intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2022 – 2023 PHẦN 1.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM &CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII: I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản:Thể loạivăn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động(Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt). - Đặc điểm và cấu trúc của văn bản thông tin, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản. 2. Tiếng Việt: - Từ loại: Số từ; - Phép liên kết câu: phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng; - Biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh. 3. Viết: Bài văn biểu cảm về con người. II.Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc - hiểu: 4.0 điểm (Văn bản 3.5 điểm; tiếng Việt 0.5 điểm) - Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động(Chọnngữ liệu ngoài SGK): + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. + Nhận biết đặc điểm và cấu trúc của văn bản thông tin, cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản. + Nhận biết được tác dụng biểu đạt của kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản. - Tiếng Việt: Nhận biết và nêu chức năng của số từ, phép liên kết câu. 2. Vận dụng: 1.0 điểm Đặt câu có biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh; nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu vừa đặt. 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm Viết bài văn biểu cảm về con người. PHẦN 2. NỘI DUNG ÔN TẬP: I. Phần văn bản: TT Văn Tác Thể Nội dung Hình thức bản giả loại 1 Trò Nguyễ Văn Giới thiệu -Triển khai theo trình tự thời gian; chơi n Thị bản trò chơi. sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: cướp cờ Thanh thông (Trò chơi hình ảnh minh họa; các đề mục được Thủy tin giới cướp cờ) chia cụ thể và sắp xếp theo thứ tự 1
  2. thiệu a,b,c. một - Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mang quy tắc tính liệt kê qua các gạch đầu dòng. 2 Cách Giang hoặc Giới thiệu -Triển khai theo trình tự thời gian; gọt củ Nam luật lệ hoạt động sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hoa trong (gọt củ hoa hình ảnh minh họa; các đề mục được thủy trò thủy tiên) chia cụ thể và sắp xếp theo thứ tự tiên chơi 1,2,3. hay - Giới thiệu chi tiết, sử dụng nhiều hoạt các từ ngữ miêu tả. động. II. Phần tiếng Việt: 1. Từ loại: Số từ; 2. Phép liên kết câu: phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng; 3.Biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh. Hướng ôn và luyện: - Nắm được khái niệm số từ;nói quá; nói giảm nói tránh. - Nắm liên kết trong văn bản: đặc điểm, chức năng. - Nhận diện được số từ, chức năng và ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh cụ thể. - Nhận diện được các phép liên kết trong ngữ cảnh cụ thể: phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng. - Nhận diện được biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh và công dụng của nó trong ngữ cảnh cụ thể. - Đặt câu có biện pháp tu từ “nói quá, nói giảm nói tránh” theo yêu cầu và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu vừa đặt. III. Tập làm văn: - Nắm vững cách làmbài văn biểu cảm về con người. - Rèn viếtbài văn biểu cảm về con người hoàn chỉnh với bố cục ba phần: mở bài – thân bài- kết bài. PHẦN 3. LUYỆN TẬP: Bài 1.Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: TRÒ CHƠI NHẢY DÂY
  3. Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 7 1. Mục đích: - Tăng cường thể lực. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo. 2. Chuẩn bị: - Một hoặc nhiều người cùng chơi. - Sân bãi bằng phẳng, sợi dây dài, chắc. - Nhảy dây cá nhân: Người chơi chuẩn bị một đoạn dây thừng hoặc dây thun dài khoảng 1,5m. - Nhảy dây tập thể: Người chơi chuẩn bị một đoạn dây thừng hoặc dây thun dài khoảng 3 – 5m tùy số lượng người chơi. 3. Cách chơi: - Cho 2 em cầm hai đầu dây có khoảng cách vừa phải để có thể dễ dàng quay dây. - Khi bắt đầu chơi, hai em quay dây phải cùng quay tay về một hướng cho dây lần lượt lên cao và xuống thấp. Các em còn lại xếp hàng lần lượt để nhảy qua dây. Lúc đầu, chưa biết chơi, các em có thể đứng giữa dây, chờ khi dây quay lên, các em chuẩn bị tư thế và khi dây quay xuống các em phải nhảy cao lên để chân không chạm dây. Các em nhảy liên tục từ 5 – 10 cái sau đó nhảy ra ngoài, cố gắng không chạm dây. Khi đã biết cách chơi, các em có thể từ bên ngoài nhảy vào khi dây đang quay. - Có thể cho các em chơi cá nhân bằng cách: 2 tay cầm 2 đầu dây quay lên cao, khi dây quay xuống thì nhảy bật lên để dây không chạm chân. Lúc đầu ,các em tập nhảy từng cái một, sau đó các em có thể nhảy liên tục và tự mình đếm xem đã nhảy được bao nhiêu cái. - Nếu em nào nhảy bị chạm dây, phải ra ngoài đổi vị trí cho bạn cầm dây quay. Nếu qua 3 – 4 lượt chơi, không có em chạm dây, cô cho dừng trò chơi và yêu cầu các em đổi vị trí, sau đó lại chơi tiếp tục. - Cho các em chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút không hạn chế số lần chơi. ( https://thuvientrochoi) 1.1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Kể tên một văn bản khác (kèm tên tác giả) ở chương trình Ngữ văn 7, HKII có cùng thể loại với văn bản trên? 1.2. Hình ảnh minh họa trò chơi nhảy dây có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày thông tin của văn bản? 1.3. Mục đích của văn bản trên (Trò chơi nhảy dây) là gì? Nêu hai đặc điểm về hình thức của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy? 1.4.Ở phần in đậm trong văn bản trên, a. Chỉ ra các phép liên kết câu. b. Xác định và nêu ý nghĩa của từng số từ. 3
  4. Bài 2.Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: TỈA HOA HỒNG CÁNH CUỐN 1. Mục đích: - Tăng cường sự nhạy bén, khéo léo. - Rèn tính kiên trì, cẩn thận. 2. Nguyên liệu: - Củ cà rốt, quả dưa chuột thẳng và đặc ruột - Dao nhọn, dao nạo - Tăm tre 3. Cách làm: - Bước 1. Nạo cà rốt thành lát mỏng. - Bước 2. Bạn ngâm lát cà rốt vào nước muối loãng cho mềm sau đó vớt ra thấm khô. - Bước 3. + Lấy lát cà rốt cuộn tròn lại làm nhụy, khi gần hết lát cà rốt bạn chêm thêm một lát khác lật ngược lát cà rốt từ dưới lên, rồi lật ngược vào hướng của bạn và tiếp tục cuốn một vòng và tiếp tục lật ngược và cuốn tiếp lát cà rốt khác thành các cánh hoa. + Bạn làm tiếp tục với các lát cà rốt khi được bông hoa to ưng ý rồi cố định bằng tăm. - Bước 4. Dùng vỏ dưa chuốt tỉa răng cưa làm lá. - Bước 5. Bạn trang trí lên đĩa. (https://topic.vn/post/cach-tia-hoa) (https://topic.vn/post/cach-tia-hoa)
  5. Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 7 1.1.Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là văn bản thông tin giới thiệu giới thiệu quy tắc trong hoạt động? 1.2.Mục đích của văn bản này là gì? Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? Dựa vào đâu em xác định được như vậy? 1.3.Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là gì? Chỉ ra tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung văn bản. 1.4.Chỉ ra và nêu ý nghĩa của từng số từ có ở đoạn trích sau: “Lấy lát cà rốt cuộn tròn lại làm nhụy, khi gần hết lát cà rốt bạn chêm thêm một lát khác lật ngược lát cà rốt từ dưới lên, rồi lật ngược vào hướng của bạn và tiếp tục cuốn một vòng và tiếp tục lật ngược và cuốn tiếp lát cà rốt khác thành các cánh hoa”. Bài 3. Tìm và xác định chức năng, ý nghĩa của từng số từ trong các ví dụ sau: a. Tục truyền, đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.(Thánh Gióng) b. Con sắt đập ngã ông Đùng Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay. (Ca dao) c.Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sống. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. (Sự tích hồ Gươm) d. Mỗi khi dở những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên ban thờ.(Hương khúc, Nguyễn Quang thiều) Bài 4.Trong mỗi ví dụ sau, xác định biện pháp tu từ nói quá và chỉ ra tác dụng của chúng? a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ) b.Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.(Tục ngữ) c.Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột ! (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Bài 5. Đặt câu có sử dụng phép nói quá theo từng yêu cầu sau: a. Nói về tình yêu thương. b. Về học tập. c. Diễn tả tâm trạng buồn bã/ tức giận/ vui sướng. d. Đánh giá về một đối tượng. 5
  6. Bài 6. Xác định biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và cho biết tác dụng của cách diễn đạt này trongmỗi ví dụ sau: a. Có người thợ dựng thành đồng Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi! (Thu Bồn) b. Ông mất năm nao, ngày độc lập Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao Bà "về" năm đói, làng treo lưới Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào... (Tố Hữu) Bài 7. Hãy diễn đạt từng câu sau thành câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh: a. Ban ấy chậm lắm. b. Cô ấy nấu ăn không ngon. c.Chữ bạn viết xấu quá. d. Bài văn của bạn đọc rất chán. Bài 8. Xác định phép nối, phép thế, phép lặp, phép liên tưởng trong những đoạn trích sau: a.Khi đọc sách, bạn có thể nghe nhạc không lời có nhịp độ nhanh để rèn luyện cho não và mắt bạn đọc nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng tai nghe nếu muốn vừa nghe nhạc vừa đọc sách… (A-đam Khu – Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?) b.Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách) c.Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rết cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) d. Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) Bài 9. Một số đề tập làm văn: 1.Viết bài văn (khoảng 400 - 500 chữ) bày tỏ cảm xúc về một người bạn mà em ấn tượng. 2. Viết bài văn (khoảng 400 - 500 chữ) bày tỏ cảm xúc về một người thầy hoặc cô mà em yêu quý. 3. Viết bài văn (khoảng 400 - 500 chữ) bày tỏ cảm xúc về một người thân trong gia đình mà em gắn bó. PHẦN 4. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO: ĐỀ 1. Câu 1. Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
  7. Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 7 TRÒ CHƠI Ô ĂN QUAN 1. Mục đích - Luyện khả năng phán đoán và tính toán nước cờ. - Rèn tính kiên trì, cẩn thận và trung thực khi chơi. 2. Chuẩn bị: Có từ 2 – 4 trẻ, nếu đông hơn thì phân thành nhiều đội chơi. Chỗ chơi bằng phẳng. Dùng 50 viên sỏi nhỏ và 2 viên to hơn (khác về hình dạng hoặc màu sắc) để làm quân cái (quan). Vẽ một hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 40cm, chiều dài khoảng 90cm. Ở hai đầu của hình chữ nhật vẽ hình bán nguyệt. Chia hình chữ nhật thành 10 ô nhỏ. Ô bán nguyệt ở 2 phía đầu gọi là ô quan. Ngoài ra có thể thay đổi thành hình tam giác, hình vuông để phù hợp chơi 3 và 4 người. 3. Cách chơi: Mỗi người ngồi một bên của hình chữ nhật và được sở hữu 5 ô nhỏ trước mặt của mình. Chia đều số quân và quan cho mỗi người: 25 quân và 1 quan. Mỗi quan có giá trị bằng 10 quân. Đầu tiên mỗi người xếp vào mỗi ô hình chữ nhật của mình 5 quân và 1 quan, sau đó, chơi oẳn tù tì để lựa chọn người được đi trước.Người chơi đầu tiên bốc quân trong một ô tùy theo sự tính toán của mình rồi rải vào mỗi ô 1 viên theo chiều đi bên phải hoặc bên trái cho đến hết lượt. Khi rải hết quân trên tay đến đâu thì lại bốc quân của ô kế tiếp để rải. Nếu rải đến ô cuối cùng mà ô kế tiếp là ô quan thì không được đi nữa mà phải nhường quyền cho người đối diện chơi.Nếu rải đến viên cuối cùng mà gặp ô trống thì được quyền ăn ô tiếp theo của ô trống đó. Nếu tiếp theo ô vừa ăn là ô trống và liền kề lại là ô có quân thì người chơi lại 7
  8. được ăn liên tục một ô nữa (kể cả ô cái), có thể ăn một lúc liên hoàn nhiều ô nếu biết tính toán cách đi thông minh. Trong khi chơi, nếu những ô trước mặt mình không còn quân nhưng vẫn còn ô quan thì người chơi phải lấy viên của mình ra tiếp tục rải mỗi ô 5 viên để chơi tiếp. Nếu hết quân thì phải vay người cùng chơi theo thỏa thuận về cách trả nợ (ví dụ một ô chữ nhật nhỏ của nhà mình sẽ đổi lấy 20 – 30 viên quân).Ai ăn được nhiều quân là thắng. Ai ít quân hơn là thua. Cuộc chơi kết thúc khi một bên phải bán hết nhà hoặc không đủ quan để tham gia chơi. (https://vi.wikipedia.org/wiki) 1.1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào? 1.2. Mục đích của văn bản “Trò chơi ô ăn quan” là gì? Nêu 2 đặc điểm về hình thức của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy? 1.3. Hình ảnh minh họa trò chơi ô ăn quan có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày thông tin của văn bản? 1.4. Chỉ ra phép lặp và một số từ trong hai câu văn sau: “Vẽ một hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 40cm, chiều dài khoảng 90cm. Ở hai đầu của hình chữ nhật vẽ hình bán nguyệt.”. Câu 2. Đặt một câu văn (tự chọn chủ đề) có sử dụng nói giảm nói tránh. Gạch chân dưới từ ngữ nói giảm nói tránh và nêu tác dụng. Câu 3. “Gia đình là bến bờ bình yên ta trở về và được yêu thương vô điều kiện.” Viết bài văn (khoảng 400 chữ) bày tỏ cảm xúc về một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất. ĐỀ 2. Câu 1. Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: TỈA HOA SEN TỪ HÀNH TÂY 1. Mục đích: - Tăng cường sự nhạy bén, khéo léo. - Rèn tính kiên trì, cẩn thận. 2. Chuẩn bị: - Một củ hành tây tím: cần lưu ý chọn củ tròn, cân đối. - Dao sắc và nhọn. - Nước. 3. Cách làm: Thực hiện theo thứ tự các bước như sau: - Đầu tiên: Hành tây bóc vỏ rửa sạch để ráo nước. - Tiếp theo: Dùng dao nhọn đâm chéo một đường ở giữa củ hành vào bên trong tâm củ. Sau đó lại đâm chéo một đường như vậy nhưng tạo với đường ban nãy một chữ V.
  9. Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 7 Tương tự như thế chúng ta làm đến hết củ sao cho thành những hình răng cưa nối tiếp nhau. - Sau cùng: Để có hình bông sen chúng ta dùng dao cắt phần gốc hành, sau dó tách từng lớp vỏ ra rồi lại xếp lại sao cho chúng so le nhau cho đến hết. Úp phần hành cắt bỏ lúc trước rồi đặt phần hành đã xếp lên, kéo nhẹ lớp vỏ hành bên ngoài xuống cho chúng so le nhau về độ cao thì bông hoa của chúng ta đã hoàn thiện rồi. (https://topic.vn/post/cach-tia-hoa) 1.1.Nêu hai đặc điểm về hình thức để khẳng định văn bản trên là văn bản văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. 1.2.Mục đích của văn bản “Tỉa hoa sen từ hành tây” là gì? Cho biết người viết đã triển khai thông tin chính của văn bản bằng cách nào? Việc chọn cách triển khai này có quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? 1.3.Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là gì? Chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung văn bản. 1.4. Chỉ ra phép thếvà một số từ trong trong đoạn văn sau: “Dùng dao nhọn đâm chéo một đường ở giữa củ hành vào bên trong tâm củ. Sau đó, lại đâm chéo một đường như vậy nhưng tạo với đường ban nãy một chữ V.” Câu 2. Đặt một câu văn diễn tả tâm trạng (vui hoặcbuồn) của một người, trong đó có sử dụng phép nói quá. Gạch chân dưới từ ngữ nói quá và nêu tác dụng. Câu 3. Tình bạn nhân đôi niềm vui và chia sẻ nỗi buồn. Viết bài văn (khoảng 400 – 500 chữ) bày tỏ cảm xúc về một người bạn mà em yêu quý. - HẾT - 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2