intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 A. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Phần đọc hiểu * Thông qua các văn bản đã học học sinh nhận biết và hiểu được: a. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường muộn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,… hoặc về chính con người để nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống. - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người. b. Thơ Thơ trữ tình thường ngắn gọn nên từ ngữ trong thơ rất cô đọng, hàm súc. Cũng như ngôn ngữ văn học nói chung, từ ngữ trong thơ có tính gợi hình, gợi cảm, đa nghĩa… Từ ngữ trong thơ thiên về khơi gợi, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu biết sự phong phú của ý thơ. c. Nghị luận xã hội Văn bản nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề có ý nghĩa trong xã hội đặt ra trong đời sống. Văn bản nghị luận xã hội phải có những lí lẽ, bằng chứng cụ thể, chính xác để thuyết phục người đọc, người nghe. d. Tùy bút và tản văn Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí, là văn xuôi đậm chất trữ tình. - Tùy bút là thể văn xuôi trữ tình ghi chép lại một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu chất thơ. - Tản văn, một dạng bài gắn với tùy bút, là thể văn xuôi sử dụng cả tự sự, trữ tình, nghị luận,… nêu lên các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm cá tính của tác giả. e. Văn bản thông tin Trong văn bản thông tin, người viết có thể triển khai ý tưởng và thông tin bằng cách chia đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu, giải thích, thuyết minh,… * Yêu cầu: - Nắm được tác giả, tác phẩm, nội dung, ý nghĩa của các thể loại văn bản. - Xác định được các biện pháp nghệ thuật các văn bản. 2. Phần tiếng Việt * Học sinh ôn tập những nội dung sau: a. Tục ngữ b. Thành ngữ c. Nói quá d. Nói giảm, nói tránh e. Ngữ cảnh * Yêu cầu: - Nắm vững khái niệm, tác dụng của các kiến thức Tiếng Việt.
  2. - Vận dụng kiến thức để thực hành bài tập. 3. Phần Làm văn a. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật * Lựa chọn nhân vật trong một tác phẩm văn học Lựa chọn nhân vật em yêu thích trong một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc. * Tìm ý Cần tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết liên quan đến nhân vật và đưa ra những suy luận về đặc điểm nhân vật đó. - Khi tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết liên quan đến nhân vật, cần chú ý: + Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật + Đặc điểm nhân vật được nhà văn thể hiện gián tiếp qua: Các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục,…). Các chi tiết này cũng có thể hé lộ tính cách của nhân vật Các chi tiết miêu tả hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh Ngôn ngữ của nhân vật: lời nói của nhân vật (đối thoại, độc thoại) Thế giới nội tâm: những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Mối quan hệ với các nhân vật khác: thái độ, lời nói, hành động của nhân vật với các nhân vật khác trong tác phẩm * Lập dàn ý - Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật - Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật (chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm) và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựn nhân vật của nhà văn - Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật b. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ * Lựa chọn bài thơ Có thể chọn bài thơ bốn chữ, năm chữ hoặc thơ tự do viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,… * Tìm ý Em hãy thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý: - Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ. - Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ. - Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ. * Lập dàn ý Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau: - Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ. c. Viết bài văn nghị luận về một vấn dề trong đời sống (thể hiện quan điểm đồng tình hay phản đối của người viết) * Xác định đề tài Đề tài là một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm, có thể là vấn đề gợi ra từ một sự kiện, hiện tượng trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người, chẳng hạn: - Sức mạnh của tình yêu thương
  3. - Vai trò của việc tự học - Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh - Bạo lực học đường - Bàn về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn - Trình bày ý kến về câu nói của Lê-nin (Lenin): Học, học nữa, học mãi Bài viết sẽ hay hơn nếu em chọn được những vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân và xã hội * Thu thập tư liệu - Tìm các nguồn tư liệu liên quan đến vấn đề muốn viết như bài báo, bài nghiên cứu, cuốn sách về cùng chủ đề. - Lập bảng thống kê và ghi lại những lí lẽ, bằng chứng có thể sử dụng * Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý: Viết ra ý kiến xoay quanh vấn đề cần bàn luận. - Lập dàn ý: Từ các ý đã viết, lập dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp, triển khai những ý kiến tiêu biểu, nổi bật sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận - Nêu ý kiến của người viết về vấn đề cần bàn luận Thân bài: 1. Giải thích - Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng. - Nếu bài viết bàn về một câu tục ngữ, câu danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa cả câu. 2. Bàn luận - Khẳng định ý kiến tán thành hoặc phản đối của người viết về vấn đề. - Trình bày các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến. 3. Lật lại vấn đề Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá những ngoại lệ, bổ sung ý cho vấn đề thêm toàn vẹn. Kết bài - Khẳng định lại ý kiến. - Đề xuất giải pháp, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động. d. Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc * Lựa chọn đề tài - Lựa chọn đối tượng để lại cho em nhiều cảm xúc, ấn tượng. * Tìm ý Sau khi lựa chọn được người hoặc sự việc để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau: - Người đó là ai? Sự việc đó là gì? - Người hoặc sự việc đó có những đặc điểm nào nổi bật? - Em có ấn tượng, suy nghĩ gì đối với người hoặc sự việc đó? - Chi tiết nào gắn với người hoặc sự việc đó khiến em không thể quên? c. Lập dàn ý Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau: - Mở bài: Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ. - Thân đoạn: Nêu cảm xúc về những đặc điểm nổi bật của sự việc. - Kết đoạn: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em. B. ĐỀ THAM KHẢO
  4. ĐỀ 1 Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGỌC GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo: Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A. Thuyết minh B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Tùy bút C. Tiểu thuyết D. Truyện đồng thoại Câu 3. Trong câu văn: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hóa B. Điệp ngữ C. Hoán dụ D. Nói quá Câu 4. Theo em, câu văn: “Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già”, thành phần nào của câu được mở rộng bằng một cụm từ? A. Trạng ngữ và chủ ngữ B. Chủ ngữ và vị ngữ C. Trạng ngữ và vị ngữ D. Chỉ có vị ngữ được mở rộng Câu 5. Hình ảnh chủ đạo nào trong văn bản mang tính tượng trưng? A. Ngọn gió, lòng đất B. Ngọn gió, cây sồi già C. Ngọn gió, nhánh rễ D. Cây sồi già, lòng đất Câu 6. Trong văn bản, tác giả có sử dụng mấy số từ? A. 1 số từ B. 2 số từ C. 3 số từ D. 4 số từ Câu 7. Dòng nào sau đây chứa các từ được sử dụng để miêu tả sự dữ dội và sức mạnh của ngọn gió trong văn bản? A. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng B. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, đầu hàng, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng C. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, chịu đựng, lồng lộn, điên cuồng D. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lay động, điên cuồng Câu 8. Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản trên? A. Thất bại là mẹ của thành công, trải qua những lần vấp ngã con người sẽ có thêm kinh nghiệm để khắc phục khó khăn, vươn đến thành công. B. Sáng tạo là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, mỗi chúng ta cần phải có bản lĩnh, có sự sáng tạo khi đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống C. Tình yêu thương là món quà quý giá nhất giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống
  5. D. Nghị lực và bản lĩnh vững vàng sẽ giúp con người vượt qua những trở ngại, khó khăn của cuộc sống Câu 9. Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 10. Từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, em rút ra bài học gì cho mình? Phần II: VIẾT (6 điểm) Trình bày suy nghĩ về vấn đề: “Hãy biết quý trọng thời gian”. ĐỀ 2 Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mẹ! Có nghĩa là duy nhất Một bầu trời Một mặt đất Một vầng trăng Mẹ không sống đủ trăm năm Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […] Mẹ! Có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp sáng bằng máu con tim Cái đóm lửa thiêng liêng Cháy bão bùng, cháy trong đêm tối Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ… (Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh Nguyên) Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? A. Thơ tự do B. Thơ bốn chữ C. Thơ lục bát D. Thơ năm chữ Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? A. Nghị luận B. Tự sự C. Biểu cảm D. Miêu tả Câu 3. Đoạn thơ sau tác giả sử dụng các biện pháp tu từ nổi bật nào? Mẹ! Có nghĩa là duy nhất Một bầu trời Một mặt đất Mẹ không sống đủ trăm năm Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […] A. Nhân hóa, điệp ngữ B. Ẩn dụ, so sánh C. So sánh, nhân hóa D. Điệp ngữ, liệt kê Câu 4. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng cách gieo vần như thế nào? A. Vần liền B. Vần lưng C. Vần chân D. Vần hỗn hợp Câu 5. Trong bài thơ, tác giả sử dụng mấy số từ? A. 1 số từ B. 2 số từ C. 3 số từ D. 4 số từ Câu 6. Trong đoạn thơ đầu của đoạn trích trên, tác giả đã khẳng định mẹ là duy nhất qua các sự vật nào?
  6. A. bầu trời, mặt đất, ngọn đèn B. bầu trời, mặt đất, vầng trăng C. bầu trời, mặt đất, đóm lửa D. bầu trời, mặt đất, nụ cười Câu 7. Mở đầu mỗi khổ thơ trên, nhà thơ đều bắt đầu từ “Mẹ!”, điều đó có ý nghĩa gì? A. Nhắc lại đối tượng chính mà bài thơ cần biểu đạt, giúp người đọc nắm bắt dễ dàng hơn nội dung của từng đoạn thơ B. Làm nổi bật hình ảnh người mẹ trong mỗi đoạn thơ, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn tình yêu thương của mẹ đối với con C. Khẳng định vai trò của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người, đồng thời gợi nhắc đạo hiếu làm con đối với mỗi người D. Tạo tính thống nhất về chủ đề trong bài thơ, khẳng định vai trò của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người Câu 8. Có ý kiến cho rằng: Câu thơ “Một ngọn đè thắp bằng máu con tim” đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để khẳng định tình cảm yêu thương con sâu nặng, thiết tha của người mẹ. Em có đồng tình với ý kiến đó không? A. Đồng tình B. Không đồng tình Câu 9. Nêu chủ đề của đoạn thơ trên? Câu 10. Hãy chia sẻ cảm xúc về điều em thấy ấn tượng sâu sắc nhất khi đọc những dòng thơ sau: Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ… Phần II: VIẾT (6 điểm) Nêu suy nghĩ của em về bạn thân và tình bạn. ĐỀ 3 Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn”. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. (Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021) Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Theo tác giả, tại sao “Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại”?
  7. A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn. C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công Câu 3. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2? A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. B. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. Câu 4. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu: Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. A. Ẩn dụ, so sánh B. So sánh, liệt kê C. So sánh, điệp ngữ D. So sánh, nhân hoá Câu 5. Từ thành công trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào? A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước. B. Điều mình mong muốn đạt được. C. Những điều có ích cho cuộc sống. D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định. Câu 6. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào? Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì? Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố.” A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai D. Đánh dấu tên tác phẩm Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào? A. Đoàn kết là sức mạnh. B. Thất bại là mẹ thành công. C. Thất bại là thầy của chúng ta. D. Đừng sợ thất bại. Câu 9. Em có tán thành với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao? Câu 10. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của thế hệ các bạn trẻ ngày nay khi đứng trước những khó khăn và thất bại (viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu) Phần II: VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2