Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lê Lợi
lượt xem 3
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lê Lợi" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lê Lợi
- I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Vận dụng TT Nội dung/đơn vi ̣kiế n thứ c Nhận biế t Thông hiể u Vận dụng năng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện (Truyện truyền kì trung 4 0 0 2 0 2 0 8 đại, truyện ngắn hiện đại Việt Nam, truyện ngắn nước ngoài, trích đoạn tiểu thuyết) Thơ (đường luật, thơ hai–cư, hát nói, thơ VN hiện đại) Văn nghị luận Thực hành tiếng Việt Tác gia Nguyễn Trãi Tỉ lệ (%) 20% 0 0 20% 0 20% 0 0 60% 2 Viết Viết văn bản nghị luận phân tích, 1* 1* 1* 1 1 đánh giá một tác phẩm văn học Viết bài luận về bản thân Tỉ lệ (%) 5% 15% 10% 10% 40% Tỉ lê ̣ % 25% 35% 30% 10% 100% Tỉ lê ̣ chung 60% 40% * Lưu ý: – Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ. – Những kĩ năng không có trong ma trận đề kiểm tra định kì (nói và nghe) sẽ được thực hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên
- II. BẢNG MÔ TẢ YÊU CẦU CÁC KĨ NĂNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10 TT Kĩ Đơn vi kiế n ̣ Mưc đô ̣ đánh giá ́ năng thưc/Kĩ năng ́ 1. Đọc Truyện Nhận biết 1 hiểu (Truyện – Nhận biết được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, truyền kì người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri) và người kể trung đại, chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri), điểm nhìn, lời người truyện ngắn kể chuyện, lời nhân vật,… hiện đại Việt – Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu. Nam, truyện – Nhận biết được cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân ngắn nước vật. ngoài, trích Thông hiểu đoạn tiểu – Nêu được nội dung bao quát của văn bản; tóm tắt được văn bản thuyết) – Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật, tình huống – Phân tích được chủ đề, tư tưởng Vận dụng – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Rút ra được thông điệp từ văn bản Vận dụng cao: – Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua văn bản Thơ (đường Nhận biết: luật, thơ hai– – Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, đối, các biện pháp tu từ trong bài cư, hát nói, thơ. thơ VN hiện – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu được sử dụng trong đại) bài thơ. – Nhận biết được thể thơ, phương thức biểu đạt, nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ Thông hiểu: – Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. Vận dụng: – Rút ra được bài học cho bản thân.
- – Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng cao: – Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Văn nghị Nhận biết: luận – Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. – Nhận biết được các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Thông hiểu: – Nêu được nội dung bao quát, ý nghĩa của văn bản – Trình bày được mục đích, quan điểm của người viết – Lí giải được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản. – Phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Vận dụng: – Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. – Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. Vận dụng cao: – Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân Thực hành Nhận biết: tiếng Việt – Nhận biết một số lỗi dùng từ; lỗi về trật tự từ – Nhận biết về một số biện pháp tu từ so sánh nhân hóa chêm xen, liệt kê.. – Nhận biết được lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản Thông hiểu: – Phân tích được một số lỗi dùng từ; lỗi về trật tự từ – Trình bày được tác dụng biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê
- – Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. – Phân tích được lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản Vận dụng: – Sửa được một số lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ – Sửa được lỗi liên kết đoạn văn và văn bản Vận dụng cao: – Vận dụng những kiến thức về tiếng Việt để đánh giá giá trị của văn bản Tác gia Nhận biết: Nguyễn Trãi – Biết được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hóa thế giới – Nhận biết các thể loại văn học, các tác phẩm chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi. – Nhận biết các nội dung chính trong sáng tác Nguyễn Trãi. Thông hiểu: – Hiểu được những nội dung cơ bản về quan điểm sáng tác của Nguyễn Trãi – Trình bày/ phân tích được những nội dung chủ yếu trong sáng tác của Nguyễn Trãi Vận dụng: – Nhận xét được vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này 2 Viết Viết văn bản Nhận biết: nghị luận – Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phân tích, phẩm văn học đánh giá một – Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học; tác phẩm văn vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác học dụng của chúng) – Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Thông hiểu: – Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học
- – Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. – Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm văn học (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. Vận dụng: – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học. – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học; vị trí, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: – So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. – Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Viết bài luận Nhận biết: về bản thân – Xác định được cấu trúc bài luận về bản thân – Xác định rõ luận đề của bài viết Thông hiểu: – Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân – Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, những kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua Vận dụng: – Có giọng điệu riêng, phù hợp với đối tượng tiếp nhận – Thể hiện cảm xúc chân thành của người viết Vận dụng cao: – Thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc III. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Kĩ năng Đơn vi kiế n ̣ Mưc đô ̣ đánh giá ́ Số câu hỏi theo mức độ Tổng thưc/Kĩ ́ nhận thức năng Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao
- 1. Đọc Truyện Nhận biết hiểu (Truyện – Nhận biết được một số yếu tố truyền kì của truyện như: nhân vật, câu trung đại, chuyện, người kể chuyện ngôi truyện thứ 3 (người kể chuyện toàn tri) ngắn hiện và người kể chuyện ngôi thứ đại Việt nhất (người kể chuyện hạn tri), Nam, điểm nhìn, lời người kể chuyện, truyện lời nhân vật,… ngắn nước – Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi ngoài, trích tiết tiêu biểu. đoạn tiểu – Nhận biết được cốt truyện, thuyết) tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật. Thông hiểu – Nêu được nội dung bao quát của văn bản; tóm tắt được văn bản – Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật, tình huống – Phân tích được chủ đề, tư tưởng Vận dụng – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.. – Rút ra được thông điệp từ văn bản Vận dụng cao: – Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua văn bản Thơ Nhận biết: (đường
- luật, thơ – Nhận biết được thể thơ, hai–cư, hát phương thức biểu đạt, từ ngữ, nói, thơ VN vần, nhịp, đối, các biện pháp tu hiện đại) từ trong bài thơ. – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu được sử dụng trong bài thơ. – Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ. Thông hiểu: – Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. Vận dụng: – Rút ra được bài học cho bản thân. – Rút ra được chủ đề, thông điệp của văn bản. Vận dụng cao: – Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu Văn nghị Nhận biết: luận – Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. – Nhận biết được các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Thông hiểu: – Nêu được nội dung bao quát, ý nghĩa của văn bản
- – Trình bày được mục đích, quan điểm của người viết – Lí giải được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản. – Phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Vận dụng: – Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. – Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. Vận dụng cao: – Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân Thực hành Nhận biết: tiếng Việt – Nhận biết một số lỗi dùng từ; lỗi về trật tự từ – Nhận biết về một số biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê – Nhận biết được lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản Thông hiểu: – Phân tích được một số lỗi dùng từ; lỗi về trật tự từ – Trình bày được tác dụng biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê
- – Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. – Phân tích được lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản. Vận dụng: – Sửa được một số lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ – Sửa được lỗi liên kết đoạn văn và văn bản Vận dụng cao: – Vận dụng những kiến thức về tiếng Việt để đánh giá giá trị của văn bản Tác gia Nhận biết: Nguyễn – Biết được những nét chính về Trãi cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hóa thế giới Thông hiểu: – Hiểu được những nội dung cơ bản về quan điểm sáng tác của Nguyễn Trãi – Trình bày được những nội dung chủ yếu trong sáng tác của Nguyễn Trãi Vận dụng: – Nhận xét được vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này Tỉ lệ % 20% 20% 20% 0% 60%
- 2 Viết Viết văn Nhận biết: bản nghị – Xác định được cấu trúc bài văn luận phân nghị luận phân tích, đánh giá tích, đánh một tác phẩm văn học giá một tác – Xác định được kiểu bài phân phẩm văn tích, đánh giá một tác phẩm văn học học; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) – Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Thông hiểu: – Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học – Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. – Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm văn học (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. Vận dụng: – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học. – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học; vị trí, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: – So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
- – Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Viết bài Nhận biết: luận về bản – Xác định được cấu trúc bài thân luận về bản thân – Xác định rõ luận đề của bài viết Thông hiểu: – Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân – Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, những kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua Vận dụng: – Có giọng điệu riêng, phù hợp với đối tượng tiếp nhận – Thể hiện cảm xúc chân thành của người viết Vận dụng cao: – Thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc Tỉ lệ % 5% 15% 10% 10% 40%
- IV. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 1. I.Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản Thương vợ Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. ( Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Văn học, Hà Nội, 1984 ) Chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ Thương vợ thuộc thể thơ nào sau đây? A. Thất ngôn tứ tuyệt. B.Thất ngôn bát cú Đường luật. C. Thơ tự do. D. Thơ bảy chữ. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận. Câu 3. Hai câu đầu của bài thơ có nội dung: A. Giới thiệu công việc và nơi làm việc của nhân vật trữ tình. B. Cái nhìn đầy ngưỡng mộ của tác giả dành cho vợ. C. Giới thiệu không gian, thời gian làm việc, gánh nặng gia đình và sự đảm đang của người vợ. D. Sự quan tâm ân cần và cả chút ái ngại lo lắng của nhà thơ dành cho vợ. Câu 4. Bài thơ mang đậm chất liệu văn hóa dân gian bởi: A. Ca ngợi sự tảo tần của người vợ B. Vận dụng khéo léo một số thành ngữ. C. Được viết bằng chữ Nôm. D. Lối biểu đạt tự nhiên, giản dị. Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu Câu 5. Ghi lại từ/ cụm từ mà tác giả đã dùng khi giới thiệu về người chồng ? Xét về nội dung, những từ/cụm từ ấy có quan hệ như thế nào với nhan đề bài thơ. Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu Lặn lội thân cò khi quãng vắng Câu 7. Có bạn viết : “ Thương vợ là thi phẩm của văn học trung đại độc đáo ”. Câu trên đã mắc lỗi sai gì? Em hãy sửa lại cho đúng. Câu 8. Nhận xét ngắn gọn ( không quá 3 dòng) về hình ảnh người vợ được khắc họa trong bài thơ. II. Làm văn ( 4,0 điểm ) Đọc văn bản MỘT CƠN GIẬN
- [...] Sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ. Tôi biết hơn ai hết, vì chính tôi đã trải qua sự đó. Tôi sẽ kể các anh nghe một câu chuyện mà cái kỷ niệm còn in sâu trong trí nhớ tôi. Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn. Tôi đi vài bước trên con đường phố vắng người. Một cái xe tay đằng xa đi lại, anh phu xe co ro vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tàn. Theo lệ như mọi khi, tôi mặc cả: - Xe đi không? Bốn xu về gần nhà bò Yên Phụ. - Thầy cho sáu xu. - Không, bốn xu là đúng giá rồi. Tôi vừa nói vừa bước đi. Người phu xe đã có tuổi, cứ kéo cái xe theo sau tôi mà lẩm bẩm: "Bốn đồng xu từ đây về nhà bò". Cái tiếng nhà bò anh ta nhắc đi nhắc lại làm cho tôi khó chịu. Tôi biết đó là một cách của các phu xe cứ đi theo sau khách để làm cho người ta bực tức, tôi lại càng ghét và quay lại gắt: - Có đi hay không thì thôi! Đừng có theo sau người ta mà lải nhải. Thấy tôi gắt, người phu xe đứng lại, không dám theo nữa. Nhưng để tôi đi một quãng xa, anh ta ới gọi: - Lại đây đi mà.[...] Xe đi khỏi nhà máy nước thì gặp một người đội xếp Tây đi xe đạp lại, theo sau một người đội xếp Ta. Tôi nhận thấy anh xe kéo tôi có ý luống cuống và sợ hãi. Có lẽ vì thế mà người cảnh sát để ý, đi giáp vào cái xe kéo để xem dấu hiệu. - Ê! Đứng lại! Người kéo xe dừng chân... Anh ta quay lại tôi hớt hải van xin: - Lạy thầy... thầy nói giúp con... thầy làm ơn... Dưới ánh đèn tôi thấy mặt anh xe tái mét. Những vết nhăn in sâu xuống trên khuôn mặt già nua hốc hác, chân tay người khốn nạn ấy run bật lên và tôi thấy cái rung động chuyển cả vào chiếc thân xe. Người cảnh sát Tây đến, nói bằng tiếng Ta hơi sõi: - Mày chết nhé! Mày sẽ bị phạt! Người phu xe ấp úng nói thì ông ta khoát tay bảo im, rồi quay lại tôi hỏi, lần này bằng tiếng Pháp. - Người này kéo ông từ trong phố ra hay ông đi khứ hồi? Tôi liếc mắt nhìn anh kéo xe. Trong bóng tối của vành nón qua ngang mặt, tôi thấy hai mắt anh ta long lanh nhìn tôi, như khẩn cầu van xin yên lặng. Tôi biết lời nói của tôi sẽ làm anh ta bị bắt hay không. Những khi nói chuyện với các phu xe khác, tôi được biết rằng nếu người khách nói là đi khứ hồi từ ngoại ô, thì người phu xe không việc gì. Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm. Tôi trả lời người đội xếp: - Tôi đi từ phố hàng Bún. - Vậy phiền ông xuống xe.
- Rồi anh ta nhìn anh phu xe, cười một cách tinh quái: - Allez! Đi về bót! Khi anh phu xe run sợ và hai người cảnh sát đã khuất đầu phố, tôi mới quay đi thong thả trên bờ hè. Cơn giận của tôi đã hết rồi. Sự hối hận dần thấm thía vào lòng tôi, tôi thấy một cái chán nản bực tức rung động trong người. Tôi rùng mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta phải vay cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh ta trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ, đánh đập vì thù hằn? [...] Những ngày hôm sau thực là những ngày khổ cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện ra trước mắt. Tôi nhất đinh đem tiền đến cho người xe kia để chuộc tội lỗi của mình. Đến phố hàng Bột hỏi dò những người chung quanh xưởng xe, tôi biết được anh xe bị phạt đêm hôm ấy là tên Dư, và ở trong một dãy nhà quá ngã tư Khâm Thiên. [...]Người phu xe Dư ở trong ấy. Một bà cụ già gầy giơ xương ngồi cắn chấy ở vệ hè chỉ cho tôi một cái cửa thấp bé ở đầu nhà. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng lấy mắt và thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà khẽ hỏi: - Bẩm thầy muốn gì? Khi mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép một chiếc giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà nữa ngồi ôm trong lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn tôi một cách ngạc nhiên và đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ rách nát vắt trên xà. - Bác Dư có nhà không? - Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ. Một vẻ sợ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải: - Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác. Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngợi một lát rồi nói: - Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ? Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói: - Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin khất với cai để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả một nửa ngay. Khốn nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó lột quần áo đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. Khi về đây lê đi không đuợc nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay. Người đàn bà ngồi trong cất tiếng ốm yếu nói theo: - Nó còn bảo hễ không trả nó sẽ bắt lấy thẻ. - Thế bây giờ bác ta đâu? Bà cụ trả lời: - Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thấy. Chắc là sợ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng chết với nó. Thật cũng là cái vạ, nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chứ không cũng chẳng việc gì. Tôi yên lặng, trong lòng náo nức.
- Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau: - Tội cho vợ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc. Đứa cháu không biết có qua khỏi được không? Tôi đứng lại gần xem. Trên cánh tay người mẹ, chỉ còn là một dúm thịt con đã nhăn nheo: đứa bé há hốc miệng thở ra, măt xám nhợt. Người mẹ thỉnh thỏang lấy cái lông gà nhúng vào chén mật ong để bên cạnh, phết lên lưỡi của đứa bé. - Cháu nó bị sài đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được. Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc. Bà cụ già lê nhích lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại những cái tã rách như xơ mướp. Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rướm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực. Qua ngưỡng cửa, tôi va phải một người đàn ông ốm yếu tay cắp một cái áo quan con bằng gỗ mới. Đến bên đường, tôi nghe thấy trong căn nhà lụp xụp đưa ra tiếng khóc của hai người đàn bà. Đứa bé con đã chết.[…] Cái kỷ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến bây giờ, rõ rệt như các việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, lại thấy đau đớn trong lòng, như có một vết thương chưa khỏi. (Theo Tuyển tập Thạch Lam,NXB Văn học, Hà Nội, 1988) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi để làm nổi bật chủ đề của truyện. ĐỀ 2. I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc truyện ngắn sau: TÓC THỀ Bố mẹ tôi lấy nhau lúc hai người còn rất trẻ. Mẹ kể: ngày trước, trong đám sinh viên trường Mỹ thuật mẹ chỉ để ý đến bố vì bố có mái tóc rất đẹp. Mối tình của hai người cũng lắm trắc trở. Bà tôi bảo: "Con yêu gì thằng đó! Chân yếu tay mềm, rồi cũng khổ thân mày". Mẹ cười nói với bà: "Con yêu vì anh ấy có mái tóc đẹp. Cái tóc là gốc con người mà mẹ!". Cả họ ngoại tôi đều bảo mẹ gàn. Riêng bạn bè của mẹ thì khuyên ngăn: "Chẳng lẽ mày yêu hắn chỉ vì mái tóc". Mẹ triết lý: "Nhưng ít ra cũng còn có cái để yêu". Lúc chỉ có hai người với nhau mẹ cũng nói thật lòng với bố như thế. Cứ tưởng rằng bố sẽ buồn, nhưng không. Bố còn đùa tếu: "Mái tóc muôn năm". Sau ngày đám cưới, mẹ đi chợ mua sắm cho tổ ấm của mình. Trong những thứ linh tinh mà mẹ khuân về có một cái kéo, một con dao cạo sắc lẹm. Mẹ tuyên bố: "Kể từ ngày hôm nay em sẽ hớt tóc cho anh. Cấm anh ra tiệm!". Hôm đầu tiên "ra nghề" mẹ phải cày
- cục gần một buổi mới hớt xong mái tóc của bố. Không biết "tác phẩm nghệ thuật" của mẹ đạt đến trình độ nào mà sáng hôm sau bố phải đội sùm sụp cái mũ trên đầu để đến cơ quan. Qua mấy chục năm, tay nghề của mẹ đến nay đã hết sức "vững vàng". Mặc dù là hiệu trưởng của một trường cao đẳng sư phạm, phải bận giảng dạy, họp hành suốt ngày nhưng chưa bao giờ mẹ quên việc chăm sóc mái tóc của bố. Món quà mà mẹ tặng bố sau những chuyến công tác về thường là những chai thuốc gội đầu, những lọ dầu xịt tóc. Và công việc trước tiên là kiểm tra xem cái râu, cái tóc của bố có "vấn đề" gì không. Còn bố, như một chú học trò chỉ biết ngoan ngoãn vâng lời, đi công tác ở nước ngoài gần 5 tháng trời nhưng bố vẫn không chịu hớt tóc, viện lý do là để vậy cho ấm. Bố thường bảo: không có hạnh phúc nào bằng sau những chuyến đi mệt nhoài được ngả người trên ghế để cho mẹ hớt tóc và gội đầu. Những lúc hai người giận nhau thì bao giờ bố cũng làm lành trước. "Chiêu thức" thường dùng của bố là soạn "đồ nghề" ra nhờ mẹ hớt tóc. Và mẹ chỉ chờ có thế để chính thức tuyên bố "hoà bình". Mẹ tôi ngã bệnh đã gần nửa năm nay. Căn bệnh nan y đã rút cạn sức lực của mẹ. Suốt thời gian đó bố túc trực bên giường bệnh, tự tay lo lắng tất cả, ngay đến việc bón cháo cho mẹ, bố cũng giành làm vì sợ chúng tôi vụng về. Một hôm mẹ nắm tay bố cười buồn nói: "Thôi! Em cho anh ra tiệm hớt tóc đó. Gớm! Tóc tai gì mà phát khiếp!". Bố nghẹn ngào lắc đầu, chẳng nói được lời nào. Ít lâu sau thì mẹ mất. Chôn cất mẹ xong, bố tôi già xọm hẳn đi. Lúc đêm vợ tôi nói: "Mai anh đưa tiền cho cụ đi hớt tóc. Trông cụ mà não cả lòng". Sáng ra bố tôi bảo: "Thằng cả hớt tóc cho bố". Nói xong bố đến bên bàn thờ của mẹ, run run lần mở bọc vải lấy ra những thứ "đồ nghề" mà mẹ để lại và đưa cho tôi. Khi nhát kéo đầu tiên vừa lướt qua thì những dòng nước mắt nóng hổi của bố cũng lặng lẽ rơi xuống. Tôi ôm lấy bố nức nở. Phía trên kia mẹ vẫn cười tinh nghịch. Nguyễn Khôi Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Đoạn “ Qua mấy chục năm, tay nghề của mẹ đến nay đã hết sức "vững vàng". Mặc dù là hiệu trưởng của một trường cao đẳng sư phạm, phải bận giảng dạy, họp hành suốt ngày nhưng chưa bao giờ mẹ quên việc chăm sóc mái tóc của bố. Món quà mà mẹ tặng bố sau những chuyến công tác về thường là những chai thuốc gội đầu, những lọ dầu xịt tóc.” sử dụng phương thức biểu đạt: A. Miêu tả C. Tự sự B. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Ngôi kể được sử dụng trong tác phẩm là: A. Ngôi kể thứ nhất, có sự thay đổi. B. Ngôi kể thứ nhất, sử dụng nhất quán.
- C. Ngôi kể thứ ba, có sự thay đổi. D. Ngôi kể thứ ba, sử dụng nhất quán. Câu 3. “ Sau ngày đám cưới, mẹ đi chợ mua sắm cho tổ ấm của mình. Trong những thứ linh tinh mà mẹ khuân về có một cái kéo, một con dao cạo sắc lẹm.” là: A. Đề tài của tác phẩm. B. Chi tiết trong tác phẩm. C. Chủ đề của tác phẩm. D. Nhan đề của tác phẩm. Câu 4. Chủ đề của tác phẩm: A. Ca ngợi vẻ đẹp của mái tóc và ngoại hình con người. B. Tình yêu chân chính luôn được dựng xây từ những điều chân thành, giản dị. C. Ca ngợi người lao động. D. Tôn vinh những người có cá tính, độc lập. Trả lời các câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 5. Ghi lại và nêu tác dụng của phần chêm xen trong câu : Tryện ngắn Tóc thề ( tác phẩm chung khảo cuộc thi truyện của tạp chí Thế giới mới) có cốt truyện đơn giản nhưng gửi nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu. Câu 6. Nhân vật “bố” được khắc họa chủ yếu qua những phương diện nào? Câu 7. Nhận xét ngắn gọn về tình cảm,cảm xúc của nhân vật tôi khi kể về tình yêu của bố mẹ Câu 8. Em có đồng tình với quan niệm, sự lựa chọn, cách ứng xử trước tình yêu của người mẹ được kể trong truyện ngắn này không? Vì sao?. II. LÀM VĂN (4 điểm) Chọn một trong hai đề sau: 1. Viết bài luận về bản thân. 2. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về cốt truyện và những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Tóc thề ở phần Đọc hiểu. Đông Hà ngày 20/3/2023 TTCM Người ký: Trương Thị Thu Hiền Email: truongthithuh ien.thpt@qua ngtri.gov.vn Trương Thị Thu Hiền
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn