intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

7
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn" dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HKII - NĂM HỌC: 2022 -2023 PHẦN 1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII: I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: - Thơ, truyện hiện đại Việt Nam: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Sang thu - Hữu Thỉnh, Nói với con - Y Phương; Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê - Nội dung ôn luyện: + Tác giả, tác phẩm. + Đặc điểm nhân vật trong tác phẩm truyện. + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa văn bản, ý nghĩa nhan đề. + Những đặc sắc về nghệ thuật của truyện (ngôi kể, xây dựng nhân vật...), của thơ (hình ảnh, ngôn từ, biện pháp tu từ…). 2. Tiếng việt: - Thành phần câu: khởi ngữ, biệt lập; Phép liên kết câu. - Nghĩa tường minh và hàm ý. 3. Tập làm văn: - Viết đoạn văn nghị luận xã hội. - Viết bài văn nghị luận văn học. II. Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc hiểu (3.0 điểm): (Văn bản 2.0 điểm; tiếng Việt 1.0 điểm) - Văn bản truyện, nghị luận (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) + Phương thức biểu đạt, thể loại. + Ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề văn bản. + Nội dung, ý nghĩa văn bản. + Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản. + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. + Đặc điểm nhân vật. - Tiếng Việt: Nhận biết thành phần khởi ngữ, biệt lập, phép liên kết câu; giải đoán hàm ý. 2. Vận dụng (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận xã hội (về một hiện tượng, sự việc đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lý). 3. Vận dụng cao (5.0 điểm): Viết bài văn nghị luận văn học (về đoạn thơ, bài thơ; nhân vật trong tác phẩm truyện hoặc đoạn trích). PHẦN 2. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1
  2. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 I. Phần văn bản: Tác Tác Thể Những nét chính về TT Năm Phẩm giả loại Nội dung, ý nghĩa Nghệ thuật Lòng thành kính và niềm Giọng điệu trang trọng Viếng Viễn Thơ xúc động sâu sắc của nhà và tha thiết; nhiều hình 1 lăng Phương 1976 tám thơ đối với Bác Hồ trong ảnh ẩn dụ đẹp và gợi Bác chữ một lần từ Miền Nam ra cảm, ngôn ngữ bình dị viếng lăng Bác. cô đúc. Cảm xúc trước mùa xuân Thể thơ năm chữ, có của thiên nhiên và đất nhạc điệu trong sáng, tha Mùa Thanh Thơ nước, thể hiện ước nguyện thiết, gần với dân ca; 2 xuân Hải 1980 năm chân thành góp mùa xuân hình ảnh đẹp giản dị, nho chữ nhỏ của đời mình (của nhà những so sánh, ẩn dụ nhỏ thơ) vào cuộc đời chung. sáng tạo. Cảm nhận tinh tế của Nhịp thơ chậm, âm nhà thơ về khoảnh khắc điệu nhẹ nhàng. Hình thiên nhiên giao mùa từ ảnh thơ đẹp, đặc sắc, gợi 3 Hữu Thơ cuối hạ sang đầu thu. Cùng cảm về thời điểm giao Sang Thỉnh 1977 năm thu chữ với những suy tư về con mùa hạ - thu ở nông thôn người, cuộc đời và tình yêu vùng đồng bằng Bắc Bộ. quê hương, niềm tin yêu Từ ngữ gợi tả, gợi vào cuộc sống của nhà thơ. cảm… Tình cảm yêu thương, Giọng điệu thủ thỉ, tâm trìu mến, thiết tha, tin cậy tình tha thiết, trìu mến. Nói Y 1980 Thơ của cha mẹ dành cho con Xây dựng những hình với Phương tự do 4 và tình yêu, niềm tự hào về ảnh thơ vừa cụ thể vừa con vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt mang tính khái quát, và truyền thống quê hương. mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. Truyện ca ngợi vẻ đẹp - Sử dụng ngôi kể thứ tâm hồn (duyên dáng, nhất, người kể chuyện trẻ trung, lãng mạn, dũng cũng là một NV trong Những Lê 1971 cảm, kiên cường, gắn bó truyện. ngôi Minh Truyệ sao xa Khuê n với đồng đội…) của những - Miêu tả tâm lý NV sinh 5 xôi Ngắn cô gái thanh niên xung động, tinh tế. phong - thế hệ trẻ VN - - Giọng văn trẻ trung, trong công cuộc kháng ngôn ngữ NV mang tính chiến chống Mỹ ở Trường chất khẩu ngữ. Lời trần Sơn. thuật, đối thoại tự nhiên. II. Phần tiếng Việt: 2
  3. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 1. Thành phần khởi ngữ: Là thành phần phụ của câu, thường đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.Trước khởi ngữ thường có hoặc dễ dàng thêm vào các các quan hệ từ (với, đối với, về, còn…). 2. Bốn thành phần biệt lập: Thành phần biệt lập Công dụng Đặc điểm Được dùng để thể Thường diễn đạt bằng những từ ngữ hiện cách nhìn của như: hình như, dường như, có lẽ, có Là những bộ Tình người nói đối với sự thể, chắc chắn, thì ra, nghe đâu, nghe phận không thái việc được nói đến trong nói, có vẻ như, nhé, ạ… tham gia câu. diễn đạt Thường diễn đạt bằng những từ ngữ Được dùng để bộc lộ nghĩa miêu Cảm thể hiện ý cảm thán như: ôi, a, chao ôi, tâm lí của người nói. tả trong câu. thán trời ơi, than ôi,… Được dùng để tạo lập Thường đứng ở đầu câu; thường diễn Gọi-đáp hoặc duy trì quan hệ đạt bằng những từ ngữ: ơi, ừ, này, nè, giao tiếp. ê, vâng, dạ,… Được dùng để bổ Thành phần phụ chú thường đặt giữa sung một số chi tiết hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai Phụ chú cho nội dung chính của dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu câu. gạch ngang với một dấu phẩy. Có khi Ngoài ra còn có thành phần phụ chú còn được đặt sau những công dụng khác. dấu hai chấm. 3. Các phép liên kết câu: - Phép nối - Phép lặp từ ngữ - Phép thế - Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng . 4. Nghĩa tường minh và hàm ý: - Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. - Hai điều kiện sử dụng hàm ý đạt hiệu quả. III. Tập làm văn: 1. Nghị luận xã hội: 1.1. Nắm vững Cách làm bài văn nghị luận về: - Sự việc, hiện tượng đời sống. - Vấn đề tư tưởng, đạo lý. 1.2. Rèn luyện cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống; tư tưởng, đạo lí. Lưu ý: Đối với đoạn văn NLXH khoảng 1 trang giấy thi, học sinh phải trình bày theo đúng hình thức của một đoạn văn và nội dung thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh. - Cấu trúc đoạn văn gồm: mở đoạn- khai triển đoạn - kết thúc đoạn. 3
  4. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 - Thường có câu chủ đề mang nội dung khái quát, ngắn ngọn đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu khai triển đoạn có nhiệm vụ triển khai làm sáng tỏ chủ đề của đoạn. Câu kết thúc đoạn thường là rút ra ý nghĩa hoặc bài học nhận thức. - Đoạn văn có thể được trình bày theo các cách: diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, … 2. Nghị luận văn học: 2.1. Nắm vững Cách làm bài văn nghị luận về: - Một tác phẩm truyện (đoạn trích): chủ yếu nghị luận về đặc điểm (tính cách/ phẩm chất nhân vật). - Đoạn thơ, bài thơ. 2.2. Rèn viết bài văn hoàn chỉnh với bố cục ba phần: mở bài – thân bài – kết bài. (Cần đảm bảo đúng chức năng của từng phần) PHẦN 3. PHẦN LUYỆN TẬP Bài 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Bạn có bao giờ nghe câu nói này chưa? Rằng nếu có ai đó ôm bạn một cái thật ấm áp thì tuổi thọ của bạn sẽ được kéo dài thêm một ngày. Dĩ nhiên không có cách nào xác nhận điều ấy có phải là sự thật hay không, nhưng tôi tin rằng tất cả chúng ta đều hiểu câu nói này có ý nghĩa gì. Trong cuộc sống đầy va chạm, khi bạn bị tổn thương, người im lặng đến bên và dành cho bạn một cái ôm thật ấm áp thường sẽ khiến bạn cảm thấy được chữa lành hơn là người thích lý luận dài dòng và giảng giải tại sao cuộc sống của bạn lại khó khăn đến thế. Cái ôm nó chính là sự biểu hiện tình cảm ấm áp nhất của cả cơ thể lẫn tấm lòng, tựa như lời nhắn nhủ vỗ về dù tôi không thể chịu đau khổ thay cho bạn, nhưng tôi sẽ đứng về phía bạn, luôn bên cạnh bạn, ngay trong hoàn cảnh khó khăn này tôi cũng không rời bỏ bạn. (Đại đức Hae Min, Cái ôm ấm áp như ánh mặt trời) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 9 HKII có cùng đề tài với văn bản này. Câu 2. Trong đoạn trích người viết có ghi: “[…] tôi tin rằng tất cả chúng ta đều hiểu câu nói này có ý nghĩa gì.”. Câu nói mà người viết đề cập đến là câu nói nào và nó có ý nghĩa là gì? Câu 3. Thông điệp mà người viết muốn nhắn gửi đến mọi người là gì qua đoạn trích trên? Câu 4. Xác định thành phần khởi ngữ có ở đoạn trích trên. Câu 5. Chỉ ra ba phép liên kết câu trong đoạn trích trên. Bài 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt... Có lẽ cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình 4
  5. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”. (Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 23) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Kể tên một văn bản (có tên tác giả đi kèm) ở chương trình Ngữ văn 9 HKII có cùng phương thức biểu đạt này? Câu 2. Theo tác giả “người thực sự thất bại" là người như thế nào? Câu 3. Từ đoạn trích trên, em rút ra cho mình bài học gì? Câu 4. Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên. Câu 5. Xác định phép liên kết: một phép lặp từ, một phép thế, một phép nối có trong đoạn trích? Câu 6. Cho biết nội dung hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích là gì và nêu tác dụng của nó? Bài 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo các yêu cầu: Đóng góp một điều gì đó tốt đẹp cho đất nước cũng là một cách để bày tỏ lòng yêu nước. Điều đó hẳn nhiên rồi. Chỉ khi chúng ta yêu một ai đó, một điều nào đó, một địa danh, một chốn trở về, ta sẽ luôn muốn mang đến điều tốt đẹp cho nó. Yêu nước vốn không phải là thứ cần bày tỏ hay chứng minh. Nhưng làm sao ta có thể dạy con chúng ta yêu nước nếu như chúng ta chỉ tha về nhà những câu chuyện xấu xí đang xảy ra trên đất nước mình? … Nên những ngày này, với riêng tôi, tôi vẫn thường nói với các con về việc cả nước chung tay thế nào, giới nghệ sĩ đóng góp bao nhiêu, cả những cô gái nhỏ lớp Bốn trường Đoàn Thị Điểm góp tiền mừng tuổi mua khẩu trang trao tặng trong mùa dịch này … Đó không phải là thiện nguyện đâu. Đó là yêu nước. Người ta có thể bày tỏ lòng yêu nước bằng cả việc ngồi yên một chỗ trong mùa dịch nữa kia mà … Tôi nghĩ lúc này là dịp để chúng ta dạy con mình về lòng yêu nước sẽ giúp Việt Nam đi qua mùa dịch nhanh chóng. Thay vì bảo: đeo khẩu trang vào không ra đường lại lây bệnh, sao không là: con đeo khẩu trang là cách góp tay cùng Việt Nam chống dịch. Đi siêu thị, thay vì gom hàng thì chỉ mua vừa phải để dành cho người mua sau… Yêu nước nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như thế chứ không cần vĩ đại, lớn lao. (Hoàng Anh Tú – Báo Phụ nữ Chủ nhật ra ngày 29/3/2020) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Kể tên một văn bản khác (có kèm tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 9 HKII có cùng đề tài với đoạn trích này. Câu 2. Nêu ý nghĩa của chi tiết sau bằng một câu văn: “Chỉ khi chúng ta yêu một ai đó, một điều nào đó, một địa danh, một chốn trở về, ta sẽ luôn muốn mang đến điều tốt đẹp cho nó. Yêu nước vốn không phải là thứ cần bày tỏ hay chứng minh.” 5
  6. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 Câu 3. Ở câu in đậm của đoạn trích, xác định một thành phần khởi ngữ và một phép nối. Câu 4. Qua đoạn trích trên, người viết muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? Bài 4. Xác định thành phần câu (khởi ngữ, biệt lập - gọi tên cụ thể) có trong các ví dụ sau: 1.Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. 2 Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân. 3. - Cụ ạ - Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình – Cháu Huệ có gởi lại chìa khóa cho cụ. - Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khỏe ra nhỉ! - Dạ, con cũng thấy như hôm qua... 4. Không khéo rồi thằng con trai của anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? 5. Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo. 6. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! 7. Ừ tưởng gì…nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi được đến cầu thang. 8. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Bài 5. Trong mỗi ví dụ sau, xác định câu chứa hàm ý, nội dụng hàm ý của câu và tác dụng của việc sử dụng hàm ý? 5.1. - Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư vườn rau ở dưới Sa Pa! (Lời nói của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”). 5.2. Nhìn thấy trời kéo mây đen mà An chuẩn bị đi học, mẹ nhắc: “Trời sắp mưa rồi đấy con.” 5.3. Nhà đang phơi thóc, thấy bầu trời đen kịt, bố thúc An: “Trời sắp mưa rồi đấy con.” 5.4. Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Còn người thì ai mà chả “thèm” hở Bác? (Lời nói của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”) 5.5. Con người ta thật khó hiểu! Những gì thuộc về mình thì xem nhẹ, không biết quí, lúc nào cũng cứ sống theo kiểu cỏ bên kia đồi luôn xanh hơn. Cho nên bao người phải tiếc nuối, day dứt … Bài 6. Vận dụng cao: 1. Viết đoạn văn nghị luận ngắn: - Bàn về các sự việc, hiện tượng: Tình trạng nói dối ở tuổi teen; Tình yêu tuổi học trò; Nghiện game; Bạo lực học đường; Học đối phó; Ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh; Ý thức sử dụng mạng xã hội của tuổi học trò; Cuồng thần tượng … - Bàn về các vấn đề tư tưởng, đạo lý, lối sống sau: Ý chí, nghị lực của con người; Đức tính trung thực/ khiêm tốn; Tính tự lập; Lòng hiếu thảo; Lòng biết ơn; Tình bạn; Tình yêu thương; … 2. Viết bài văn nghị luận: 6
  7. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 - Phân tích nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê) - Phân tích bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải. - Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. - Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương. - Phân tích bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh. PHẦN 4. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO: Đề 1. Câu 1 (3,0 điểm). Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: [I] Mẹ biết không, con và em thật sự rất hạnh phúc khi được làm con của mẹ. Khi sinh em con ra thì mẹ bị bệnh. Bệnh khổ lắm phải không mẹ? Thứ ba, năm, bảy mẹ đều phải xuống bệnh viện lọc máu. Ai cũng có người chở đi, còn mẹ thì không (con biết là mẹ để ba đi kiếm tiền lo cho cả nhà). Mẹ kiên cường và mạnh mẽ lắm. Con còn nhớ hai năm trước mẹ bị vỡ mạch máu não. Bác sĩ cũng kêu là bó tay rồi nhưng mẹ đã ráng để sống tiếp tục vì mẹ thấy em còn quá nhỏ. [II] Mẹ à, mẹ thương con lắm, không muốn cho con vào Bình Dương làm đâu. Nhưng con thì muốn đi làm để mua cho mẹ gì đó bằng chính tiền của con. Khi con nghe tin mẹ nhập viện, con đã về, chạy vào tìm mẹ và nói: Mẹ ơi, con về rồi nè, mà mẹ không trả lời gì cả, tay chân cũng chẳng rục rịch – nhưng vẫn còn ấm lắm, còn mắt thì không mở, cũng chẳng chớp, miệng, mũi, ngực thì đầy dây nhợ, mẹ thở bằng máy nhưng hơi thở thì yếu lắm. Cầm tay mẹ con đã khóc mà người ta cũng chỉ cho con vào thăm 1 ngày 2 lần thôi. Trích từ Báo Tuổi trẻ ra ngày 11/9/2018 1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. Đặt nhan đề cho văn bản. 1.2. Tìm câu văn khái quát tình cảm của người con trong bức thư dành cho mẹ và viết một câu nêu ngắn gọn nhận xét của em về người mẹ trong bức thư. 1.3. Ghi tên một tác phẩm (tên tác giả đi kèm) ở chương trình Ngữ văn 9, HKII có cùng đề tài với văn bản này. 1.4. Xác định hai thành phần biệp lập khác nhau trong đoạn thứ hai của văn bản. Câu 2 (2,0 điểm). Từ văn bản trên, viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. Câu 3 (5,0 điểm). Hình ảnh nhân vật Phương Định ở đoạn trích sau: Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ. Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. (…) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom… Tôi dùng xẻng đào đất dưới quả bom. Đất rắn. (…) Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy 7
  8. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy sinh động và nhẹ nhàng , đè lên nhũng con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom… Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần hai? … (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) Đề 2. Câu 1 (3,0 điểm): Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: [I]. Trước con số khoảng 100 người chết mỗi ngày do dịch COVID-19 gây ra ở Trung Quốc, giới truyền thông và dư luận đã dừng lại trước cái chết của những bác sĩ, nhân viên y tế - những người trực tiếp tham gia chống dịch, cứu người kể từ khi nó bùng phát cho đến nay. [II]. (…) Trong suốt những ngày dịch COVID-19 ảnh hưởng tới Việt Nam, các bác sĩ trong cả nước cũng đã căng mình điều trị cho các bệnh nhân. Bước đầu, Việt Nam đã có những biện pháp cách ly, ngăn ngừa và trị liệu hiệu quả. Sắp có 2 địa phương là Khánh Hòa, Thanh Hóa công bố hết dịch. Tin vui đó có sự nỗ lực to lớn của ngành y (…). [III]. Những ngày tháng 2, ở nước ta có một ngày vinh danh người thầy thuốc: 27-2, Ngày thầy thuốc Việt Nam. Cần nói một lời cảm ơn về tất cả những sự hi sinh cho con người, dù họ mang quốc tịch nào. Cũng cần nói thêm nhiều lời cảm ơn với những người thầy thuốc có tâm với nghề, cống hiến trí tuệ của mình cho con người, không chỉ riêng 27-2, hay tháng 2 mới nhớ, mới tri ân. [IV]. Thực ra, biết ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn. Đó cũng là cách thừa nhận người khác, nghề khác trong tương quan với cuộc đời… (Trích “Tận lực cho đời” - Lưu Đình Long ở Báo Tuổi trẻ ra ngày 20/2/2020) 1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Kể tên một văn bản (có tên tác giả đi kèm) ở chương trình Ngữ văn 9 HKII có cùng phương thức biểu đạt này? 1.2. Ở đoạn văn thứ ba, thông điệp sâu sắc người viết muốn gửi đến chúng ta là gì? 1.3. Tìm và gọi tên cụ thể một thành phần biệt lập có ở đoạn văn thứ nhất. 1.4. Xác định một phép thế ở đoạn văn thứ hai. Câu 2 (2.0 điểm). Ở đoạn trích trên (phần “Đọc-hiểu), người viết đã nêu ý kiến của mình: “Biết ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn.” Viết đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3 (5.0 điểm). “Mùa xuân nho nhỏ” không chỉ hấp dẫn bạn đọc ở khung cảnh mùa xuân thơ mộng nơi xứ Huế mà còn ở khát vọng cống hiến cháy bỏng, dạt dào của nhà thơ”. Phân tích hai khổ thơ sau làm sáng tỏ nhận định trên. 8
  9. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Đề 3. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong học tập học sinh có xu hướng “học vẹt”, tức là học một cách máy móc những gì thầy cô đọc cho ghi chép mà không cần hiểu bài học muốn nói gì, vì sao kiến thức đó đúng, học bài thì không đọc tiêu đề, cứ học ào ào như một cái máy,… Nếu học sinh gặp một câu hỏi nằm ngoài những gì đã được nghe, được ghi chép, chúng cảm thấy bối rối, khó khăn, không thể tự suy nghĩ mà tìm ra câu trả lời. Ta cũng nhận ra rằng sự sáng tạo của học sinh ngày nay kém các thế hệ trước rất nhiều. Trong gia đình, những đứa con càng ngày càng thiếu ý thức về giá trị của đồng tiền và công sức lao động, ít giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà dù đó chỉ là việc tự dọn dẹp phòng mình: Nhiều bạn trẻ thích xài tiền nhưng không nghĩ tiền này do đâu mà có, thức ăn mỗi ngày do ai nấu, nhà cửa - chén đĩa sạch sẽ do ai rửa dọn mỗi ngày, quần áo mình mặc do ai giặt ủi,…? Nhiều lúc chúng còn trách móc cha mẹ không làm giùm chúng những việc mà đáng lẽ ra chúng phải tự làm tự chịu trách nhiệm như mang đầy đủ đồ dùng cá nhân khi đi học hoặc đi du lịch, tự thức dậy đúng giờ, tự lực học tập theo thời khóa biểu,… Một số trẻ lại thiếu khả năng giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, trở nên nhút nhát rụt rè khi tiếp xúc với người lạ, hoặc nói năng thiếu lễ phép, hoặc quá dạn dĩ trở nên trơ tráo thiếu tôn trọng người khác, nét mặt thì vênh váo coi trời bằng vung,… Khi đến tuổi tự lập cần tách khỏi gia đình, nhiều người sẽ cảm thấy hụt hẫng chới với thiếu tự tin vào bản thân khi bước vào đời. Họ dần trở nên mất phương hướng khi cuộc sống thay đổi, khó thích nghi khi gặp tình huống bất ngờ. Hiện nay có nhiều người đỗ đạt cao có thể có bằng thạc sĩ nhưng thiếu bản lĩnh đương đầu với khó khăn không thành công trong cuộc sống. Hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau. (Theo “Căn bệnh ỷ lại của giới trẻ”, nguồn Internet) Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, tác hại ghê gớm của căn bệnh ỷ lại đối với giới trẻ thời nay là gì? (Yêu cầu: Chỉ cần nêu 02 tác hại của căn bệnh ỷ lại). Câu 3 (1.0 điểm). Em có đồng ý với ý kiến: “Hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau” không? Tại sao? 9
  10. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 Câu 4 (1.0 điểm). Xác định 1 phép lặp và 1 phép thế trong văn bản trên. II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm): Câu 1 (2.0 điểm). Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi: “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”. Viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về vai trò của một trong hai nội dung trên. Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài “Nói với con” của Y Phương: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục) Đề 4. Câu 1 (3.0 điểm). Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất giúp bạn nhận ra giá trị của chính mình. Nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng bạn, hãy tha thứ cho họ bởi vì chính họ đã giúp bạn nhận ra được ý nghĩa của sự chân thật và hơn nữa, bạn biết mở tâm hồn với ai đó. Nhưng nếu có ai đó yêu thương bạn chân thành, hãy yêu thương họ vô điều kiện, không phải đơn thuần là họ đã yêu bạn mà mà họ đang dạy bạn cách để yêu. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc những cái mà sau này bạn có cơ hội để trải qua nữa. Tiếp xúc với những người bạn chưa từng nói chuyện và biết lắng nghe. Hãy để trái tim biết yêu thương người khác. Bầu trời cao vời vợi vì thế hãy ngẩng đầu nhìn lên, tự tin vào bản thân. Hãy lắng nghe nhịp đập của trái tim mình: “Bạn là một cá nhân tuyệt vời. Tự tin lên và trân trọng bản thân, vì nếu bạn không tin thì ai làm điều ấy? (Trích “Sống đẹp”, Xitrum) 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 1.2. Theo tác giả, tại sao: “Nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng bạn, hãy tha thứ cho họ”? 1.3. Em nhận được những lời khuyên bổ ích nào về cách sống từ đoạn trích trên? 1.4. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất giúp bạn nhận ra giá trị của chính mình. 10
  11. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 Câu 2 (2.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lòng yêu thương. Câu 3 (5.0 điểm). Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ điều cha muốn nói với con: Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình, quê hương. Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng (Trích “Nói với con”, Y Phương) Đề 5. Câu 1 (3.0 điểm). Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: [I] Nhân kỉ niệm ngày Hội chứng Down thế giới, hãng đồ chơi Lottie Dolls ở Ireland đã tạo ra một mẫu búp bê lấy cảm hứng từ một bé gái sáu tuổi tên Rosie, ở hạt Wiltshire, Anh. [II] Con búp bê được đặt tên “Rosie Boo” theo tên Rosie, một cô bé mắc hội chứng Down. Trong bài giới thiệu mẫu búp bê mới, công ty đã đăng loạt ảnh Rosie đang chơi đùa với con búp bê lấy cảm hứng từ chính cô bé. [III] Ông Lan Harkin, người đồng sáng lập Lottie Dolls, quyết định sản xuất mẫu búp bê này khi cha mẹ của Rosie gây chú ý hồi năm ngoái với việc xây dựng một ngôi nhà trên cây bên trong khu vườn của họ giống hệt phiên bản đồ chơi của Lottie Dolls. [IV] (…) Mẫu búp bê Rosie Boo ra mắt vào ngày 21/3. Mỗi con búp bê được bán với giá 22,99 bảng Anh. Số tiền thu được từ việc bán mẫu búp bê này sẽ được chuyển đến quỹ từ thiện Andover Twenty của tổ chức hội chứng Down tại địa phương. [V] “Chúng tôi hiểu rằng thông qua việc chơi đồ chơi, trẻ em sẽ phát triển sự đồng cảm trước những người khác biệt so với mình. Thêm vào đó, những trẻ sinh ra với sự khác biệt sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn khi biết rằng có những con búp bê giống mình. Một điều quan trọng không kém là tất cả trẻ em sẽ có một hộp đồ chơi đa dạng” – ông Harkin nói. (Báo Phụ nữ Chủ nhật ra ngày 28.3.2021) 1.1. Đặt nhan đề cho văn bản trên. Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả) ở chương trình Ngữ văn 9, học kì 2 có cùng phương thức biểu đạt chính với văn bản này? 1.2. Dựa vào văn bản, cho biết con búp bê “Rosie Boo” được tạo ra từ nguồn cảm hứng nào và với mục đích gì? 11
  12. Trường THCS Long Toàn – Nhóm Ngữ văn 9 1.3. Ở đoạn văn thứ [III] của văn bản, xác định một thành phần biệt lập và một phép liên kết câu. Câu 2 (2.0 điểm). Ở văn bản trên (câu 1), từ mục đích sản xuất ra mẫu búp bê “Rosie Boo”, nhà sản xuất muốn truyền tải đến người đọc thông điệp: đồng cảm với những người khác biệt so với mình. Viết đoạn văn khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của em về thông điệp trên. Câu 3 (5.0 điểm). Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của thi nhân về khoảnh khắc thiên nhiên giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Phân tích hai khổ thơ sau làm sáng rõ nhận xét trên. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu – Hữu Thỉnh) - HẾT - 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1