Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
lượt xem 3
download
Hi vọng Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa được chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II- MÔN VẬT LÝ 11 BỘ MÔN: VẬT LÝ NĂM HỌC 2019-2020 A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Từ trường. 1. Từ trường của một nam châm không tác dụng lực lên: A. nam châm khác đặt trong nó C. hạt mang điện chuyển động có hướng đặt trong nó B. quả cầu tích điện cân bằng trong nó D. một vòng dây mang dòng điện đặt trong nó 2. Cảm ứng từ bên trong ống dây dài không phụ thuộc vào A. Môi trường trong ống dây. B. Chiều dài ống dây. C. Đường kính ống dây. D. Dòng điện chạy trong ống dây. 3. Từ trường của một thanh nam châm thẳng giống với từ tường tạo bởi A. Một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. B. Một chùm electron chuyển động song song với nhau. C. Một ống dây có dòng điện chạy qua. D. Một vòng dây có dòng điện chạy qua. 4. Hai dây dẫn thẳng, dài song song mang dòng điện ngược chiều là I1, I2. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn là A. B = B1 + B2. B. B = |B1 - B2|. C. B = 0. D. B = 2B1 - B2. 5. Khi hai dây dẫn thẳng, đặt gần nhau, song song với nhau và có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì A. Chúng hút nhau. B. Chúng đẩy nhau. C. Lực tương tác không đáng kể. D. Có lúc hút, có lúc đẩy. 6. Ống dây có chiều dài L, có dòng điện I chạy qua thì trong lòng ống dây có cảm ứng tử B. Nếu kéo giãn cho chiều dài ống dây tăng lên 2 lần thì: A. B tăng 2 lần B. B giảm 2 lần C. B tăng 2 lần D. B giảm 2 lần 7. Khung dây tròn có diện tích S, có dòng điện I chạy qua thì tại tâm vòng dây có cảm ứng tử B. Nếu giảm diện tích khung dây xuống 2 lần thì cảm ứng từ B tại tâm vòng dây sẽ: A. B tăng 2 lần B. B giảm 2 lần C. B tăng 2 lần D. B giảm 2 lần 8. Dùng kim nam châm thử ta có thể biết được A. Độ mạnh yếu của từ trường nơi đặt nam châm thử. B. Dạng đường sức từ nơi đặt nam châm thử. C. Độ lớn và hướng của véc tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử. D. Hướng của véc tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử. 9. Trong công thức tính lực Lorentz f = qBvsinθ. Hãy chỉ ra câu sai trong những nhận xét sau: A. 𝑓⃗ luôn vuông góc với v . B. B luôn vuông góc với v . C. 𝑓⃗ luôn vuông góc với B . D. v có thể hợp với B một góc tùy ý. 10. Công thức B = 2 .10 .I/R là công thức tính cảm ứng từ do khung dây tròn sinh ra -7 A. tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với khung dây. B. tại một điểm bất kì trong mặt phẳng của khung dây. C. tại một điểm ngoài khung dây. D. tại tâm khung dây. 11. Một đoạn dây có dòng điện I đặt trong từ trường đều B. Để lực từ tác dụng lên dây cực tiểu thì góc α giữa dây dẫn và B phải bằng: A. 00 B. 300 C. 600 D. 900 1
- 12. Nam châm điện có cấu tạo như hình vẽ trên. Các cực N, S của nam châm lần lượt ở các vị trí: A. A, B B. B, C C. A,C D. B, D 13. Cho ba dây dẫn thẳng mang dòng điện có cùng cường độ đặt vuông góc với mặt phẳng giấy tại ba vị trí A, B, C tạo thành tam giác vuông cân tại A. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng phương, chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thứ ba đặt tại A? A. B. C. D. 14. Cho 2 từ trường đều có hình ảnh đường sức từ như hình vẽ. Lực do từ trường B1 và B2 tác dụng lên 1m chiều dài dây điện mang dòng điện I đặt trong mỗi từ trường đó lần lượt là là F1 và F2. Chọn nhận xét đúng. A. F1 = 2F2 B. F2 = 2F1 C. F1 = F2 D. F1 = 2 F2 15. Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ: B I I I F I A. B B. B C. D. F F F B 16. Chọn một đáp án sai khi nói về từ trường: A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường cảm ứng từ đi qua B. Các đường cảm ứng từ là những đường cong không khép kín hoặc dài vô hạn ở 2 đầu C. Các đường cảm ứng từ không cắt nhau D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó 17. Câu 18: Hai điểm M và N gần dòng điện thẳng dài, cảm ứng từ tại M lớn hơn cảm ứng từ tại N 4 lần. Kết luận nào sau đây đúng: A. rM = 4rN B. rM = rN/4 C. rM = 2rN D. rM = rN/2 18. Khi một electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo song song với các đường sức từ, thì A. Chuyển động của electron tiếp tục không bị thay đổi. B. Hướng chuyển động của electron bị thay đổi. C. Vận tốc của electron bị thay đổi. D. Năng lượng của electron bị thay đổi. 19. Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bởi dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn: M I M I B M B A. B. I B C. D M M I M B M . M 20. Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn sai hướng của véc tơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây của dòng điện trong vòng dây tròn mang dòng điện: I I I I A. B B. B C. D. B B 21. Từ thông phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây? 2
- A. Điện trở suất của dây dẫn làm khung. B. Đường kính dây dẫn làm khung. C. Hình dạng và kích thước của khung dây dẫn. D. Điện trở của dây dẫn. 22. Trong một vùng không gian rộng có một từ trường đều. Tịnh tiến một khung dây phẳng, kín theo những cách sau đây: I. Mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng II. Mặt phẳng khung song song với các đường cảm ứng III. Mặt phẳng khung hợp với các đường cảm ứng một góc θ. Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung ? A. Trường hợp I. B. Trường hợp II. C. Trường hợp III. D. Không có trường hợp nào. 23. Chọn câu sai. A. Khi đặt diện tích S vuông góc với các đường sức từ, nếu S càng lớn thì từ thông có giá trị càng lớn. B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb). C. Giá trị của từ thông qua diện tích S cho biết cảm ứng từ của từ trường lớn hay bé. D. Từ thông là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng 0. 24. Định luật Len - xơ được dùng để xác định A. độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín. B. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín. C. cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín. D. sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín, phẳng. 25. Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4 m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T có chiều hướng ra ngoài mặt phẳng giấy. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25 s thì chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây là A. theo chiều kim đồng hồ B. ngược chiều kim đồng hồ C. không có dòng điện cảm ứng D. chưa xác định được chiều dòng điện, vì phụ thuộc vào cách chọn chiều véc tơ pháp tuyến của vòng dây 26. Đơn vị của từ thông là A. Tesla (T). B. Ampe (A). C. Vêbe (Wb). D. Vôn (V). 27. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hay ra xa vòng dây kín? A. C B. D C. A D. B 28. Một khung dây hình chữ nhật ABCD gồm 20 vòng cạnh 5 cm và 4 cm. Khung đặt trong từ trường đều B = 3.10-3 T, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung 60o quanh cạnh AB, độ biến thiên từ thông qua khung bằng A. -60.10-6 Wb. B. -45.10-6 Wb. C. 54.10-6 Wb. D. -56.10-6 Wb. 29. Trong hình vẽ nào sau đây, từ thông gửi qua diện tích của khung dây dẫn có giá trị lớn nhất? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 3
- 30. Một khung dây dẫn có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích mỗi vòng dây là 2 dm2. Cảm ứng từ được làm giảm đều đặn từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1s. Độ lớn suất điện động trong toàn khung dây là A. 0,6 V. B. 6 V. C. 60 V. D. 12 V. 31. Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 5.10–7 WB. Tính góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó A. 0° B. 30° C. 45o D. 60° 32. Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, rộng sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng nếu A. Nó được chuyển động tịnh tiến dọc theo đường cảm ứng từ. B. Nó được quay xung quanh trục vuông góc với đường cảm ứng từ. C. Nó được quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ D. Nó được chuyển động tịnh tiến theo phương vuông góc với từ trường. 33. Một khung dây cứng phẳng diện tích 25cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên như hình vẽ. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung kể từ t = 0 đến t = 0,4s A. 10-4 V. B. 1,2.10-4 V C. 1,3.10-4 V D. 1,5.10-4 V 34. Trong hệ SI đơn vị của hệ số tự cảm là A. Tesla (T). B. Henri (H). C. Vêbe (Wb). D. Fara (F). 35. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa vào hiện tượng A. lực điện do điện trường tác dụng lên hạt mang điện. B. cảm ứng điện từ. C. lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động. D. lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện. 36. Hiện tượng tự cảm thực chất là A. hiện tượng dòng điện cảm ứng bị biến đổi khi từ thông qua một mạch kín đột nhiên bị triệt tiêu. B. hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi một khung dây đặt trong từ trường biến thiên. C. hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi một dây dẫn chuyển động trong từ trường. D. hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch đó gây ra. 37. Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính ống dây bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 3 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn là A. 0,15 V. B. 1,50 V. C. 0,30 V. D. 3,00 V. 38. Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi A. dòng điện tăng nhanh. B. dòng điện có giá trị nhỏ. C. dòng điện có giá trị lớn. D. dòng điện không đổi. 39. Cuộn tự cảm có độ tự cảm L = 2,0 mH, trong đó có dòng điện có cường độ 10 A. Năng lượng từ trường trong cuộn dây đó là A. 0,05 J. B. 0,10 J. C. 1,0 J. D. 0,1 kJ. 40. Ống dây điện hình trụ có số vòng dây tăng hai lần thì độ tự cảm A. tăng hai lần. B. tăng bốn lần. C. giảm hai lần. D. giảm 4 lần. 41. Một ống dây có 1000 vòng dây, dài 50 cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10 cm2. Độ tự cảm của ống dây là A. 50.10-4 H. B. 25.10-4 H. C. 12,5.10-4 H. D. 6,25.10-4 H. 4
- B. BÀI TẬP TỰ LUẬN: DẠNG 1: Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt (thẳng, tròn, ống dây) đơn giản. 1. Một dây dẫn dài vô hạn, dòng điện chạy trong dây có cường độ I = 10A. Hãy xác định cảm ứng từ do dòng điện trên gây ra tại: a. Điểm M nằm cách dây dẫn 5cm. b. Ở điểm N có cảm ứng từ l 4.10-5 T, điểm D nằm cách dây dẫn một đoạn bằng bao nhiêu ? 2. Một khung dây tròn bán kính R= 4cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I=0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung. Đs: 3,76.10-6 T 3. Cho dòng điện có cường độ I = 0,15A chạy qua các vòng dây của một ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có giá trị B = 35.10-5T. Ống dây dài 50cm. Tính số vòng dây của ống dây. Đs: 929 vòng 4. Dùng một dây đồng có phủ lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình trụ dài 50cm, đường kính 4cm để làm một ống dây. Hỏi cho dòng điện có cường độ I=0,1A vào ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây bằng bao nhiêu? Biết sợi dây dùng làm ống dây dài l = 63m và các vòng dây quấn sát nhau. Đs: B=0,126.10-3T 5. Một sợi dây đồng có đường kính 0,8mm, điện trở R = 1,1 , lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng . Dùng sợi dây này quấn thành 1 ống dây với các vòng dây sát nhau có đường kính d = 2cm, dài 40cm. Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10- 3 (T). Hiệu điện thế giữa 2 đầu ống dây là bao nhiêu? DẠNG 2: Từ trường của nhiều dòng điện tại 1 điểm. Từ trường tổng hợp triệt tiêu. 6. Hai dây dẫn song song dài vô hạn, cách nhau a=10cm trong không khí, trong đó có hai dòng điện I1 = I2 = 5A chạy ngược nhau. Xác định cảm ứng từ tại điểm M, biết: a. M cách đều 2 dây một khoảng 5cm. b. M cách dây thứ nhất 5cm và cách dây thứ hai 15cm. c. M cách dây thứ nhất 6cm, cách dây thứ hai 8cm d. M cách đều hai dây một đoạn a= 10cm. 7. Làm lại bài 6 khi hai dòng điện chạy cùng chiều nhau. 8. Cho hai dòng điện cùng cường độ I1 = I2 = 8A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, chéo nhau và vuông góc với nhau, đặt trong chân không; đoạn vuông góc chung có chiều dài 8cm. Xác định cảm ứng từ tại trung điểm M của đoạn vuông góc chung ấy. Đs: B 2B 4 2.105 T 1 9. Cho ba dòng điện thẳng song song, vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. I1 Khoảng cách từ điểm M đến ba dòng điện được cho trên hình. Hãy xác 2cm định cảm ứng từ tại M trong hai trường hợp: I3 I2 2cm 2cm a. Cả ba dòng điện đều hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ. M b. I1 hướng ra sau, I2 và I3 hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ. Biết I1 = I2 = I3 = 10A. Đs: a. 10-4T b. 5.104 T 10. Cho hai dây dẫn thẳng dài có dòng điện cùng cường độ I chạy qua đặt trong không khí (như hình vẽ). Dây thứ nhất đặt trong mặt phẳng hình vẽ, dây thứ hai đặt vuông góc với mặt phẳng giấy. Tính độ lớn véc tơ cảm ứng từ tại điểm D. Biết các điểm ABCD tạo thành hình vuông cạnh a = 0,5m, I = 10A. ĐS: 40 2 .10-7 (T) 5
- 11. Cho ba dòng điện thẳng song song, vuông góc với mặt phẳng hình A I1 vẽ, đi qua ba đỉnh A,B,C của một tam giác đều. Hãy xác định cảm ứng từ tại tâm O của tam giác trong hai trường hợp: a. Cả ba dòng điện đều hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ. b. I1 hướng ra sau, I2 và I3 hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ. O cho biết cạnh tam giác 10cm và I1=I2=I3= 5A. C B Đs: a. B=0 b. B 2 3.105 T I3 I2 12. Cho ba dòng điện thẳng song song, vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và đi qua ba đỉnh A, B, C của một hình vuông. Hãy xác định cảm ứng từ tại đỉnh B I2 D thứ tư D của hình vuông trong hai trường hợp: a. Cả ba dòng điện đều hướng ra phía sau mặt phẳng hình vẽ. a b. I1, I3 hướng ra phía sau còn I2 hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ. Cho biết cạnh hình vuông a = 10cm và I1 = I2 = I3 = 5A I1 I3 3 2 5 2.105 B 10 T B T A C Đs: a. 2 b. 2 13. Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm; bán kính một vòng là R, vòng kia là 2R. Trong mỗi vòng có dòng điện cường độ I chạy qua. Xét các trường hợp sau: a. Hai dòng điện nằm trong cùng một mặt phẳng, hai dòng điện cùng chiều. b. Hai vòng nằm trong cùng mặt phẳng, hai dòng điện ngược chiều nhau. c. Hai dòng điện nằm trong hai mặt phẳng vuông góc nhau. Áp dụng: I= 10A, R=8cm. Đs: a. 11,8.10-5T b. 3,9.10-5T c. 8,8.10-5T 14. Hai dây dẫn thẳng, dài, song song cách nhau một khoảng cố định 42cm. Trong dây thứ nhất có dòng điện cường độ I1 = 3A, dây thứ hai có dòng điện cường độ I2 = 1,5A. Hãy tìm những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng không. Xét hai trường hợp: a. Hai dòng điện cùng chiều. b. Hai dòng điện ngược chiều. DẠNG 3: Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều, lực Lorenxo, 15. Một thanh dẫn MN có chiều dài l, khối lượng của một đơn vị dài của dây là D = 0,04kg/m. Thanh được treo bằng hai dây dẫn nhẹ ⃗⃗ 𝐵 ⃗⃗ thẳng đứng, cách điện và đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 𝐵 vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, B= 0,04T. Cho dòng điện có M N cường độ I chạy qua thanh. a. Xác định chiều dòng điện và độ lớn của I để lực căng của các dây bằng không. b. Cho MN = 25cm, I= 16A có chiều từ N đến M. Tính lực căng của mỗi dây. Biết mỗi dây chỉ chịu được lực căng dây tối đa là 0,25N. Tính cường độ dòng điện lớn nhất chạy qua dây. 16. Hai thanh ray xx’, yy’ bằng kim loại đặt nằm ngang // và cách nhau 1 đoạn 12cm trong từ trường đều có các đường cảm ứng từ thẳng đứng có B = 0,1T. Một thanh kim loại MN đặt trên 2 thanh ray, vuông góc với 2 y ⃗⃗ 𝐵 N y' thanh ray. Nối 2 đầu 2 thanh ray với nguồn có suất điện động E = 6V điện trở trong 1 để tạo mạch kín. Điện trở của 2 thanh ray, của dây nối và thanh kim loại là 5 . Tính lực từ tác dụng lên thanh kim loại. Bỏ qua dòng điện cảm ứng xuất x x hiện trong mạch. 0,012N. M ' 17. Hạt electron, có vận tốc đầu v0 = 0, được gia tốc qua hiệu điện thế 4000 V. Tiếp sau đó, electrôn chuyển động với vận tốc bay vào miền có từ trường đều với cảm ứng từ hướng vuông góc với vận 6
- tốc của êlectron, độ lớn B = 0,5T. Khi đó, quỹ đạo của electrôn trong từ trường đều là đường tròn bán kính R cm. Electron có điện tích -e = -1,6.10-19 C và khối lượng m = 9,1.10-31 kg. a. Tính vận tốc của e khi bắt đầu bay vào từ trường đều. b. Tính bán kính quỹ đạo R. c. Muốn e chuyển động thẳng đều trong từ trường B cần đặt điện trường E có phương chiều độ lớn bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của e. 18. Một proton chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 5cm trong một từ trường đều B = 10-2T. a. Xác định tốc độ của proton trên quỹ đạo. b. Xác định chu kì chuyển động của proton. Biết khối lượng của proton là 1,672.10-27kg. Đs: a. 4,785.104m/s b. 6,56.10-6s CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 19. Một cuộn dây có 400 vòng điện trở 4Ω, diện tích mỗi vòng là 30cm2 đặt cố định trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để cường độ dòng điện trong mạch là 0,3A 20. a. Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây ABCD khi cho con chạy di chuyển từ về phía N b. Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây ABCD khi cho con chạy di chuyển từ về phía M. (1đ) A B a b M N D C A B M N D C Φ (Wb) 21. Cho đồ thị mô tả sự biến thiên của từ thông qua một khung dây 0, phẳng theo thời gian (hình vẽ). biết điện trở của khung dây R = 5 0,5Ω. Mô tả sự thay đổi dòng điện cảm ứng trong khung. Tính cường độ dòng điện cảm ứng trong từng giai đoạn t (s) 0 22. Một khung dây dẫn hình vuông, cạnh a=10cm, đặt cố định trong từ 1 2 3 4 trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung.Trong khoảng thời gian t 0,05 s, cho độ lớn của 𝐵⃗⃗ tăng đều từ 0 đến 0,5T. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung. Đs:0,1 V 23. Một cuộn dây dẫn dẹt hình tròn, gồm N=100 vòng, mỗi vòng có bán kính R = 10cm, mỗi mét dài của dây dẫn có điện trở R0 = 0,5. Cuộn dây đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng các vòng dây và có độ lớn B = 10-2T giảm đều đến 0 trong thời gian t=10-2s. Tính cường BR độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây. Đs: I = = 0,1A. 2R 0 t 24. Một khung dây dẫn kín, phẳng hình vuông ABCD có cạnh a=10cm gồm N=250 vòng dây. Khung chuyển động thẳng đều với vận tốc v=1,5m/s tiến lại khoảng không gian trong đó có từ trường đều B=0,005T, có hướng như hình vẽ. Trong khi chuyển động, cạnh AB và AC luôn nằm trên hai đường thẳng song song như hình bên. Chỉ rõ chiều dòng điện chạy trong khung trong khoảng thời gian từ 7
- khi cạnh CB của khung bắt đầu gặp từ trường cho đến khi khung vừa vặn nằm hẳn trong từ trường. Đs: dòng điện cảm ứng ngược chiều kim đồng hồ. TỰ CẢM 25. Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1H, cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2A về 0 trong khoảng thời gian 0,4s. Tìm suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ống dây trong khoảng thời gian nói trên. Đs: 0,5V 26. Một ống dây được quấn với mật độ 2000 vòng/mét. Chiều dài của ống dây là 2m, thể tích của ống dây là 200cm3. a. Hãy tính số vòng dây trên ống dây ? b. Độ tự cảm của ống dây có giá trị là bao nhiêu ? c. Nếu cho dòng điện I = 10A chạy trong ống dây thì từ trường trong ống dây là bao nhiêu ? d. Nếu dòng điện nói trên tăng đều từ 0 trong thời gian 2s, thì suất điện động tự cảm trong ống dây là bao nhiêu ? e. Năng lượng từ trường bên trong ống dây ? Đs: 4000 vòng; 1,005.10-3H; 0,025T; 5,025.10-3V; 0,05J. 27. Một ống dây có chiều dài là 1,5m, gồm 2000 vòng dây, ống dây có đường kính là 40cm. a. Hãy xác định độ tự cảm của ống dây. b. Cho dòng điện chạy trong ống dây, dòng điện tăng từ 0 5A trong thời gian 1s, hãy xác định suất điện động tự cảm của ống dây. c. Hãy tính cảm ứng từ do dòng điện sinh ra trong ống dây ? d. Năng lượng từ trường bên trong ống dây ? Đs: 0,42H ; 2,1V ; 8,3.10-3T; 5,25J -----------------HẾT-------------- 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 99 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
9 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
3 p | 71 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 84 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
2 p | 79 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 93 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 120 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 60 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn