Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ
lượt xem 3
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 12-HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 I. CẤU TRÚC ĐỀ THI: 1.Thời gian làm bài: 45 phút 2. Nội dung gồm 30 câu trắc nghiệm khách quan II. NỘI DUNG ÔN TẬP: A- Tóm tắt kiến thức cơ bản CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT 1. Môi trường và các nhân tố sinh thái: a. Môi trường: b. Các nhân tố sinh thái: c. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái: Các khái niệm, đặc điểm + Giới hạn sinh thái : + Ổ sinh thái : * Nêu nguyên nhân và ý nghĩa phân hóa của ổ sinh thái. 2. Quần thể: a. Khái niệm, VD b. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:( Nêu được khái niệm, VD, Ý nghĩa ) - Quan hệ hỗ trợ. - Quan hệ cạnh tranh. c. Các đặc trưng cơ bản của quần thể:( Nêu được khái niệm, VD, Ý nghĩa ) - Tỉ lệ giới tính: - Nhóm tuổi: 3 nhóm tuổi chủ yếu - Sự phân bố cá thể trong quần thể: - Mật độ cá thể của quần thể: + Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. + Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. Có thể nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống. - Kích thước của quần thể - Phân biệt sự tăng trưởng kích thước của quần thể trong môi trường không giới hạn và trong môi trường bị giới hạn Điểm so sánh Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học Tăng trưởng thực tế Điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) Không hoàn toàn thuận lợi Đặc điểm sinh học tiềm năng sinh học cao tiềm năng sinh học thấp Đồ thị sinh trưởng chữ J. chữ S d. Biến động số lượng cá thể của quần thể: - Khái niệm - Phân biệt biến động số lượng cá thể theo chu kì và không theo chu kì - Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách nào? Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi yếu tố nào, yếu tố nào là chủ yếu? + Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp) mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng tăng số lượng cá thể của quần thể. 1
- + Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng quần thể quá cao) mức tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng giảm số lượng cá thể của quần thể. - Trạng thái cân bằng của quần thể là gì? Đó là kết quả của quá trình nào của quần thể? CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT 1. Khái niệm: QXSV, cho VD 2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã: - Đặc trưng về thành phần loài( Khái niệm và cho VD) + Số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài. + Loài ưu thế và loài đặc trưng. - Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian, ví dụ 3. Quan hệ giữa các loài trong quần xã: đặc điểm và ví dụ các mối quan hệ trong QXSV Quan hệ Đặc điểm Ví dụ Cộng sinh Hai loài cùng có lợi khi sống chung và Trùng roi Trichomonas và mối, Hỗ trợ nhất thiết phải có nhau vi khuẩn lam và cây họ đậu... Hợp tác Hai loài cùng có lợi khi sống chung Sáo và trâu rừng, nhạn bể và cò nhưng không nhất thiết phải có nhau làm tổ tập đoàn... Hội sinh Khi sống chung một loài có lợi, loài Mọt bột bám trên lông chuột kia không có lợi cũng không có hại trù, phong lan bám trên thân gì ; khi tách riêng một loài có hại còn cây gỗ... loài kia không bị ảnh hưởng gì. Cạnh - Các loài cạnh tranh nhau về nguồn Trâu và bò cạnh tranh nhau cỏ, Đối tranh sống, không gian sống. cú và chồn cạnh tranh nhau kháng - Cả hai loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thức ăn trong rừng, thực vật thường thì một loài sẽ thắng thế còn cạnh tranh nhau về ánh sáng. loài khác bị hại nhiều hơn. Kí sinh Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài Cây tầm gửi kí sinh trên thân khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ cây gỗ ; giun kí sinh trong ruột loài đó. người. Ức chế – Một loài này sống bình thường, nhưng Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá cảm gây hại cho loài khác. ; tỏi tiết chất gây ức chế hoạt nhiễm động của vi sinh vật xung quanh. Sinh vật - Hai loài sống chung với nhau. Cáo ăn gà, bò ăn cỏ. ăn sinh - Một loài sử dụng loài khác làm thức vật khác ăn. - Khống chế sinh học :( nêu khái niệm) Trong sản xuất, người ta sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng.lấy các ví dụ minh hoạ. 4. Diễn thế sinh thái: a. Khái niệm: QXSV, cho VD b. Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. + Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định. VD + Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái.VD c. Nguyên nhân : d.Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái : 2
- CHƯƠNG III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Hệ sinh thái: a- Hệ sinh thái : ( Khái niệm và cho VD) - Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái :Một hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần : + Thành phần vô sinh (sinh cảnh của quần xã) + Thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật) bao gồm các loài SV trong QX, tuỳ theo hình thức dinh dưỡng của từng loài trong hệ sinh thái mà xếp thành 3 nhóm SV : - Có các kiểu hệ sinh thái chủ yếu : Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn, dưới nước) và nhân tạo (trên cạn, dưới nước). - Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn, dưới nước) và nhân tạo (trên cạn, dưới nước). b. Chuỗi thức ăn - Khái niệm và cho VD - Có 2 loại chuỗi thức ăn : + Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng(SVSX).Ví dụ : Cỏ Châu chấu Ếch Rắn + Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ .Ví dụ : Giun (ăn mùn) tôm người c.Lưới thức ăn . - Khái niệm và cho VD - Phân biệt được chuỗi và lưới thức ăn. d.Bậc dinh dưỡng : Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn). e.Tháp sinh thái : Bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. Có 3 loại hình tháp sinh thái : Nêu được khái niệm - Nêu khái niệm và cách tính hiệu suất sinh thái c.Chu trình sinh địa hoá : Là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. Một chu trình sinh địa hoá gồm có các thành phần : Tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất (trong đất, nước...). - Trình bày được chu trình sinh địa hoá của cacbon, nêu ngắn gọn theo khung trong sgk về chu trình nitơ . B. Một số câu hỏi VD Chương I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT 1. Đối với con hươu thì báo và cây cỏ nó ăn thuộc A. nhân tố vô sinh. B. nhân tố hữu sinh. C. nhân tố đặc biệt. D. nhân tố con người. 2. Kiểu nuôi trồng nào được xem là vận dụng hiểu biết về ổ sinh thái? A. Luân canh. B. Trồng xen. C. Phủ kín. D. Nuôi nhốt. 3. Chuột cát đài nguyên phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ O C đến 200C. Khoảng nhiệt độ 0 này gọi là A. khoảng thuận lợi. B. khoảng tối đa. C. khoảng ức chế. D. giới hạn sinh thái. 4. Vào mùa đông, ruồi muỗi phát triển ít chủ yếu là do A. ánh sáng yếu. B. thức ăn thiếu. C. nhiệt độ thấp. D. dịch bệnh nhiều. 5. Sự giúp đỡ lẫn nhau của các cá thể cùng quần thể trong kiếm ăn, sinh sản hay chống kẻ thù được gọi là A. quan hệ cạnh tranh. B. quan hệ hỗ trợ. C. đấu tranh sinh tồn. D. quan hệ tương tác. 6. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. B. làm giảm mức độ sinh sản. C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
- D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng. 7. Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là A. phân hóa giới tính. B. tỉ lệ đực:cái (cấu trúc giới tính). C. tỉ lệ phân hóa. D. phân bố giới tính. 8. Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. D. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. 9. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển gọi là A. kích thước tối thiểu. B. kích thước tối đa. C. kích thước dao động. D. kích thước suy vong. 10. Biến động số lượng ở quần thể xảy ra đột ngột, không theo một thời gian nhất định gọi là A. biến động đều đặn. B. biến động chu kì. C. biến động bất thường. D. biến động không chu kì. 11. Trạng thái của quần thể khi có kích thước ổn định và phù hợp với nguồn sống được gọi là A. trạng thái dao động đều. B. trạng thái cân bằng. C. trạng thái hợp lí. D. trạng thái bị kiềm hãm. Chương II: QUẦN XÃ SINH VẬT 1. Một quần thể sinh vật nào đó được coi là quần thể đặc trưng của quần xã khi quần thể đó A. có kích thước lớn, phân bố rộng trong sinh cảnh của quần xã, ít gặp hoặc không gặp ở các quần xã khác. B. có số lượng cá thể nhiều, thích nghi với môi trường, có hình thái cơ thể đặc trưng. C. gồm các cá thể có kích thước lớn, hoạt động mạnh. D. gồm các cá thể sinh trưởng mạnh, không bị các loài khác chèn ép. 2. Câu nào đúng nhất khi nói tới ý nghĩa của sự phân tầng trong đời sống sản xuất? A. Tiết kiệm không gian. B. Trồng nhiều loại cây trên một diện tích. C. Nuôi nhiều loại cá trong ao. D. Tăng năng suất từng loại cây trồng. 3. Cần thiết cho sự tồn tại và có lợi cho cả hai bên là quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hội sinh. D. cộng sinh. 4. Cây kiến có loại lá phình to trong có khoang mà kiến rất thích làm tổ, thức ăn kiến tha về là nguồn phân bón bổ sung cho cây. Quan hệ giữa kiến và cây kiến là quan hệ A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh. 5. Để diệt sâu đục thân hại lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng vì ong cái có tập tính đẻ trứng vào ấu trùng sâu qua máng đẻ. Đó là phương pháp bảo vệ sinh học dựa vào A. cạnh tranh cùng loài. B. khống chế sinh học. C. cân bằng sinh học. D. cân bằng quần thể. 6. Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia? A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. D. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. 7. Trong diễn thế, loài nào trong quần xã đã “ tự đào huyệt chôn mình”? A. loài đặc hữu. B. loài đặc trung. C. loài ưu thế. D. loài địa phương. 8. Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân hủy. 9. Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là A. nắm được quy luật phát triển của quần xã. 4
- B. phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng. C. biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó. D. xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp. Chương III:HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu A. hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. B. hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. C. hệ sinh thái rừng và biển. D. hệ sinh thái lục địa và đại dương. 2. Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ. B. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ. C. sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ. D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. 3. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Cánh đồng. B. Bể cá cảnh. C. Rừng nhiệt đới. D. Trạm vũ trụ. 4. Trong một hệ sinh thái, A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. B. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật tái sử dụng. D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được sinh vật tái sử dụng. 5. Yếu tố nào sau đây không tuần hoàn trong hệ sinh thái? A. Năng lượng mặt trời. B. Nitơ. C. Cacbon. D. Phôtpho. 6. Trong chuỗi thức ăn: cỏ hươu hổ, thì cỏ là A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật ăn thịt bậc 1. C. sinh vật ăn thịt bậc 2. D. sinh vật phân giải. 7. Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn là không đúng? A. Lúa → Chuột→ Mèo→ Diều hâu. B. Lúa → Rắn→ Chim→ Diều hâu. C. Lúa → Chuột→ Rắn→ Diều hâu. D. Lúa → Chuột→ Cú→ Diều hâu. Câu 8.Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc ba là A. cáo. B. gà. C. thỏ. D. hổ. Câu 9: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, có các nhận xét sau I, lưới thức ăn có 4 chuỗi thức ăn.II, báo thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, III. cào cào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, chim sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2. IV. cào cào, thỏ, nai có cùng mức dinh dưỡng. Số nhận xét đúng là A. 1 C. 2. B. 3 D. 4 Câu 10. Giảsử một chuỗi thức ăn ở mộthệsinh thái vùngbiển khơi đượcmô tảnhư sau: Có bao nhiêu phát biểu sau đâyđúngvềchuỗi thức ăn này I. Chuỗi thứcănnàycó 4bậcdinh dưỡng. II.Chỉ có độngvật phù du và cátrích làsinh vật tiêu thụ. III.Cángừ thuộc bậcdinh dưỡngcấp 3. IV.Mối quan hệgiữacángừ và cátrích là
- quan hệgiữasinh vật ăn thịtvàcon mồi. V.Sựtăng,giảmkíchthướccủaquầnthểcátríchcóảnhhưởngđếnkíchthướccủaquầnthểcángừ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11.Chochuỗithứcăn:Tảolụcđơnbào→Tôm→Cárô→Chimbóicá.Khinóivề chuỗithứcănnày,cóbaonhiêuphátbiểusauđâyđúng? I. Quanhệsinhtháigiữatấtcảcácloàitrongchuỗithứcănnàyđềulàquanhệcạnhtranh. II. Quanhệdinhdưỡnggiữacárôvàchimbóicádẫnđếnhiệntượngkhốngchếsinhhọc. III. Tôm,cárôvàchimbóicáthuộccácbậcdinhdưỡngkhácnhau. IV. Sựtăng,giảmsốlượngtômsẽảnhhưởngđếnsựtăng,giảmsốlượngcárô. A.4. B.3. C.2. D.1. Câu 12.Giảsửlướithứcăntrongmộthệsinhtháigồm cácloàisinhvậtG,H,I,K,L,M,N, O,Pđược môtả bằngsơđồởhìnhbên.ChobiếtloàiGlàsinhvậtsản xuấtvàcácloàicònlạiđềulàsinhvậttiêuthụ.Phân tích lướithức ănnày,cóbaonhiêuphát biểusauđây đúng? I.Loài H thuộc bậcdinhdưỡngcấp 2. II.LoàiLthamgia vào 4chuỗi thức ăn khácnhau. III.LoàiI có thể làsinh vật tiêu thụ bậc3 hoặcbậc4. IV.Loài Pthuộc nhiều bậcdinh dưỡngkhácnhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13.Trongcácbiệnphápsauđây,cóbaonhiêubiệnphápgiúpbổsung hàmlượngđạmtrongđất?I. Trồngxen canh cácloài câyhọ Đậu. II.Bón phân vi sinh có khảnăngcố định nitơ trongkhôngkhí. III.Bón phân đạm hóahọc. IV.Bón phân hữu cơ. A. 1. B.2. C. 3. D.4. Câu 14.Có bao nhiêu hoạt độngsau đâycó thể dẫn đến hiệu ứngnhàkính?I.Quanghợp ở thựcvật. II. Chặtphárừng. III.Đốt nhiên liệu hóathạch. IV. Sản xuấtcôngnghiệp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 45 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn