intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du

  1. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương ôn tập học kì II – Hóa 8 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: HÓA HỌC 8 - NĂM HỌC 2022 – 2023 ************** A. TRẮC NGHIỆM Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1:Công thức tính nồng độ phần trăm là A. B. C. D. Câu 2: Phân tử axit gồm có A. một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (– OH). B. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. C. một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. D. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một nguyên tử phi kim. Câu 3: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh? A. KOH, BaCl2, H2SO4, NaOH. B. NaOH, K2SO4, NaCl, KOH. C. NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2. D. KOH, Ba(NO3)2, HCl, NaOH. Câu 4:Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ? A. HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, NaCl. B. HCl, H2SO4, Ba(NO3)2, K2CO3, NaOH. C. Ba(OH)2, Na2SO4, H3PO4, HNO3, H2SO3. D. HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3. Câu 5:Tên gọi của chất có công thức hóa học H2SO4 là A. axit sunfuric. B. axit sunfurơ. C. axit sunfuhiđric. D. axit lưu huỳnh. Câu 6:Công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ Zn(OH) 2, Cu(OH)2, Al(OH)3, Ba(OH)2 lần lượt là: GV soạn: Đỗ Vũ Hạ Quyên Nguyễn Thị Doan 1
  2. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương ôn tập học kì II – Hóa 8 A. ZnO, CuO, Al2O3, BaO. B. Zn2O, CuO, AlO, BaO. C. ZnO, Cu2O, Al2O3, BaO. D. ZnO, Cu2O, Al2O3, Ba2O. Câu 7:Công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit K 2O, MgO, BaO, Fe2O3 lần lượt là: A. KOH, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)3. B. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2. C. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3. D. K(OH)2, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)2. Câu 8: Muối là hợp chất trong thành phần phân tử có: A. Nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hidroxit(-OH) B. Nguyên tử kim loại liên kết với nguyên tử oxi. C. 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. D. Nguyên tử kim loại liên kết với nguyên tử phi kim. Câu 9: Tính chất nào sau đâykhông có ở khí Hidro? A. Nặng hơn không khí. B. Nhẹ nhất trong các khí C. Không màu D. Rất ít tan trong nước. Câu 10:Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có: A. một nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hidroxit (-OH) B. nguyên tử kim loại liên kết với nguyên tử oxi. C. một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. D. nguyên tử kim loại liên kết với nguyên tử phi kim. Câu 11:Công thức của Bạc clorua là: A.AgCl2. B. AgCl C. Ag2Cl. D. AgCl3 Câu 12: Bazơ không tan trong nước là: A. Fe(OH)2 B. NaOH C. KOH D. Ca(OH)2 Câu 13:Gốc axit của axit H2CO3 có hóa trị mấy? A. I. B. III. C. IV D. II. Câu 14: Ứng dụng của Hidro A. oxi hóa kim loại B. làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ GV soạn: Đỗ Vũ Hạ Quyên Nguyễn Thị Doan 2
  3. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương ôn tập học kì II – Hóa 8 C. tạo hiệu ứng nhà kính D. tạo mưa axit Câu 15:Công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit H 2SO4, H2CO3, HNO3, H3PO4 lần lượt là: A. SO2, CO2, N2O5, P2O5. B. SO3, CO2, N2O5, P2O5. C. SO2, CO, N2O5, P2O5. D. SO3, CO2, N2O5, P2O3. B. TỰ LUẬN I. LÝ THUYẾT Câu 1:Trình bày tính chất hóa học của nước, hidro. Viết phương trình hóa học minh họa. *Tính chất hoá học của nước: a/ Tác dụng với kim loại (mạnh): PTHH: 2Na +2H2O 2NaOH + H2 b/ Tác dụng với một số oxit bazơ. PTHH: CaO + H2O  Ca(OH)2 (bazơ). c/ Tác dụng với một số oxit axit. PTHH: P2O5 + 3H2O  2H3PO4 (axit). *Tính chất hoá học của Hidro: a/ Tác dụng với oxi: PTHH: 2H2+ O2 2H2O Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộn Hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1 b/ Tác dụng với 1 số oxit kim loại: - Hidro có tính khử, khử 1 số oxit kim loại ở nhiệt độ cao. PTHH: CuO + H2 Cu + H2O Câu 2:Nước có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất của con người? Trình bày những biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước. *Vai trò - Hòa tan chất dinh dưỡng cho cơ thể sống - Tham gia vào quá trình hóa học trong cơ thể người và động vật GV soạn: Đỗ Vũ Hạ Quyên Nguyễn Thị Doan 3
  4. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương ôn tập học kì II – Hóa 8 - Có vai trò rất quan trọng trong đời sống: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,… *Cách chống ô nhiễm - Không vứt rác thải xuống nguồn nước - Xử lý nước thải trước khi cho nước thải chảy vào sông, hồ, biển. II. BÀI TẬP *Dạng 1:Phân loại, gọi tên, viết CTHH các hợp chất hóa học 1)Phân loại và gọi tên các chất có công thức hóa học sau: CO2: KOH: Al(OH)3: HCl: H2SO4: CaO: KNO3; NaOH Fe2O3: MgSO4 NaCl: Fe(OH)3 2) Viết CTHH của các chất có tên gọi sau: Natri sunfat Natri oxit Đồng (II) hidroxit. Nhôm hidroxit GV soạn: Đỗ Vũ Hạ Quyên Nguyễn Thị Doan 4
  5. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương ôn tập học kì II – Hóa 8 Bari clorua. Axit nitric Cacbonđioxit Axit Clohidric *Dạng 2:Cân bằng các phương trình hóa học vàphân loạiphản ứng hóa học Hoàn thành, phân loại các phương trình hóa học sau : a) Zn + ? ZnO b) N2O5 + ? HNO3 c) Al + HCl AlCl3 + ? d) ?H2O ? + O2 e) KClO3 KCl + ? f) H2 + Fe2O3 Fe + ? *Dạng 3: Tính toán theo phương trình hóa học Bài 1:Hoà tan hoàn toàn 6,5g kẽm bằng dung dich axit clohiđricHCl thu được muối kẽm clorua (ZnCl2) và khí hiđro H2. a) Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc)? b) Tính khối lượng dung dịch HCl 10% đã phản ứng? c) Nếu dùng toàn bộ lượng H2 trên để khử 16 gam sắt(III)oxit Fe2O3 thì thu được bao nhiêu gam sắt? Bài 2: Hòa tan 14,2g P2O5 vào nước. Tính a) Khối lượng sản phẩm tạo thành. b) Hòa tan Natri vào sản phẩm trên. Tính khối lượng muối sinh ra và thể tích khí hiđro thu được (đktc). Bài 3: Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch axit clohiđric HCl. a) Tính thể tích khí hidro H2thu được sau phản ứng (đktc). b) Tính nồng độ mol/lít dung dịch HCl đã dùng. Bài 4: Cho 4,6 gam Natri phản ứng hết với nước thu được natri hiđroxit (NaOH) và khí hiđro.Tính: a)khối lượng natri hiđroxit (NaOH) tạo ra? b) thể tích hiđro (đktc) được tạo thành. Biết: H = 1; O = 16; Cl = 35,5; Zn = 65; Fe = 56; S = 32; Al = 27; Na = 23. GV soạn: Đỗ Vũ Hạ Quyên Nguyễn Thị Doan 5
  6. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương ôn tập học kì II – Hóa 8 ............................................................................. ............................................................................. ............................................................................. ............................................................................. GV soạn: Đỗ Vũ Hạ Quyên Nguyễn Thị Doan 6
  7. Trường THCS Nguyễn Du Đề cương ôn tập học kì II – Hóa 8 Chúc các em ôn tập đạt kết quả cao! GV soạn: Đỗ Vũ Hạ Quyên Nguyễn Thị Doan 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0