intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường" sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II SINH HỌC 9 – NĂM HỌC 2023-2024 PHẦN I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Câu 1. Diện tích rừng trên trái đất ngày một giảm gây ra hậu quả gì? Gợi ý: Hậu quả: + Cây rừng bị chặt phá gây xói mòn đất, dễ xảy ra lũ lụt, gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của con người và gây ô nhiễm môi trường. + Giảm độ phì của đất làm cho đất bị khô cằn. + Làm nước thấm xuống tầng sâu giảm, làm cho lượng nước ngầm giảm. + Thay đổi khí hậu, lượng mưa không đều. + Làm mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của các loài sinh vật làm giảm đa dạng sinh học, dễ gây mất cân bằng sinh thái. Câu 2: Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên đất và nước. + Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng có nghĩa là rừng luôn duy trì ổn định về diện tích và độ che phủ. + Rừng sẽ chống xói mòn đất, tăng lượng mùn cho đất, làm giảm nguy cơ khô cằn của đất. + Tăng lượng nước lưu giữ ở rừng, làm tăng lượng nước ngấm xuống tầng đất sâu, làm tăng lượng nước ngầm, đồng thời điều hòa lượng mưa, làm giảm lũ lụt, … giảm ô nhiễm môi trường. Câu 3:Nêu và giải thích những tác động của con người khiến một loài động vật có nguy cơ bị diệt vong. Nếu một loài đang có nguy cơ bị diệt vong thì chúng ta cần phải có biện pháp gì để duy trì và phát triển loài này? Gợi ý a./ Phá hủy môi trường sống như phá rừng làm rẫy, chuyển đổi hệ sinh thái, đô thị hóa, cháy rừng làm thu hẹp nơi sống khiến nguồn sống không đầy đủ cho loài tồn tại. - Hoạt động săn bắt, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật phục vụ nhu cầu của con người làm suy giảm các quần thể động thực vật đẩy chúng đến nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc tuyệt chủng hoàn toàn. b./ Biện pháp - Bảo vệ nơi ở, khoanh vùng nuôi và bảo vệ làm tăng nhanh số lượng cá thể càng nhiều càng tốt. - Bổ sung nguồn gen bằng cách trao đổi cá thể hoặc nhập thêm các cá thể từ quần thể khác. Câu 4: a.Phân biệt tài nguyên tái sinh với tài nguyên không tái sinh, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu? b. Cho các loại tài nguyên: đất, nước, rừng, than đá, dầu lửa, khí đốt, năng lượng
  2. ánh sáng, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng nhiệt từ lòng đất, khoáng sản. Hãy xếp chúng vào các nhóm : tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. Câu 5: Trong một quần xã sinh vật gồm các sinh vật sau: cây cỏ(1), gà(2), châu chấu(3), ếch(4), sâu(5), thỏ(6), cáo(7), vi sinh vật(8). Hãy trình bày cụ thể trong quần xã sinh vật trên có thể có những chuỗi thức ăn nào? Điền(số) vào lưới thức của quần xã sinh vật theo sơ đồ sau: …… …… …. …… …… ... …… …… Câu 6: Các biện pháp bảo vệ và duy trì hệ sinh thái biển ở địa phương em: Gợi ý + Bảo vệ bãi cát là nơi đẻ trứng của rùa biển. +Vận động mọi người không đánh bắt rùa biển. + Xử lý nguồn nước thải trước khi đổ ra sông biển. + Tránh sự cố tràn dầu . + Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người… Câu 7: Bảo vệ hệ sinh thái rừng ở địa phương em bằng cách: Gợi ý + Bảo vệ khu rừng già rừng đầu nguồn. + Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. + Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia. + Không săn bắt động vật và khai thác quá mức các loài sinh vật. + Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo vệ nguồn gen quý hiếm… Câu 8: Ô nhiễm môi trường là gì ? Hãy nêu những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Vai trò của rừng trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường. Gợi ý -Ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. -Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường: + Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. + Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. + Các chất phóng xạ. + Các chất thải rắn. + Các vi sinh vật gây bệnh. -Vai trò của rừng trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường : + Hấp thụ một số loại khí thải công nghiệp và sinh hoạt như CO2.
  3. + Giảm lượng bụi trong không khí. + Phân giải các chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. + Ngăn chặn tác hại của các tia phóng xạ. Câu 9: Em hãy phân tích hiệu quả của các biện pháp nhằm cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa . Bản thân mỗi học sinh cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên hoang dã? Gợi ý - Hiệu quả của các biện pháp: Các biện pháp Hiệu quả Đối với những vùng dất trống, Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn đồi núi trọc thì việc trồng cây gây hán, lũ lụt, tạo môi trường sống cho rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhiều loài sinh vật, tăng độ đa dạng sinh học cải tạo khí hậu Tăng cường công tác thủy lợi và Góp phần điều hòa lượng nước, tới tiêu hợp lí. hạn chế lũ lụt và hạn hán, mở rộng diện tích trồng trọt, tăng năng suất cây trồng Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh Tăng độ màu mỡ cho đất, phủ xanh đất hoang hóa Thay đổi các loại cây trồng hợp lí Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng tận dụng hiệu suất sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng Chọn giống vật nuôi và cây trồng Đem lại lợi ích kinh tế: giúp đủ phù hợp cho năng suất cao kinh phí đầu tư nhiều hơn cho việc cải tạo đất * Vai trò của HS: - Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng - Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên. Câu 10: Nêu một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường? * Một số nôi dung cơ bản về luật BVMT: a. Phòng chống suy thóai, ô nhiễm và sự cố môi trường ( chương 2) - Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu qủa xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên . - Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam . b. Khắc phục suy thóai, ô nhiễm và sự cố môi trường ( chương 3 ) - Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp . - Các tổ chức và cá nhân gây ra sư cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu qủa về mặt môi trường.
  4. * Mỗi học sinh cần: - Ý thức hành động thực hiện tốt luật BVMT. - Tuyên truyền giáo dục mọi người xung quanh cùng ý thức và hành động thực hiện tốt luật BVMT. PHẦN II. MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG A.Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Cây tầm gửi sống trên cây, giun đũa sống trong ruột người. Các sinh vật đó có môi trường sống là A. môi trường nước. B. môi trường trên mặt đất - không khí. C. môi trường trong đất. D. môi trường sinh vật. Câu 2. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ cùng loài. C. cộng sinh. D. hỗ trợ khác loài Câu 3. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là A. động vật ăn thực vật. B. động vật ăn thịt. C. thực vật. D. vi khuẩn. Câu 4: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau. B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao. C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao. Câu 5. Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh? A.Khí đốt và tài nguyên sinh vật. B. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất. C.Dầu mỏ và tài nguyên nước. D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật. Câu 6. Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp cải tạo chủ yếu là A. trồng cây gây rừng. B. tiến hành chăn thả gia súc. C. cày xới để làm nương, rẫy. D. làm nhà ở. B.Tự luận: Câu 1. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? Câu 2. Phân biệt quần xã sinh vật với quần thể sinh vật. Câu 3. Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sau: đại bàng, châu chấu, lúa, ếch, rắn, vi sinh vật. a. Xây dựng một chuỗi thức ăn có đầy đủ các loài trên. b. Loại bỏ mắc xích nào trong chuỗi thức ăn trên sẽ gây hậu quả lớn nhất? Vì sao? (Lưu ý đề cương mang tính gợi ý. HS cần có thêm các kiến thức đã học để làm bài)  Chúc các em ôn tập và làm bài tốt  PHẦN III. ĐỀ THAM KHẢO
  5. I.TRẮC NGHIỆM. (3.0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên? A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng. B. Đàn cá sống ở sông C. Đàn chim sống trong rừng. D. Đàn chó nuôi trong nhà Câu 2. Hoạt động nào dưới đây có chu kì mùa: A. Dơi rời tổ tìm mồi lúc chiều tối B. Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng C. Hoa phù dung sớm nở tối tàn D. Chim én di cư về phương Nam Câu 3. Điều kiện nào dưới đây phù hợp với quan hệ hỗ trợ? A. Số lượng cá thể cao. B. Môi trường sống ấm áp. C. Khả năng sinh sản giảm D. Diện tích chỗ ở hợp lí, nguồn sống đầy đủ Câu 4. Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh: A.Khí đốt và tài nguyên sinh vật B. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất C.Dầu mỏ và tài nguyên nước D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật Câu 5. Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đồi trọc, đất trống là: A. Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu B. Cho ta nhiều gỗ C. Phủ xanh vùng đất trống D. Bảo vệ các loài động vật Câu 6. Đối với việc sử dụng đất sản xuất, Luật Bảo vệ môi trường quy định cho người được sử dụng là: A. Được tự do thay đổi thực trạng của đất B. Được tự do thay đổi mục đích sử dụng C. Có quy hoạch sử dụng đất hợp lí và có kế hoạch cải tạo đất D. Tự do sang nhượng đất Câu 7. Điều nào sau đây đúng khi nói về chim cú mèo? A. Là loài động vật biến nhiệt B. Tìm mồi vào buổi sáng sớm C. Chỉ ăn thức ăn thực vật và côn trùng D. Tìm mồi vào ban đêm. Câu 8. Mối quan hệ mà trong đó sinh vật này có lợi còn sinh vật kia không có lợi mà cũng chẳng có hại gì, là mối quan hệ: A. Cộng sinh B. Kí sinh C. Hội sinh D. Nửa kí sinh Câu 9. Giun đũa, giun móc, giun kim và sán lá gan sống trong môi trường nào sau đây? A. Đất B. Sinh vật C. Không khí D. Nước Câu 10. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là quần xã sinh vật? A. Các cá thể cá mè, cá rô phi, cá chép trong một ao B. Rừng thông nhựa C. Đàn hươu sống trong cùng một khu rừng D. Đàn ong vò vẽ Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu dân đến ô nhiêm môi trường hiện nay là A. Do hoạt động của con người gây ra B. Núi lửa C. Động đất D. Sóng thần
  6. Câu 12. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là A. Chiến tranh B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái ở một số vùng C. Phá hủy tự nhiên D. Khai thác khoáng sản quá mức II. TỰ LUẬN : (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Em hãy cho biết một số biện pháp mà con người có thể và cần phải thực hiện để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Giải thích ý nghĩa của 02 biện pháp mà em tâm đắc. Câu 2. (2.0 điểm) Hãy phân loại các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. Giải thích các biện pháp sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tái sinh. Câu 3. (3.0 điểm) A a.Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình bên. Mỗi B E chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. Em hãy xác định mắt xích nào có thể là sinh vật sản C D xuất, động vật ăn thịt, động vật ăn thực vật? b.Một hệ sinh thái đồng cỏ có các sinh vật sau: vi sinh vật, cỏ, dê, gà, cáo, mèo rừng, hổ, thỏ. Hãy thành lập một lưới thức ăn và liệt kê các chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn đó. -----HẾT-----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2