intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão

  1. TRƯỜNG THPT AN LÃO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022- 2023 KHỐI LỚP 12 I.NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHỦ ĐỀ 1: SINH THÁI HỌC CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ - Môi trường sống gồm các loại môi trường + Trong đất: Ví dụ môi trường của giun đất; dế; mối…… + Trên cạn: ví dụ môi trường của thú; chim; cây thân gỗ…… + Sinh vật: ví dụ môi trường của sán lá gan, giun đũa, cây tầm gửi; cây tơ hồng…… + Trong nước: ví dụ môi trường của cá, tôm, cua , thực vật thủy sinh, tảo…… - Các mối quan hệ trong quần thể + Quan hệ hỗ trợ: Tập hợp theo nhóm, đàn  tăng hiệu quả hỗ trợ trong sinh sản , chống bất lợi Ví dụ: nối rễ ở thông; chó rừng kiếm ăn theo đàn + Quan hệ cạnh tranh: giành nhau nguồn sống; Xảy ra khi mật độ cá thể tăng, nguồn sống giảm; có tác dụng điều chỉnh mật độ phù hợp nguồn sống Ví dụ: những con bò giành nhau đám cỏ non; tự tỉa thưa ở thực vật; Cá mập con ăn trứng cá mập - Các đặc trưng cơ bản của quần thể + Tỉ lệ giới tính: Phụ thuộc các yếu tố như nhiệt độ ( kiến nâu) ; dinh dưỡng ( thiên nam tinh); Tập tính ( Muỗi); tử vong sau mùa sinh sản ( ngỗng)….. + Cấu trúc tuổi: Nhận biết các loại tháp tuổi dựa vào hình ảnh và tương quan giữa tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh và tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản Phân biệt tuổi sinh lí ( có thể đạt được ) với tuổi sinh thái ( tuổi thực tế sống) + Kiểu phân bố : Nhóm ( nguồn sống không đềuTác dụng tăng hỗ trợ); Đồng đều ( nguồn sống đồng đều nhưng có cạnh tranh Tác dụng giảm cạnh tranh); Ngẫu nhiên( nguồn sống đồng đều và không có cạnh tranh tác dụng khai thác triệt để nguồn sống) + Phân biệt mật độ và kích thước về khái niệm và ví dụ -Biến động số lượng cá thể của quần thể: Tìm hiểu các ví dụ về biến động có chu kì và biến động không có chu kì ở trong sách giáo khoa bài 39) CHỦ ĐỀ 2: QUẦN XÃ SINH VẬT - Nhận biết tổ chức sống là quần xã qua ví dụ ( Không có tên loài sinh vật cụ thể) ví dụ : ao cá; đồi trọc; rừng rậm, sa van……….. -Các mối quan hệ trong quần xã +Quan hệ hỗ trợ gồm Cộng sinh: hai bên có lợi; không thể thay thế. Ví dụ quan hệ của trùng roi và ruột mối; Vi khuẩn nốt sần và cây họ đậu; hải quỳ và cua biển…. Hợp tác: Hai bên có lợi và có thể thay thế. Ví dụ quan hệ giữa chim sáo với các loài vật gia súc; động vật với một số loài cây ăn qủa, có hoa…… Hội sinh: 1 bên có lợi còn một bên không lợi cũng không hại . Ví dụ phong lan với cây thân gỗ; cá nhỏ với cá lớn….. + Quan hệ đối kháng gồm Ức chế cảm nhiễm: 1 bên bị hại; 1 bên không lợi cũng không hại. Ví dụ tảo giáp với tôm cá; nấm penicilin với vi khuẩn; tỏi với vi khuẩn…. Kí sinh vật chủ: giun đũa, sán lá gan- động vật; tầm gửi- cây thân gổ; dây tơ hồng – cây bụi Sinh vật này ăn sinh vật khác Cạnh tranh khác loài Điểm khác cơ bản nhất giữa hỗ trợ và đối kháng: Hỗ trợ không bên nào bị hại còn đối kháng luôn có ít nhất 1 bên bị hại -Diễn thế sinh thái:
  2. +Nêu khái niệm; đặc điểm mỗi loại diễn thế nguyên sinh và thứ sinh +Nguyên nhân bên ngoài: khí hậu; tác động của con người; nguyên nhân bên trong là cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã CHỦ ĐỀ 3: HỆ SINH THÁI VÀ SINH QUYỂN -Cấu trúc hệ sinh thái: + Thành phân vô sinh ( sinh cảnh): Các yếu tố vật lí, hóa học, khí hậu; thổ nhưỡng + Thành phần hữu sinh: Sinh vật sản xuất ( thực vật; tảo; vi khuẩn lam) vai trò đưa vật chất từ môi trường vào quần xã tạo nguồn sống qua quang hợp; Sinh vật tiêu thụ ( động vật ăn sinh vật khác); Sinh vật phân giải ( vi sinh vật, nấm, động vật phân giải): Đưa vật chất từ quần xã trả lại môi trường -Các kiểu hệ sinh thái + Hệ sinh thái tự nhiên: Nguồn vật chất và năng lượng từ tự nhiên; độ đa dạng, tính thích nghi, tính ổn định cao nhưng năng xuất sinh học thấp + Hệ sinh thái nhân tạo: Nguồn vật chất và năng lượng ngoài từ tự nhiên còn do con người bổ sung; độ đa dạng, tính thích nghi, tính ổn định thấp nhưng năng xuất sinh học cao  mọi hệ sinh thái là hệ mở -Bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái: + Nhận ra thứ tự bậc dinh dưỡng của mỗi loài trong chuỗi thức ăn + Nhận ra loại tháp sinh thái qua đặc điểm( Chỉ tháp năng lượng mới có đáy luôn rộng và đỉnh luôn hẹp) và hình ảnh + Chuỗi thức ăn có hai loại là chuỗi mở đầu bằng sinh vật sản xuất ( Phổ biến) và chuỗi mở đầu bằng sinh vật phân giải -Các chu trình Sinh –Địa hóa: + Chu trình Cacbon: C dưới dạng CO 2 vào quần xã nhờ quang hợp của sinh vật sản xuất; Từ quần xã trả lại môi trường vô cơ nhờ hô hấp của sinh vật; Một phần lắng đọng ở dạng than đá, dầu mỏ + Chu trình Nito: Nito từ môi trường vào quần xã dạng NH4+ và NO3- nhờ hấp thụ khao1ng của thực vật + Chu trình nước: Vòng tuần hoàn lớn là tuần hoàn nước trong tự nhiên; vòng tuần hoàn nhỏ là chu trình nước trong sinh – địa- hóa; Mọi sinh vật đều có khả năng đưa nước từ môi trường vào quần xã -Các khu sinh học trong sinh quyển: + Phân biệt dựa vào khí hậu; địa lý; thành phần sinh vật + Theo sự đa dạng của thành phần sinh vật theo vĩ độ thì giảm dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao + Có ba khu sinh học chính là khu sinh học cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển -Dòng năng lượng: + Nguồn gốc mọi năng lượng trong hệ sinh thái là từ ánh sáng mặt trời: Phân bố không đều theo vĩ độ, thời gian; vị trí địa lý…. + Dòng năng lượng là không tuần hoàn: đầu vào là quang năng và đầu ra là nhiệt năng + Theo các bậc dinh dưỡng tăng dần thì năng lượng chuyển giao giảm dần + Những nguyên nhân làm thất thoát năng lượng: Phần lớn là hô hấp, ngoài ra còn do phần chất thải , bài tiết của sinh vật - Hiệu xuất sinh thái: Tỉ lệ % năng lượng chuyển giao qua mỗi bậc dinh dưỡng + Hiệu xuất sinh thái : Theo chuỗi thức ăn: H bậc n = (Năng lượng bậc n / năng lượng bậc n-1) x 100% Theo năng lượng sử dụng và tích lũy: H = (Năng lượng tích lũy của bậc n / năng lượng sử dụng của bậc n )x 100% H của bậc x so với bậc y : H = (Năng lượng bậc x / năng lượng bậc y ) x 100% -Tài nguyên: gồm tài nguyên tái sinh ( đất, nước, sinh vật) và tài nguyên không ái sinh ( khoáng sản, dầu mỏ…) II.LUYỆN TẬP. A.TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ 1: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ
  3. Câu 1. Có 4 loại môi trường sống. Giun đũa kí sinh sống ở trong môi trường nào sau đây? A. Môi trường đất. B. Môi trường sinh vật. C. Môi trường nước. D. Môi trường trên cạn Câu 2: Những trường hợp nào dưới đây là quần thể A.Rừng thông, rừng rậm nhiệt đới, rừng Tam Đảo B.Cá cóc Tam Đảo, thông Đà lạt, sa van đồng cỏ C.Rừng thông, đồi cọ, đồng lúa. D.Hồ nước, cánh đồng lúa, Rừng ngập mặn Câu 3. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những con cá sống trong Hồ Tây. B. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. C. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. Câu 4: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là: A. Phân bố đồng đều. B. Không xác định được kiểu phân bố C. Phân bố theo nhóm . D. Phân bố ngẫu nhiên. Câu 5: Cá cơm ở vùng biển Peru cứ 7 năm lại bị giảm số lượng hàng loạt. Hiện tượng đó là : A.Biến động có chu kì B. Biến động theo chu kì năm C. Biến động không theo chu kì D.Biến động theo chu kì mùa. Câu 6: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là A. tận dụng nguồn sống thuận lợi. B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. C. giảm cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. Câu 7: Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau như sau Quy ước: A : Tháp tuổi của quần thể 1 B : Tháp tuổi của quần thể 2 C : Tháp tuổi của quần thể 3 B C Nhóm tuổi trước sinh sản A Nhóm tuổi đang sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản Quan sát 4 tháp tuổi trên có thể biết được A. quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái). B. quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm (suy thoái). C. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm (suy thoái). D. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái). Câu 8: Hiện tượng nào phản ánh biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì? A.Ở đồng rêu phương bắc, cứ 34 năm số lượng cáo tăng 100 lần sau đó lại giảm B.Ở Việt Nam mùa xuân khí hậu ấm áp sâu bệnh xuất hiện nhiều C.Ở Miền Bắc Việt Nam số lượng ếch nhái giảm nhiều vào những năm có mùa đông nhiệt độ dưới 80C D.Ở Việt nam hàng năm khi thu họach lúa ngô , chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể? A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các các thể trong quần thể. B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Ý nghĩa của phân bố đồng đều là làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. D. Ý nghĩa của phân bố theo nhóm là giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường sống. Câu 10: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: A.điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B.điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  4. C.điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D.các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất. Câu 11: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là: A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể. B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường. C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể. D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. CHỦ ĐỀ 2: QUẦN XÃ Câu 1: quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ A. cộng sinh B. ký sinh C. hội sinh D. ức chế – cảm nhiễm Câu 2: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Hợp tác. D. Kí sinh - vật chủ. Câu 3: Quan hệ sinh thái giữa nấm Penicinium với vi khuẩn là A. Cạnh tranh. B. Hội sinh. C. Sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Ức chế cảm nhiễm. Câu 4: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất? A. Rừng mưa nhiệt đới B. Savan C. Hoang mạc D.Thảo nguyên Câu 5: Một loài chim ăn quả 1 loài cây và giúp hạt của cây phát tán mở rộng khu vực phân bố. Đây là ví dụ minh họa cho dạng quan hệ nào? A.Hợp tác B. Cộng sinh C. Hợp tác và vật ăn thịt- con mồi D.Hội sinh Câu 6: Có một loài kiến tha lá về làm tổ và trồng nấm. Kiến và nấm có quan hệ gì? A.Cộng sinh B. Hội sinh C. Hợp tác D. Vật ăn thịt – con mồi Câu 7 : 2 loài ếch cùng sống trong một hồ nước. Số lượng loài A giảm chút ít còn số lượng loài B giảm rất mạnh. Điều đó đã chứng minh mối quan hệ gì giữa hai loài? A.Con mồi- vật dữ B. ức chế - cảm nhiễm C. Cạnh tranh D. Hỗ trợ Câu 8: Đặc trưng của quan hệ đối kháng trong quần xã là gì? A.2 bên cùng có lợi B. 2 bên cùng có hại C. Ít nhất một bên bị hại D.Một bên bị tiêu diệt Câu 9. Quan hệ giữa tỏi và vi khuẩn cũng như quan hệ giữa cá , tôm với tảo giáp là dạng quan hệ nào trong quần xã? A. Vật ăn thịt với con mồi B. Cạnh tranh C.Ức chế- Cảm nhiễm D. Hội sinh Câu 10. Khi Hà mã ngủ trong nước, miệng nó há ra, nhiều loài cá vào kiếm ăn trong khoang miệng của hà mã. Đây là ví dụ cho hình thức quan hệ nào trong quần xã? A. Hội sinh B. Cạnh tranh C. Hợp tác D. Cộng sinh Câu 11: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là A. Các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại B. Ít nhất có một loài bị hại C. Tất cả các loài đều bị hại D. Không có loài nào có lợi Câu 12: Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và con mồi – vật ăn thịt là: A. Vật kí sinh thường không giết chết ngay vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi. B. Vật kí sinh có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi. C. Vật kí sinh có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì có kích thước nhỏ hơn con mồi. D. Trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi không có vai trò đó. Câu 13:Phương án đúng về mối quan hệ hội sinh: A. Sáo kiếm ăn trên lưng trâu B. Trùng roi sống trong ruột mối C. Vi khuẩn lam sống chung với san hô D. Phong lan bám vào thân các cây cổ thụ Câu 14: Quan hệ hợp tác khác cộng sinh ở đặc điểm nào? A.Không phải là dạng quan hệ chặt chẽ, có thể thay đổi B. Cả hai bên có hại C.Chỉ có 1 bên có lợi D.Cả hai bên có lợi Câu 15. Điểm chung giữa các loại diễn thế sinh thái là A. Môi trường khởi đầu B. Môi trường kết thúc C. Song song biến đổi môi trường là biến đổi quần xã D.Theo hướng mất đỉnh cực. Câu 16. Điểm giống nhau giữa quan hệ hợp tác và quan hệ cộng sinh là A.Đều là quan hệ dinh dưỡng B.Hai bên đều có lợi
  5. C. hai bên đều có hại D.Bắt buộc phải diễn ra Câu 17.Diễn thế nguyên sinh không có đặc điểm nào dưới đây? A. Khởi đầu từ môi trường đã có sinh vật B. Hình thành quần xã đỉnh cực C. Song song biến đổi quần xã là biến đổi môi trường D.Có tác dụng cải tạo môi trường Câu 18. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I.Trùng roi sống trong ruột mối là mối quan hệ hội sinh. II. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng bắt ve bét là mối quan hệ cộng sinh. III. Cây nắp ấm bắt côn trùng là mối quan hệ vật ăn thịt con mồi. IV. Dây tơ hồng sống bám trên các cây nhãn là mối quan hệ kí sinh. V. Ức chế cảm nhiễm là quan hệ trong đó một loài sống bình thường nhưng vô tình gây hại cho loài khác. A. 5 B. 2 C. 3. D. 4 CHỦ ĐỀ 3: HỆ SINH THÁI- SINH QUYỂN- TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Câu 1. Trong cá hệ sinh thái sau, hệ sinh thái có năng xuất sơ cấp cao nhất là A.Rừng ôn đới B. Rừng mưa nhiệt đới C.Rừng thông phương bắc D. Sa van Câu 2. Giới Sinh vật nào dưới đây vừa có thể là sinh vật tiêu thụ vừa có thể là sinh vật phân giải A. Thực vật B. Nấm C. Vi sinh vật D. Động vật Câu 3: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng? A. Sinh vật phân hủy. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật tự dưỡng. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 4: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm →Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng : A. cấp 3. B. cấp 2 C. cấp 4 D. cấp 1 Câu 5: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là A. sinh vật phân huỷ. B. động vật ăn thịt. C. động vật ăn thực vật. D. sinh vật sản xuất. Câu 6: Chu trình tuần hoàn cacbon trong sinh quyển có đặc điểm là: A. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ cacbon điôxit (CO2). B. Nguồn cacbon được sinh vật trực tiếp sử dụng là dầu lửa và than đá trong vỏ Trái Đất. C. Nguồn dự trữ cacbon là cacbon điôxit (CO2) trong khí quyển. D. Có một lượng nhỏ cacbon tách ra đi vào vật chất lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình. Câu 7: Điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo so với với hệ sinh thái tự nhiên: A.Để duy trì sự ổn định của hệ sinh thái nhân tạo con người thường bổ sung năng lượng cho chúng B.Hệ sinh thái nhân tạo là hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là hệ kín C.Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên D.Do có can thiệp của con người nên HSTnhân tạocó khả năng tự điều chỉnh cao hơnhệ sinh thái tự nhiên Câu 8 Trong chu trình sinh địa hóa, kết luận nào dưới đây là không đúng A.Là chu trình tuần hoàn các chất vô cơ trong tự nhiên B.Là chu trình có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết giữa quần xã và sinh cảnh trong hệ sinh thái C.Là chu trình giúp duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển D.Là chu trình gồm ba giai đoạn: Tổng hợp Trao đổi trong quần xã Phân giải Câu 9 : Cho một lưới thức ăn có các loài: 1.lúa, 2.sâu đục thân, 3.châu chấu, 4.nhái 6.bọ xít 7.rầy nâu 8.chim sâu . 5.rắn Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: A. 4,5 B. 4,8 C. 2,3 D. 6,7 Câu 10: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái (1) Thực vật nổi (2) Động vật nổi (3) Giun (4) Cỏ (5) Cá ăn thịt Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là: A.(2) và (3) B. (1) và (4) C. (2) và (5) D. (3) và (4) Câu 11: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật. B. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp. C. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
  6. D. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Câu 12: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật;chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. cào cào, thỏ, nai. B. cào cào, chim sâu, báo. C. chim sâu, thỏ, mèo rừng. D. chim sâu, mèo rừng, báo. Câu 13: Cho một số khu sinh học: (1) Đồng rêu (Tundra). (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa. (3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga). (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. Sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là A. (2) → (3) → (4) → (1). B. (1) → (3) → (2) → (4). C. (1) → (2) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4). Câu 14: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng? (1) Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường vô sinh (2) Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái (3) Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm chủ yếu là các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm… và một số vi sinh vật hóa tự dưỡng (4) HST tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn HST nhân tạo A. 4 B.3 C. 1 D. 2 Câu 15. Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn ở hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1. II. Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất. III. Các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 2. IV. Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật. V. Bậc dinh dưỡng càng cao thì hiệu suất chuyển hóa năng lượng càng nhỏ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. B.TỰ LUẬN Câu 1: Phân biệt những điểm khác nhau giữa các dạng quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể Câu 2: Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh Câu 3. Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo Câu 4. Nói “ Chu trình cacbon là chu trình tuần hoàn khép kín hoàn toàn” là đúng hay sai? Vì sao? Câu 5. Nhận xét hàm lượng CO2 trong khí quyển hiện nay? Nêu nguyên nhân gây ra hiện trạng đó? Hậu quả gì xảy ra và giải pháp khắc phục hiện trạng này? Câu 6. Nêu điểm giống và khác giữa chu trình cacbon với chu trình nước Câu 7 : Viết các chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn dưới đây và liệt kê những lao2i đóng vai trò là mắt xích chung Câu 8. Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong 1 chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 kcal;
  7. Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 kcal Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là bao nhiêu?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2