độc hại? A. Khi phát hiện ra vật thể lạ nghi là một quả bom tại con mương đầu xóm, Hà đã cùng các bạn đến xem thực hư ra sao B. Sắp đến Tết, Ông M có nhập lậu được một lô pháo về bán trong xóm để kiếm thêm thu nhập C. Nhà trồng rau bán, Bà T có sử dụng thuốc để giúp cây không bị sâu bệnh hại, nhưng bà thường ngưng thuốc một khoảng thời gian rồi mới cắt đem bán D. Bạn P mỗi khi học xong thường bỏ lại đèn học còn sáng và đi ngủ luôn Câu 25: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Cứu hỏa chỉ là nhiệm vụ của lính cứu hỏa C.Nên tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà B. Nên sử dụng nhiều thuốc trừ sâu cho rau đẹp. D.Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi nhà
  4. Câu 26: Đâu là cách ứng xử đúng khi có người rủ em góp tiền cùng mua pháo chơi trong dịp nghỉ lễ Tết cổ truyền? A. Vì là ngày nghỉ lễ nên ưu tiên cho các trò chơi, có thể góp tiền mua pháo cùng mọi người B. Không góp tiền mua pháo cùng mọi người và khuyên các bạn không nên mua pháo, đốt pháo vì có thể gây ra các vụ cháy nổ C. Không góp tiền mua cùng mọi người vì pháo rất đắt D. Đáp án A,B đều đúng. Câu 27: Khi em thấy một người trong lúc chờ đổ xăng đã lấy bật lửa ra định châm thuốc hút. Theo em trong tình huống đó đâu là cách xử lý phù hợp? A. Việc hút thuốc là quyền tự do của mỗi người B. Báo cho người quản lí tại đó biết được tình hình rồi phạt người đàn ông hút thuốc kia C. Khuyên chú ấy không được hút thuốc tại cây xăng vì rất nguy hiểm có thể gây ra cháy nổ nghiêm trọng, thiệt hại đến tài sản và tính mạng D. Mặc kệ chú ấy, chú ấy muốn hút thuốc ở đâu là việc của chú ấy Câu 28: Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì? A. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ C. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga B. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng D. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy Câu 29: Hành vi ngược đãi, đánh đập các thành viên trong gia đình là một trong những hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. tình dục. D. kinh tế. Câu 30: Bạo lực gia đình về mặt thể chất thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình? A. Xúc phạm danh dự. B. Chiếm đoạt tài sản. C. Cưỡng ép sinh con. D. Làm tổn hại sức khỏe. Câu 31: Bạo lực gia đình về mặt tinh thần thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình? A. Ngược đãi thân thể. B. Xúc phạm danh dự. C. Chiếm đoạt tài sản. D. Cưỡng ép sinh con. Câu 32. Mỗi khi say rượu, ông H thường về nhà la hét ầm ĩ và đánh đập, chửi mắng, lăng mạ vợ con. Theo em, ông H đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào? A. Tình dục và kinh tế. C. Thể chất và tinh thần. B. Kinh tế và tinh thần. D. Thể chất và kinh tế. Câu 33. Nhân vật nào dưới đây đã có hành vi bạo lực gia đình? A. Bố mẹ K rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của K. B. Chị X luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ. C. Bạn T luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái. D. Anh C ép chị P sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”. Câu 34. Nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ bạo hành con cái là gì? A. Vì cha mẹ luôn có tâm lí muốn rèn giũa nghiêm ngặt để con cái mới không hư hỏng B. Vì cha mẹ không yêu thương con cái C. Vì con cái trong gia đình thua kém con nhà hàng xóm D. Vì cha mẹ luôn muốn bản thân có được tiếng nói lớn trong gia đình II. TỰ LUẬN
  5. Câu 1: Hiện nay bạo lực gia đình đang diễn ra tại nhiều địa phương, gây ra nhiều hậu quả và là vấn đề được cả xã hội quan tâm. a. Em có nhận xét và suy nghĩ gì về vấn đề này? b. Em sẽ làm gì để góp phần phòng, chống bạo lực gia đình? Câu 2: Em hãy lập một kế hoạch chi tiêu cá nhân trong 1 tháng để tiết kiệm đủ tiền ủng hộ, giúp đỡ những bạn nhỏ khó khăn vùng sâu, vùng xa được cắp sách tới trường. Câu 3: B thường xuyên mua rất nhiều các mặt hàng giảm giá trên shoppee mà không quan tâm đến giá trị sử dụng của nó. Em đánh giá như thế nào về việc làm của B, em sẽ khuyên B như thế nào? Câu 4: Nêu hiểu biết của em về tình hình tai nạn cháy nổ hiện nay trong đời sống và những hậu quả của nó. Trong cuộc sống hàng ngày em đã làm gì để thực hiện việc phòng chống cháy nổ.(Nêu ít nhất 4 việc đã làm) Câu 5: a.Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao? 1. Lao động là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại 2. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người. b. Cho tình huống sau: Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh K (15 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Anh không biết mình có thể làmd dược việc gì và kiếm được việc làm từ đâu cho phù hợp. Nếu là bạn của anh K, em sẽ khuyên anh như thế nào?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2