intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II" sau đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II

  1. TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II Tổ Văn- Sử NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 Phần I: Văn bản 1. Yêu cầu * HS nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả: - Tên,tuổi - Quê quán - Sự nghiệp sángtác - Vị trí trong nền văn học - Phong cách sángtác - Đề tài - Tác phẩm tiêubiểu. * HS nắm được những kiến thức cơ bản về tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, xuất xứ - Thể loại, bố cục - Chủ đề - Nhan đề - Phương thức biểuđạt, - Mạch cảm xúc ( tác phẩm thơ) - Tóm tắt, tình huống truyện, nhân vật… - Nội dung và nghệ thuật cơ bản của từng tácphẩm. 2. Bảng khái quát kiến thức: Tác phẩm- Thể Phương Giá trị nội dung Giá trị nghệ tác giả loại thức thuật biểu đạt Mùa xuân Thơ Biểu cảm - Thể thơ năm chữ, nho nhỏ- năm chữ kết hợpBài thơ “Mùa xuân nhogần với các làn điệu Thanh Hải với miêunhỏ” là tiếng lòng thadân ca. (1980) tả và nghịthiếtyêu mến và gắn bó với- Bài thơ giàu nhạc luận. đất nước, với cuộc đời; thểđiệu, với âm hưởng hiện ước nguyện chânnhẹ nhàng, tha thiết. thànhcủa nhà thơ được cống- Kết hợp những hình hiến cho đất nước; góp mộtảnh tự nhiên, giản dị, “mùa xuân nhonhỏ” củatừ thiên nhiênvới mình vào mùa xuân lớn của những hình ảnh giàu ý dân tộc. nghĩa biểu tượng, khái quát. - Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùaxuân với các phép tu từ đặc sắc.
  2. Viếng lăng Thơ tám Biểu Giọng điệu trang trọng Bác- Viễn chữ cảm Niềm thành kính và lòngtha thiết, nhiều hình Phương kết xúc động sâu sắc của nhàảnh ẩn dụ đẹp, gợi (1976) hợp thơ đối với Bác Hồ trongcảm, ngôn ngữ bình dị. với một lần từ Miền Nam ra viếng lăng Bác. - Thể thơ 8 chữ, xen miêu tả, tự lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịpthơ sự. chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúcsâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mongước. - Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng vừa quen thuộc,vừa gần gũi vớihình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm. Sang thu- Thơ 5 Biểu cảmNhững biến chuyển củaThiên nhiên được gợi Hữu thỉnh chữ kết hợpthiên nhiên lúc giao mùa từtả bằng nhiều cảm giác ( 1977) miêu tả hạ sang thu qua sự cảmtinh nhạy, ngôn ngữ nhận tinh tế của nhà thơchính xác, gợi cảm. Hữu Thỉnh và những suySáng tạo trong việc sử ngẫm sâu sắc mang tínhdụng từ ngữ, các phép chiết lí về con người vàtu từ nhân hóa, ẩn cuộc đời của tác giả lúcdụ…. sang thu. Nói với con – Thơtự Biểu cảmBài thơ thể hiện tình cảm Thể thơ tự do Y Phương do kết hợpgia đình ấm cúng, ca ngợiNhịp điệu lúc nhẹ (1980) với tự sự,truyềnthống cần cù, sứcnhàng bay bổng, khi miêu tả sống mạnh mẽ của quêkhúc chiết rành rọt, lúc hương và dân tộc. Giúp tamạnh mẽ âm vang -> hiểuthêm về sức sống và vẻlời khuyên của cha đẹp tâm hồn của một dânthấm sâu vào con. tộc miền núi, gợi nhắc tìnhHình ảnh thơ độc đáo, cảmgắn bó với truyền thống,ngôn ngữ cụ thể mà với quê hương và ý chígiàu tính khái quát, vươn lên trong cuộc sống. bao hàm nhiều ý nghĩa sâu xa
  3. Những ngôi Truyện Tự sự kếtTruyện "Nhữngngôi sao xa- Lựa chọn ngôi kể sao xa xôi- ngắn hợp miêuxôi" của Lê Minh Khuê đãphù hợp, cách kể Lê Minh tả, biểulàm nổi bật tâm hồn trongchuyện tự nhiên. Khuê ( 1971) cảm sáng,mơ mộng, tinh thần- Nghệ thuật xây dựng dũng cảm, cuộc sống chiếnnhân vật, nhất là miêu đấu đầy gian khổ, hi sinh tả tâm lí. nhưngrất hồn nhiên, lạc- Ngôn ngữ giản dị, quan của những cô gáiđậm chất trữtình. thanh niên xung phong trên- Câu văn ngắn, nhịp tuyến đườngTrường Sơn.điệu dồn dập, gợi Đó chính là hình ảnh đẹp,không khí tiêu biểu về thế hệ trẻ Việtchiếntrường. Nam trongthời kì kháng chiến chống Mĩ. Phần II .Tiếng Việt 1. Các đơn vị kiến thức cơbản - Cácphéptutừ từ vựng: sosánh,ẩndụ,nhânhoá,hoándụ,nóiquá,nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơichữ… - Khởi ngữ - Nghĩa tường minh, hàm ý - Các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn (Phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng) - Các thành phần biệt lập. 2. Yêu cầu về kiến thức, kĩnăng. - HS nắm vững khái niệm, cách sử dụng của các đơn vị kiến thức cơ bảntrên. - Nhận diện và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong ngữliệu. Phần III. Tập làm văn Dạng 1: Viết đoạn văn 1. Viết đoạn văn về các chủ đề:Sử dụng điện thoại Smatphone, trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước. 2. Các yêu cầu về đoạn văn: Triển khai đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp Dạng 2: Viết bài văn: Cảm thụ bài thơ, đoạn thơ. 1. Mùa xuân nho nhỏ 2. Nói với con KIẾN THỨC CƠ BẢN MÙA XUÂN NHO NHỎ –Thanh Hải 1. Nội dung: - Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ chính là tiếng lòng tha thiết, yêu mến, gắn bó với đất nước với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ mong muốn góp một mùa xuân nho nhỏ của riêng mình, ước nguyện dâng hiến của tác giả vào mùa xuân lớn của dân tộc. 2.Nghệ thuật : Thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang. Ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm súc và hình tượng. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, song hành đối xứng, các điệp ngữ... được vận dụng sắc sảo, tài hoa. * Ý nghĩa nhan đề
  4. -“Mùa xuân nho nhỏ” mang ẩn dụ sáng tạo, giàu ý nghĩa góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm, cùng ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời. + Mùa xuân: mang nghĩa thực, chỉ mùa khởi đầu của năm, đây là mùa của sự sinh sôi, phát triển. + Mùa xuân còn mang ý nghĩa ẩn dụ khi chỉ những thứ đẹp, tinh túy nhất của sự sống và cuộc đời mỗi người, tuổi trẻ, trí tuệ và nhiệt huyết, thể hiện sự khiêm nhường, chân thành trong nguyện ước giản dị và tha thiết được cống hiến sức của mình vào những điều tốt đẹp của đất nước. * Mạch cảm xúc :được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng, nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “một mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. * Nội dung cụ thể: Khổ 1:Bài thơ được bắt đầu bằng những xúc cảm trong trẻo, hồn nhiên của nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên xứ Huế: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chim mà vang trời” -Nghệ thuật đảo ngữ đưa động từ “mọc” lên ở phía đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tràn đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân của đất trời. -Màu xanh của nước hài hoà với màu tím biếc của bông hoa tạo nên một nét chấm phá nhẹ nhàng mà sống động, đem lại một vẻ đẹp tự nhiên, một màu sắc đặc trưng của xứ Huế. - Tiếng hót của chim chiền chiện mở ra một không gian cao vời, trong trẻo. Và cũng bởi tiếng chim lảnh lót đó vang lên làm xao động cả đất trời -Thán từ “Ơi” và lời hỏi “hót chi”, diễn tả cảm xúc vui say đến ngỡ ngàng trước một mùa xuân tươi đẹp -Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bỗng bồi hồi, xúc động: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” ->phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -Bức tranh mùa xuân thiên nhiên có ba nét phác hoạ. Tất cả không gian đều rạo rực, xao động trước làn âm thanh tươi vui ấy. Khổ 2 Từ mùa xuân đất trời rất tự nhiên nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước: “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ” -Các điệp ngữ “mùa xuân”, “ lộc”, “người” như trải rộng khung cảnh hiện thực khi gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân. -Hình ảnh sóng đôi đẹpnhư hai vế của câu đối mừng xuân để nói về hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Đó là người chiến sĩ và người lao động – bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, quê hương.
  5. -Từ “lộc” được dùng với hai lớp nghĩa : tả thực chồi non, nhành biếc và ẩn dụ cho sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, thành quả tốt đẹp là mùa xuân. “Lộc” trên cành lá ngụy trang theo bước chân người cầm súng ra trận,“lộc” trải dài trên những nương mạ theo bàn tay người ra đồng. Và họ đã làm nên cái giai điệu chính của bản hợp xướng mùa xuân, tạo nhịp điệu hối hả, hào hùng: “Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao” - Phép so sánh “tất cả như”, từ láy “hối hả” “xôn xao” mang tính gợi hình cao, nó gợi lên hình ảnh mọi người đang say sưa, khẩn thương, tấp nập trong công việc, trong tư thế làm chủ đất nước của con người. *Khổ thơ 3: Những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân: “Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” -Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách "vất vả và gian lao". -Câu thơ "Đất nước như vì sao" là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. “Sao” là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Khổ 4: Sau lời suy tư là điều tâm niệm của Thanh Hải, khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời.Trước hết là lời nguyện cầu được hóa thân: “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.” -Điệp từ “ta làm” được lặp lại hai lần kết hợp với biện pháp lặp cấu trúc ngữ pháp khiến cho nhịp thơ vừa uyển chuyển, nhịp nhàng vừa mạnh mẽ diễn tả rõ nét khát khao cống hiến mãnh liệt. -Tác giả muốn hóa thân thành "con chim" để góp tiếng ca cho đời, để đem lại niềm vui cho mọi người; muốn hóa thân thành "cành hoa" để tô điểm, tô sắc cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước và muốn "nhập vào hòa ca" để góp một tiếng nhạc hay cho mai sau ; mong muốn trở thành “ một nốt trầm » không ồn ào, mà lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. - Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung cho mọi người, cho dân tộc, cho đất nước. Khổ 5: Khát vọng, ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác: "Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc" -Lời thơ như tâm tình thiết tha. Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến. -Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.
  6. -Lời thơ rắn rỏi . Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Hình ảnh hoán dụ "tuổi hai mươi", và "khi tóc bạc" là ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già. -Điệp ngữ "dù là" nhắc lại hai lần như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước. Khổ 6 Những câu thơ cuối cùng mang đậm dấu ấn của những làn điệu dân ca trữ tình xứ Huế. Nó như tiếng tâm tình, thủ thỉ, như tiếng lòng sâu lắng thiết tha, nồng đậm nghĩa tình: “Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế”. -“Nam ai” và “Nam bình” là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy trăm năm nay. Phách tiền là một nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục. Câu thơ "Mùa xuân ta xin hát" diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Đó là "ngàn dặm mình", "ngàn dặm tình" đối với non nước và xứ Huế quê mẹ thân thương! -Có lẽtrong những ngày cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Bởi lẽ trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội. - Có thể nói, Thanh Hải đã góp cho vườn thơ Việt một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang. Ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm súc và hình tượng. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ song hành đối xứng, các điệp ngữ... được vận dụng sắc sảo, tài hoa. Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương được Thanh Hải diễn tả một cách sâu sắc, cảm động. Bài thơ NÓI VỚI CON – Y Phương I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. - Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng,cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miềnnúi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn. - Nhà thơ tâm sự: “Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn… Bài thơ là lời tâm sự của tôi vớiđứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con, còn là tâm sự với chính mình. Nguyên dothì nhiều, nhưng lí do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa”.
  7. -> Từ hiện thức khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này để tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này. Mạch cảm xúc: Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào, niềm tin về sức sống bền bỉ của quê hương. Bài thơ đi từ tình cảm gia đình, mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Nội dung cụ thể: 1. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng, điều đầy tiên người cha muốn nói đó là tình cảm gia đình tình yêu thương vô bờ bếnmà cha mẹ dành cho con– tình gia đình: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười. + Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại,tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: “chân phải” – “chân trái”, rồi “mộtbước” – “hai bước”, rồi lại “tiếng nói” – “tiếng cười”…. + Bằng những hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ kết hợp với nétđộc đáo trong tư duy, cách diễn đạt của người miền núi, bốn câu thơ mở ra khungcảnh một gia đình ấm cúng, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười. + Lời thơ gợi vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh em bé đangchập chững tập đi, đang bi bô tập nói, lúc thì sa vào lòng mẹ, lúc thì níu lấytay cha. + Ta có thể hình dung được gương mặt tràn ngập tình yêuthương, ánh mắt long lanh rạng rỡ cùng với vòng tay dang rộng của cha mẹ đưa rađón đứa con vào lòng. + Từng câu, từng chữ đều toát lên niềm tự hào và hạnh phúctràn đầy.Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói”, “tiếng cười” của cha, củamẹ.Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ đón nhận, chăm chút mừngvui. Trong tình yêu thương, trong sự nâng niu của cha mẹ, con lớn khôn từngngày. -> Tình cha mẹ - con cái thiêng liêng, sâu kín, mối dâyràng buộc, gắn kết gia đình bền chặt đã được hình thành từ những giây phút hạnhphúc bình dị, đáng nhớ ấy. Lời thơ ngay từ đầu đã chạm đến sợi dâytình cảm gia đình sâu kín của mỗi con người nên tạo được sự đồng cảm, rung độngsâu sắc đến độc giả. - Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người được Y Phương nóiđến không chỉ là gia đình mà còn là quê hương, là thiên nhiên tươi đẹp và thấmđượm nghĩa tình. Như bầu sữa tinh thần thứ hai, quê hương với cuộc sống lao động, với thiên nhiên tươi đẹp, tình nghĩa đã nuôi dưỡng, sẻ chia giúp cho contrưởng thành. Đó là: Người đồng mình yêulắm, con ơi! Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát. + Quê hương hiện ra qua hình ảnh của người đồng mình. Nóivới con về những “người đồng mình”, nhà thơ như đang giới thiệu ân cần đây lànhững người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương. -> Cách gọi như thế, cùng với hô ngữ “con ơi” khiến lờithơ trở nên tha thiết, trìu mến. + Người đồng mình là những con người đáng yêu, đáng quý:“Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”. Cuộc sống lao động cần cù và tươivui của họ được gợi ra qua những hình ảnh thật đẹp! Những nan nứa,nan tre dưới bàn tay tài hoa của người quê mình đã trở thành “nan hoa”. Váchnhà không chỉ ken bằng tre, gỗ mà còn được ken bằng những câu hát si, hát lượn.
  8. + Các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả chính xác động tác khéo léo trong lao động vừa gợi sự gắn bó, quấn quýt của những con người quêhương trong cuộc sống lao động. -> Cái “yêu lắm” của “người đồng mình” là gì nếu khôngphải là cốt cách tài hoa, là tinh thần vui sống? Phải chăng, ẩn chứa bên trongcái dáng vẻ thô mộc là một tâm hồn phong phú, lãng mạn biết bao? + Quê hương với những con người tài hoa, tâm hồn lãng mạn,cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình: “Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng.” Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi ngườicó thể gắn nó với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạtngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào ngàn, giọngnguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng….. Nhưng Y Phương chỉ chọn mộthình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấycó sức gợi rất lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hoa trong “Nói vớicon” có thể là hoa thực - như một đặc điểm của rừng - và khi đặt trong mạch củabài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó. Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương. Đó cũng chính làmột nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiếtchảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con đường cho những tấm lòng”. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiênnhiên đem đến cho con người những thứ cần để lớn, giành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất.Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn vàlối sống. -> Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ“cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình”. Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm. - Sung sướng ôm con thơ vào lòng, người cha nói với con vềkỉ niệm có tính chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình: Cha mẹ mãi nhớ về ngàycưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. => Mạch thơ có sựđan xen, mở rộng: từ tình cảm gia đình mà nói tới quê hương. => Đoạn thơ vừa làmột lời tâm tình ấm áp, vừa là một lời dặn dò đầy tin cậy của người cha traogửi tới con. => Bằng những hìnhảnh thơ đẹp,giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miềnnúi, người cha muốn nói với con rằng:vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình,nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản- đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn,là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con hãy khắc ghi điều đó. 2. Đức tính tốtđẹp của người đồng mình. Trong cái ngọt ngào của kỉ niệm về gia đình và quê hương,người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồngmình. a. Người đồng mìnhbiết lo toan và giàu mơ ước ( Giàu ý chí, nghị lực ). - Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tàihoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơước: “Người đồng mình thươnglắm con ơi! Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chi lớn.”
  9. + Nếu trên kia “ yêu lắm con ơi”– yêu cuộc sống vui tươibình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thìđến đây người cha nói “thương lắm con ơi”– bởi sau từ “thương” đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quêhương -> Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thửthách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua. + Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đãlấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí conngười. + Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơcho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ. => Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiềunỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ýchí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc. b. Người đồng mìnhdù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cộinguồn. Sống trên đá không chêđá gập gềnh Sống trong thung khôngchê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc + Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc. + Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơgợi bao nỗi vất vả, lam lũ. -> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấntượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương. + Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùnghình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn vềvật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mìnhchấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vấtvả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượtqua tất cả. + Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồnvà ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâmhồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họtrong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tinyêu con người. c. Người đồng mìnhcó ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc: - Phẩm chất của người của con người quê hương còn được ngườicha ca ngợi qua cách nói đối lập tươngphản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúngvới người miền núi: Người đồng mình thô sơda thịt Chẳng mấy ai nhỏ béđâu con + Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình. + Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói bằng hình ảnh cụ thểcủa bà con dân tộc Tày, ngợi ca nhữngcon người mộc mạc, giản dị, chất phác, thật thà, chịu thương, chịu khó. + Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, củanghị lực, cốt cách và niềm tin.
  10. -> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồngmình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưngkhông hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương: - Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làmphong tục. + Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ývị sâu xa. + Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừamang tính tả thực ( chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi),vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. + Người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sứclao động đã xây dựng và làm đẹp giàu cho quê hương, xây dựng để nâng tầm quêhương. + Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với phong tục tập quánnâng đỡ những con người có chí khí và niềm tin. -> Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ýthức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của ngườiđồng mình. - Khép lại đoạn thơ bằng âm hưởng của một lời nhắn nhủ trìumến với biết bao niềm tin hi vọng của người cha đặt vào đứa con yêu: Con ơi tuy thô sơ dathịt Lên đường Không bao giờ nhỏ béđược Nghe con. + Ý thơ “Tuy thô sơ da thịt” và “không bao giờ nhỏ bé” đượclặp lại với bốn câu thơ trước đó càng trở nên da diết, khắc sâu trong lòng convề những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”. Nhưng hai tiếng“Lên đường” cho thấy người con đã lớn khôn và tạm biệt gia đình – quê hương đểbước vào một trang đời mới. + Trong hành trang của người con mang theo khi “lên đường”có một thứ quí giá hơn mọi thứ trên đời, đó là ý chí, nghị lực, truyền thốngquê hương. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hivọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời,tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương. + Hai tiếng “Nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tìnhyêu thương vô bờ bến của cha dành cho con. Câu thơ còn gợi ra một cảnh tượngcảm động đang diễn ra lúc chia li: cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoa đầu con vàngười con ngoan ngoãn cúi đầu lắng nghe lời cha dặn. => Ca ngợi nhữngđức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quêhương, phải giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông từ bao đời để lại. Hơnnữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình. => Người cha muốncon hiểu và cảm thông với cuộc sống khó khăn của quê hương, tự hào về truyềnthống quê hương, tự hào về dân tộc để vững bước trên con đường đời, để tự tintrong cuộc sống. => Người cha trongbài thơ của Y Phương đã vun đắp cho con một hành trang quí vào đời. Nếu mẹ làbông hoa cho con cài lên ngực thì cha là cánh chim cho con bay thật xa. Nếu mẹcho con những lời ngọt ngào yêu thương vỗ về thì cha cho con tinh thần ý chínghị lực, ước mơ khát vọng, lối sống cao đẹp. => Giọng thơ thiếttha, trìu mến nhưng lại trang nghiêm. Các hình ảnh thơ cụ thể mà có tính kháiquát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. => Đoạn thơ chứachan ý nghĩa,mộc mạc, đằm thắm mà sâu sắc. Nó tựa như một khúc ca nhẹ nhàng màâm vang. Lời thơ tâm tình của người cha sẽ là hành trang đi theo con suốt
  11. cuộcđời và có lẽ mãi mãi là bài học bổ ích cho các bạn trẻ - bài học về niềm tin,nghị lực,ý chí vươn lên. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Thể thơ tự do. - Bài thơ giản dị,với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ýnghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm. - Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọngđiệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con 2. Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyềnthống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểuthêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảmgắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống, “Nói với con”, Y Phương không chỉ sắp xếp hành trang choriêng đứa con yêu quí của mình, mà cũng là hành trang ông muốn trao gửi cho tất cả những ai đang bước đi trên đường đời. D.CẤU TRÚC ĐỀ:Tự luận 100% I. Phần 1: Đọc – hiểu văn bản: 3 điểm - Ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa - Nội dung: + Đoạn văn bản gắn với đặc trưng thể loại: thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật chính, nội dung đoạn văn bản, thông điệp rút ra, ý nghĩa của chi tiết, tình huống truyện. (Mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp) + Tiếng Việt: Các kiến thức tiếng Việt đã học: các biện pháp tu từ, khởi ngữ, các .phép liên kết câu, liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh, hàm ý, các thành phần biệt lập(Mức độ: nhận biết, hiểu được tác dụng của các đơn vị kiến thức ) II. Phần 2: Làm văn: 7 điểm 1. Viết đoạn văn khoảng từ 9-10 câu: 2 điểm + Nội dung: Trình bày suy nghĩ về các vấn đề….. + Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 2.Viết bài văn cảm nhận về bài thơ, khổ thơ: 5 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2