intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II BỘ MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 10 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KTCB: I. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Bài 7: Cách mạng công nghiệp thời hiện đại - Những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. - Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến đời sống xã hội hiện nay. Bài 8. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại - Trình bày sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ XV. - Trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, văm minh Đông Nam Á tiếp nhận những yếu tố mới nào từ phương Tây. Bài 9. Những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại - Những thành tựu văn minh Đông Nam Á về: Tôn giáo và tín ngưỡng; văn tự và văn học; kiến trúc và điêu khắc. - Mối liên hệ văn minh Đông Nam Á với các nền văn minh trên đất nước Việt Nam Bài 10. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc - Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên những cơ sở nào?. - Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - Những biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang. - Ý nghĩa, giá trị của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam. Bài 11. Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam - Nền văn minh Chăm-pa và Phù Nam được hình thành trên những cơ sở nào?. - Nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa và Phù Nam. - So sánh điểm giống và khác nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Bài 12. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt - Em hiểu thế nào về khái niệm văn minh Đại Việt? - Phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì Sao? - Nêu quá trình phát triển của văn minh Đại Việt qua các triều đại. - Nêu vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển của nền văn minh Đại Việt. II. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II Bài 13 . Một số thành tựu văn minh Đại Việt - Nêu những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt về chính trị, kinh tế, văn hóa (tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuât). - Phân tích vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt. - Phân tích tác động của thủ công nghiệp, nông nghiệp dối với sự phát triển của văn minh Đại Việt. 1
  2. - Vai trò của đô thị với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt. - Vai trò của của Văn Miếu – Quốc Tử Giám đối với sự phát triển của văn minh Đại Việt. - Có ý kiến cho rằng: Văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? - Nhận xét về một số ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt. - Hãy phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Bài 14. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam. - Ở Việt Nam có mấy ngữ hệ/ mấy nhóm ngôn ngữ? Kể tên các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ đó. Dân tộc em thuộc nhóm ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ nào? - Trình bày những nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống và khác nhau? - Những nét chung về đời sống tinh thần của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Bài 15. Khối đại đoàn kết trong lịch sử Việt Nam. - Hãy cho biết: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành trên những cơ sở nào và thể hiện ra sao trong các thời kì lịch sử? - Qua các thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong lịch sử dân tộc, em hãy phân tích vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước của Việt Nam. - Nêu vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc sống hiện nay. - Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. B. LUYỆN TẬP Phần 1. Câu trắc nghiệm chọn đáp án đúng Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba? A. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên hóa thạch. B. Thách thức về bùng nổ và già hóa dân số. C. Nhu cầu về nguồn năng lượng mới, vật liệu mới. D. Nhu cầu về không gian sinh sống mới. Câu 2. Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây? A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng. B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả. C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin. D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới. Câu 3. Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây? A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người. B. Giải phóng sức lao động của con người. C. Góp phần nâng cao năng suất lao động. D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì 2
  3. hiện đại đối với xã hội? A. Đưa đến sự phân hoá trong lực lượng lao động. B. Gây ra sự phân hoá giàu - nghèo trong xã hội. C. Thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các quốc gia. D. Góp phần giải phóng sức lao động của con người. Dựa vào đoạn thông tin lịch sử được cung cấp sau đây để trả lời các câu hỏi số 05 đến câu số 06: “Văn minh Văn Lang -Âu Lạc hình thành trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay)…Hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư trong các xóm làng. Người Việt cổ trở thành chủ nhân của nền Văn Minh Văn Lang – Âu Lạc. ” (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, Cánh Diều, trang 83) Câu 5. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Câu 6: Điểm tương đồng cơ sở điều kiện tự nhiên giữa hai nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc và văn minh Phù Nam là gì? A. Địa hình bị chia cắt mạnh, không giáp biển. B. Khí hậu khắc nghiệt, mưa ít, đất đai cằn cỗi. C. Khí hậu hàn đới với đặc trưng lạnh giá, ít mưa. D. Có các sông lớn, đồng bằng châu thổ màu mỡ. Câu 7: Nội dung nào sau đây chứng tỏ đời sống vật chất của cư dân Văn Lang - Âu Lạc phụ thuộc vào tự nhiên? A. Làm nhà sàn bằng gỗ, tre, nứa, lá để tránh thời tiết nóng bức. B. Tín ngưỡng truyền thống chủ yếu là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp là hoạt động sản xuất chính. D. Trang phục dày và kín đáo, phù hợp với khí hậu ôn đới mát mẻ. Câu 8: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây? A. Quân chủ chuyên chế. B. Quân chủ lập hiến. C. Dân chủ chủ nô. D. Dân chủ đại nghị. Câu 9: Những nhân tố nào sau đây quyết định tới sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc? A. Hoạt động trị thuỷ và chống ngoại xâm của người Việt. B. Yêu cầu thống nhất và mở rộng lãnh thổ của người Việt. C. Sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước. D. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các lực lượng trong xã hội. Câu 10: Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là A. chế tác sản phẩm thủ công. B. đánh bắt thủy hải sản. C. chăn nuôi gia súc, gia cầm. D. nông nghiệp trồng lúa. Câu 11: Một trong những phương tiện đi lại chủ yếu trên sông nước của người Việt cổ là A. tàu hỏa. B. tàu thủy. C. thuyền. D. xe ngựa. Câu 12: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO ghi danh là di sản 3
  4. văn hóa thế giới? A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). B. Tháp Mỹ Khánh (Thừa Thiên Huế). C. Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa). D. Tháp Cánh Tiên (Bình Định). Câu 13: Tôn giáo nào sau đây được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á? A. Nho giáo. B. Công giáo. C. Hồi giáo. D. Đạo giáo. Câu 14: Từ thời Lê sơ, … được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam. A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Công giáo. Câu 15: Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào? A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a. Câu 16: Sự du nhập của văn minh phương Tây (từ thế kỉ XVI) có tác động nào sau đây tới sự phát triển của văn minh Đại Việt? A. Góp phần tạo ra nhiều yếu tố văn hóa mới. B. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa truyền thống. C. Tạo cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. D. Giúp nền văn minh mang đậm tính dân gian. Câu 17: Thành tựu nào sau đây không thuộc cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư? A. Công nghệ na-nô. B. Công nghệ in 3D. C. Internet không dây. D. Trí tuệ nhân tạo. Câu 18: So với Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có điểm gì khác biệt? A. Sự phổ biến của trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật. B. Đạt được nhiều tiến bộ về khoa học và công nghệ. C. Làm gia tăng nhanh chóng năng suất lao động. D. Có sự tham gia của khoa học vào quá trình sản xuất. Câu 19: Nội dung nào sau đây là một trong những tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với văn hóa? A. Làm chậm quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. B. Làm xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. C. Khiến việc trao đổi thông tin của con người trở nên khó khăn. D. Khiến con người ít quan tâm đến các mối quan hệ xã hội. Câu 20: Để tránh bị thủy quái làm hại, người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc đã A. Nhuộm răng đen. B. Xăm mình. C. Không đánh bắt cá. D. Không di chuyển bằng đường sông. Câu 21: Việc áp dụng internet vạn vật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đem lại ý nghĩa nào sau đây? A. Tự động hóa quá trình sản xuất. B. Tạo ra các loại vật liệu mới. C. Sự tiện nghi cho con người. D. Rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo. Câu 22: Quốc hiệu tồn tại lâu nhất của Việt Nam cho đến nay là A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Ngu. D. Việt Nam. Câu 23. Văn minh Đại Việt đã kế thừa một trong những thành tựu nào sau đây của văn minh Văn 4
  5. Lang - Âu Lạc? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. B. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. C. Chế độ dân chủ chủ nô. D. Thể chế quân chủ lập hiến. Câu 24: Một trong những cơ sở thúc đẩy văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong những thế kỉ XI - XV là A. đất nước độc lập và thống nhất. B. sự cai trị của phong kiến phương Bắc. C. sự xâm nhập của các nước phương Tây. D. lãnh thổ thu hẹp về phía Bắc. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Giặc Nguyên hung hãn, thế như chẻ tre tiến thẳng vào kinh thành Thăng Long, Trần Thái Tông phải cùng các quần thần xuôi thuyền lánh tạm xuống vùng hạ lưu. Trong tình thế hiểm nghèo, quan trong triều đã có người nao núng, Thái Tông hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, ông đã đáp lời vua: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Câu nói bất hủ này có sức mạnh hơn cả vạn binh, góp thêm phần làm bừng lên hào khí Đông A, củng cố ý chí của quân dân Đại Việt quyết đánh, quyết thắng giặc Nguyên và Trần Thủ Độ đã trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến. a. Nhà Trần đã thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” để chống quân Nguyên. b. Thái sư Trần Thủ Độ là người chỉ huy cao nhất của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên c. Hào khí Đông A là nhân tố góp phần chiến thắng quân Nguyên xâm lược. d. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên dưới đồng lòng, quyết tâm chống giặc Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Mùa xuân, tháng hai {năm 1038} vua ngự ra cửa bố hải cày ruộng Tịch điền. Sai Hữu ti dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế Thần nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế?”, Vua nói: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng. lại lấy gì cho thiên hạ noi theo”. Nói xong đẩy cày ba lần rồi thôi”. (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.259) a. Nhà Lý quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. b. Nhà vua đi cày ruộng Tịch điển lấy sản phẩm chỉ để dâng cúng tổ tiên. c. Lễ cày ruộng Tịch điền diễn ra vào tất cả các mùa trong năm. d. Vua tự mình cày ruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ. Câu 3. Cho bảng dữ kiện về một số thành tựu của nền văn minh Chăm-pa: Lĩnh vực Thành tựu Tổ chức xã hội Nhà nước được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế. Đứng đầu là vua, và Nhà nước giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương. Cả nước được chia thành nhiều châu, huyện, làng. Hoạt động kinh Kỹ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp của cư dân Chăm-pa rất phát tế và đời sống triển. Sản phẩm từ nghề gốm đa dạng như tượng phù điêu trang trí kiến trúc vật chất. đền tháp, gốm tráng men, gốm gia dụng. 5
  6. Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ. Cư dân Chăm-pa sùng các vị thần Hin- Đời sống tinh đu giáo như thần Bra-ma, Vít-xnu, Si-va. Phật giáo cũng được truyền bá thần rộng rãi trong các tầng lớp xã hội. Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển. a. Vua là người đứng đầu nhà nước, quyền lực thuộc về các quan lại ở trung ương và địa phương. b. Văn minh Ấn Độ đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn minh của vương quốc Chăm-pa. c. Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Chăm-pa là làm đồ gốm và xây dựng đền tháp. d. Kĩ thuật xây dựng đền tháp đạt trình độ cao, đời sống tinh thần phong phú. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Hoạt động trao đổi, buôn bán với các nước trong khu vực khá phát triển với nhiều mặt hàng phong phú như lụa, hương liệu, ngà voi, vàng, bạc,... Từ thế kỷ XI, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở Vân Đồn (Quảng Ninh), ở Lạch Trường (Thanh Hóa),... Từ thế kỷ XVI, thương nhân phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan,...) đã vào Đại Việt trao đổi, buôn bán. Việc giao thương với nước ngoài góp phần thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị, tiêu biểu là Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An,... a. Buôn bán với các nước phương Tây phát triển mạnh từ thế kỉ XI. b. Chính sách hạn chế giao thương với nước ngoài đã tạo điều kiện hình thành các đô thị. c. Việc giao thương với nước ngoài chủ yếu qua các hải cảng. d. Hàng hóa trao đổi giữa Đại Việt với nước ngoài chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp. ---Hết--- 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2