Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phú Bài
lượt xem 1
download
Tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phú Bài được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm được kiến thức trọng tâm của môn học, nâng cao khả năng ghi nhớ, khả năng tư duy để tự tin khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phú Bài
- ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II - KHỐI 10 NĂM HỌC 2020-2021 A. TRẮC NGHIỆM: ( 7đ) Bài 14. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƢỚC VIỆT NAM A.Nhận biết: Câu 1. Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn, công cụ lao động phổ biến là gì? A. Bằng đá. B. Bằng sắt. C. Bằng đồng thau. D. Tre, gỗ. Câu 2. Tiền đề dẫn đến sự ra đời nhà nƣớc đầu tiên ở nƣớc ta là A. chống ngoại xâm, quản lý xã hội. B. trị thủy, phân chia giai cấp. C. phân chia giai cấp, trị thủy. D. trị thủy, phân chia giai cấp, chống ngoại xâm. Câu 3. Kinh đô của nhà nƣớc Văn Lang đặt ở đâu? A. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). B. Thăng Long (Hà Nội). C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). D. Bạch Hạc (Việt Trì, Vĩnh Phú). Câu 4. Ở thời kỳ nguyên thủy, công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho cƣ dân trên đất nƣớc ta A. phát triển nghề nông trồng lúa nước. B. sống định cư trong các bản làng. C. mở rộng địa bàn cư trú. D. sử dụng hợp lý các loại công cụ lao động. BÀI 17 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƢỚC PHONG KIẾN ( Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) A.Nhận biết: Câu 1. Từ năm 1054 quốc hiệu nƣớc ta là A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Nam. D. Đại La. Câu 2. Quân đội ta trong các thế kỉ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đƣợc tuyển theo chế độ A. Con em trong hoàng tộc. B. Con nhà dân nghèo. C. Ngụ binh ư nông. D. Tù binh, dân nghèo bị bắt. Câu 3. Bộ luật đầu tiên của nƣớc ta là A. Hình thư (thời Lý). B. Hình luật (thời Trần). C. Hồng Đức (thời Lê). D. Gia Long (thời Nguyễn). Câu 4. Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền xƣng vƣơng, đóng đô ở đâu? A. Hoa Lư. B. Cổ Loa. C. Thăng Long. D. Phú Thọ. B.Thông hiểu: Câu 5. Quân đội ta trong các thế kỉ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đƣợc tuyển theo chế độ A. Con em trong hoàng tộc. B.Con nhà dân nghèo. C.Ngụ binh ư nông. D.Tù binh, dân nghèo bị bắt. Câu 6: Nhà Tiền Lê đƣợc thành lập trong bối cảnh lịch sử nhƣ thế nào? A. Đất nước thanh bình B. Thế lực phong kiến phương Bắc ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta C. Đang bị quân nhà Tống xâm lược D. Nội bộ triều đình hỗn loạn Câu 7. Việc nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tƣớc cho các tù trƣởng dân tộc ít ngƣời nhằm mục đích gì? A. Thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc. B. Lấy lòng người dân tộc thiểu số. C.Thực hiện chính sách đa dân tộc. D. Giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Câu 8. Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV đƣợc xây dựng theo thể chế A. Quân chủ chuyên chế. B. Dân chủ đại nghị. C. Quân chủ lập hiến. D. Dân chủ chủ nô. BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƢỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII A.Nhận biết : Câu 1: Ai là ngƣời đã quy tụ đƣợc đông đảo các lực lƣợng cựu thần nhà Lê chống lại nhà Mạc?
- A. Nguyễn Hoàng B. Nguyễn Kim C. Lê Duy Ninh D. Trịnh Kiểm Câu 2: Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố chính quyền thống trị Thuận Hoá nhằm mục đích gì? A. Sẵn sàng chống lại thế lực của họ Trịnh B. Thoát li dần sự lệ thuộc của họ Trịnh C. Thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh D. Củng cố thế lực của họ Nguyễn ở Nam Triều Câu 3: Năm 1527, nhận thấy sự suy sụp và bất lực của triều đình nhà Lê, Mạc Đăng Dung đã làm gì? A. Bắt ép vua Lê nhường ngôi, lập ra nhà Mạc. B. Cùng vua Lê tập trung lực lượng củng cố lại triều đình. C. Tiến hành đảo chính bằng vũ trang lất đỗ nhà Lê, thành lập ra nhà Mạc. D. Huy động nông dân khởi nghĩa lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc. Câu 4: Từ đầu thế kỉ XVII, sông Gianh, luỹ Thầy (Quảng Bình) là giới tuyến chia đất nƣớc thành Đàng trong và Đàng Ngoài. Cát cứ hai miền thuộc quyền cai trị của chính quyền nào? A. Trịnh (Đàng Ngoài) - Lê (Đàng trong) B. Trịnh (Đàng Trong) - Lê (Đàng Ngoài) C. Lê (Đàng Trong) - Nguyễn (Đàng Ngoài) D. Lê - Trịnh (Đàng Ngoài) - Nguyễn (Đàng Trong) Câu 5. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra từ A. năm 1627 đến năm 1672. B. năm 1545 đến năm 1592. C. năm 1545 đến năm 1627. D. năm 1672 đến năm 1592. Câu 6: Vị chúa Nguyễn nào khởi đầu xây dựng chế độ phong kiến Nam triều? A. Nguyễn Kim B. Nguyễn Hoàng C. Nguyễn Phúc Khoát D. Nguyễn Ánh Câu 7. Con sông nào đƣợc lấy làm ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài? A. Sông Bến Hải B. Sông Thạch Hãn C. Sông Gianh D. Sông Lam Câu 8: Cuộc khủng hoảng chính trị ở nƣớc ta vào đầu thế kỷ XVI đã A. dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ. B. dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ. C. tạo điều kiện cho quân Minh tiến hành xâm lược nước ta. D. làm triều Lê sơ sụp đổ. BÀI 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI- XVIII B.Thông hiểu: Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chính sách ruộng đất công làng xã thời Lê sơ bị phá sản? A. Do đất nước bị chia cắt thành Đàng trong và Đàng ngoài B. Do sự khai hoang diễn ra nhanh chóng C. Do sự phát triển nhanh chóng của ruộng đất tư hữu D. Do Nhà nước khuyến khích biến ruộng đất công thành ruộng đất tư Câu 2: Đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đàng ngoài nhƣ thế nào? A. Đang trên đà phát triển mạnh mẽ B. Vẫn có những dấu hiệu tương đối ổn định và phát triển C. Đã bị khủng hoảng và bế tắc D. Đang có những bước tiến vượt bậc so với các thời kỳ trước, nhờ có những cải cách tiến bộ. Câu 3: Chính quyền Lê - Trịnh và chính quyền chúa Nguyễn đều chú trọng đến các quan xƣởng để làm gì? A. Phục vụ cho nhu cầu của nhân dân B. Phục vụ cho nhu cầu của thọ thủ công C. Phục vụ cho nhu cầu của quan lại D. Phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước Câu 4: Những mặt hàng nào chủ yếu đƣợc mua bán ở chợ làng? A. Sản phẩm nông nghiệp B. Sản phẩm thủ công nghiệp C. Sản phẩm lấy từ Trung Quốc D. Hàng nông phẩm và hàng thủ công do người sản xuất trực tiếp bán và mua là chủ yếu.
- Bài 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƢỚI TRIỀU NGUYỄN ( Nửa đầu thế kỷ XIX) A.Nhận biết: Câu 1. Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính dƣới thời Minh Mạng là: A. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh. B. Chia cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. C. Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. D. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên. Câu 2. Dƣới thời nhà Nguyễn, bộ Hoàng Việt Luật lệ còn đƣợc gọi là gì? A. Luật Gia Long. B. Luật Hoàng triều. C. Luật Minh Mạng. D. Luật Hồng Đức. Câu 3. Khi lên ngôi Hoàng đế, công việc đầu tiên mà Nguyễn Ánh tập trung giải quyết là gì? A. Trả thù nhà Tây Sơn B. Xây dựng cung điện. C. Thiết lập bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. D. Xây dựng quân đội hùng mạnh. Câu 4. Nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với các nƣớc phƣơng Tây nhƣ thế nào ? A. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. B. Thi hành chính sách tương đối mở đối với các nước phương Tây. C. Thực hiện mở cửa để quan hệ với phương Tây. D. Chủ trương đóng cửa, không chấp nhận quan hệ với họ. B.Thông hiểu: Câu 5. Thể loại văn học nào phát triển mạnh nhất dƣới triều Nguyễn ? A. Văn học chữ Hán. B. Văn học chữ Nôm. C. Văn học dân gian. D. Văn học chữ Quốc ngữ. Câu 6: Vì sao chính sách Quân điền thời Nguyễn không đạt hiệu quả? A. Nông nghiệp quá lạc hậu. B. Người nông dân không quan tâm đến ruộng đất. C. Tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp thống trị. D. Diện tích ruộng đất công ở làng xã quá nhiều. Câu 7. Sự sa sút của kinh tế thƣơng nghiệp thời Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì ? A. Làm cho nông nghiệp suy yếu. B. Làm cho thủ công nghiệp kém phát triển. C. Làm cho đô thị bị suy thoái. D. Làm cho nội thương kém phát triển. Câu 8. Để củng cố bệ đỡ tƣ tƣởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì đối với tôn giáo ? A. Độc tôn Nho giáo. B. Loại bỏ dần Nho giáo ra khỏi các lễ nghi của triều đình. C. Phát triển các tín ngưỡng dân gian. D. Bài trừ Thiên Chúa giáo. Bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN- CÁCH MẠNG TƢ SẢN ANH A.Nhận biết: Câu 1. Từ thế kỉ XVII, nền nông nghiệp Anh có điểm gì nổi bật? A.Nông nghiệp lạc hậu, manh mún B.Nông nghiệp kém phát triển, bị nông phẩm của Pháp cạnh tranh C.Phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thâm nhập mạnh vào nông nghiệp D.Bắt đầu cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp Câu 2. Trong xã hội nƣớc Anh trƣớc cách mạng, tồn tại mâu thuần cơ bản nào? A.Giữa tư sản và quý tộc mới với thế lực phong kiến phản động B.Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ C.Giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới D.Giữa quý tộc mới với tư sản Câu3. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng ở Anh là A. Những mâu thuẫn trong xã hội Anh không thể điều hòa được nữa B. Nhà vua Anh dùng vũ lực đàn áp Quốc hội khi yêu cầu về tài chính không được thông qua C. Quân đội đứng về phía Quốc hội chống lại nhà vua
- D. Nhân dân đứng về phía Quốc hội phản đối nhà vua quyết liệt Câu 4. Cách mạng tƣ sản Anh đạt đến đỉnh cao thời gian nào? Tƣơng ứng với sự kiện gì? A. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Ọuốc hội đánh bại. B. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Sác-lơ I bị xử tử C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chế độ quân chủ. D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin-hem ỏ-ran- giơ lên ngôi vua. BÀI 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. A.Nhận biết: Câu 1. Thực dân Anh thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ thuộc khu vực nào? A.Ven bờ Đại Tây Dương B.Ven bờ Thái Bình Dương C.Khu vực Ngũ Hồ D.Ven bờ Bắc Băng Dương Câu 2. Đến thời điểm nào thực dân Anh thiết lập đƣợc 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ? A.Cuối thế kỉ XVII B.Đầu thế kỉ XVIII C.Nửa đầu thế kỉ XVIII D.Cuối thế kỉ XVIII Câu 3. Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ XVIII là A.Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp B.Miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp C.Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp D.Cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn Câu 4. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại nào ở 13 thuộc địa? A.Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức B.Đại hội lục địa lần thứ hai được tổ chức C.Các đại biểu của 13 thuộc địa thông qua Tuyên ngôn độc lập D.Nghĩa quân giành thắng lợi lớn tại Xaratôga Câu 5. Năm 1773 diễn ra sự kiện lịch sử nào tiêu biểu nhất ở Bắc Mĩ? A.Nhân dân thuộc địa họp đại hội ở Phi-la-đen Phi-a. B. Nhân dân Bô-x tơn tấn công tàu chở chè Anh. C. Chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và thuộc địa. D. Tất cả các sự kiện trên. Câu 6.Tại Đại hội tục địa lần thứ nhất vào tháng 9-1774, các đại biểu yêu cầu vua Anh vấn đề gi? A.Rút quân đội khỏi Bắc Mĩ. B. Bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. C. Bỏ chính sách thuế khoá ở Bấc Mĩ. D. Trao trả nền độc lập cho Bắc Mĩ. Câu 7. Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ vào thời gian A. Tháng 4 năm 1775. B. Tháng 5 năm 1775. C. Tháng 7 năm 1776. D. Tháng 7 năm 1767. Câu 8. Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ? A.Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh B.Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát C.Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa D.Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc B.Thông hiểu: Câu 9. Ý nghĩa quan trọng nhất cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì? A. Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh B. Đưa đến sự ra đời một nhà nước mới ở Tây bán cầu C. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển D. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ Latinh Câu 10.Tạo điều kiện cho kinh tế tƣ bản chủ nghĩa phát triển. Đó là một trong: A. nguyên nhân bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ B. diễn biến của cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- C. mục đích của cuộc đầu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. D. kết quả và ý nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Câu 11.Vì sao Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh đối với Anh A. Do sự phát triển kinh tế của các thuộc địa. B. Do sự xâm nhập chủ nghĩa tư bản Anh vào Bắc Mĩ. C. Do sự cản trở của Bắc Mĩ đối với hàng hoá Anh. D.Do nhân dân nỗi dậy đấu tranh. Câu 12. Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ? A. Kí kết hoà ước Véc-xai ở Pháp tháng 9-1783. B. Mĩ thông qua Hiến pháp năm 1787. C.Thông qua bàn tuyên ngôn Độc lập ngày 4-7-1776. D. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga ngày 17-10-1777. Câu 13.Chiến thắng nào đã tạo nên bƣớc ngoặt trong cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. Chiến thắng Bô-xtơn. B. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga. C. Chiến thẳng l-oóc-tao. D. Tất cả các chiến thắng trên. Câu 14. Ngày 4 – 7 – 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nƣớc Mĩ vì A. Là bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa B. Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ C.Là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi D.Là ngày thực dân Anh công nhận độc lập ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ Câu 15. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: 1. Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ 2. Sự kiện “chè Bôxtơn” 3. Chiến tranh kết thúc 4. Hiến pháp nước Mĩ được thông qua 5. Hòa ước Vécxai được kí kết, Anh chính thức công nhận nền đọc lập của 13 thuộc địa A. 2, 1, 3, 5, 4 B. 2, 4, 3, 1, 5 C. 1, 3, 2, 4, 5 D. 2, 3, 1, 4, 5 Câu 16. Ý không phản ánh đúng chính sách của chính phủ Anh đối với 13 thuộc địa A. Cấm 13 thuộc địa sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp B. Cấm đưa hàng hóa từ Anh sang thuộc địa C. Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề D. Cấm không được khai khẩn những vùng đất ở miền Tây BÀI 31: CÁCH MẠNG TƢ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII A.Nhận biết: Câu 1 : Cuối thế kỷ XVIII, đẳng cấp nào trong xã hội Pháp không đƣợc hƣởng đặc quyền đặc lợi và phải nộp thuế? A. Đẳng cấp tăng lữ B. Đẳng cấp quý tộc C. Đẳng cấp thứ 3 D. Đẳng cấp tăng lữ, quý tộc Câu 2 : Cuối thế kỷ XVIII, nƣớc Pháp theo thể chế chính trị nào? A. Quân chủ chuyên chế B. Quân chủ lập hiến C. Cộng hòa tư sản D. Chế độ cộng hòa Câu 3: Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nƣớc Pháp là gì? A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập B. Tự do- Bình đẳng - Hạnh phúc C. Tự do- Bình đẳng - Bác ái D. Tự do- Bình đẳng - Phát triển Câu 4. Tháng 9-1791, Hiến pháp mới thông qua quy định nƣớc Pháp theo thể chế chính trị gì? A. Quân chủ chuyên chế B. Quân chủ lập hiến C. Cộng hòa tư sản D. Chế độ cộng hòa B.Thông hiểu: Câu 5: Tại sao thời kỳ chuyên chính Giacobanh đƣợc xem là đỉnh cao của cách mạng tƣ sản Pháp?
- A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Chiến thắng ngoại xâm nội phản, bảo vệ được thành quả cách mạng. C. Ban bố hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, quyền dân chủ rộng rãi. D. Thực hiện những chính sách tiến bộ, đáp ứng quyền lợi cho quần chúng nhân dân lao động Câu 6 : Ý nào sau đây không nằm trong chính sách của phái Giacobanh? A. Tịch thu ruộng đất của giáo hội đem bán cho nông dân với giá cao. B. Thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”. C. Thông qua Hiến pháp mới tuyên bố chế độ cộng hòa. D. Thông qua luật giá tối đa và lương tối đa cho công nhân. Câu 7. Nền cộng hòa đầu tiên ở Pháp đƣợc thiết lập khi nào? A.Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền B.Phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền C.Phái Girôngđanh nắm chính quyền D.Phái Giacôbanh nắm chính quyền Câu 8. Ý không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là A.Đề cao vai trò của các nhà Triết học Ánh sáng B.Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người C.Khẳng định chủ quyền của nhân dân D.Tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm BÀI 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU A.Nhận biết: Câu 1: Máy móc đƣợc phát minh sử dụng đầu tiên trong sản xuất, mở đầu cho cách mạng công nghiệp là A. máy hơi nước. B. xe lửa. C. máy kéo sợi. D. máy dệt Câu 2: Ai là ngƣời sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt tên cho máy? A. Giêm Oat. B. Giêm Ha-gri-vơ. C. Ét mơn-các rai. D. Xliphen xơn. Câu 3: Nội dung nào không phải là tiền để của cuộc cách mạng công nghiệp? A. Nguồn nhân công dồi dào B. Thị trường rộng lớn C. Có chỗ dựa là tôn giáo D. Có nguồn vốn lớn Câu 4: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là gì? A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông. C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị. B.Thông hiểu: Câu 5: Nội dung nào không phải là hệ quả cuộc cách mạng công nghiệp A. Tăng năng suất lao động B. Nhiều trung tâm công nghiệp mới ra đời C. Hình thành 2 giai cấp tư sản công nghiệp-vô sản công nghiệp D. Giai cấp vô sản tăng cường bóc lột giai cấp tư sản. Câu 6. Áccraitơ chế tạo đƣợc máy dệt chạy bằng sức nƣớc đã dẫn tới kết quả là A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nước chảy xiết B. Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay C. Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc D.Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh Câu 7. Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nƣớc là A. Lao động bằng tay được thay thế dần bằng máy móc B. Tốc độ sản xuất và năng suất lãnh đạo tăng vượt bậc C. Tạo ra nguồn động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa D. Biến nước Anh thành “công xưởng thế giới” Câu 8. Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là A. Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc B. Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân C. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu
- D. Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản : công nghiệp và thương nghiệp BÀI 33: HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƢ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MĨ GIỮA THẾ KỈ XIX. A.Nhận biết: Câu 1. Lãnh thổ Mĩ kéo dài tới bờ biển Thái Bình Dƣơng khi nào? A.Giữa thế kỉ XIX B.Cuối thế kỉ XIX C.Đầu thế kỉ XIX D.Nửa cuối thế kỉ XVIII Câu 2. Đến cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế Mĩ có điểm gì nổi bật? A.Kinh tế công thương nghiệp TBCN phát triển mạnh mẽ B.Là nền nông nghiệp sản xuất lớn C.Miền Bắc và miền Nam phát triển theo hai con đường khác nhau D.Mỗi miền Bắc, Tây, Nam phát triển theo những con đường khác nhau Câu 3. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc nội chiến ở Mĩ là gì? A.Mâu thuẫn giữa tư sản ở miền Bắc và chủ nô ở miền Nam B.Mâu thuẫn giữa kinh tế công thương nghiệp và kinh tế đồn điền C.Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô D.Kết quả bầu cử Tổng thống Mĩ năm 1860 Câu 4. Năm 1861, ở Mĩ diễn ra sự kiện lịch sử gì? A.Nội chiến bắt đầu B. Lincôn kí sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ C.Lincôn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư D. Lincôn trúng cử Tổng thống B. Thông hiểu: Câu 5. Nguyên nhân nào khiến kinh tế ở miền Nam không phát triển đƣợc? A. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi B.Diện tích đất đai nhỏ hẹp, vùng miền Tây đã thuộc quyền khai phá của các chủ trại C.Chủ nô không chịu áp dụng khoa học kĩ thuật, chỉ chú ý tăng cường bóc lột sức lao động nô lệ D.Chỉ chú trọng phát triển nông nghiệp Câu 6. Điều gì cản trở nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển? A.Lãnh thổ đất nước được mở rộng quá nhanh B.Miền Tây phát triển nóng nền kinh tế trại chủ C.Nền kinh tế Mĩ phát triển nóng, cung vượt quá cầu D.Sự tồn tại của chế độ nô lê Câu 7. Hãy sắp xếp các dữ kiện lịch sử sau theo trình tự thời gian về cuộc Nội chiến ở Mĩ: 1. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ được ban hành 2. Quân đội liên bang tấn công thủ phủ Hiệp bang và giành thắng lợi, kết thúc cuộc nội chiến 3. Nội chiến bùng nổ 4. Lincôn trúng cử Tổng thống Mĩ. A.1, 2, 3, 4 B.2, 3, 1, 4 C. 4, 3, 1, 2 D.1, 4, 2, 3 Câu 8. Cuộc nội chiến ở Mĩ mang tính chất là A.Chiến tranh li khai B.Cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai C.Cuộc đầu tranh giải phóng nô lệ D.Công cuộc thống nhất đất nước BÀI 34: CÁC NƢỚC TƢ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA. A.Nhận biết: Câu 1. Năm 1903 là mốc đánh dấu A.Sự xuất hiện chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới B.Sự xuất hiện chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới C.Sự xuất hiện chiếc tàu thủy đầu tiên trên thế giới D.Sự xuất hiện chiếc tàu hỏa đầu tiên trên thế giới Câu 2. Ngƣời đặt nền tảng cho việc tìm kiếm năng lƣợng hạt nhân
- A. Maicơn Pharađây B. Pie Quyri và Mari Quyri C. Rơnghen D. Jun Câu 3. Đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học là nhà bác học nào? A.Maicơn Pharađây B.Lômônôxốp C. Menđêlêép D. Jun Câu 4. Học thuyết Tiến hóa là do nhà bác học nào nêu ra? A.Đácuyn B.Lômônôxốp C.Páplốp D.Lenxơ B.Thông hiểu: Câu 5. Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhiều nguồn năng lƣợng đƣợc phát hiện và đƣa vào sử dụng, ngoại trừ A.Than đá B.Điện C.Dầu mỏ D.Hạt nhân Câu 6: Vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, lực lƣợng sản xuất ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa đạt đến trình độ phát triển cao nhờ A. những phát minh trong các lĩnh vực vật lí, hoá học, sinh học... B. trình độ tích tụ tư bản chủ nghĩa. C. sự phát triển của khoa học - kĩ thuật. D. chủ nghĩa tư bản tăng vốn đầu tư sản xuất. Câu7: Một trong những tác dụng của thành tựu về khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đâu tkỉ XX là: A. làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cầu kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ð. đánh dấu bước tiến mới của loài người. C. đưa năng suất lao động xã hội ngày càng tăng. D. Giúp con người chinh phục được thế giới tự nhiên. Câu 8: Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến vấn đề gì? A. Hoạt động của các tế bào. B. Hoạt động của hệ thần kinh cao cấp. C. Biến đị và đi truyền. D. Sự tiến hoá và di truyền. Bài 36. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN A.Nhận biết: Câu 1. Trong những năm 20-30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì? A. Quyền lợi kinh tế, chính trị B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương. C.Đòi quyền phổ thông đầu phiếu. D.Đòi chính phủ Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử. Câu 2. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”, đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nƣớc nào? A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Đức. D. Nước M Câu 3. Ba nhà tƣ tƣởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tƣởng là: A.Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Crom-oen. B.Phu-ri-ê, ô-oen và Mông-te-xki-ơ. C.Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô. D.Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen. Câu 4. Hạn chế lớn nhất của Chủ nghĩa xã hội không tƣởng là: A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân. B. Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. C.Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản mà mới chỉ đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản. D.Chưa xác định đúng phương pháp đấu tranh đúng đắn. B. Thông hiểu: Câu 5. Nguyên nhân nào dƣới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh , Pháp, Đức bị thất bại? A. Lực lượng công nhân còn ít. B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh. C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràn. D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.. Câu 6. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội không tƣởng là: A.CNTB lúc này đang phát triển mạnh, giành quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. B.Giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập.
- C.Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt. D.Chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó cần phải thay đổi. Câu 7. Nhận xét nào đúng về ý nghĩa của phong trào công nhân châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX? A. Đánh dấu một bước trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế. B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành. C. Làm các chủ xưởng phải tăng lương theo yêu cầu của công nhân. D. Chủ nghĩa tư bản thụt lùi một bước. Câu 8. Sự kiện lịch sử nào ở thể kỉ XIX đã làm tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời? A.Sự phát triển của phong trào công nhân. B.Sự ra đời và hoạt động của chủ nghĩa xã hội không tưởng, C.Sự thành lập Ọuốc tế thứ nhất. D. Sự xuất hiện của Mác và Ăng-ghen. BÀI 37. MÁC VÀ ĂNG GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC. A.Nhận biết: Câu 1. Tổ chức Đồng minh những ngƣời cộng sản ra đời nhằm mục đích gì? A. “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”. B. “Đoàn kết giai cấp vô sản và những người cộng sản các nước”. C. “Đoàn kết giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa”. D. “Đoàn kết những người cộng sản tất cả các nước”. Câu 2. Tháng 2/1848, một tác phẩm nổi tiếng của Mác, Ăng-ghen ra đời, đó là tác phẩm nào? A. Đồng minh những người vô sản. B. Đồng minh những người cộng sản. C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. D. Tuyên ngôn những người chính nghĩa. Câu 3. Cƣơng lĩnh của Đồng minh những ngƣời cộng sản do ai soạn thảo A.Vôn te B.Lê Nin C.Mác và Ăngghen D.Xanh ximông Câu 4. Cƣơng lĩnh của Đồng minh những ngƣời cộng sản có tên gọi là A.Tuyên ngôn của những người chính nghĩa B.Tuyên ngôn của những người cộng sản C.Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản D.Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền BÀI 38 : QUỐC TẾ THỨ NHẤT VÀ CÔNG XÃ PARI A.Nhận biết: Câu 1: Quốc tế thứ nhất có tên gọi là gì? A. Hội Liên hiệp giai cấp công nhân quốc tế. B. Hội Liên hiệp công nhân lao động. C. Hội Liên hiệp lao động quốc tế. D. Hội Liên hiệp công nhân quốc tế. Câu 2: Cơ quan cao nhất của nhà nƣớc kiểu mới trong Công xã Pari là gì? A. Hội đồng Công xã. B. Hội đồng nhân dân. C. Quốc hội lập pháp. D. Ủy ban trung ương Quốc dân quân. Câu 3: Ngày 26/3/1871 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở nƣớc Pháp? A. Quân khởi nghĩa đã đánh chiếm các trụ sở của chính phủ tư sản lâm thời. B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa thị chính. C. Bầu cử Hội đồng Công xã. D. Hội đồng Công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào. Câu 4: Cơ quan cao nhất của nhà nƣớc kiểu mới trong Công xã Pari là gì? A. Hội đồng Công xã. B. Hội đồng nhân dân. C. Quốc hội lập pháp. D. Ủy ban trung ương Quốc dân quân. B. Thông hiểu: Câu 5: Trong các sắc lệnh của Công xã, sắc lệnh nào thể hiện tính ƣu việt của Công xã? A. Tách nhà thờ ra khỏi trường học. B. Giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn. C. Quy định về tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt, cấm đánh đập công nhân.
- D. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí. Câu 6: Sai lầm của Ủy ban trung ƣơng sau khi giành đƣợc chính quyền từ tay giai cấp tƣ sản A. không chăm lo cải thiện đời sống nhân dân. B. không chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, khoa học- kỷ thuật. C. không chú trọng xây dựng quân đội mạnh. D. chỉ tập trung vào việc bầu cử, không kiên quyết trấn áp kẻ thù. Câu 7: Vì sao nói Công xã Pari là nhà nƣớc kiểu mới? A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân. C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ. D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh. Câu 8. Quốc tế thứ nhất đƣợc thành lập trong hoàn cảnh nào? A.Cuộc đấu tranh của công nhân trong tình trạng phân tán về tổ chức, thiếu thống nhất về tư tưởng B.Phong trào công nhân thu được nhiều thắng lợi quan trọng C.Công nhân và nông dân đã đoàn kết trong một mặt trận D.Giới chủ đã có những thỏa hiệp đối với công nhân BÀI 40: LÊ-NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỈ X X A.Nhận biết: Câu 1 : Mùa thu năm 1895, Lê-nin thống nhất những nhóm macxit Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị duy nhất, lấy tên là A. Liên hiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc Nga. B. Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. C. Liên hiệp cách mạng Nga. D. Liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân. Câu 2 :Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản tờ báo lấy tên là: A.Tia sang B. Tia lửa. C.Ánh sáng. D. Phá xiềng xích. Câu 3:Tháng 6-1905 diễn ra sự kiện lịch sử gì trong cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga ? A. 40 vạn công nhân ở Pê-téc-bua biểu tình. B.Binh lính và nông dân Nga nổi dậy chống Nga hoàng. C.Cuộc tổng bãi công của công nhân ở Mat-xcơ-va. D.Thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem –kin khởi nghĩa. Câu 4 :Lực lƣợng nào tham gia phong trào cách mạng 1905-1907 ở Nga? A. Công nhân, nông dân. B. Công nhân, nông dân, binh lính. C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. D. Công nhân, nông dân,tư sản B. TỰ LUẬN: (3đ) Bài 31: - Phân tích tình hình kinh tế và mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng - Phân tích nội dung cơ bản của Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp. - Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Gia cô banh là đỉnh cao của cách mạng nước Pháp. - Phân tích tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp Bài 34: - Khoa học kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản - Đánh giá ảnh hưởng của khoa học kĩ thuật đối với việc phát triển của sức sản xuất. Liên hệ với Việt Nam Bài 38: - Chứng minh rằng: Công xã Pari là nhà nước kiểu mới. - Phân tích ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của công xã Pari. - Phân tích vai trò của Lê nin đối với đối với phong trào công nhân Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- ………………………………………………………..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn