intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG MÔN LỊCH SỬ 8 CUỐI HK 2 ( Năm học 2022-2023) Phần I: Trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng: Câu 1. Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp nhằm A. hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. B. chống lại chính sách cướp bóc, bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống. C. phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình. D. chống lại công cuộc đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp. Câu 2. Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào? A. Bắc Giang. B. Bắc Ninh. C. Hưng Yên. D. Thanh Hóa. Câu 3. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Các dân tộcmiền núi. D. Nông dân và công nhân.  Câu 4. Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào thất bại của khởi nghĩa Yên Thế ? A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập. B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp. C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến. D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước. Câu 5. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân? A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu. B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
  2. C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân. Câu 6. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? A. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc. B. Là phong trào giải phóng dân tộc. C. Phong trào mang tính bảo vệ dân tộc. D. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Câu 7. Trong giai đoạn từ 1884 - 1892,ai là thủ lĩnh uy tin nhất của khởi nghĩa Yên Thế? A. Đề Thám. B. Đề Nắm. C. Phan Đình Phùng. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 8. Nét nổi bật của tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là A. triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu B. bộ máy chính quyền mục rỗng, nông nghiệp, công thương đình trệ ; tài chính cạn kiệt. C. đời sống nhân dân vô cùng khó khăn D. mâu thuân giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết. Câu 9. Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến? A. Đổi mới công việc nội trị. B. Đổi mới nền kinh tế văn hóa. C. Đổi mới tất cả các mặt. D. Đổi mới chính sách đối ngoại. Câu 10. Số lượng bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình năm 1863 đến năm 1871 là A. 20 bản. B. 25 bản. C. 30 bản. D. 35 bản. Câu 11. Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực? A. Chưa hợp thời thế.
  3. B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài. C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt. D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi. Câu 12. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì? A. Đã gây được tiếng vang lớn B. Đạt được những thắng lợi nhất định. C. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội. D. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội. Câu 13. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến một số quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách ? A. Họ có lòng yêu nước, thương dân. B. Họ mong muốn nước nhà giàu mạnh, đương đầu với tấn công của kẻ thù. C. Họ không có vị trí xứng đáng trong triều đình. D. Tình hình đất nước ngày một nguy khốn. Câu 14. Hạn chế cơ bản nhất của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX là A. Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. B. Chưa xuất pháp từ cơ sở bên trong. C. Chưa giải quyết được vấn đề mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ D. Nhiều nội dung cải cách rập khuôn nước ngoài khi mà điều kiện nước ta có khác biệt. Câu 15. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì? A. Cướp đoạt ruộng đất. B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp. C. Thu tô nặng. D. Lập đồn điền.
  4. Câu 16. Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì? A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói. B. Khai thác than và kim loại. C. Chế biến gỗ và xay xát gạo. D. Khai thác điện, nước. Câu 17. Đầu thế kỉ XX, những sự kiện nào trên thế giới tác động đến xã hội Việt Nam? A. Cuộc Duy Tân của Thiên hoàng Minh trị ở Nhật. (1868). B. Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc (1905). C. Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và cuộc Duy tân ở Nhật Bản. D. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Câu 18. Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì? A. Sản xuất xi mãng và gạch ngói. B. Khai thác than và kim loại. C. Chế biến gỗ và xay xát gạo. D. Khai thác điện, nước. Câu 19. Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề? A. Giai cấp tư sản dân tộc. B. Tầng lớp tiểu tư sản. C. Giai cấp công nhân làm thuê. D. Giai cấp nông dân. Câu 20. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Tài nguyên thiên nhiên cùng kiệt. B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ. C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng. D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. Câu 21. Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì? A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam. B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam.
  5. C. Để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao. Câu 22. Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào? A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. B. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai. C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp. D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Câu 23. Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm nào? A. Năm 1911. B. Năm 1912. C. Năm 1913. D. Năm 1914. Câu 24. Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam? A. “Tự lực, tự cường”. B. “Tự lực cánh sinh” C. “Tự lực khai hoá”. D. Tự do dân chủ Câu 25. Tổ chức phong trào Đông Du là ai? A. Phan Châu Trinh. B. Nguyễn Quyền.C. Phan Bội Châu. D. Lương Văn Can. Câu 26. Mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương...Đó là hoạt động của phong trào nào? A. Phong trào Đông du (1905). B. Đông Kinh nghĩa thục (1907) C. Cuộc vận động Duy tân (1908). D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) Câu 27. Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình ?
  6. A. Đều thực hiện chủ trương dùng bao lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp. B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường. C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ. D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 28. Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước mà Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX đã chọn ? A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng. B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản. C. Con đường cứu nước của họ không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến. D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó. II/ Tự luận 1: Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX muốn noi theo con đường của Nhật Bản ? 2: Sự thất bại của phong trào Đông du đã để lại những bài học gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau ? 3. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884). - Nguyên nhân, diễn biến thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, lần thứ hai. - Thái độ của triều đình Nguyễn trước sự tấn công của Pháp. - Nhân dân Bắc Kì kháng chiến chống Pháp. - Trình bày nội dung Hiệp ước Hác Măng và Pa - tơ - nốt và hậu quả. 4. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX. - Các giai đoạn chính của phong trào Cần Vương.
  7. - Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương. - Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2