Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Phú Bài
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới cùng củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Phú Bài. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Phú Bài
- SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II TRƢỜNG THPT PHÚ BÀI NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Lịch sử 11 I, BÀI 17,18: Nhận biết: Câu 1.1: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” đƣợc hình thành gồm các nƣớc A. Đức, Liên Xô, Anh B. Đức, Italia, Nhật Bản C. Italia, Hunggari, Áo D. Mĩ, Liên Xô, Anh Câu 1.2: Bản chất sự liên kết các nƣớc trong phe “Trục” là gì? A. Liên minh các nước thực dân B. Liên minh các nước tư bản dân chủ C. Liên minh các nước phát xít D. Liên minh các nước thuộc địa Câu 1.3: Thái độ nhƣợng bộ phát xít của chính phủ các nƣớc Anh, Pháp, Mĩ là do A. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít B. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô C. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô D. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít Câu 1.4: Liên Xô đã có thái độ nhƣ thế nào với các nƣớc phát xít? A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Câu 21. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ do mâu thuẫn giữa A. Các nước đế quốc với nhau B. Các nước phát xít với các nước tư bản dân chủ C. Các nước phát xít với Liên Xô D. Giữa các nước đế quốc với Liên Xô Câu 2.1: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9-1939, với sự kiện khởi đầu là A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức C. Đức tấn công Anh, Pháp D. Đức tấn công Liên Xô Câu 2.2: Tháng 6 – 1941, phát xít Đức quyết định tấn công Liên Xô vì A. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực B. Các nước Anh, Pháp và hầu hết châu Âu đã đầu hàng C. Quân Đức đã thống trị phần lớn châu Âu, có đủ điều kiện tấn công Liên Xô D. Thực hiện cam kết với Anh, Pháp về việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản Câu 2.3: Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô? A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài B. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận C. Kế hoạc vừa đánh vừa đàm phán D. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” Câu 2.4. Trận đánh có ý nghĩa bƣớc ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là A. Trận Mátxcơva B. Trận Cuốcxcơ C. Trận Xtalingrát D. Trận công phá Béclin Câu 3.1: Sự kiện nƣớc Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì? A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn
- Câu 3.2. Ngày 15-8-1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì đối với phát xít ở châu Á -Thái Bình Dƣơng? A. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, hủy diệt thành phô Hi-rô-si-ma. B. Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông của Nhật. C. Quả bom nguyên tử thứ hai của Mĩ thả xuống phá hủy thành phố Na-ga-sa-ki. D. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Câu 3.3: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân B. Sự thắng lợi của các nước thuộc địa trên thế giới C. Sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản D. Sự sụp đổ hoàn toàn của CNPX Đức, Italia, Nhật Bản Câu 3.4. Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy Câu 4.1: Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nƣớc và số phận của hàng triệu con ngƣời ở Nga A. Chiến tranh thế giới thứ nhất B. Cách mạng tháng Hai C. Cách mạng tháng Mười D. Luận cương tháng tư Câu 4.2: Cách mạng tháng Mƣời Nga đã mang lại kết quả ra sao? A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức D. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền Câu 4.3. Sự kiện mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại A. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) B. Quốc tế cộng sản thành lập (1919) C. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. D. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) Câu 4.4: Nƣớc Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhờ chính sách nào của Tổng thống Ph. Rudơven? A. Chính sách “thắt lưng buộc bụng”. B. Chính sách mới C. Chính sách phát xít hóa bộ máy nhà nước D. Chính sách trung lập Thông hiểu: Câu 5.1: Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô B. Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen D. Nhật Bản bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát Câu 5.2: Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít? A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết. Câu 5.3. Lực lƣợng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít? A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh D. Nhân dân các nước thuộc địa Câu 5.4: Thắng lợi trong Chiến tranh thế giới thứ hai thuộc về A. Chủ nghĩa phát xít B. Chủ nghĩa cộng sản
- C. Chủ nghĩa tư bản dân chủ D. Nhân dân các dân tộc chống chủ nghĩa phát xít Câu 6.2: Tội phạm chiến tranh, đã lôi kéo 1700 triệu ngƣời ở trên 70 nƣớc tham gia, gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu ngƣời và làm tàn phế 90 triệu ngƣời khác là A. Anh, Pháp B. Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. C. Mĩ D. Phát xít Đức Câu 6.3: Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống lãnh thổ Nhật Bản là hành động A. Cần thiết và có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến tranh B. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật Bản đã liên tiếp thua trận và đứng trước sự sụp đổ C. Góp phần kết thúc chiến tranh D. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật đã đầu hàng Câu 6.4: Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới B. Hình thành trật tự tg hai cực C. Làm sụp đổ hệ thống Vécxai – Oasinhtơn D. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Câu 7.1: Sau thành công của Cách mạng tháng Mƣời Nga năm 1917, chế độ nào không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bƣớc thăng trầm đầy biến động? A. Chế độ quân chủ chuyên chế B. Chủ nghĩa tư bản C. Chủ nghĩa đế quốc D. Xã hội chủ nghĩa Câu 7.2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh C. Nạn thất nghiệp tràn lan D. Sản xuất đình đốn Câu 7.3: Các nƣớc đế quốc trẻ giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng con đƣờng nào? A. Cải cách kinh tế - xã hội và trút gánh nặng sang thuộc địa B. Cải cách kinh tế - xã hội, tăng cường bóc lột nhân dân lao động C. Cải cách kinh tế - xã hội hoặc phát xít hóa bộ máy nhà nước D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa Câu 7.4: Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập, tiến hành chạy đua vũ trang giữa Mĩ, Anh, Pháp và Đức, Ialia, Nhật Bản đã báo hiệu A. Nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát xít B.Nguy cơ mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc C. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới D. Nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa tư bản Câu 8.1: Đặc điểm chung của các nƣớc Đức, Ialia và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì? A. Nền cộng hòa sụp đổ, thay bằng nền độc tài quân phiệt B. Đảng Quốc xã nắm chính quyền C. Diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ D. Phát xít hoá, quân phiết hóa chế độ. Câu 8.2: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là gì? A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến mới, nhiều Đảng Cộng sản ra đời B. Phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo C. Phong trào tư sản dân tộc suy yếu, phong trào vô sản lớn mạnh D. Phong trào vô sản suy yếu, phong trào tư sản dân tộc lên cao Câu 8.3: Lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong những năm 1930 – 1939 là A. Các quý tộc địa phương B. Đảng Dân tộc ở mỗi nước C. Giai cấp tư sản dân tộc ở từng nước D. Đảng Cộng sản Đông Dương
- Câu 8.4: Điểm chung của các nƣớc giải quyết khủng hoảng bằng con đƣờng phát xít hóa bộ máy nhà nƣớc là A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều nguồn tài nguyên B. Có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư C. Có ít thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường D. Có ít hoặc không có thuộc địa II. Việt Nam từ 1858 đến cuối TK XIX BÀI 19,20: Nhận biết: Câu 9.1: Trong cuộc chạy đua giữa các thế lực tƣ bản phƣơng Tây, tƣ bản Pháp tuy đến sau nhƣng cuối cùng đã bám sâu vào Việt Nam nhờ A. người Pháp có tính cách thân thiện và dễ hòa đồng. B. hoạt động tích cực của hội truyền giáo nước ngoài của Pháp. C. nhà nước phong kiến VN đã có những ưu đãi đặc biệt cho Pháp. D. các thương nhân và giáo sĩ người Pháp không có những hoạt động do thám gián điệp. Câu 9.2: Tại mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phƣơng đã sữ dụng chiến thuật gì? A. Tích cực thực hiện “vườn không nhà trống” B. Tập trung lực lượng chủ động tấn công Pháp C. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế D. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp Câu 9.3: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì A. khởi nghĩa Phan Tôn. B. khởi nghĩa Trương Quyền. C.khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân. D.khởi nghĩa Trương Định. Câu 9.4:: Ngƣời chỉ huy quân ta chống lại thực dân Pháp ở Gia Định là ai? A. Trương Định. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Võ Duy Dương. Câu 10.1: Ngƣời lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Et-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông là A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Nguyễn Thông. Câu 10.2: “Bao giờ ngƣời Tây nhổ hết cỏ nƣớc Nam thì mới hết ngƣời nƣớc Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định. Câu 10.3: Hiệp ƣớc Nhâm Tuất (1862) giữa pháp và Triều đình nhà Nguyễn kí kết trong hoàn cảnh nào? A. Vua Tự Đức mất. B. Pháp chiếm Gia Định. C. Đại đồn Chí Hòa bị vỡ. D. Kháng chiến của nhân dân miền Đông lên cao. Câu 10.4: Ngƣời đƣợc nhân dân miền Tây suy tôn “Bình Tây Đại nguyên soái” là. A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Định. C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Quyền. BÀI 21 : Nhận biết: Câu 11.1 : Sự kiện nào đánh dấu sự kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dƣới danh nghĩa Cần vƣơng là :
- A. Vua Hàm Nghi bị bắt. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy thất bại. C. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại. D. Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc. Câu 11.2: Căn cứ Bãi Sậy thuộc tỉnh nào? A. Hưng Yên. B. Thanh Hóa. C. Nam Định. D. Sơn Tây. Câu 11.3: Sự kiện nào dẫn đến Pháp quyết định mở cuộc tấn công tiêu diệt bằng đƣợc phong trào Yên Thế ? A. Vụ đầu đôc lính Pháp ở Hà Nội. B. Sau khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại. C. Sau khi Đề Thám giảng hòa lần 1. D. Sau khi Đề Thàm giảng hòa lần 2. Câu 11.4: Thời gian tồn tại của khởi nghĩa Hƣơng Khê là. A. 10 năm. B. hơn 10 năm. C. 12 năm. D. 13 năm. Câu 12.1: Tôn Thất Thuyết mƣợn lời Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vƣơng khi đang ở đâu? A. Kinh đô Huế. B. Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). C. Căn cứ Ba Đình. D. Đồn Mang Cá. Câu 12.2: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào Cần Vƣơng đã A. hoạt động cầm chừng, thiếu sôi nổi. B. chấm dứt hoạt động trên địa bàn cả nước C. tiếp tục hoạt động, quy tụ thành những trung tâm lớn. D. tiếp tục hoạt động nhưng thu hẹp vào Nam Trung bộ. Câu 12.3: Đại diện phái chủ chiến trong triều đình Huế là. A. Tôn Thất Thuyệt. B. Trương Quang Ngọc. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giarn. Câu 12.4: Lãnh tụ khởi nghĩa Hƣơng Khê là. A. Phan Đình Phùng- Đinh Công Tráng. B. Phạm Bành- Đinh Công Tráng. C. Nguyễn Thiện Thuật- Nguyễn Quang Bích. D. Phan Đình Phùng- Cao Thắng. Thông hiểu: Câu 13.1: Thực dân Pháp đã hoàn thành cơ bản cuộc xâm lƣợc Việt Nam khi: A. đánh chiếm Bắc kì. B. các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân bị thất bại. C. đánh chiếm toàn bộ Nam kì. D. nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hắc- măng và Pa-tơ-nốt. Câu 13.2 Một trong những đặc điểm của phong trào Yên Thế là do A. nông dân tự động kháng chiến. B. hưởng ứng chiếu Cần Vương. C. triều đình tổ chức. D. các cuộc khởi nghĩa Cần Vương hợp lại. Câu 13.4 Vì sao cuộc khởi nghĩa Hƣơng Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vƣơng ? A. Quy mô rộng lớn, trình độ tổ chức cao, thời gian kéo dài, gây cho Pháp nhiều tổn thất nhất. B. Quy mô rộng lớn, trình độ tổ chức cao, thời gian kéo dài, buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài. C. Quy mô toàn quốc, trình độ tổ chức cao, thời gian kéo dài, gây cho Pháp nhiều tổn thất nhất. D. Quy mô rộng lớn, trình độ tổ chức cao, buộc Pháp chuyển sang « dùng người Việt đánh người Việt ». Câu 14.1: Vì sao nghĩa quân Hƣng Yên chọn Bãi Sậy để xây dựng căn cứ chống Pháp ? A. Địa thế rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho đánh du kích. B. Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm, dẽ che dấu lục lượng và mai phục. C. Vùng đầm lầy, nghĩa quân có thể xây dựng căn cứ phòng thủ. D. Vùng trung du, dẽ tấn công và phòng thủ. Câu 14.2: Mục đích nào sau đây là của khởi nghĩa Yên Thế ?
- A. Đánh Pháp, bảo vệ ngôi vua. B. Chống địa chủ giành ruộng đất cho dân cày. C. Chống Pháp bảo vệ cuộc sống của nông dân. D. Chống triều đình bảo vệ làng xóm. Câu 14.3: Tác dụng của Chiếu Cần Vƣơng ? A. Thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân. B. Làm thực dân Pháp hoang mang, lo sợ. C. Kéo dài cuộc phản công của phái chủ chiến. D. Nhanh chóng đánh bại thực dân Pháp. Câu 14.4: Vì sao nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có hai lần giảng hòa với Pháp ? A. Thế và lực của ta mạnh hơn Pháp. B. Củng cố căn cứ, xây dựng lực lượng. C. Do Pháp đàn áp, ta tổn thất nặng nề. D. Cần thương lượng để chia sẻ vùng Yên Thế. Câu 15.1: Đặc điểm giai đoạn thứ hai (1888 – 1896) của cuộc khởi nghĩa Hƣơng Khê ? A. Chuẩn bị lưc lượng. B. Xây dựng cơ sở chiến đấu. C. Chiến đấu quyết liệt. D. Bị Pháp càn quét. Câu 15.2: Cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình phản công Pháp ? A. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân. B. Pháp bị tổn thất nặng nề sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt. C. Phái chủ chiến được đông đảo nhân dân ủng hộ. D. Phong trào phản đối Hiệp ước Pa-tơ-nốt diễn ra sôi nổi. Câu 15.3: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888) phong trào Cần Vƣơng đã. A. Tiếp tục hoạt động, quy tụ lại thành những trung tâm lớn, có xu hướng đi vào chiều sâu. B. Hoạt động cầm chừng. C. Tiếp tục hoạt động, nhưng thu hẹp vào Nam Trung Bộ. D. Chấm dứt hoạt động. Câu 15.4: Nguyên nhân quan trọng nhất làm phong trào Cần Vƣơng thất bại ? A. Do tương quan lực lượng giữa ta và Pháp. B. Sự yếu kém, lạc hậu về vũ khí. C. Sự thỏa hiệp của triều đình và Pháp. D. Hạn chế về đường lối, phương pháp đấu tranh. Câu 16.1: Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần Vƣơng ? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 16.2: Chỉ ra cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vƣơng ? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Câu 16.3: Điểm khác nhau về lãnh đạo của giai đoạn 2 so với giai đoạn 1 trong phong trào Cần Vƣơng ? A. Do văn thân, sĩ phu lãnh đạo. B. Do triêu đình lãnh đạo. C. Do giai cấp nông dân lãnh đạo. D. Do địa chủ phong kiến lãnh đạo. Câu 16.4: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong quá trình chống xâm lƣợc của nhân dân Việt Nam từ sự thất bại của phong trào Cần Vƣơng ? A. Có sự đoàn kết của toàn dân. B. Có sự chuẩn bị chu đáo. C. Có vũ khí trang bị hiện đại. D. Có đường lối kháng chiến phù hợp. III. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT. BÀI 22: Nhận biết: Câu 17.1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tập trung vào A. phát triển kinh tế nông nghiệp-công thương nghiệp. B. nông nghiệp-công nghiệp-quân sự.
- C. cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế. D. ngoại thương, quân sự-giao thông thủy bộ. Câu 17.2: Pháp dựa vào giai cấp nào để thống trị nhân dân ta? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Địa chủ phong kiến. Câu 17.3: Những giai cấp cũ trong xã hội phong kiến Việt Nam trƣớc khi Pháp tiến hành cuộc khai thuộc địa là A. Địa chủ phong kiến và nông dân. B. Tư sản và tiểu tư sản. C. Công nhân và nông dân. D. Tư sản, tiểu tư sản và công nhân. Câu 17.4: Giai cấp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân. C. Tầng lớp tiểu tư sản. D. Giai cấp tư sản dân tộc. Câu 18.1: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt nam chủ yếu từ A. Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp. B. Giai cấp nông dân bị tước ruộng đất. C. Giai cấp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn bộ ruộng đất. D. Giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh. Câu 18.2: Giai cấp nào chịu nhiều khốn khổ, bần cùng dƣới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp? A. Giai cấp công nhân. B. Tầng lớp tiểu tư sản. C. Giai cấp tư sản. D. Giai cấp nông dân. Câu 18.4: Lĩnh vực nào đƣợc Pháp đầu tƣ nhiều nhất trong chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam? A. Công nghiệp và thương nghiệp. B. Nông nghiệp và khai mỏ. C. Nông nghiệp và công nghiệp. D. Nông nghiệp và giao thông vận tải. Câu 19.1: Những cảng biển, cảng sông nào đã đƣợc mở mang trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam A. Cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng. B. Cảng Sài Gòn, Đà Nẵng. C. Cảng Sài Gòn, Hải Phòng. D. Cảng Đà Nẵng, Hải Phòng. Câu 19.2: Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hóa xã hội Việt Nam, những lực lƣợng xã hội mới xuất hiện là A. địa chủ yêu nước – tư sản – tiểu tư sản. B. giai câp công nhân – nông dân – tư sản. C. giai cấp công nhân – tư sản- tiểu tư sản. D. địa chủ, công nhân, nông dân. Câu 19.3: Lĩnh vực không đƣợc Pháp chú trọng đầu tƣ trong cuộc khai thác thuộc địa lần nhất của Pháp là A. Công nghiệp nhẹ. B. Công nghiệp nặng. C. Ngoại thương. D. Giao thông vận tải. Câu 19.4. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp diễn ra vào thời gian nào? A. 1897-1914. B. 1883- 1896. C. 188 4-1913. D. 1885-1886 Thông hiểu: Câu 20.1: Sắp xếp và xác định đúng đặc điểm của từng giai cấp và tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. 1. Giai cấp công nhân a. là những chủ xưởng, chủ thầu, nhà buôn. 2. Tầng lớp tư sản b. là những viên chức, tiểu thương, thầy giáo, nhà báo. 3. Tầng lớp tiểu tư sản c. là những người làm việc trong hầm mỏ, đồn điền, bị thực dân
- Pháp bóc lột. A. 1-c; 2- a; 3-b. B. 1-a; 2-c; 3-b C. 1-b; 2- a; 3-c. D. 1-c; 2-b; 3-a. Câu 20.2: Xác định đâu là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt nam dƣới tác động của cuộc khai thác thuộc đại lần thứ nhất? A. Vô sản – Tư sản. B. Nông dân – Địa chủ phong kiến. C. Tư sản – thực dân Pháp. D. Dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp. Câu 20.3. Với cuộc khai thác lần thứ nhất, phƣơng thức sản xuất mới nào đƣợc du nhập vào việt Nam. A Phương thức sản xuất phong kiến. B. Phương thức sản xuất XHCN C. Phương thức sản xuất TBCN. D. Phương thức sản xuất kiểu á châu Câu 20.4. Xã hội Việt Nam trong chƣơng trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp? A. Có sự phân hoá sâu sắc. B. Bị lôi cuốn vào tình trạng hỗn loạn, không kiểm soát được C. Luôn luôn trong tình trạng bất ổn. D. Đời sống nhân nhân được cải thiện. BÀI 23: Nhận biết: Câu 21.1: Đâu là chủ trƣơng cứu nƣớc của Phan Bội Châu? A. Phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội, tiến tới giành độc lập. B. Cải cách kinh tế, xã hội để nâng cao đời sống nhân dân tiến tới giành độc lập. C. Dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp. D. Thỏa hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập. Câu 21.2. Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với A. cải biến xã hội. B. giải phóng giai cấp nông dân. C. giành độc lập dân tộc. D. đánh đuổi phong kiến tay sai. Câu 21.3: Hình thức đấu tranh nào dƣới đây gắn với phong trào yêu nƣớc của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao. B. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập. C. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang. D. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị. Câu 21.4. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam chịu ảnh hƣởng bởi những trào lƣu tƣ tƣởng tiến bộ từ các nƣớc nào? A. Ấn Độ, Trung Quốc. B. Anh, Pháp. C. Các nước Đông Nam Á. D. Nhật Bản và Trung Quốc. Câu 22.1: Tôn chỉ, mục đích của Việt Nam Quang phục hội thể hiện rõ sự ảnh hƣởng của A. cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc (1911). B. cuộc Duy tân Minh Trị - Nhật Bản (1868). C. cuộc Duy tân Mậu Tuất – Trung Quốc (1898). D. cuộc cải cách của Xiêm (1868). Câu 22.2. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), hình thức hoạt động chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội là A. kết hợp đấu tranh vũ trang với chính trị. B. hô hào cải cách văn hóa, xã hội. C. bạo động, ám sát những tên thực dân đầu sỏ. D. đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao đòi độc lập. Câu 22.3: Chủ trƣơng của Hội Duy tân là đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, sau đó thiết lập ở Việt Nam chính thể A. quân chủ chuyên chế. B. cộng hòa dân chủ. C. quân chủ lập hiến D. dân chủ đại nghị.
- Câu 22.4: Trong cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì về kinh tế, các sĩ phu tiến bộ đã chủ trƣơng A. đẩy mạnh xuất khẩu. B. bài trừ ngoại hóa. C. chấn hưng thực nghiệp. D. chống độc quyền. Thông hiểu: Câu 23.1: Tƣ tƣởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, mang tính bạo lực tiêu biểu là A. phong trào chống thuế ở Trung Kì. B. vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội. C. phong trào Hội kín ở Nam Kì. D. cuộc vận động caỉ cách trang phục và lối sống. Thông hiểu: Câu 23.2: Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là A. đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp. B. đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp. C. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp. D. đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng về đánh Pháp. Câu 23.3: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Phan Châu Trinh nêu lên chủ trƣơng nào sau đây? A. Tiến hành bạo động cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp. B. Thiết lập quan hệ với Pháp và đòi Pháp trao trả độc lập. C. Cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền. D. Cầu viện Nhật Bản giúp Việt Nam đánh Pháp. Câu 24.1. Một trong những hoạt động độc đáo về văn hóa – xã hội của cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì là A. mở trường dạy học theo lối mới. B. san đồi trồng quế, hồ tiêu. C. cải cách trang phục và lối sống. D. lập hội kinh doanh. Câu 24.2: Phan Châu Trinh đề cao phƣơng châm gì đối với nhân dân ta? A. Tự lực, tự cường. B. Tự lực khai hóa. C. Tự lực cánh sinh. D. Tự do dân chủ. Câu 24.3: Mục đích của hội Duy Tân là gì? A. Đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc. B. Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam. C. Đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. D. Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam. Câu 25.1: Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nam, muốn đất nƣớc phát triển phải đi theo con đƣờng nào? A. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản. B. Đi theo cách mạng tư sản ở Pháp. C. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc. D. Đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga. Câu 25.2: Vì sao vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nƣớc Việt Nam muốn đi theo con đƣờng cứu nƣớc của Nhật Bản? A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa nhờ cuộc duy tân Minh Trị. B. Nhật Bản là nước châu Á duy nhất trở thành nước đế quốc và tiến hành chiến tranh xâm lược, tranh giành thuộc địa với các nước phương Tây. C. Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á giữ được độc lập một cách tuyệt đối. D. Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á lúc bấy giờ đánh thắng đế quốc Nga.
- Câu 25.3: Chủ trƣơng mở trƣờng dạy học theo lối mới trong phong trào Duy tân ở Trung Kì nhằm A. Nâng cao dân quyền. B. Nâng cao dân trí. C.Đề cao ý thức dân tộc. D. Bảo tồn văn hóa dân tộc. Câu 26.1: Điểm mới quan trọng nhất về chƣơng trình dạy học của các trƣờng học theo lối mới trong cuộc vận động Duy tân ở nƣớc ta vào đầu thế kỉ XX là A. không dạy Tứ thư, Ngũ kinh. B. dạy các môn lịch sử, địa lí, khoa học ứng dụng. C. bỏ lối học “tầm chương trích cú”. D. dạy chữ Quốc ngữ, dạy thể dục và khoa học thường thức. Câu 26.2: Sự kiện nào dƣới đây đánh dấu Phan Bội Châu đã chuyển từ lập trƣờng tƣ tƣởng phong kiến sang lập trƣờng tƣ sản? A. Thành lập Việt Nam Quang phục hội (6 – 1912). B. Thành lập Hội Duy tân (5 – 1904). C. Tổ chức phong trào Đông du (1905). D. Xuất dương sang Nhật Bản (1904). Câu 26.3: Tƣ tƣởng nào ngày càng mất vai trò chi phối phong trào yêu nƣớc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Trung quân, ái quốc. B. Vì nước, vì dân. C. Độc lập, tự do. D. Dân sinh, dân chủ. BÀI 24 : VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918) Nhận biết: Câu 27.1: Trong những năm CTTGI, Toàn quyền Đông Dƣơng tuyên bố điều gì trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam? A. Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp hết ruộng đất cho địa chủ người Pháp. B. Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của cho “nước mẹ tham chiến”. C. Việt Nam phải chi phí cho chiến trường nước Pháp lúc có chiến tranh. D. Việt Nam phải cung ứng lương thực thực phẩm để Pháp tham gia chiến tranh. Câu 27.2: Trong CTTGI, giai cấp nào tăng nhanh về số lƣợng? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tư sản. D. Tiểu tư sản. Câu 27.3: Để phục vụ cho chiến tranh, Pháp đã tập trung trồng những nông nghiệp sau. A. Lúa, cao su. B. Ngô, cà phê. C. Thầu dầu, đậu lạc, cà phê, cao su. D. Khoai, lúa. Câu 27.4: Trong CTTGI, tƣ sản Việt Nam nhƣ thế nào? A. Bị thực dân chèn ép nên không phát triển nổi. B. Có điều kiện phát triển cả về số lượng và thế lực kinh tế. C. Bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với tư sản mại bản. D. Bị thực dân Pháp và phong kiến kìm hãm nên không phát triển. Câu 28.1: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời kì này nhằm mục đích. A. Giúp đất nước phát triển kinh tế. B. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. C. Xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. D. Tìm hiểu cuộc sống của những người lao động ở nước ngoài. Câu 28.2: Nguyễn Ái Quốc rời cảng Sài Gòn ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc vào thời gian nào? A. Ngày 5/6/1911. B. Ngày 6/5/1911. C. Ngày 1/6/1911. D. Ngày 5/6/1912. Câu 28.3: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc của Nguyễn Ái Quốc là nƣớc nào? A. Pháp. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Liên Xô
- Câu 28.4: Đối với các nhà yêu nƣớc tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ nhƣ thế nào? A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ. B. Không tán thành con đường cứu nước của họ. C. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ. D. Tán thành con đường cứu nước của họ. PHẦN II: TỰ LUẬN (3đ) Bài 17 - Phân tích nguyên nhân và con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. - Đánh giá tác động, hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai Bài 19,20: - Phân tích nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam cuối thế kỉ XIX. - Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858-1884). Bài 21 - Phân tích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần vương. Bài 23 - Tóm tắt phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX: xu hướng bạo động của Phan Bội Châu; xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh. - Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. - Nêu được đống góp của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và các sĩ phu tiến bộ đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội đầu thế kỉ XX. - Nhận xét những điểm tương đồng và khác biệt trong chủ trương và hành động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn